Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ SỚM CỦA NONG ĐƯỜNG MẬT<br />
QUA NỘI SOI ĐƯỜNG HẦM ỐNG KEHR TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI SÓT<br />
Trần Vũ Đức*, Lê Quan Anh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Hẹp đường mật là một trở ngại lớn đối với tất cả các phương pháp điều trị sỏi mật. Nội soi mềm đường<br />
mật qua đường hầm ống Kehr kết hợp với các kỹ thuật tán sỏi trong cơ thể có thể dễ dàng tiếp cận để nong các chỗ hẹp đường<br />
mật và giải quyết sỏi sót.<br />
Mục tiêu: Xác định hiệu quả của phương pháp nong đường mật qua nội soi đường hầm ống Kehr trong<br />
điều trị sỏi sót.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp, nhóm chứng tự thân được thực hiện tại<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM từ 01/ 2005 đến 10/ 2006. Chúng tôi đã thực hiện trên 56 bệnh nhân với 87 lần nong<br />
cho 78 vị trí hẹp và 215 lần soi đường mật bằng ống soi mềm 5mm, kết hợp với tán sỏi điện thủy lực và soi X quang C-arm<br />
để lấy sỏi sót.<br />
Kết quả: Trong 56 bệnh nhân, vị trí hẹp thường gặp nhất là ống gan trái (19,2%) và hạ phân thùy III (11,5%). Có 39<br />
trường hợp (69,6%) hẹp ở 1 vị trí, 17 trường hợp (30,4%) hẹp ở nhiều vị trí. Trong đó có 30 trường hợp (53,6%) hẹp đường<br />
mật mức độ nhẹ và 26 trường hợp (46,4%) hẹp mức độ nặng. Sót sỏi trong gan đơn thuần 39 trường hợp (69,7%), sỏi gan<br />
kết hợp với sỏi OMC 17 trường hợp (30,3%). Với 3 kỹ thuật nong đường mật: bằng sỏi, bằng ống và bằng bóng, chúng tôi<br />
đã nong thành công cho 52 trường hợp (92,9%), trung bình 1,6 lần nong cho 1 bệnh nhân (1 – 7 lần). Lấy sạch sỏi cho 45<br />
trường hợp (80,4%), trung bình 3,8 lần nội soi đường mật (1 – 7 lần). Nguyên nhân nong thất bại và không lấy hết sỏi chủ<br />
yếu là do đường mật hẹp và gập góc. Không có tai biến và biến chứng nặng.<br />
Kết luận: Nong đường mật và lấy sỏi sót qua nội soi đường hầm ống Kehr là phương pháp tương đối đơn giản và an<br />
toàn và ít xâm hại cho bệnh nhân. Đây là phương pháp chọn lựa đầu tiên trong điều trị sót sỏi ở đường mật trong và ngoài<br />
gan có kèm tổn thương hẹp đường mật sau phẫu thuật còn lưu ống Kehr.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY RESULTS OF DILATATION OF BILEDUCT STENOSIS<br />
UNDER POSTOPERATIVE CHOLEDOCHOSCOPY THROUGH T-TUBE TUNNEL<br />
IN MANAGEMENT OF RESIDUAL BILE DUCT STONES<br />
Tran Vu Duc, Le Quan Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 216 – 223<br />
Background: Biliary tract stenosis is an obstacle to all of the treatment methods for bile duct stones. It is the<br />
postoperative choledochoscopy through T-tube tunnel combined with electrohydraulic lithostripsy that helps to approach and<br />
dilate the bileduct stenosis so that the residual intrahepatic stones can be resolved.<br />
Objectives: Evaluate the efficacy of dilation of biliary tract stenosis under postoperative choledochoscopy through Ttube tunnel in management of residual bile duct stones.<br />
Patient & Methods: Prospective, self-control onterventional trial. The study was carried out at University Medical<br />
CenterHCM city from Jan 2005 to Oct 2006. In 56 patients 87 times of dilatation for 78 sites of stenosis was performed under<br />
