intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang (trong 05 năm: 2008-2013)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả quản lý, theo dõi điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp (THA) ngoại trú tại Bệnh viện tuyến huyện. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Đối tượng: Bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp tiên phát đạt tiêu chuẩn theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ y tế, được quản lý, theo dõi, điều trị ngoại trú có kiểm soát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang (trong 05 năm: 2008-2013)

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 KẾT QUẢ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG (TRONG 05 NĂM: 2008-2013) Chu Duy Luật*, Nguyễn Tiến Dũng** * Bệnh viện ĐK huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý, theo dõi điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp (THA) ngoại trú tại Bệnh viện tuyến huyện. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Đối tượng: Bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp tiên phát đạt tiêu chuẩn theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ y tế, được quản lý , theo dõi, điều trị ngoại trú có kiểm soát. Kết quả: trong 702 bệnh nhân: nữ chiếm 53,7%, nam chiếm 46,3%. Tăng huyết áp độ I 7,4%. độ II chiếm 40,5%, độ III chiếm 52,1%. Sau 5 năm quản lý, điều trị kết quả 86% bệnh nhân được quản lý tốt và 78,6%, bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu, số bệnh nhân phải tái nhập viện 3,8%. Kết luận: Quản lý tốt bệnh nhân, điều trị đạt huyết áp mục tiêu đã làm giảm đáng kể các biến chứng do bệnh gây ra, giảm chi phí đỡ tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội. Từ khoá: Tăng huyết áp, quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010, Sơn Động, JNC. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ cao với bệnh tim mạch. ở các nước đang phát triển và ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển như nước ta, bệnh THA đang trở thành một vấn đề xã hội.[9] Ở các nước phát triển tỷ lệ THA ở người lớn ( > 18 tuổi) theo JNCVI là khoảng gần 8 - 12% dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có THA, theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ THA ở Hà Nội cho người lớn đã khoảng 20%. Cùng với sự gia tăng bệnh Tăng huyết áp thì tỷ lệ biến chứng do bệnh Tăng huyết áp gây ra cũng ngày càng nhiều như: Tai biến mạnh máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận, các bệnh lý về mắt, phình tách động mạch chủ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,4% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Ngày nay đã có quá nhiều thay đổi trong quan niệm về THA, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của THA. Theo tổ chức Y tế Thế giới, Ở các nước phát triển tỷ lệ THA ở người lớn (> 18 tuổi) theo JNCVI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nửa dân số >50 tuổi có THA. Tỷ lệ THA năm 2000 khoảng 26,4%, thay đổi tùy theo thống kê của từng nước như: Indonesia 6-15%. Malaysia: 10-11%. Đài loan: 28%. Hà lan: 37%. Pháp: 10-24%. Hoa kỳ: 24,5%. Khảo sát 167 nước trong đó có 65% số nước chưa có khuyến cáo về điều trị THA cho nhân viên Y tế, 25% số nước không cung cấp đủ thuốc cho đều trị THA, 8% không đủ phương tiện tối thiểu và 12% không đủ thuốc CSSK ban đầu. Dự tính đến năm 2025 sẽ là 29,2% tức khoảng 1,56 tỷ người bị THA.[9] Ở Việt Nam, tần xuất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số nhưng đến năm 2002 tỷ lệ THA đã là 23,2 % khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 20,5% (2004). Theo điều tra của Phạm Gia Khải ở miền bắc Việt Nam, 40
