intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính phủ Việt Nam luôn coi giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt quá trình đổi mới của nền kinh tế nước nhà. Để thực hiện mục tiêu này đã có rất nhiều chương trình, chính sách, giải pháp được đưa ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã, đang và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Võ Nhai là huyện còn nhiều xã đặc biệt khó khăn về kinh tế và đói nghèo lại tập trung chính ở các xã này. Vì lẽ đó, chỉ có phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn này, đưa các xã này cùng hòa nhập với sự phát triển chung của các địa phương khác thì mới có thể thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Phương Hảo<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 109 - 114<br /> <br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br /> XÃ HỘI Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Thị Phương Hảo*<br /> Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Chính phủ Việt Nam luôn coi giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt quá trình đổi mới của nền kinh tế<br /> nước nhà. Để thực hiện mục tiêu này đã có rất nhiều chương trình, chính sách, giải pháp được đưa<br /> ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã, đang và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Võ<br /> Nhai là huyện còn nhiều xã đặc biệt khó khăn về kinh tế và đói nghèo lại tập trung chính ở các xã<br /> này. Vì lẽ đó, chỉ có phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn này, đưa các xã này cùng hòa<br /> nhập với sự phát triển chung của các địa phương khác thì mới có thể thực hiện thành công chương<br /> trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Điều này đã trở thành lý do cho chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn tại Võ Nhai ra đời. Bài viết này đề cập đến kết<br /> quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh<br /> Thái Nguyên.<br /> Từ khóa: Chương trình 135, Kinh tế - Xã hội, Giải pháp, Giảm nghèo, Võ Nhai.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái<br /> Nguyên và cũng là huyện khó khăn nhất của<br /> Tỉnh. Chính vì vậy, đây là nơi được thụ<br /> hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ<br /> để phát triển kinh tế xã hội, đưa nền kinh tế<br /> của huyện đi lên cùng các huyện khác trong<br /> tỉnh. Từ năm 1999 chương trình 135 được áp<br /> dụng tại huyện đến nay đã được 15 năm.<br /> Trong thời gian gần đây bộ mặt kinh tế xã hội<br /> của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể, đời<br /> sống vật chất và tinh thần của nhân dân được<br /> từng bước cải thiện, cơ sở hạ tầng đã có nhiều<br /> bước phát triển… có được điều này thì đóng<br /> góp của chương trình 135 là không nhỏ. Tuy<br /> nhiên bên cạnh những thành công thì chương<br /> trình vẫn còn có những vấn đề cần lưu ý quan<br /> tâm và cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả<br /> sử dụng chương trình. Trên cơ sở đó, bài viết<br /> này tập trung đề cập đến vấn đề tình hình thực<br /> hiện chương trình 135 ở huyện Võ Nhai với<br /> mong muốn có cái nhìn tổng thể về những<br /> đóng góp của chương trình đến phát triển<br /> kinh tế xã hội của Huyện và về tình hình giảm<br /> nghèo trên địa bàn nghiên cứu.<br /> PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU<br /> Cách cách tiếp cận như tiếp cận theo vùng,<br /> tiếp cận theo tình trạng kinh tế hộ, tiếp cận<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 079111, Email: haontp@tueba.edu.vn<br /> <br /> theo đầu tư công và tư, tiếp cận từ dưới lên,<br /> tiếp cận có sự tham gia... được vận dụng trong<br /> nghiên cứu để đánh giá những kết quả đạt<br /> được trong phát triển kinh tế xã hội và tình<br /> hình giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai<br /> do chương trình 135 đem lại.