Nguyễn Đức Thạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 135 - 139<br />
<br />
KẾT QUẢ THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT NGUỒN GEN LÚA CẠN<br />
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM<br />
Nguyễn Đức Thạnh*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đề tài đã thu thập được 284 mẫu giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh miền núi phía<br />
Bắc. Các mẫu giống lúa cạn thu được nhiều ở tỉnh Hà Giang 69 mẫu, Bắc Kạn 57 mẫu, Cao Bằng<br />
54 mẫu.... Trên cơ sở tên gọi, đặc điểm hình thái của các giống, một số giống thu trùng lặp đã<br />
được loại bỏ còn lại 223 giống. Trong tổng số giống thu được giống lúa nếp có tỷ lệ cao hơn chiểm<br />
59,5%, giống lúa tẻ chiếm 40,5%, Tại các tỉnh giống lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Số lượng<br />
loài phụ Japonica chiếm tỷ lệ lớn 70,9% , loài phụ Indica chiếm tỷ lệ 29.1%. Trong đó đối với loài<br />
Japonica nhóm lúa nếp có số lượng và tỷ lệ cao hơn lúa tẻ và ngược lại. Về chất lượng gạo có<br />
56,1% không bạc bụng, ở điểm 1 bạc bụng ít có 34,7%, trong khi đó số lượng giống có độ bạc<br />
bụng nhiều chỉ chiếm 1% và số lượng giống có độ bạc bụng trung bình chiếm 8,2%. Các nhóm<br />
giống lúa có độ phân hủy kiềm trung bình là nhiều nhất chiếm 82,1%, nhóm có độ phân hủy kiềm<br />
thấp không có, nhóm có độ phân hủy kiềm cao là 17,9%.<br />
Từ khóa: Lúa cạn, Loài phụ lúa, Chất lượng gạo<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Việt Nam là một đất nước đa dạng sinh học<br />
nông nghiệp, trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam<br />
đã trải qua một giai đoạn lịch sử phức tạp, hậu<br />
quả của chiến tranh đã ảnh hưởng to lớn đến<br />
đa dạng sinh học. Nhà nước Việt Nam đã có<br />
những nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy giảm đa<br />
dạng sinh học nói chung và tài nguyên di<br />
truyền thực vật nói riêng [1].<br />
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh,<br />
thiên tai như lũ lụt, hạn hán và do tác động<br />
của các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, yếu tố<br />
sinh học nhiều giống lúa địa phương quí hiếm<br />
có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen [2].<br />
Nhằm góp phần sử dụng bền vững nguồn gen<br />
giống lúa, trong đó có nguồn gen lúa cạn, bảo<br />
vệ các tri thức bản địa và sự đa dạng sinh học<br />
đối với cây lúa, chúng tôi thực hiện đề tài thu<br />
thập và đánh giá nguồn gen cây lúa cạn tại<br />
một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam và<br />
bước đầu đánh giá nhanh một số tính trạng<br />
của tập đoàn đã thu thập.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
THÍ NGHIỆM<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Thu thập các giống lúa cạn tại một số tỉnh<br />
phía Bắc Việt Nam;<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989.153.954<br />
<br />
- Phân loại lúa nếp và lúa tẻ;<br />
- Phân loại các loài phụ;<br />
- Đánh giá một số đặc điểm về chất lượng.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập các giống lúa theo mẫu sưu tập<br />
giống.<br />
- Đánh giá các chỉ tiêu:<br />