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 năm 1999 thấy rằng tỷ lệ THA là 16,05%, năm 2008 là 25,1%, tỷ lệ được điều trị là 19,1%, tỷ lệ THA được kiểm soát mới chỉ khoảng 2,2%. Những năm gần đây ở Việt Nam qua thống kê sơ bộ THA là bệnh rất thường gặp ở người già, trung bình cứ 2 người cao tuổi thì có một người mắc bệnh Tăng huyết áp. [1] Năm 2002 Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5012 người từ tuổi 25 trở lên ở miền Bắc (Nghệ An, Thái Binh, Thái Nguyên, Hà Nội) có biết các yếu tố nguy cơ của THA. Trong 818 người THA thì chỉ có 94 người dùng thuốc và tỷ lệ khống chế là 19,1%.[8] Tại Bắc Giang, qua khảo sát tại 8 xã trên toàn tỉnh năm 2010, thì tỷ lệ Tăng huyết áp trong dân cư từ 25 tuổi trở lên là 16%. Trong khi đó hiện tại toàn tỉnh mới quản lý điều trị ngoại trú có kiểm soát được khoảng trên 22.067 bệnh nhân Tăng huyết áp, quản lý tốt 86,1%. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Động bắt đầu tham gia triển khai mô hình quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tăng huyết áp từ tháng 7/2007. Số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Động ngày càng tăng. Những năm sau luôn cao hơn năm trước, đồng thời cũng thấy tỷ lệ bệnh nhân đến cấp cứu, tử vong do các bệnh về tim mạch tại khoa HSCC của Bệnh viện giảm đi một cách đáng kể. Mặc dù tăng huyết áp là bệnh phổ biến, được nghiên cứu nhiều nơi, song tại huyện Sơn Động chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý theo dõi điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp. Để có bức tranh tổng thể về bệnh tăng huyết áp tại huyện Sơn Động, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kết quả quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Sơn Động trong 5 năm 2008 - 2013” nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý điều trị ngoại trú bệnh Tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng: Gồm 702 bệnh nhân tăng huyết áp(THA), được phát hiện, khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viên đa khoa huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang Tiêu chuẩn lựa trọn: Những bệnh nhân được xác định là THA nguyên phát đạt tiêu chuẩn quyết định 3192/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế, đồng ý tham gia chương trình. Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân THA thứ phát, bệnh nhân không đồng ý tham gia. Thời gian nghiên cứu: trong 5 năm. Từ 1/1 2008 đến 31/12/2013( 72 tháng) 2. Phương pháp nghiên cứu. Mô tả theo dõi dọc. Mỗi bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu và sổ theo dõi huyết áp (HA) tại nhà. Hỏi bệnh, khám bệnh: (đo HA đúng quy trình), làm đầy đủ các xét nghiêm cận lâm sàng: lipid máu(cholesterol toàn phần, triglycerid,HDL-C,LDL-C,) Axituric máu,điện tâm đồ, siêu âm tim- mạch, phân tích nước tiểu. Nguyên tắc điều trị: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều tri THA của Bộ trưởng Bộ y tế. Xử lý số liệu: Tính tỷ lệ phần trăm, theo chương trình SPSS 16.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi nghiên cứu 702 bệnh nhân, Trong 5 năm(72 tháng) quản lý, theo dõi và điều trị cho kết quả như sau: 1. So sánh tỷ lệ giữa người bệnh THA vào quản lý điều trị ngoại trú với số bệnh nhân Tai biến mạch máu não(TBMMN) vào cấp cứu, điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Năm Bệnh Nhân THA Bệnh nhân TBMMN 2008 75 126 2009 84 116 2010 105 100 2011 114 76 2012 147 70 2013 177 60 Tổng số 702 548 41