215 postoperative choledochoscopies with flexible 5mm choledochoscope, combined with electrohydraulic lithostripsy and<br />
portable C-arm machine for management of residual intrahepatic stones.<br />
Results: In 56 patients, the most common stenosis site in the bile duct is left hepatic duct (19.2%) and the III segmental<br />
∗<br />
<br />
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
duct (11.5%). There were 39 cases (69.6%) with one site of stenosis and 17 cases with multiple sites. Among these patients,<br />
30 patients (53.6%) had mild biliary tract stenosis and 26 patients (46.4%) with severe stenosis. Residual stones located in<br />
intrahepatic ducts in 39 cases (69.7%) whereas in both intra and extra-hepatic ducts in 17 cases (30.3%). By applying 3<br />
dilation techniques: using the stone itself, tube and balloon, we had successful treatment in 52 patients (92.9%). Mean times<br />
of choledochoscope was 1.6 times (1 – 7 times). Residual stones was cleared in 45 patients (80.4%) with the mean times of<br />
choledochoscopy of 3.8 times (1 – 7 times). The most common cause of failure to dilate the bile ducts was severe stenosis or<br />
zigzag bile ducts. There was no severe complications.<br />
Conclusion: Dilatation of the bile duct stenosis and electrohydraulic lithostripsy under postoperative choledochoscopy<br />
through T-tube tunnel is a safe, efficative and minimally invasive treatment. This is the first choice for management of<br />
residual bile duct stones associated with biliary tract stenosis in patients with T-tube drainage.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bệnh sỏi mật rất phổ biến ở Việt Nam. Sót<br />
sỏi là một vấn đề lớn của phẫu thuật điều trị sỏi<br />
đường mật (ĐM). Tỉ lệ sót sỏi sau mổ sỏi mật<br />
khoảng 10-30%. Đối với sỏi trong gan, tỉ lệ sót sỏi<br />
rất cao, khoảng 50 - 100%(37). Dù sỏi đường mật<br />
được phát hiện trước, trong hay sau phẫu thuật,<br />
việc giải quyết sạch sỏi vẫn còn gặp rất nhiều<br />
khó khăn, nhất là khi sỏi đã gây biến chứng<br />
viêm hẹp đường mật. Sự ra đời của ống soi<br />
đường mật đã giúp ích rất nhiều trong việc điều<br />
trị cũng như làm giảm tỉ lệ sót sỏi.<br />
<br />
Nghiên cứu thu thập dữ liệu trên 56 bệnh<br />
nhân tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM từ<br />
01/ 2005 đến 10/ 2006.<br />
<br />
Hẹp đường mật là thương tổn thường gặp<br />
trong bệnh sỏi đường mật, nhất là hẹp đường<br />
mật trong gan. Tỉ lệ hẹp chung theo Nakayama<br />
F, 1986 tổng kết tại 4 quốc gia khác nhau (Nhật,<br />
Đài Loan, Hồng Kông, Singapore)(36) là 76,2%; Đỗ<br />
Trọng Hải, 1995(13) là 49,2%. Hẹp đường mật là<br />
một trở ngại lớn đối với tất cả các phương pháp<br />
điều trị sỏi mật và có thể là yếu tố gây ứ đọng<br />
dẫn đến tái phát sỏi(28,30).<br />
Xử lý hẹp đường mật trong gan bằng phẫu<br />
thuật rất khó khăn phức tạp, thường là phải cắt<br />
gan. Kỹ thuật nong và lưu ống thông da-mật<br />
qua chỗ hẹp dưới hướng dẫn nội soi và X quang<br />
đã được nhiều tác giả sử dụng thay vì phẫu<br />
thuật(8,22,23,45,46)<br />
Nội soi mềm đường mật qua đường hầm<br />
ống Kehr (QĐHOK) kết hợp với các kỹ thuật tán<br />
sỏi trong cơ thể có thể dễ dàng tiếp cận để nong<br />
các chỗ hẹp đường mật và giải quyết sỏi sót.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm<br />
đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật.<br />
<br />
Ngoại<br />
Tổng quát<br />
2<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh:<br />
- Chọn những bệnh nhân sau mổ sỏi mật còn<br />
mang ống dẫn lưu Kehr, được xác định còn sỏi<br />
đường mật chính trong và/hoặc ngoài gan và có<br />
hẹp đường mật.<br />
- Xác định sỏi sót và hẹp đường mật dựa vào<br />
siêu âm, X quang đường mật qua Kehr và nội soi<br />
đường mật qua Kehr.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Hẹp đường mật do nguyên nhân ác tính.<br />
<br />
Qui trình thực hiện<br />
Thủ thuật được thực hiện sau 3 tuần lưu ống<br />
Kehr.<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
- Khám lại bệnh nhân, xác định tình trạng<br />
nhiễm trùng, tình trạng dịch mật, có viêm tụy<br />
cấp hay không…<br />
- Không dùng kháng sinh dự phòng thường<br />
qui. Chỉ dùng khi bệnh nhân có biểu hiện nhiễm<br />
trùng đường mật trong thời gian nằm viện trước<br />
khi soi.<br />
- Bệnh nhân nhịn ăn uống 6 giờ trước thủ thuật.<br />
Phương tiện- dụng cụ<br />
- Hệ thống soi đường mật: ống soi mềm<br />
Olympus CHF–P20Q (Choledochoscope) 5mm<br />
có thể điều khiển theo 4 hướng và hệ thống<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Camera, nguồn sáng, màn hình, đầu ghi để lưu<br />
trữ hình ảnh.<br />
- Máy tán sỏi thủy điện lực, dây tán sỏi.<br />
- Máy X quang C-arm<br />
- Rọ (basket) lấy sỏi<br />
- Bộ nong đường mật: Dây dẫn đường, bộ<br />
ống nong có đường kính tăng dần từ 8F (2,7mm)<br />
đến 18F (6mm) và bóng nong đường mật.<br />
<br />
Kỹ thuật tiến hành<br />
- Vô cảm: Chỉ dùng Dolargan 50mg tiêm<br />
mạch hoặc phối hợp giảm đau bằng Fentanyl 50100 µg tiêm mạch, an thần với Hypnovel 2,5 mg<br />
tiêm mạch.<br />
- Rút ống Kehr.<br />
- Đưa máy nội soi theo đường hầm ống Kehr<br />
vào đường mật. Dung dịch nước muối sinh lý<br />
được cho chảy vào liên tục, có khi phải bơm rửa<br />
để tạo môi trường trong suốt và làm cho đường<br />
mật giãn ra. Khi cần, dùng X quang để xác định<br />
vị trí ống nội soi.<br />
- Lấy sỏi bằng rọ Dormia, bơm rửa hay đẩy<br />
xuống tá tràng, nếu sỏi to hay dính chặt vào<br />
niêm mạc, phải tán sỏi bằng điện thủy lực.<br />
- Chúng tôi phân làm 2 mức độ hẹp: hẹp nhẹ<br />
là trường hợp ống soi (có đường kính 5 mm) có<br />
thể đưa qua được chỗ hẹp hoặc đưa máy qua<br />
được sau khi nong bằng sỏi. Hẹp nặng là trường<br />
hợp không thể đưa ống soi qua được chỗ hẹp và<br />
phải nong bằng dụng cụ.<br />
- Tùy mức độ hẹp, vị trí hẹp, chúng tôi sẽ<br />
chọn phương pháp nong phù hợp:<br />
+ Hẹp nhẹ: Tán sỏi và dùng rọ bắt sỏi qua<br />
chỗ hẹp, kích thước những viên sỏi lớn hơn<br />
đường kính chỗ hẹp sẽ nong được chỗ hẹp.<br />
+ Hẹp nặng: Dùng kỹ thuật nong bằng ống<br />
hay bằng bóng tùy theo vị trí hẹp. Nong dần<br />
nhiều lần đến khi đạt được kích thước mong<br />
muốn và máy soi qua được dễ dàng. Sau khi<br />
nong, đặt một ống dẫn lưu qua chỗ hẹp với<br />
đường kính tương đương và lưu lại đến lần soi<br />
sau (2 ngày).<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+ Kỹ thuật nong bằng bóng: Bóng có<br />
đường kính 5mm, dài 4 cm ở đầu ống thông.<br />
Đưa bóng qua chỗ hẹp theo dây dẫn, dưới<br />
quan sát của X quang, bơm bóng với áp lực 5<br />
atm và giữ trong 2 phút.<br />
