KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN CHẬU QUA NỘI SOI NGƯỢC DÒNG<br />
BẰNG MÁY NỘI SOI XUNG HƠI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Vũ Phương*, Nguyễn Công Bình, Nông Thái Sơn Hà,<br />
Trương Đồng Tâm, Phạm Hùng, Nguyễn Hoàng Anh<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm, tán sỏi niệu quản đoạn chậu bằng máy xung hơi qua nội soi niệu<br />
quản ngƣợc dòng đoạn chậu tại bệnh viện trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên. Phương pháp<br />
nghiên cứu: Tiến cứu mô tả. Thời gian từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 11 năm 2011, gồm 166<br />
bệnh nhân (BN) đƣợc chẩn đoán sỏi niệu quản đoạn chậu. Kết quả: Giới nam có 100 BN 60,2%,<br />
nữ có 66 BN 39,7%, tuổi trung bình 43,4 (19 - 74 tuổi ). Vị trí sỏi 111 trƣờng hợp bên phải, 55<br />
trƣờng hợp bên trái kích thƣớc sỏi ≤15mm. Có 1 trƣờng hợp sỏi tạo chuỗi 3 viên có 2 sỏi 2<br />
bên.Thời gian tán sỏi trung bình là 48 ± 16 phút.Tỉ lệ thành công là 98,8%. Kết luận: Tán sỏi niệu<br />
quản đoạn chậu bằng máy xung hơi với 2 kênh hoạt động cho kết quả an toàn và hiệu quả.<br />
Từ khóa:<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sỏi tiết niệu là 1 bệnh lí phổ biến trên thế giới<br />
và Việt Nam.Trong bệnh lí sỏi tiết niệu nói<br />
chung, sỏi niệu quản chiếm 25-30% . Phần<br />
lớn sỏi niệu quản từ thận rơi xuống (80% các<br />
trƣờng hợp) trong đó sỏi niệu quản đoạn 1/3<br />
dƣới (đoạn chậu) chiếm đến 75%, 25% nằm ở<br />
các đoạn còn lại [1].<br />
Sỏi niệu quản thƣờng gây biến chứng tắc<br />
đƣờng niệu và nhiễm khuẩn.<br />
Tán sỏi niệu quản qua nội soi ngƣợc dòng là 1<br />
trong những lựa chọn hàng đầu để điều trị sỏi<br />
niệu quản. Tại bệnh viện Trƣờng Đại học Y<br />
Dƣợc Thái Nguyên, từ 03/2008 đến 11/2011<br />
chúng tôi đã thực hiện 166 ca tán sỏi bằng<br />
xung hơi qua nội soi niệu quản ngƣợc dòng.<br />
Nhằm đánh giá kết quả của kỹ thuật này,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với<br />
mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm, tán sỏi niệu<br />
quản đoạn chậu bằng máy xung hơi qua nội<br />
soi niệu quản ngược dòng đoạn chậu tại bệnh<br />
viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 166 BN sỏi<br />
niệu quản đoạn chậu. Kích thƣớc sỏi ≤15mm.<br />
*<br />
<br />
Loại trừ những BN có nhiễm khuẩn nặng<br />
đƣờng niệu, có tình trạng tắc nghẽn đƣờng<br />
niệu phía dƣới sỏi.<br />
Phương tiện<br />
Máy soi niệu quản hãng Karl – Storz với ống<br />
soi cứng 9,5F có 2 kênh thao tác, que tán<br />
(Probe), rọ dormia, guid wire, sonde niệu quản.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu: Tuổi, giới, triệu<br />
chứng, kích thƣớc sỏi, thời gian tán, triệu<br />
chứng sau tán sỏi, tai biến và biến chứng và<br />
thời gian nằm viện.<br />
*Kỹ thuật tán sỏi: Vô cảm bằng tê tuỷ sống,<br />
bệnh nhân nằm tƣ thế sản khoa. Đặt máy soi<br />
theo guid – wire tiếp cận sỏi rồi tán sỏi bằng<br />
máy xung hơi, lấy các mảnh vụn ra ngoài<br />
bằng rọ dormia. Sonde niệu quản đƣợc đặt<br />
trong các trƣờng hợp tổn thƣơng niệu quản,<br />
thận ứ nƣớc độ III, hẹp niệu quản hoặc có<br />
polip niệu quản sau khi cắt bỏ có chảy máu.<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm chung<br />
Thực hiện tán cho 166 BN gồm: 100 nam<br />
60,2 %, 66 nữ 39,7 %.<br />
Tuổi trung bình: 43,4 (19 - 74 tuổi )<br />
Vị trí sỏi niệu quản đoạn chậu: bên phải 111 (<br />
66,9 %), bên trái 55 ( 33,1 %).<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
150<br />
<br />