+ Phân loại lúa nếp lúa tẻ bằng dung dịch IKI 1%.<br />
+ Phân loại loài phụ của lúa theo phương<br />
pháp phân loại nhanh của Oka (1958) [5]<br />
+ Xác định nhiệt độ hóa hồ, độ bạc bụng của<br />
hạt, dạng tinh bột của nội nhũ theo phương<br />
pháp Quốc tế của IRRI [3].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả thu thập<br />
Để bảo tồn sự đa dạng di truyền nguồn gen<br />
lúa cạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cần thu<br />
thập nguồn tài nguyên quý này, chúng tôi tiến<br />
hành thu thập các giống lúa cạn trên cơ sơ<br />
điều tra những địa phương có nhiều giống lúa<br />
để thu thập và một phần dựa vào lực lượng<br />
sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái<br />
Nguyên thu thập tại một số địa phương. Sau<br />
khi xác định được những địa phương có<br />
nguồn gen lúa cạn khá phong phú, chúng tôi<br />
tiến hành liên hệ, hướng dẫn những sinh viên<br />
135<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đức Thạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thu thập theo mẫu phiếu sưu tập giống lúa. Từ<br />
tháng 2 đến tháng 7 năm 2009 đã thu thập<br />
được nhiều mẫu giống lúa cạn tại 63 xã thuộc<br />
32 huyện của 12 tỉnh miền núi phía Bắc. Kết<br />
quả thu thập các giống lúa cạn được trình bày<br />
ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Số giống lúa thu được tại các tỉnh<br />
TT Tỉnh<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Bắc Kạn<br />
Cao Bằng<br />
Điện Biên<br />
Hà Giang<br />
Lào Cai<br />
Lai Châu<br />
Nghệ An<br />
Sơn La<br />
Thanh Hóa<br />
Thái Nguyên<br />
Tuyên Quang<br />
Yên Bái<br />
Tổng số<br />
<br />
Số<br />
huyện<br />
6<br />
6<br />
1<br />
5<br />
1<br />
3<br />
1<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
32<br />
<br />
Số<br />
xã<br />
11<br />
12<br />
1<br />
19<br />
1<br />
5<br />
1<br />
5<br />
1<br />
2<br />
1<br />
4<br />
63<br />
<br />
Số<br />
giống<br />
57<br />
54<br />
4<br />
69<br />
1<br />
38<br />
4<br />
15<br />
9<br />
9<br />
4<br />
20<br />
284<br />
<br />
Kết quả sau khi loại bỏ các giống trùng lặp<br />
đã thu được 284 mẫu giống. Trong đó tỉnh<br />
Hà Giang nơi thu thập được số mẫu giống<br />
nhiều nhất 69 mẫu, Bắc Kạn 57 mẫu, Cao<br />
Bằng 54 mẫu.<br />
<br />
81(05): 135 - 139<br />
<br />
Phân loại giống lúa nếp lúa tẻ<br />
Phân loại theo phẩm chất hạt gạo chủ yếu dựa<br />
vào cấu tạo của tinh bột. Mặt khác còn dựa<br />
vào đặc điểm hình dạng, chất lượng, hàm<br />
lượng dinh dưỡng của hạt gạo.<br />
Hiện nay, nhu cầu lúa gạo về mặt phẩm chất<br />
rất khác nhau tùy từng vùng và tập quán. Lúa<br />
tẻ và lúa nếp khác nhau là do cấu tạo và thành<br />
phần tinh bột. Lúa tẻ có thành phần tinh bột là<br />
amyloza cao hơn lúa nếp, lúa nếp có thành<br />
phần amylopectin cao hơn lúa tẻ. Do vậy để<br />
phân biệt 2 loại này, có thể dùng phản ứng<br />
đặc trưng của tinh bột với Iodua kali (I-KI).<br />
Nước ta có nhiều giống nếp địa phương, qua<br />
thu thập tại một số tỉnh phía Bắc, chúng tôi<br />
thu thập được 169 giống lúa nếp trong tổng số<br />
284 giống, kết quả tỷ lệ giống ở bảng 2.<br />