+ Kỹ thuật nong bằng ống: Dùng các ống<br />
nong to dần từ 8F-16F đưa theo dây dẫn đường<br />
qua chỗ hẹp, cần nhiều lần nong mới đạt đến<br />
đường kính mong muốn (16-18F). Nong bằng<br />
ống khó thực hiện đối với hẹp ở các nhánh xa và<br />
gấp góc.<br />
- Thời gian thực hiện thủ thuật thường<br />
không quá 60 phút và lượng nước muối sinh lý<br />
không quá 2000ml. Ống dẫn lưu 16F-18F được<br />
đặt lại để giữ đường hầm. Nếu còn sỏi hoặc hẹp<br />
ĐM, các lần thủ thuật tiếp theo được thực hiện<br />
sau mỗi 1 - 2 ngày cho đến khi nong được chỗ<br />
hẹp và lấy hết sỏi.<br />
<br />
Theo dõi sau thủ thuật<br />
- Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân<br />
được chuyển về phòng hậu phẫu, nằm nghỉ<br />
ngơi tại giường trong vài giờ sau đó chuyển về<br />
buồng bệnh.<br />
- Bệnh nhân được theo dõi tình trạng bụng,<br />
dẫn lưu mật, tình trạng toàn thân để phát hiện<br />
biến chứng nếu có.<br />
- Rút ống dẫn lưu mật khi kết luận hết sỏi<br />
hoặc hết khả năng can thiệp qua nội soi. Đường<br />
hầm sẽ tự bít lại sau 1 ngày và tự lành.<br />
- Trường hợp có thương tổn hẹp nặng ở<br />
đường mật đã được nong thành công, sau khi<br />
giải quyết hết sỏi hoặc nghi ngờ còn sỏi, một ống<br />
thông da-mật có đường kính 16-18F được lưu lại<br />
qua chỗ hẹp trong 1-6 tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
- Chúng tôi đã thực hiện nong đường mật<br />
và lấy sỏi QĐHOK cho 56 bệnh nhân độ tuổi<br />
từ 19 đến 77. Có 17 nam và 39 nữ, tỉ lệ nam/nữ<br />
xấp xỉ 1/2.<br />
- Chẩn đoán hẹp ĐM dựa vào phim X quang<br />
ĐM qua ống Kehr và thấy hẹp ĐM trong khi soi.<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Vị trí hẹp thường gặp nhất là ống gan T và hạ<br />
phân thùy III.<br />
Soá TH 16<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều nhất là 7 lần, trung bình 3,8 ± 1,8 lần. Thời<br />
gian thực hiện một lần soi trung bình 46,3 ± 15,2<br />
phút<br />
- Nong thành công khi đã nong rộng được<br />
chỗ hẹp ĐM, được kiểm tra bằng những lần soi<br />
sau đó: đưa ống soi qua chỗ hẹp một cách dễ<br />
dàng. Trong đó đã nong thành công cho 52/56<br />
bệnh nhân đạt 92,9%.<br />
<br />
14<br />
12<br />
10<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
OGC OGT OGP PTT PTS HPT2 HPT3 HPT5 HPT6 HPT7 HPT8<br />
Vò trí heïp<br />
<br />
Nong thành công<br />
Nong thất bại<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số TH<br />
52<br />
4<br />
56<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
92.9<br />
7.1<br />
100.0<br />
<br />
Phân bố các vị trí hẹp đường mật<br />
<br />
Tỉ lệ nong đường mật thành công<br />
<br />
- Mỗi bệnh nhân có từ 1-3 vị trí hẹp khác<br />
nhau, tổng số có 78 vị trí hẹp. Trong đó có 30 TH<br />
chỉ có hẹp ĐM mức độ nhẹ và 26 TH hẹp ĐM<br />
mức độ nặng<br />
<br />
- Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do ĐM<br />
hẹp nặng và gập gốc.<br />
<br />
Số chỗ hẹp<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Tổng số<br />
<br />
Số TH<br />
39<br />
12<br />
5<br />
56<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
69.6<br />
21.4<br />
8.9<br />
100.0<br />
<br />
Số lượng chỗ hẹp/ bệnh nhân<br />
<br />
- Để xác định sạch sỏi, chúng tôi kết hợp<br />
nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Sạch<br />