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 Qua so sánh chúng tôi thấy Tỷ lệ bệnh nhân Tăng huyết áp được quản lý năm sau luôn tăng hơn năm trước(75-177),bệnh nhân tai biến mạch máu não vào cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu Năm sau giảm hơn so với năm trước (112- 60). 2. Nghề nghiệp: Chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 77,6%, cán bộ hưu trí 11,4%, nội trợ 6% và hành chính sự nghiệp 5%. 3. Đặc điểm tuổi, giới: Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam (53% và 46,3%). Tuổi trung bình là: 64,65. tuổi cao nhất 89, tuổi thấp nhất 21, qua đó thấy rằng bệnh THA đang có xu hướng trẻ hóa. Thông số Nam Nữ T/số n 325 377 702 Tỷ lệ 46,3 53,7 100 Tuổi TB 64,65 Tuổi cao nhất 89 Tuổi thấp nhất 21 Nhận xét: Trong 702 bệnh nhân có 377 nữ(53,7%), nam 326(46,3%), Tuổi trung bình 64,65 và tuổi cao nhất 89, tuổi thấp nhất 21 tuổi. 4. Phân độ THA:. Phân độ Tổng số N=702 Tỷ lệ(%) Độ I 52 7,4 Độ II 284 40,5 Độ III 308 43,8 HA tâm thu đơn độc 58 8,3 Nhận xét: Tăng huyết áp độ II chiếm tỷ lệ cao nhất III 43,1%, sau đó đến độ II chiếm 40,05%, độ I 7,4%, tỷ lệ THA tâm thu đơn độc chiếm ít nhất 8,3%. 5. Các yếu tố nguy cơ: chúng tôi thấy thừa cân béo phì (BMI>23) 35,9%, rối loạn lipid máu chiếm 22,1%, bệnh mạch vành 19,7%, uống nhiều rượu bia 12,1%, nghiện thuốc lá thuốc lào 11,1%, đái tháo đường 7,7%, Tai biến mạch máu não 4,7%, tăng Axituric, gút 2,6% và có protein niệu chiếm 1,7% %. 6. Kết quả quản lý bệnh nhân Tăng huyết áp( biểu đồ 1): KẾT QUẢ QUẢN LÝ THA Quản lý được Chưa quản lý được 14% 86% Sau 72 tháng thực hiện quản lý, theo dõi và điều trị kết quả cho thấy có tới 86% số bệnh nhân được quản lý tốt được theo dõi và điều trị đều, chỉ có 14% chưa quản lý được vì những bệnh nhân này chưa nhận thức được bệnh và một số bệnh nhân nhà ở xa bệnh viên, hoàn cảnh gia đình khó khăn không đến tái khám đúng hẹn được. 7. Nguyên nhân chưa quản lý được: Chưa nhận thức được là 7,4%. Chương trình không thuận lợi là 3,7%. Không chuyển được BHYT là 2,3%. Chuyển vùng sinh sống là 0,6%. 42
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 7. Sự thay đổi huyết áp và nhịp tim trước và sau điều trị. Huyết áp Trước điều trị Sau điều trị P mmHg HATT 182 ± 6,45 137 ±8,55
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 như THA, đái tháo đường, thừa cân béo phì, biến chứng thận và tái khám không đúng hẹn, điều trị không đều. 4.Thuốc điều trị: Chúng tôi có 56,1% b/n chỉ dùng một nhóm thuốc đã đạt huyết áp mục tiêu, 2 thuốc 40%, 3 thuốc 3,6%,và 4 thuốc 0,3%. 5.Diễn biến của bệnh trong quá trình điều trị: Tỷ lệ có biến chứng, tái nhập viện chiếm 3,8%( ĐTNÔĐ 1,4%,NMCT0,1%, RLNT 0.6%, bệnh phối hợp khác 0,3% và THA 1% có cơn số huyết áp tăng, sảy ra ở những bênh nhân tuân thủ điều trị kém. V. KẾT LUẬN 1. Đa số bệnh nhân THA đều có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như rối loạn chuyển hóa lipid chiếm 22,1 %, đái đường chiếm 7,7%. 2. Trên 80% bệnh nhân phải phối hợp hai thuốc trở lên mới đạt được huyết áp mục tiêu. 3. Số bệnh nhân được quản lý tốt đạt 86% còn 14% số bệnh nhân chưa được quản lý tốt, mà các nguyên nhân chủ yếu là do chưa nhận thức đầy đủ về bệnh và lợi ích của việc điều trị liên tục bệnh nhân tăng huyết áp. 4. Số bệnh nhân được quản lý tốt có tới 78,6% đạt huyết áp mục tiêu, 21,4%số bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu. 5. Tỷ lệ tử vong chiếm 3,1% trong thời gian 60 tháng(0,62% năm). Chỉ có 3,8% bệnh nhân(0,77% năm) phải điều trị nội trú. VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2012) “Chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp” Hà Nội. 2. Tạ Văn Bình.” Điều trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường”. - Nhà xuất bản y học - Hà Nội năm 2006. Tr ( 369- 379). 3. Nguyễn Thị Dung và cộng sự(1998)” Nhận xét 1160 bệnh nhân THA điều trị nội trú tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học;(2000) số 21, Tr,103 - 310). 