<br /> Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu là các<br /> số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản<br /> báo cáo, sách, tạp chí, mạng internet và các<br /> tài liệu văn bản khác liên quan đến vấn đề<br /> nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương<br /> pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, thống<br /> kê phân tổ để tổng hợp và phân tích số liệu<br /> đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết<br /> quả thực hiện chương trình 135 trong phát<br /> triển kinh tế xã hội tại địa phương.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> Những thuận lợi và khó khăn của huyện<br /> Võ Nhai khi thực hiện chương trình 135<br /> Dân cư ở các xã đặc biệt khó khăn phần lớn là<br /> đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và gắn bó<br /> lâu dài. Mỗi dân tộc có những phong tục tập<br /> quán khác nhau nhưng các dân tộc có tinh<br /> thần đoàn kết phấn đấu xây dựng quê hương<br /> đất nước, góp sức cùng nhau xây dựng cuộc<br /> sống ngày càng tốt đẹp đổi mới cuộc sống của<br /> chính mình. Nhân dân tin tưởng vào chính<br /> sách của Đảng và đường lối lãnh đạo của nhà<br /> nước, nên khi triển khai thực hiện được sự<br /> 109<br /> <br /> Nguyễn Thị Phương Hảo<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ủng hộ đồng tình của nhân dân rất cao. Đây là<br /> một thuận lợi lớn cho những người thực hiện<br /> chương trình trong việc tuyên truyền ý nghĩa<br /> thực hiện các nội dung của chương trình đồng<br /> thời lôi kéo đồng bào cùng tham gia thực hiện<br /> chương trình, đội ngũ cán bộ thực hiện từ<br /> huyện đến xã đoàn kết, nhiệt tình và có tinh<br /> thần trách nhiệm cao trong công việc. Bên<br /> cạnh những thuận lợi trên, Võ Nhai cũng gặp<br /> phải không ít khó khăn khi thực hiện chương<br /> trình 135 đó là: Đặc điểm địa hình của huyện<br /> gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kết<br /> cấu hạ tầng ở một số địa phương trong địa<br /> bàn (nhất là các xã thuộc tiểu vùng II và III),<br /> dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tư đối<br /> với các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự<br /> chênh lệch về trình độ phát triển giữa các<br /> vùng. Có sự chênh lệnh lớn về trình độ dân trí<br /> giữa các vùng trong huyện, giữa nông thôn và<br /> thành thị, giữa các vùng trung du, thị trấn với<br /> các vùng sâu, vùng xa. Việc tồn tại nhiều dân<br /> tộc với nhiều phong tục tập quán khác nhau<br /> cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề dân tộc và xã<br /> hội gay gắt. Hiệu lực chỉ đạo, điều hành của<br /> các ngành chuyên môn của huyện, của các xã,<br /> thị trấn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, việc<br /> tổ chức triển khai thực hiện các chương trình,<br /> dự án còn chậm, thiếu cụ thể; đội ngũ cán bộ<br /> quản lý, nhất là ở cấp xã vừa thiếu và vừa yếu<br /> về trình độ, năng lực, chưa đáp ứng được yêu<br /> cầu phát triển kinh tế - xã hội của Võ Nhai.<br /> Thuận lợi thì ít khó khăn lại nhiều điều này<br /> đặt ra không ít thách thức cho những người<br /> thực hiện chương trình trên địa bàn huyện.<br /> Nhưng với quyết tâm của mình nhân dân các<br /> dân tộc cùng các ngành các cấp trong huyện<br /> đã cùng nhau nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt<br /> mục tiêu của chương trình mà Đảng và Nhà<br /> nước đã đề ra.<br /> Kết quả đạt được trong phát triển KTXH<br /> của huyện Võ Nhai từ chương trình 135<br /> Theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày<br /> 10/12/2013, tính đến năm 2015, Võ Nhai có<br /> 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của<br /> chương trình 135 gồm các xã: Dân Tiến, Lâu<br /> Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Bình Long,<br /> Cúc Đường, Liên Minh, Nghinh Tường,<br /> Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng<br /> Nung và Vũ Chấn. Trong những năm qua,<br /> Chương trình 135 đã được các cấp ủy Đảng,<br /> 110<br /> <br /> 124(10): 109 - 114<br /> <br /> chính quyền ở huyện Võ Nhai quan tâm lãnh<br /> đạo, chỉ đạo thực hiện đã giúp cho bộ mặt<br /> kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện có bước<br /> phát triển nhanh hơn.