sỏi được xác định khi soi ĐM, X quang ĐM và<br />
Siêu âm: không thấy sỏi. Tỉ lệ sạch sỏi đạt 80,4%.<br />
Sạch sỏi<br />
Nghi ngờ còn sỏi<br />
Còn sỏi<br />
Tổng số<br />
<br />
Số TH<br />
45<br />
3<br />
8<br />
56<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
80.4<br />
5.3<br />
14.3<br />
100.0<br />
<br />
- Sót sỏi trong gan đơn thuần 69,7%, sỏi gan<br />
kết hợp với sỏi OMC 30,3%.<br />
<br />
Tỉ lệ sạch sỏi<br />
<br />
- Thời gian lưu ống Kehr tối thiểu là 3 tuần<br />
(30 TH), trung bình 4.07 ± 2,1 tuần.<br />
<br />
- Thời gian nằm viện trung bình là 6,7 ± 3,8<br />
ngày, ít nhất 1 ngày, nhiều nhất 14 ngày<br />
<br />
- Tùy vào vị trí và mức độ hẹp, chúng tôi<br />
chọn phương pháp nong khác nhau và đổi từ<br />
cách này sang cách khác nếu thất bại. Tổng số đã<br />
thực hiện 87 lần nong cho 78 vị trí hẹp khác nhau<br />
của 56 bệnh nhân, trung bình 1,6 lần, đối với hẹp<br />
nhẹ đa số trường hợp nong thành công bằng sỏi.<br />
Số lần nong<br />
1<br />
2<br />
3<br />
7<br />
Tổng số<br />
<br />
Số TH<br />
37<br />
11<br />
7<br />
1<br />
56<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
66.1<br />
19.6<br />
12.5<br />
1.8<br />
100.0<br />
<br />
Số lần nong chỗ hẹp/ bệnh nhân<br />
- Chúng tôi thực hiện nội soi để nong ĐM và<br />
lấy sỏi cho bệnh nhân đến khi kết luận là sạch<br />
sỏi hoặc còn sỏi mà không thể lấy được. Mỗi lần<br />
thực hiện cách nhau 1-2 ngày. Tổng số lần soi<br />
ĐM cho 56 bệnh nhân là 215 lần, ít nhất là 1 lần,<br />
<br />
Ngoại<br />
Tổng quát<br />
4<br />
<br />
- Tỉ lệ tai biến là 3,6% (2 TH), trong đó:<br />
+ 1 trường hợp chảy máu khi nong đường mật<br />
+ 1 trường hợp thủng gan trái<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hẹp đường mật là thương tổn thường gặp<br />
trong bệnh sỏi ĐM, nhất là hẹp ĐM trong gan. Tỉ<br />
lệ hẹp ĐM trong bệnh sỏi mật thay đổi tùy theo<br />
cách chọn bệnh và tiêu chuẩn đánh giá hẹp của<br />
từng tác giả(13,19,21,26,36). Nhìn chung, các tác giả đều<br />
không đưa ra được khái niệm rõ ràng về hẹp<br />
ĐM mà chỉ nêu chung chung rằng: Xác định hẹp<br />
ĐM dựa vào X quang đường mật cản<br />
quang(8,21,23,36,45,46). Matsumoto Y, 1986(30) định<br />
nghĩa hẹp ĐM trong gan như là một chỗ thắt lại<br />
của khẩu kính ĐM ở phía trên ống gan chung<br />
được nhận diện qua X quang và đã phân hẹp<br />
ĐM thành 4 loại:<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
- Loại 1: Hẹp OGT đoạn nằm ở phân thùy bên.<br />
- Loại 2: Hẹp ngay vị trí xuất phát của OGT.<br />
- Loại 3: Hẹp ống gan PTT hoặc các nhánh<br />
của PTT.<br />
- Loại 4:<br />
+ 4a: Hẹp OGC ngay sát rốn gan.<br />
+ 4b: Hẹp cả hai OGP và OGT.<br />
+ 4c: Hẹp ngay rốn gan.<br />
Lee SK, 2001(28) đưa ra 3 mức độ hẹp ĐM<br />
trong gan dựa vào nội soi như sau: Hẹp nhẹ là<br />
trường hợp ống soi (có đường kính 5 mm) vừa<br />
đút chặt vào chỗ hẹp và đưa máy qua được sau<br />
khi nong; Hẹp vừa là hẹp mà ống soi đút chặt<br />
nhưng không qua được mặc dù đã nong; Hẹp<br />
nặng là hẹp nhỏ hơn đường kính ống soi. Qua<br />
đó ông phân làm 2 nhóm nghiên cứu: Nhóm có<br />
hẹp nhẹ và hẹp vừa, nhóm hẹp ĐM nặng.<br />
Yoshida J(53) lấy giới hạn khẩu kính hẹp là 2 mm.<br />
Mueller PR(35) tổng kết các trường hợp hẹp có<br />
khẩu kính 1-4 mm.<br />