Nguyễn Vũ Phƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kích thƣớc sỏi từ 6 mm - 15 mm, trung<br />
bình 9 mm.<br />
Có 1 BN sỏi chuỗi 3 viên chồng nhau, có 2<br />
cas sỏi 2 bên.<br />
Triệu chứng đau quặn thận 152 (92,1%)<br />
Tiểu buốt rắt 95 (57,6 %), tiểu máu 10 (6 %)<br />
Siêu âm: thấy sỏi 54 (33 %), nghi ngờ: 39<br />
(23,4 %)<br />
XQ không chuẩn bị: 88 (53%) thấy sỏi, còn<br />
lại không thấy.<br />
Chụp UIV: Chức năng thận cùng bên có sỏi<br />
giảm: 53 (32%), Mức độ giãn ứ nƣớc thận:<br />
không giãn và giãn độ I: 65 %, giãn độ II,III:<br />
35%.<br />
Thời gian tán sỏi: 48 ± 16 phút.<br />
Tỉ lệ thành công: 98,8%<br />
Thời gian hậu phẫu trung bình: 4,7 ngày<br />
Kết quả tán sỏi<br />
Bảng: Kết quả chung<br />
Kết quả<br />
Đặt máy tiếp cận đƣợc sỏi<br />
Sạch sỏi sau tán<br />
Đặt sonde sau mổ<br />
Chuyển mổ mở<br />
<br />
n<br />
164<br />
164<br />
31<br />
2<br />
<br />
%<br />
98,8<br />
98,8<br />
18,7<br />
1,2<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình: 5 ngày<br />
Có 36 trƣờng hợp sau tán sỏi nƣớc tiểu màu<br />
hồng nhƣng chỉ kéo dài 2 ngày. Không có<br />
trƣờng hợp nào phải can thiệp truyền máu.<br />
BÀN LUẬN<br />
Với sỏi niệu quản chậu, tán sỏi qua nội soi<br />
ngƣợc dòng là lựa chọn hàng đầu. Tán sỏi<br />
xung hơi có ƣu điểm không sinh nhiệt cho<br />
nên, nguy cơ tổn thƣơng nhiệt so với các<br />
phƣơng pháp khác là không có, tỷ lệ tai biến<br />
thủng bằng 0 [8]. Tán sỏi nội soi bằng xung<br />
hơi là phƣơng pháp an toàn và hiệu quả<br />
[6],[7]. Bằng máy soi có hai kênh thao tác,<br />
những trƣờng hợp mà sỏi có nguy cơ chạy lên<br />
thận chúng tôi dùng rọ cố định sỏi để tán [3]<br />
có 2 trƣờng hợp chạy lên thận 2,2%, Dƣơng<br />
Văn Trung có 1,33%[6], Nguyễn Quang có<br />
7% [4]. Trong nghiên cứu này có hai trƣờng<br />
hợp sỏi hai bên niệu quản, chúng tôi tiến hành<br />
<br />
89(01)/1: 150 - 152<br />
<br />
tán cùng lúc vì sỏi đều ở đoạn thấp, 1 trƣờng<br />
hợp sỏi chồng 3 viên chúng tôi lần lƣợt tán và<br />
lấy từng mảnh ra ngoài an toàn. Không có<br />
trƣờng hợp nào thủng niệu quản. Tuy nhiên<br />
với những trƣờng hợp hẹp niệu quản phải<br />
nong trƣớc khi lấy sỏi, hoặc có políp sau khi<br />
cắt có chảy máu hoặc sau tán niêm mạc niệu<br />
quản phù nề chúng tôi đặt JJ hoặc bằng sonde<br />
hút nhớt số 8 ( 31%). Theo Châu Quý Thuận,<br />
tỷ lệ đặt sonde sau tán là 92,5%. Có 2 cas<br />
chuyển mổ mở vì đáy bàng quang viêm phù<br />
nề, không tìm thấy méat niệu quản. Hậu phẫu<br />
có triệu chứng đau tức vùng thắt hông lƣng là<br />
thƣờng gặp nhất: 43 cas (26 %), nƣớc tiểu có<br />
màu hồng 36 cas (21,6 %)[5]. Theo Đoàn Trí<br />
Dũng là 28,9%, Dƣơng Văn Trung là 0,3%,<br />
không có cas nào biểu hiện nhiễm khuẩn niệu<br />
sau tán[3],[6].<br />
Thời gian hậu phẫu trung bình trong nghiên<br />
cứu này là 4,7 ngày tƣơng đƣơng với kết quả<br />
của các tác giả khác [5],[6],[8],[9]. có 164 BN<br />
lấy hết hoàn toàn 98,8 %. Tuy nhiên kết quả<br />
này theo nhiều tác giả còn phụ thuộc vào độ<br />
cứng và kích thƣớc của sỏi. Theo Dƣơng Văn<br />
Trung và Bửu Triều cho rằng sỏi đoạn chậu<br />
thƣờng cho kết quả cao [6].<br />
KẾT LUẬN<br />
Tán sỏi niệu quản đoạn chậu bằng máy xung<br />
hơi qua nội soi niệu quản ngƣợc dòng với 2<br />
kênh thao tác cho tỷ lệ kết quả thành công<br />
cao, an toàn và rất hiệu quả. Không gặp tai<br />
biến và biến chứng nghiêm trọng nào.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Quán Anh(2001) “sỏi niệu quản”, Bệnh<br />
học ngoại khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,<br />
trang 140-145.<br />
[2]. Vũ Lê Chuyên(2005) Nội soi niệu quản ngƣợc<br />
dòng tán sỏi bằng xung hơi niệu quản lƣng: kết<br />
quả từ 49 trƣờng hợp sỏi niệu quản đoạn lƣng<br />
đƣợc tán sỏi nội soi ngƣợc dòng tại khoa niệu<br />
Bệnh viện Bình dân từ tháng 1 năm 2005 đến<br />
tháng 9 năm 2009. Y học Việt nam, số 319 ,trang<br />
254-261.<br />
[3]. Đoàn Trí Dũng và cộng sự (2008) “Một số<br />
nhận xét về kết quả tán sỏi niệu quản qua nội soi<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
151<br />
<br />
Nguyễn Vũ Phƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
niệu quản ngƣợc dòng tại bệnh viện Trƣng<br />
Vƣơng” , trang 54-61.<br />
[4].Nguyễn Quang, Vũ Nguyễn Khải Ca (2004)<br />
“Một số nhận xét về tình hình điều trị sỏi niệu<br />
quản bằng nội soi niệu quản ngƣợc dòng và tán sỏi<br />
bằng Lithoclast tại khoa tiết niệu bệnh viện Việt<br />
Đức”. Y học thực hành 2004, trang 501-504.<br />
[5]. Châu Quý Thuận, Trân Ngọc Sinh (2005):<br />
“Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi bằng máy xung<br />
hơi tại Bệnh viện Chợ Rẫy”. Y học thành phố Hồ<br />
Chí Minh tập 9, phụ bản số 1 trang 83-86.<br />
[6].Dƣơng Văn Trung, Lê Ngọc Tƣ, Bửu Triều<br />
(2004) “Kết quả tán sỏi nội soi ngƣợc dòng cho<br />
1519 bệnh nhân tại bệnh viện Bƣu điện I Hà Nội”,<br />
tạp chí Y học thức hành, Hội nghị ngoại khoa toàn<br />
quốc, trang 497-500.<br />
<br />
89(01)/1: 150 - 152<br />
<br />
[7]. Akhtar Ms, Akhtar F.k :“ utility of lithoclast<br />
in the treatment of puper, middle and lower<br />
ureteric calculi”.<br />
[8]. Cheung MC, Lee F, Yip S.K, Tam PC(2001).<br />
“outpatient holmium laser lithotripsy using<br />
semirigid ureteroscope. Is the treatment outcome<br />
affected by stone load” Euro urol , 39 pape 702708.<br />
[9]. Lingerman JE, Lifchitz DA, Evan AP(2002). “<br />
surgical management of urinary lithiasis”.<br />
Compell’s Urology, chapter 99.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESULT OF ENDOSCOPIC LITHOTRIPSY FOR PELVIS URETERAL CALCULT AT THAI<br />
NGUYEN HOSPITAL COLLEGE MEDECIN AND PHARMACY<br />
Nguyen Vu Phuong*, Nguyen Cong Binh, Nong Thai Son Ha,<br />
Truong Dong Tam, Pham Hung, Nguyen Hoang Anh<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy<br />
<br />
Purpose: To evaluate the preliminary results of retrograde ureterolithotripsy in the treatment of pelvis ureteral<br />
calculi at Thai Nguyen hospital college medecin and pharmacy. Materials and methods: From Mars 2008 to<br />
Novembre 2011,166 patients with pelvis ureteral calculi have been treated by endoscopic lithotripsy at Thai<br />
Nguyen hospital college medecin and pharmacy. Results: 166 patients: 100 males (60,2 %), 66 females (39,7<br />
%).The mean age was 43,4 (19 -74). 111 Cas of right ureteral stones ( 66,9 %) and 55 cas of left (33,1 %).<br />
Diameter of stone ≤15mm, one cas (0,6%) had a “steintrass” stone.<br />
Cases of bilateral ureteral pelvis stones (<br />
1,2%). The time of Lithotripsy in average 48 ± 16 minutes. The rage of stone-free is 98,8 %.No complications.<br />
Conclusion: retrograde uretero lithotripsy in the treatment of pelvis ureteral calculi by machine Karl – Storz with 2<br />
channels drive action is safe and efficiency method.<br />
Keywords:<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
152<br />
<br />
Nguyễn Vũ Phƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
89(01)/1: 150 - 152<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
153<br />
<br />