Trong tổng số giống thu được cho thấy giống<br />
lúa nếp có tỷ lệ cao hơn chiểm 59,5%, giống<br />
lúa tẻ chiếm 40,5%. Trừ những tỉnh có số<br />
mẫu ít nên chưa đại diện, kết quả thu thập ở<br />
các tỉnh có số lượng mẫu lớn cho thấy giống<br />
lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Do có sự<br />
trùng lặp giữa các giống lúa do đó sau khi loại<br />
bỏ các giống trùng lặp tại các địa phương<br />
chúng tôi thu được 223 giống lúa để tiếp tục<br />
đánh giá, trong đó có 125 giống lúa nếp<br />
chiếm 56,1% và 98 giống lúa tẻ chiếm 43,9%,<br />
tỷ lệ nếp/tẻ 127,5%.<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ lúa nếp lúa tẻ ở các địa phương<br />
TT<br />
<br />
Tỉnh<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Bắc Kạn<br />
Cao Bằng<br />
Điện Biên<br />
Hà Giang<br />
Lào Cai<br />
Lai Châu<br />
Nghệ An<br />
Sơn La<br />
Thanh Hóa<br />
Thái Nguyên<br />
Tuyên Quang<br />
Yên Bái<br />
<br />
Tổng số giống<br />
Số<br />
Tỷ lệ %<br />
lượng<br />
57<br />
20.1<br />
54<br />
19.0<br />
4<br />
1.4<br />
68<br />
23.9<br />
1<br />
0.4<br />
38<br />
13.4<br />
4<br />
1.4<br />
15<br />
5.3<br />
9<br />
3.2<br />
10<br />
3.5<br />
4<br />
1.4<br />
20<br />
7.0<br />
100.0<br />
284<br />
<br />
Lúa nếp<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
(%)<br />
33<br />
32<br />
2<br />
41<br />
0<br />
23<br />
2<br />
10<br />
7<br />
6<br />
2<br />
11<br />
169<br />
<br />
19.5<br />
18.9<br />
1.2<br />
24.3<br />
0.0<br />
13.6<br />
1.2<br />
5.9<br />
4.1<br />
3.6<br />
1.2<br />
6.5<br />
100.0<br />
<br />
Lúa tẻ<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
(%)<br />
24<br />
22<br />
2<br />
27<br />
1<br />
15<br />
2<br />
5<br />
2<br />
4<br />
2<br />
9<br />
115<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
nếp (%)<br />
<br />
20.9<br />
19.1<br />
1.7<br />
23.5<br />
0.9<br />
13.0<br />
1.7<br />
4.3<br />
1.7<br />
3.5<br />
1.7<br />
7.8<br />
100.0<br />
<br />
136<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
57.9<br />
59.3<br />
50.0<br />
60.3<br />
0.0<br />
60.5<br />
50.0<br />
66.7<br />
77.8<br />
60.0<br />
50.0<br />
55.0<br />
<br />
Nguyễn Đức Thạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phân loại các giống lúa theo loài phụ<br />
Phân loại các loài phụ là rất quan trọng bởi vì<br />
các loài phụ có sự cách biệt rõ rệt về mặt di<br />
truyền khi lai với nhau có tỷ lệ bất thụ cao và<br />
phân ly kéo dài ở các thế hệ sau. Việc xác<br />
định đúng các loài phụ để chọn tổ hợp lai là<br />
rất cần thiết trong công tác giống.<br />
Loài lúa Oryza sativa có 3 loài phụ là Indica,<br />
Japonica và Javanica, mỗi loài có đặc điểm<br />
hình thái và nơi phân bố khác nhau. Năm<br />
1987 Glaszmann đã dựa trên phương pháp<br />
đẳng men (Isozime) để phân loài O.sativa<br />
thành 6 nhóm, trong đó Japonica và Indica là<br />
2 nhóm đối cực. Ông cũng chứng minh được<br />
Japonica và Javanica tuy khác nhau về hình<br />
thái và phân bố địa lý nhưng bản chất di<br />
truyền gần gũi nên gọi chung là Japonica.<br />
Japonica truyền thống gọi là Japonica ôn đới<br />
còn Javanica gọi là Japonica nhiệt đới.<br />