Qua quá trình soi và nong ĐM cho bệnh<br />
nhân, chúng tôi nhận thấy: những vị hẹp ĐM<br />
nhẹ, có thể đưa được ống soi qua được nhưng<br />
khó khăn. Qua chỗ hẹp, chúng tôi tán sỏi và bắt<br />
sỏi bằng rọ, những viên sỏi có kích thước to sẽ<br />
nong được chỗ hẹp và sau đó đưa ống soi qua<br />
được dễ dàng. Những vị trí hẹp nặng không thể<br />
làm theo phương pháp nay. Vì vậy, chúng tôi<br />
phân làm 2 mức độ hẹp: hẹp nhẹ là trường hợp<br />
ống soi (có đường kính 5 mm) có thể đưa qua<br />
được chỗ hẹp hoặc đưa máy qua được sau khi<br />
nong bằng sỏi. Hẹp nặng là trường hợp không<br />
thể đưa ống soi qua được chỗ hẹp và phải nong<br />
bằng dụng cụ. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
có 53,6% TH hẹp nhẹ, 46,4% TH hẹp nặng.<br />
Đối với sỏi đường mật trong gan, thường có<br />
sỏi ở nhiều vị trí khác nhau nên có TH hẹp ĐM ở<br />
nhiều vị trí. Theo Jeng KS, 1997(20) có 3 loại hẹp<br />
đường mật khó điều trị (nong):<br />
- Đoạn hẹp dài (>1,5cm).<br />
- Hẹp kèm đường mật gập góc (< 900).<br />
- Có nhiều vị trí hẹp.<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi mỗi bệnh<br />
nhân có từ 1-3 vị trí hẹp khác nhau, trung bình<br />
1,4 ± 0,7 được phân bố ở tất cả các vị trí trong và<br />
ngoài gan. Vị trí thường gặp nhất là OGT và<br />
HPT III. Trong đó, 17 TH (30,4%) có ≥ 2 vị trí<br />
hẹp, tỉ lệ này theo Jan YY, 1995(19) là 25,6%,<br />
Mueller PR, 1986(35) 28,8%. Loại hẹp ĐM này theo<br />
Jeng KS, 1997(20) là rất khó nong thành công.<br />
Mặt khác, trong thời gian trước đây, điều trị<br />
hẹp đường mật trong gan bằng phẫu thuật rất<br />
khó khăn phức tạp, theo Jeng KS, 1990(24) từ năm<br />
1984-1988, có 198/296 (66,9%) trường hợp hẹp<br />
đường mật trong gan được điều trị bằng phẫu<br />
thuật cắt gan. Nhưng đối với TH có nhiều vị trí<br />
hẹp, hẹp ĐM trong gan 2 bên, chúng ta không<br />
thể điều trị bằng phương pháp này.<br />
Thời gian lưu ống Kehr là 3-5 tuần sau<br />
phẫu thuật tùy tác giả(8,10,18,34,44). Đối với thủ<br />
thuật lấy sỏi đường mật QĐOHK, đường hầm<br />
bị sang chấn nhiều, dễ rách đường hầm gây rò<br />
rỉ dịch mật vào ổ bụng. Mặt khác, khi thực<br />
hiện thủ thuật nong ĐM, đường hầm ống Kehr<br />
thường gập góc với vị trí cần nong nên rất dễ<br />
rách đường hầm. Tuy nhiên, với thủ thuật nội<br />
soi QĐOHK để nong ĐM, nếu thủ thuật viên<br />
có kinh nghiệm, dụng cụ nong có độ uốn cong<br />
tốt thì vẫn giải quyết được chỗ hẹp 1 cách an<br />
toàn. Chúng tôi chọn con số thấp nhất của thời<br />
gian lưu Kehr sau phẫu thuật theo các tác giả<br />
là 3 tuần. Qua thực tế thực hiện trên 56 bệnh<br />
nhân, có 30 TH mang ống Kehr 3 tuần, chúng<br />
tôi nhận thấy đường hầm đều đã được tạo lập<br />
tốt, không có TH nào bị rách đường hầm khi<br />
thực hiện thủ thuật.<br />
Những năm gân đây, kỹ thuật nội soi mềm<br />
đường mật phát triển, nhiều tác giả đã chọn<br />
phương pháp nội soi QĐHOK hay đường hầm<br />
xuyên gan qua da để xử lý hẹp đường mật và<br />
lấy sỏi đã cho tỉ lệ thành công cao(6,9,17, 26,46). Chúng<br />
tôi áp dụng kỹ thuật nong đường mật QĐHOK<br />
dưới hướng dẫn của nội soi và đã nong thành<br />
công cho 92,9% TH có hẹp ĐM ở mức độ khác<br />
nhau và lấy sạch sỏi 80,4%. Trong đó, đa số<br />
những TH hẹp ĐM mức độ nhẹ, chúng tôi chỉ<br />
<br />
5<br />
<br />