<br /> Về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu<br /> kinh tế của huyện<br /> Đối với phát triển kinh tế: GDP của huyện<br /> tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là<br /> 25,82%. Năm 2006 với mức đầu tư từ dự án<br /> là 11,193 tỷ đồng thì GDP của huyện là<br /> 270,508 tỷ đồng, đến năm 2007 vốn đầu tư từ<br /> dự án là 170,036 tỷ đồng thì GDP của huyện<br /> là 333,85 tỷ đồng tăng 23.42% so với năm<br /> 2006; năm 2008 vốn đầu tư từ dự án là 17,181<br /> tỷ đồng thì GDP của huyện là 439,393 tỷ<br /> đồng tăng 31,61% so với năm 2007; đến năm<br /> 2009 vốn đầu tư từ dự án là 13,331 tỷ đồng<br /> thì GDP của huyện tăng 538,784 tỷ đồng tăng<br /> 22,62% so với năm 2008. Tốc độ phát triển<br /> bình quân đạt 106%.<br /> Như vậy có thể thấy vốn đầu tư từ chương<br /> trình 135 có mối quan hệ tỷ lệ thuận với GDP<br /> của huyện, vốn đầu tư từ dự án tăng thì giá trị<br /> tổng sản phẩm của huyện cũng tăng theo vì<br /> vậy trong thời gian tới cần có chính sách để<br /> nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ dự<br /> án từ đó phát triển kinh tế huyện một cách<br /> nhanh chóng và bền vững, bắt kịp các địa<br /> phương phát triển khác trong tỉnh.<br /> Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:<br /> Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu<br /> ngành kinh tế có sự chuyển dịch dần theo<br /> hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ,<br /> trong đó chuyển dịch mạnh nhất vẫn là ngành<br /> công nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp<br /> trong GDP toàn ngành kinh tế là 43,6%;<br /> ngành nông nghiệp là 38,3% và ngành dịch<br /> vụ là 18,1%.<br /> Chuyển dịch cơ cấu vùng: Theo kết quả thống<br /> kê của Ban quản lý các dự án chương trình<br /> 135 huyện Võ Nhai về các xã hưởng trực tiếp<br /> từ dự án bao gồm 13 xã. Kết quả cho thấy<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng đã đạt<br /> được ở mức cao, các chỉ tiêu thực hiện hầu<br /> hết vượt so với kế hoạch. Tỷ trọng GDP của<br /> các xã 135 trong tổng GDP năm 2012 là<br /> 53,17% đạt 126,085% so với kế hoạch, năm<br /> 2013 là 65,17% đạt 120,663% KH.<br /> <br /> Nguyễn Thị Phương Hảo<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 109 - 114<br /> <br /> Bảng 01: Vốn đầu tư từ chương trình 135 và Giá trị sản phẩm của huyện Võ Nhai<br /> ĐVT: tỷ đồng<br /> Năm<br /> 2011<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Năm<br /> 2012<br /> <br /> Năm<br /> 2013<br /> <br /> Tốc độ phát triển (%)<br /> 2012/2011<br /> <br /> 2013/2012<br /> <br /> BQ<br /> <br /> Vốn đầu tư từ dự án<br /> <br /> 17.036<br /> <br /> 17.181<br /> <br /> 13.331<br /> <br /> 100.85<br /> <br /> 77.59<br /> <br /> 88.45<br /> <br /> GO huyện<br /> <br /> 333.85<br /> <br /> 439.393<br /> <br /> 538.784<br /> <br /> 131.61<br /> <br /> 122.62<br /> <br /> 125.82<br /> <br /> - Công nghiệp<br /> <br /> 128.53<br /> <br /> 176.285<br /> <br /> 234.91<br /> <br /> 137.15<br /> <br /> 133.26<br /> <br /> 133.28<br /> <br /> - Nông nghiệp<br /> <br /> 144.89<br /> <br /> 180.854<br /> <br /> 206.354<br /> <br /> 124.82<br /> <br /> 114.10<br /> <br /> 119.57<br /> <br /> 60.43<br /> <br /> 82.254<br /> <br /> 97.52<br /> <br /> 136.11<br /> <br /> 118.56<br /> <br /> 124.46<br /> <br /> - Dịch vụ<br /> <br /> (Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)<br /> <br /> Biểu đồ 01: Cơ cấu kinh tế theo vùng của huyện Võ Nhai<br /> <br /> Bảng 02 phản ánh kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã thực hiện chương trình 135 trên<br /> địa bàn nghiên cứu. Bảng số liệu cho thấy sự đóng góp không nhỏ của chương trình 135 vào việc<br /> hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo đều<br /> giảm vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được những kết quả đáng phấn khởi,<br /> hầu hết chỉ tiêu này đều tăng qua các năm. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên,<br /> thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh thô qua các năm hầu<br /> như đều chưa đạt kế hoạch đề ra vì trình độ dân trí còn thấp, công tác tuyên truyền về pháp lệnh<br /> dân số, các biện pháp tránh thai tới người dân chưa đáp ứng nhu cầu thực tế vì địa hình phức tạp,<br /> kinh phí dành cho chương trình còn quá ít. Hầu hết các chỉ tiêu về sử dụng điện lưới, tỷ lệ trẻ em<br /> đi học,… đều đạt kế hoạch đề ra.<br /> Bảng 02: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã thực hiện chương trình 135<br /> Chỉ tiêu<br /> Tỷ trọng trong tổng GDP huyện (%)<br /> Tỷ lệ CNH nông thôn (%)<br /> Số hộ sử dụng máy móc vào sản xuất (hộ)<br /> <br /> KH<br /> 42.17<br /> <br /> Năm 2012<br /> TH/KH<br /> TH<br /> (%)<br /> 53.17<br /> 126.08<br /> <br /> Năm 2013<br /> KH<br /> <br /> TH<br /> <br /> 54.01<br /> <br /> 65.17<br /> <br /> TH/KH<br /> (%)<br /> 120.66<br /> <br /> 35<br /> <br /> 39.3<br /> <br /> 112.29<br /> <br /> 40.1<br /> <br /> 40.5<br /> <br /> 100.99<br /> <br /> 1907<br /> <br /> 2149<br /> <br /> 112.69<br /> <br /> 2430<br /> <br /> 2672<br /> <br /> 109.95<br /> <br /> (Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)<br /> <br /> 111<br /> <br /> Nguyễn Thị Phương Hảo<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 109 - 114<br /> <br /> Về thực hiện các mục tiêu của chương trình 135<br /> Bảng 03: Tình hình thực hiện các mục tiêu của chương trình 135 tại Võ Nhai<br /> Năm 2012<br /> TH TH/KH(%)<br /> 31.18<br /> 79.87<br /> 13.26<br /> 102.00<br /> 6.739<br /> 127.15<br /> 82.8<br /> 98.81<br /> <br /> Năm 2013<br /> TH<br /> TH/KH(%)<br /> 25.2<br /> 96.26<br /> 12.6<br /> 96.92<br /> 8.425<br /> 100.50<br /> 84<br /> 96.77<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 1.Giảm tỷ lệ hộ nghèo<br /> 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế<br /> 3. Thu nhập BQ/đầu người<br /> 4. Số hộ có điện lưới quốc gia<br /> 5. Số hộ được sử dụng nước<br /> hợp vệ sinh<br /> 6. Giảm tỷ suất sinh thô<br /> 8. Tỷ lệ đi học ở cấp tiểu học<br /> 9. Tỷ lệ đi học ở cấp trung học<br /> cơ sở<br /> 10. Số xã ĐBKK được hỗ trợ<br /> tư pháp<br /> 11. Số xã có đường ô tô đến<br /> trung TT<br /> <br /> %<br /> %<br /> Tr.đ<br /> %<br /> <br /> KH<br /> 39.04<br /> 13<br /> 5.3<br /> 83.8<br /> <br /> %<br /> <br /> 73.49<br /> <br /> 73<br /> <br /> 99.33<br /> <br /> 74.5<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100.67<br /> <br /> %o<br /> %<br /> <br /> 0.3<br /> 99<br /> <br /> 0.25<br /> 99.1<br /> <br /> 100.10<br /> <br /> 0.3<br /> 100<br /> <br /> +1.14<br /> 100<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> %<br /> <br /> 82<br /> <br /> 81.5<br /> <br /> 99.39<br /> <br /> 83<br /> <br /> 83.4<br /> <br /> 100.48<br /> <br /> %<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> xã<br /> <br /> 15<br /> <br /> 15<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> 15<br /> <br /> 15<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> KH<br /> 26.18<br /> 13<br /> 8.383<br /> 86.8<br /> <br /> (Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)<br /> 4,08%<br /> <br /> 10,20%<br /> <br /> 12,24%<br /> Giao thông<br /> <br /> 22,45%<br /> 51,02%<br /> <br /> Thủy lợi<br /> Trường học<br /> <br /> Chợ<br /> Trạm y tế<br /> <br /> Biểu đồ 