Phương pháp đẳng men dựa vào thành phần<br />
allele của 5 lico đẳng men là Pgi1, Pgi2,<br />
Amp-1, Amp-2, Amp-3. Phương pháp phân<br />
loại nhanh của OK (1958) chỉ phân biệt 2 loài<br />
phụ Indica và Japonica. Kết quả phân loại tập<br />
đoàn được trình bày ở bảng 3.<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy số lượng loài phụ<br />
Japonica chiếm tỷ lệ lớn 70,9% với số lượng<br />
158 giống. Loài phụ Indica chỉ có 65 giống<br />
chiếm tỷ lệ 29.1%. Trong đó đối với loài<br />
Japonica nhóm lúa nếp có số lượng và tỷ lệ<br />
cao hơn lúa tẻ. Ngược lại loài Indica có số<br />
lượng và tỷ lệ ở nhóm lúa tẻ cao hơn nhóm<br />
lúa nếp. Theo Nguyễn Hữu Nghĩa và Lưu<br />
<br />
81(05): 135 - 139<br />
<br />
Ngọc Trình (2000) lúa Japonica được phân<br />
bố rộng khắp và chủ yếu tại miền Bắc, miền<br />
Trung và giảm dần vào miền Nam. Riêng khu<br />
vực đồng bằng sông Cửu Long thì chủ yếu là<br />
lúa Indica [4].<br />
15%<br />
43%<br />
<br />
13%<br />
<br />
29%<br />
Japonica Nếp Japonica Tẻ Indica Nếp Indica Tẻ<br />
<br />
Hình 1 cho thấy Japonica nhóm lúa nếp cao<br />
hơn lúa tẻ (43%/29%) và Indica nhóm lúa tẻ<br />
cao hơn nhóm lúa nếp (15%/13%).<br />
Đánh giá tập đoàn theo chất lượng gạo<br />
Độ bạc bụng hạt gạo<br />
Hiện tượng bạc bụng được quyết định bởi<br />
giống và ngoại cảnh. Nói chung bạc bụng là<br />
do sự chín chưa hoàn toàn của nội nhũ. Hiện<br />
tượng đục của hạt gạo nếp là do bản thân cấu<br />
trúc hạt tinh bột. sự vắng mặt của các phân tử<br />
amylose ở lúa nếp làm hạt tinh bột còn khe hở<br />
trúc hạt tinh bột. Vì vậy người ta chỉ xét độ<br />
bạc bụng ở nhóm lúa tẻ. Độ bạc bụng của nội<br />
nhũ một phần do yếu tố di truyền nhưng điều<br />
kiện môi trường mà chủ yếu là nhiệt độ sau<br />
khi lúa trỗ cũng ảnh hưởng đến đặc tính này.<br />
Kết quả đánh giá đối với 98 nguồn gen lúa tẻ<br />
được trình bày ở bảng 4.<br />
<br />
Bảng 3. Phân loại các loài phụ của các giống lúa<br />
TT<br />
<br />
Loài phụ<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Japonica<br />
Indica<br />
<br />
Tổng số giống<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
158<br />
70.9<br />
65<br />
29.1<br />
223<br />
100.0<br />
<br />
Nếp<br />
Số lượng<br />
95<br />
30<br />
125<br />
<br />
Tẻ<br />
Tỷ lệ (%)<br />
76.0<br />
24.0<br />
100.0<br />
<br />
Số lượng<br />
64<br />
34<br />
98<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
65.3<br />
34.7<br />
100.0<br />
<br />
Bảng 4. Độ bạc bụng của các giống lúa tẻ<br />
Điểm<br />
0<br />
1<br />
5<br />
9<br />
<br />
Mức độ bạc bụng<br />
Không<br />
Ít<br />
Trung bình<br />
Nhiều<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
55<br />
34<br />
8<br />
1<br />
98<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
56.1<br />
34.7<br />
8.2<br />
1.0<br />
100.0<br />
<br />
137<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đức Thạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Qua kết quả phân tích chúng tôi thấy trong<br />
tổng số 98 giống lúa tẻ được đánh giá thì số<br />
lượng giống không bạc bụng và bạc bụng rất<br />
ít chiếm tỷ lệ rất cao. Có 56,1% không bạc<br />