4. Phạm Tử Dương và cộng sự (1998), “ tình hình quản lý và điều trị bệnh THA ở 1 tập thể cán bộ trong 4 năm”, kỷ yếu toàn văn các vấn đè khoa học; (2000) số 16.Tr.129-140. 5. Viên Văn Đoan, Vũ Thị Liên, Đồng Văn Thành. “Nghiên cứu Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp với chi phí thấp nhất”. Tạp chí Y học lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai số: 24/(1/2008). 6. Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự(1995), “ Đánh giá kết quả quản lý bệnh THA ngoại trú nghành bưu điện”, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học;(2000) số 16. tr. 141 - 149 7. Đồng Văn Thành. Vũ Thị Ngọc Liên, Lê thị Thúy Hải, “ Đánh giá kết quả sau 5 năm nghiên cứu quản lý, điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. 24/(8/2011). 8. Nguyễn lân Việt và cộng sự, “ Tần xuất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt nam năm 2001 - 2002” tạp chí tim mạch học; 2003( số 33), Tr. 9 -15. 9. Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Quang Tuấn,Viên Văn Đoan Và cộng sự(2003).”Tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp” (Hà Nội tháng 3/3/2012). TIẾNG ANH 10. By Cheryl Du mont. Teaching patients to tame their Hypertension. American Nurse To day Vol4, Namber7(2014) 20-25 11. Chalmers J, The use of free and fixed drug Combinations to improve hypertension control in our popunations,European Heart journal,(1999) 20, 1060-1061. 12. Katharina W.M, RichartS.Cet al, Hypertension treatment and control in five european countries, Canada, and the United State, Hypertention, 2004;43:10-17. 44
  6. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 13. Keywurds stulure ruse brazilianadults. Hypertension obesity population prevalence. Short Stature and hypertension in the city ò Rio de Janeriro, Brazil (September 1999). 14. joint National Committee, The Seventh report of the joint national committee on Detection, Evaluation and Treatment of Hight Blood Pressure (JNC VII), arch.Intern.Med.2003. 15. N.Kaplan: Clinical hypertention, 9th Edition, Willan- Winkin 2006. 16. George L.BaKris.“Treatment Of Hypertension in Patients With Diabetes”- An Update.Vol. 10 NO. 9 September 2008. RESULTS OUTPATIENT MANAGEMENT OF HYPERTENSION HOSPITAL IN SON DONG DISTRICT - BAC GIANG PROVINCE (DURING 05 YEARS: 2008-2013) Summary Objectives: Evaluation results management, monitoring treatment of hypertension control (THA) in outpatient hospital district. Method: Description, longtitutional study. Subjects were primary hypertension patients who met the standards under Decision No. 3192 / QD-BYT dated 31/8/2010 of the Minister of Health, were managed, monitored, controlled outpatient treatment.. Results: study had 702 patients included: the women accounted for 53.7%, and 46.3% of them were male. For 7.4% of hypertension. accounted for 40.5% grade II, grade III accounted for 52.1%. After 5 years of management and treatment, there were 86% of patients who are managed well and 78.6% of patients achieved goal blood pressure, the number of patients readmitted to hospital were 3.8%. Conclusion: Good management of patients achieved blood pressure treatment goal was to significantly reduce the complications caused by the disease, lower costs for patients, families and society. Keywords: Hypertension, Decision No. 3192 / QD-BYT dated 31/8/2010, Son Dong, JNC. Tác giả liên hệ: Chu Duy Luật, Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, số điện thoại: 0988085297, địa chỉ email: bsluatbvdksd1961@gmail.com 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2