02: Cơ cấu các loại công trình đầu tư trên địa bàn huyện Võ Nhai<br /> <br /> Về kết quả thực hiện các dự án trong<br /> chương trình 135<br /> Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là dự án<br /> quan trọng trong chương trình 135, Võ Nhai<br /> là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được<br /> thụ hưởng chương trình từ năm 1999 do vậy<br /> toàn bộ vốn chương trình 135 của tỉnh (4.635<br /> triệu đồng) được dùng để đầu tư xây dựng cơ<br /> sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn của<br /> huyện. Loại công trình được chủ yếu đầu tư<br /> xây dựng là trường học chiếm 51,02%, tiếp<br /> đó là thủy lợi chiếm 22,45%, giao thông<br /> chiếm 12,24%, trạm y tế chiếm 10,30%, còn<br /> lại là chợ với 4,08%.<br /> Dự án phát triển sản xuất: Đây là dự án bắt<br /> đầu thực hiện từ năm 2007, nội dung chủ yếu<br /> dự án bao gồm hỗ trợ các hoạt động khuyến<br /> nông, khuyến ngư, khuyến công; hỗ trợ xây<br /> dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình sản<br /> xuất mới; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật<br /> tư sản xuất; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị,<br /> 112<br /> <br /> máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản<br /> phẩm sau thu hoạch. Trên cơ sở mục đích đó<br /> đã tiến hành hỗ trợ với tổng số vốn là 15,890<br /> triệu đồng, trong đó cụ thể đã xây dựng được<br /> 02 mô hình sản xuất; cung ứng được<br /> 2.180.280 cây giống lâu năm và chè, 3.915<br /> con giống vật nuôi, 1.437 bộ máy nông<br /> nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến.<br /> Dự án đào tạo xây dựng năng lực: Với dự án<br /> này Ủy ban dân tộc miền núi đã chủ trì, phối<br /> hợp với các bộ ngành biên soạn tài liệu tổ<br /> chức tập huấn ở các vùng cho đội ngũ ban chỉ<br /> đạo chương trình của tỉnh, ban quản lý dự án<br /> của huyện; cán bộ chuyên trách về đào tạo<br /> của tỉnh, huyện và cán bộ chủ chốt, cán bộ<br /> chuyên môn, trưởng các đoàn thể ở xã và các<br /> hộ dân được thụ hưởng chương trình 135.<br /> Nhằm nâng cao nhận thức về công tác tổ<br /> chức, thực hiện; đào tạo kiến thức và kỹ năng<br /> kỹ thuật cơ bản và đào tạo nghề cho các đối<br /> tượng tham gia.<br /> <br /> Nguyễn Thị Phương Hảo<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 109 - 114<br /> <br /> Bảng 04: Kết quả thực hiện dự án bồi dưỡng, nâng cao năng lực<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 1. Số lớp tập huấn<br /> 2. Số lượt người được<br /> đào tạo, bồi dưỡng<br /> 3. Số kinh phí thực<br /> hiện chương trình<br /> <br /> Lớp<br /> <br /> KH<br /> 29<br /> <br /> TH<br /> 29<br /> <br /> TH/KH(%)<br /> 100.00<br /> <br /> KH<br /> 29<br /> <br /> TH<br /> 29<br /> <br /> TH/KH(%)<br /> 100.00<br /> <br /> Năm<br /> 2013<br /> TH<br /> 24<br /> <br /> Người<br /> <br /> 2715<br /> <br /> 2023<br /> <br /> 74.51<br /> <br /> 2750<br /> <br /> 2503<br /> <br /> 91.02<br /> <br /> 2150<br /> <br /> Tr.đ<br /> <br /> 730<br /> <br /> 727.65<br /> <br /> 99.68<br /> <br /> 820<br /> <br /> 813.43<br /> <br /> 99.20<br /> <br /> 565<br /> <br /> Năm 2011<br /> <br /> Năm 2012<br /> <br /> (Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)<br /> <br /> Dự án cải thiện đời sống: Dự án cải thiện đời<br /> sống là dự án được thực hiện từ đầu năm<br /> 2008; với 4 nội dung gồm: hỗ trợ cho học<br /> sinh nghèo, hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi<br /> trường, hỗ trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp<br /> pháp lý. Dự án được thực hiện trên phạm vi<br /> 13 xã đặc biệt khó khăn với tổng số vốn thực<br /> hiện từ năm 2008 đến nay là 2755,38 triệu<br /> đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án này là hoàn<br /> toàn từ ngân sách nhà nước vì đây đều là<br /> đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống điều kiện<br /> kinh tế rất khó khăn, số tiền họ có thể tham<br /> gia vào các hoạt động trên là rất ít hoặc không<br /> có. Dự án này được thể hiện ở các kết quả: năm<br /> 2013 có 1373 em học sinh được hỗ trợ với số<br /> tiền 512, 68 triệu đồng; 100% các hộ được hỗ<br /> trợ cải thiện nước sạch; 177 xóm được hỗ trợ<br /> hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý với tổng<br /> số tiền hỗ trợ 159,5 triệu đồng.<br /> Những kết quả đạt được về văn hóa xã hội<br /> Công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề phát<br /> triển cả về quy mô và chất lượng, các loại<br /> hình giáo dục đào tạo từng bước được xã hội<br /> hóa và đa dạng. Mạng lưới trường, lớp cơ<br /> bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các<br /> dân tộc trong huyện. Năm học 2012 - 2013<br /> toàn huyện có 64 trường với 17.033 học sinh.<br /> Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp trong độ tuổi<br /> ở các cấp học, bậc học hàng năm đều tăng, tỷ<br /> lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp đạt cao. Trước<br /> năm 2005 là 95% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi<br /> đến trường đi học, đến năm 2013 là 98%. Cơ<br /> sở vật chất được từng bước hoàn thiện, huyện<br /> đã đạt và giữ vững chuẩn giáo dục phổ cập<br /> tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đến<br /> năm 2013 toàn huyện có 09 trường đạt trường<br /> chuẩn quốc gia.<br /> Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho<br /> người dân được quan tâm ngay từ tuyến cơ<br /> sở. 100% số trạm y tế có bác sỹ, toàn huyện<br /> có 155 giường bệnh, có 10 xã đạt chuẩn quốc<br /> <br /> gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm,<br /> mức giảm tỷ suất sinh thô bình quân hàng<br /> năm đạt 0,5%.<br /> Chất lượng của các hoạt động văn hóa, văn<br /> nghệ, thể thao, truyền thanh - truyền hình<br /> được nâng lên rõ rệt. Năm 2013 toàn huyện<br /> có 72% số gia đình đạt gia đình văn hóa, 85%<br /> cơ quan, làng bản văn hóa, 100% số xã có<br /> điểm bưu điện văn hóa xã.<br /> Đánh giá chung những kết quả đạt được<br /> của chương trình 135<br /> Với những khó khăn mà đồng bào các dân tộc<br /> ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng và của<br /> người dân trong huyện nói chung đang gặp<br /> phải thì chương trình 135 đến với huyện Võ<br /> Nhai có vai trò cực kỳ quan trọng để khơi dậy<br /> sự phát triển kinh tế xã hội của bà con dân tộc<br /> huyện nhà. Thực hiện chương trình sẽ góp<br /> phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - văn hóa<br /> - xã hội trong từng xã, cải thiện đời sống vật<br /> chất, tinh thần của người dân, nâng cao mức<br /> sống của đồng bào địa phương. Việc đầu tư<br /> xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường<br /> giao thông ở các xã sẽ giúp đồng bào giao lưu<br /> kinh tế với các vùng khác nhau trong huyện,<br /> trong tỉnh, giải quyết việc làm tăng thêm thu<br /> nhập từ các việc làm mới... Từ đây sẽ đưa hộ<br /> gia đình ra khỏi đói nghèo, đưa xã ra khỏi<br /> kém phát triển góp phần phát triển nền kinh tế<br /> huyện nhà song hành cùng các huyện khác<br /> trong tỉnh.<br /> 135 là chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế<br /> xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn giúp các xã<br /> thoát nghèo, thực hiện không phải vì mục tiêu<br /> lợi nhuận. Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả<br /> của chương trình mang lại nghiên cứu này<br /> không dùng các chỉ tiêu lợi nhuận mà chỉ<br /> đánh giá thông qua các tác động của chương<br /> trình đến phát triển kinh tế xã hội của huyện<br /> về mặt kinh tế, xã hội, môi trường thông qua<br /> các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, mức sống<br /> 113<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2