bụng, ở điểm 1 bạc bụng ít có 34,7%, trong<br />
khi đó số lượng giống có độ bạc bụng nhiều<br />
chỉ chiếm có 1% và số lượng giống có độ bạc<br />
bụng trung bình chiếm 8,2%. Điều này cho<br />
thấy nếu chỉ xét riêng ở chỉ tiêu này thì nguồn<br />
gen lúa tẻ trong tập đoàn có được đặc tính tốt<br />
đó là độ bạc bụng rất thấp và thậm chí là<br />
không bạc bụng phù hợp với thị hiếu của<br />
người tiêu dùng. Ngoài sự phù hợp với thị<br />
hiếu của người tiêu dùng thì đặc tính này<br />
cũng ảnh hưởng rất lớn đến kỹ nghệ xay xát.<br />
Sự phân bố vết đục trong hạt gạo cũng ảnh<br />
hưởng lớn đến kỹ nghệ này. Có lợi nhất là khi<br />
vết đục nằm về một bên, những giống có vết<br />
đục nằm ở tâm nội nhũ hay bị vỡ khi xay xát.<br />
Nhiệt độ hóa hồ<br />
Nhiệt độ hóa hồ của tinh bột gạo là nhiệt độ<br />
mà khi lên đến đó nước được hấp thụ và hạt<br />
tinh bột phồng lên đồng thời dạng tinh thể<br />
biến mất. Nhiệt độ hóa hồ của các mẫu giống<br />
được xác định thông qua mức độ phân hủy<br />
trong dung dịch KOH. Mức độ phân hủy<br />
trong dung dịch KOH tỷ lệ nghịch với nhiệt<br />
độ hóa hồ của tinh bột, điều này có nghĩa là<br />
những giống có độ phân hủy kiềm cao thì<br />
nhiệt độ hóa hồ thấp và ngược lại. Kết quả<br />
đánh giá mức độ phân hủy trong dung dịch<br />
kiềm được trình bày ở bảng 5.<br />
Dựa trên kết quả này cho thấy nếu xét ở mức<br />
độ tổng thể mẫu nghiên cứu thì nhóm có độ<br />
phân hủy kiềm trung bình là nhiều nhất chiếm<br />
82,1%, trong khi đó nhóm có độ phân hủy<br />
kiềm thấp không có, nhóm có độ phân hủy<br />
kiềm cao là 17,9%. Nếu đánh giá ở mức độ<br />
nhóm lúa nếp, tẻ thì có sự khác biệt nhỏ.<br />
Nhóm lúa nếp có độ phân hủy trong kiềm ở<br />
<br />
81(05): 135 - 139<br />
<br />
mức trung bình cao hơn lúa tẻ 84,0/79,6% và<br />
ngược lại nhóm lúa tẻ có độ phân hủy trong<br />
kiềm ở mức cao lớn hơn nhóm lúa nếp<br />
20,4/16,0%.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nguồn gen lúa cạn ngày một suy giảm, hiện<br />
tại các giống lúa cạn còn được đồng bào các<br />
dân tộc thiểu số trồng ở các vùng núi cao và<br />
mật độ dân số thưa. Đã thu thập được 284<br />
giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12<br />
tỉnh. Tỷ lệ giống lúa nếp nhiều hơn lúa cạn và<br />
tại các tỉnh tỷ lệ lúa nếp cũng cao hơn lúa tẻ.<br />
Tập đoàn giống lúa có loài phụ Japonica<br />
nhiều hợn Indica. Về chất lượng gạo: các<br />
giống lúa có tỷ lệ bạc bụng thấp, số giống lúa<br />
không bạc bụng và bạc bụng ít chiếm tỷ lệ<br />
cao, số giống bạc bụng nhiều có tỷ lệ không<br />
đáng kể. Nhóm giống có độ phân hủy trong<br />
kiềm chiếm tỷ lệ cao nhóm có độ phân hủy<br />
trong kiềm cao chiếm tỷ lệ thấp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Khoa học – Công nghệ - Môi trường Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT ngày<br />
30/12/1997, Quy chế về quản lý bảo tồn nguồn gen<br />
thực vật, động vật và vi sinh vật.<br />
[2]. Cần quan tâm đến công tác bảo tồn nguồn<br />
gen động thực vật, 2005/Số 6/Thành tựu khoa học<br />
và công nghệ:-Tri thức và phát triển.<br />
[3]. IRRI (1996), Standard Evaluation System for<br />
rice.<br />
[4]. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lưu Ngọc Trình (2000),<br />
“Sử dụng bền vững tài nguyên di truyền lúa trong<br />
chọn tạo giống mới và trong sản xuất”, Báo cáo<br />
tại Hội nghị bảo tồn in-situ TNDTTV phục vụ cho<br />
mục tiêu lương thực và nông nghiệp, Hà Nội 21 –<br />
23/3/2000.<br />
5. OK , HI (1958), Intervariental variation and<br />
classification of cultivated rice”, Ind J Genet, and<br />
Pit Breed.<br />
<br />
Bảng 5. Độ phân hủy trong kiềm của các giống lúa<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Mức độ phân hủy<br />
trong kiềm<br />
Thấp<br />
Trung bình<br />
Cao<br />
Tổng số<br />
<br />
Tổng thể mẫu<br />
Số<br />
Tỷ lệ %<br />
lượng<br />
0<br />
0.0<br />
183<br />
82.1<br />
40<br />
17.9<br />
223<br />
100.0<br />
<br />
Nhóm lúa Nếp<br />
Số<br />
Tỷ lệ %<br />
lượng<br />
0<br />
0.0<br />
105<br />
84.0<br />
20<br />
16.0<br />
125<br />
100.0<br />
<br />
Nhóm lúa Tẻ<br />
Số<br />
Tỷ lệ %<br />
lượng<br />
0<br />
0.0<br />
78<br />
79.6<br />
20<br />
20.4<br />
98<br />
100.0<br />
<br />
138<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đức Thạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 135 - 139<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESULTS OF A COLLECTION AND EVALUATION OF UPLAND RICE<br />
GENETIC RESOURCE IN SOME MOUNTAINOUS PROVINCES OF<br />
NORTHERN VIET NAM<br />
Nguyen Duc Thanh*<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
In the study, 284 samples of rice varieties in 63 communes of 32 districts in 12 northern<br />
mountainous provinces were collected. A large number of upland rice verieties were collected in<br />
Ha Giang with 69 samples, Bac Kan 57 samples and Cao Bang 54 samples. On the basis of the<br />
names, morphological characteristics of these varieties, some of the overlapse varieties collected<br />
from other places were removed.Finally 223 different varieties were collected and evaluated.The<br />
percentage of the glutious rice was the highest, making up 59.5%, the ordinary rice accounted for<br />
40.5% of the total rice varieties collected. In the provinces invested, the percentage of glutious rice<br />
was higher than that of the ordinary rice<br />
Japonica subspecies had larger proportion with 70.9%, Indica subspecies accounted for only<br />
29.1%. In Japonica rice species, the rate of glutious rice group had higher amount and percentage<br />
than that of the ordinary rice and vice versa. With regard to quality of rice, 56.1% weren’t chalky.<br />
At point one 34.7% were chalky.The varieties which were more chalky accounted only for 1% and<br />
the varieties which had average amount of chalkiness accouted for 8.2%. The groups having<br />
average alkaline decomposition. made up the highest percentage: 82.1%, There were no groups<br />
with low alkaline decomposition.The group with high alkaline decomposition accounted for 17.9%<br />
Key words: Upland rice, Rice subspecies, Rice quality<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989153954<br />
<br />
139<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />