Kết quả tuyển chọn giống mía khonkaen 3 tại vùng Tây Nam Bộ
lượt xem 3
download
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 (vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả tuyển chọn giống mía khonkaen 3 tại vùng Tây Nam Bộ
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA KHONKAEN 3 TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Thường, Nguyễn Thị Bạch Mai Nguyễn Cương Quyết, Võ Mạnh Hùng và CTV TÓM TẮT Nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 (vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Năng suất mía đạt trên 160 tấn/ha, chữ đường từ 11,47 đến 12,74 CCS, năng suất quy 10 CCS vượt giống đối chứng trên 45%. Từ khóa: Tuyển chọn giống, hàm lượng đường (CCS), năng suất mía, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nam bộ là một trong những vùng mía trọng điểm của cả nước. Vụ mía 2014/2015 diện tích mía trong vùng khoảng 56.200 ha, chủ yếu tập trung tại 3 tỉnh Long An, Sóc Trăng và Hậu Giang (38.200 ha), là vùng mía có năng suất cao nhất nước (năng suất trung bình đạt 85,70 tấn/ha, trong khi cả nước chỉ đạt 65,3 tấn/ha). Tuy nhiên, ngưỡng năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của toàn vùng (103 tấn/ha - Bộ NN & PTNT, 2015; Cơ quan Phát triển Pháp, 1999). Các nhà máy đường trong vùng nhìn chung chưa quy hoạch được vùng mía nguyên liệu cho mình, việc tiêu thụ mía nguyên liệu vẫn còn cạnh tranh nhau nhất là giai đoạn đầu vụ ép, dẫn đến giá cả bấp bênh, chất lượng mía nguyên liệu thấp, không ổn định, đặc biệt vẫn tồn tại phương thức mua mía xô qua thương lái nên không khuyến khích được nông dân trồng các giống mía chất lượng cao cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng mía, dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng như chế biến không cao. Thêm vào đó, cơ cấu giống trong sản xuất còn nghèo nàn, mất cân đối, người dân trồng giống tự phát là chủ yếu nên rất thiếu giống có chất lượng cao ở đầu vụ chế biến. Trong vùng, các giống mía cũ còn chiếm tỷ lệ khá cao như K84-200, R570, QĐ11, VĐ86-368, ROC16, ROC22, ROC10, My5514, DLM 24,… hiện nay, các giống mía này đã qua thời gian khai thác rất dài nên cũng đã bị nhiễm sâu bệnh hại khá nhiều, năng suất chất lượng bị giảm, không phát huy được tiềm năng vốn có của giống cũng như của vùng. Xuất phát từ những khó khăn trên và trước đòi hỏi cấp thiết của sản xuất, để cây mía có thể tồn tại và phát triển, cũng như có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác trong thời kỳ kinh tế hội nhập, cần thiết phải tuyển chọn các giống mía tốt có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với điều kiện sinh thái đặc thù của vùng Tây Nam bộ để bổ sung vào cơ cấu giống góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến. Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn giống Khonkaen 3 đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu gồm 7 giống mía được nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ, có năng suất, chất lượng cao và kháng sâu bệnh hại khá tốt: K93-236, K99-72, Khonkaen 3, KPS01-25, K2000-89, K95-84 và Co414 và đối chứng K84-200 (tại Long An), VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). 2.2. Nội dung nghiên cứu - Các bước tuyển chọn giống: Khảo nghiệm cơ bản Ö Khảo nghiệm sản xuất - Địa điểm và thời gian: 759 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Bảng 1. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu STT 1 2 Nội dung Địa điểm Thời gian Xã Đại Ân, huyện Cù Lao Dung, 17/11/2011 - 16/11/2012 tỉnh Sóc Trăng 20/12/2013 (vụ tơ và vụ gốc I) Khảo nghiệm cơ bản Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, 18/01/2012 - 26/01/2013 - 20/12/2013 tỉnh Long An (vụ tơ và vụ gốc I) Khảo nghiệm Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, 14/12/2014 - 12/12/2015 (vụ tơ) sản xuất tỉnh Long An 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm - Đối với khảo nghiệm cơ bản bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha. Đối với khảo nghiệm sản xuất bố trí theo kiểu thực nghiệm không lặp lại, tổng diện tích 0,5 ha, diện tích mỗi công thức 0,167 ha, diện tích ô theo dõi 48 m2 (4 hàng x 10 m dài x khoảng cách hàng 1,2 m). Theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo. - Nền thí nghiệm: + Đất bố trí thí nghiệm: • Tại Long An: Trên nền đất thịt, nhiễm phèn (nồng độ độc tố cao: Al3+, Cl-, SO2-,…), chuyên canh cây mía, canh tác nhờ nước trời. • Tại Sóc Trăng: Trên nền đất phù sa ven biển, nhiễm phèn mặn, độc canh cây mía, canh tác nhờ nước trời. + Tóm lược kỹ thuật canh tác: Khoảng cách hàng trồng 1,2 m, mật độ trồng 5 hom/m dài, lượng phân bón/ha: Gồm vôi 1 tấn, hữu cơ vi sinh 2 tấn (tại Sóc Trăng 1,5 tấn Hudavil), 230 kg N, 132 kg P2O5, 240 K2O (tại Sóc Trăng 150 K2O), 20 kg thuốc trừ sâu Basudin 10 H, 3 kg thuốc trừ cỏ Ametrex 80 WP. - Phương pháp theo dõi và đánh giá: + Dựa theo Quy phạm Khảo nghiệm giống mía 10 TCN–298–97 Ban hành ngày 17 tháng 01 năm 1997 và QCVN 01131:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống mía Ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2013). + Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, mức độ mất khoảng, sức đẻ nhánh, mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây, tỷ lệ cây trổ cờ, thời điểm trổ cờ, khả năng chống chịu (sâu bệnh hại, đổ ngã, phèn mặn), các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bến Lức – Long An (Bảng 2) Bảng 2. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh và mức độ mất khoảng của khảo nghiệm cơ bản tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi) Vụ tơ Vụ gốc I Tỷ lệ mọc mầm Sức đẻ nhánh Sức tái sinh Sức đẻ nhánh Tỷ lệ diện tích (%) (nhánh/cây mẹ) (mầm/gốc) (nhánh/cây mẹ) mất khoảng (%) Co414 56,33 b 1,03 a 1,16 b 0,68 bc 0,00 66,89 a 0,68 b 1,53 a 0,97 a 0,00 K99-72 K2000-89 62,33 ab 0,74 b 1,10 b 0,97 a 6,67 KPS01-25 64,89 ab 0,63 b 1,04 b 0,57 c 0,00 Khonkaen 3 65,56 a 1,09 a 1,36 a 0,99 a 0,00 64,67 ab 0,64 b 1,11 b 0,75 b 0,00 K84-200 (đ/c) LSD.05 8,96 0,12 0,17 0,12 CV (%) 7,76 8,10 7,82 8,09 Ghi chú:* Tỷ lệ diện tích mất khoảng xác định khi độ dài mất khoảng trên 0,6 m. * Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5% Công thức 760 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai Các giống có tỷ lệ mọc mầm cao, dao động từ 56,33 – 66,89% và tương đương đối chứng (64,67%). Sức tái sinh các giống khá cao, đều lớn hơn 1 mầm/gốc, dao động từ 1,04 – 1,53 mầm/gốc. Giống K99-72 (1,53 mầm/gốc) và Khonkaen 3 (1,36 mầm/gốc) có sức tái sinh cao hơn đối chứng (1,11 mầm/gốc), các giống còn lại có sức tái sinh tương đương đối chứng. Sức đẻ nhánh của các giống ở mức trung bình, Khonkean 3 có sức đẻ nhánh cao hơn đối chứng ở cả 2 vụ (0,99 đến 1,09 nhánh/cây mẹ). Khonkaen 3 không bị mất khoảng. Nhìn chung các giống mọc mầm tốt. Khonkaen 3 tái sinh mạnh, đẻ nhánh khá. Các giống khảo nghiệm có khả năng chịu sâu đục thân khá tốt, trước thu hoạch tỷ lệ cây chết do sâu đục thân dưới 9%, Khonkaen 3 bị nhiễm sâu hại thấp nhất (dưới 5%) và thấp hơn đối chứng. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trắng lá rất thấp, dưới 1%, Khonkaen 3 có tỷ lệ cây bị trắng lá 0,12%, thấp hơn so với đối chứng 0,44%. Bệnh đốm lá xuất hiện trên tất cả các giống ở những lá già với mức độ nhẹ. Tất cả các giống chưa thấy xuất hiện bệnh than và các loại bệnh khác,đều trổ cờ và đổ ngã. Trừ giống KPS01-25 có tỷ lệ trổ cờ trung bình (18-22%), các giống còn lại đều ở mức thấp, trong đó Khonkaen 3 trổ cờ ít nhất (dưới 4%), tương đương hoặc thấp hơn đối chứng (2,57-8,46%) và có thời gian bắt đầu trổ cờ muộn hơn đối chứng. Khonkaen 3 có tỷ lệ cây đổ ngã và cấp đổ ngã tương đương đối chứng (10,97-11,13%), các giống còn lại cao hơn, K2000-89, KSP01-25 và Co414 có tỷ lệ cây đổ ngã cao, trên 30% và cấp đổ ngã khá nặng (cấp 2 đến cấp 3) (Bảng 3). Khả năng chống chịu phèn của các giống khá tốt, trong đó Khonkaen 3 chống chịu ở mức tốt tương đương giống đối chứng. Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của khảo nghiệm cơ bản tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi) Công thức Co414 K99-72 K2000-89 KPS01-25 Khonkaen 3 K84-200 (đ/c) Tỷ lệ bị chết do sâu đục thân (%) 6,36-8,62 5,09-5,22 5,66-7,41 6,63-7,89 4,63-4,83 5,30-7,74 Tỷ lệ bệnh trắng lá (%) 0,36 0,30-0,81 0,00 0,43-0,55 0,12 0,44 Tỷ lệ cây trổ cờ (%) 2,16 4,87-7,51 10,82 18,61-22,24 3,63-3,85 2,57-8,46 Tỷ lệ cây đổ ngã (%) 33,72–37,93 14,52-16,29 41,11-43,02 35,24-48,27 9,05-13,11 10,97-11,13 Khả năng chịu phèn Khá Khá Khá Khá Tốt Tốt Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía trung bình của khảo nghiệm cơ bản tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi) Năng suất quy 10 Năng suất Chữ đường CCS Công thức thực thu (CCS) (tấn/ha) Tấn/ha % vượt đ/c Co414 67,12 b 1,62 c 101,17 e 13,18 133,38 2,38 K99-72 73,18 b 1,93 b 133,52 c 12,40 165,47 27,01 K2000-89 68,64 b 1,85 b 120,19 d 12,52 150,68 15,65 KPS01-25 72,50 b 2,13 a 147,46 b 12,41 183,31 40,69 Khonkaen 3 85,61 a 1,95 b 161,02a 12,74 205,16 57,47 K84-200 (đ/c) 70,15 b 1,59 c 104,47 e 12,46 130,29 CV (%) 4,89 4,48 5,04 LSD.05 6,48 0,15 12,01 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5% Mật độ cây hữu hiệu Khối lượng (ngàn cây/ha) cây (kg) Các giống có các yếu tố cấu thành năng suất cao, Khonkaen 3 vượt trội so với đối chứng (mật độ cây hữu hiệu đạt 85,61 ngàn cây/ha và khối lượng cây 1,95 kg). Năng suất 761 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM thực thu của các giống khá cao (trên 100 tấn/ha) trong đó, Khonkaen 3 đạt cao nhất (trên 160 tấn/ha), cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (104,47 tấn/ha). Các giống có chữ đường cao, trên 12 CCS, Khonkaen 3 cao hơn đối chứng không nhiều, đạt 12,74 CCS, vượt đối chứng 0,28 CCS. Do có năng suất cao và chữ đường tốt nên năng suất quy 10 CCS của Khonkaen 3 đạt trên 200 tấn/ha và vượt đối chứng trên 55% (Bảng 4). 3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng Các giống có tỷ lệ mọc mầm cao, dao động từ 49,81 – 69,44%, giống Khonkaen 3 tỷ lệ mọc mầm là 60,56%, cao hơn đối chứng (53,70%). Sức tái sinh các giống, dao động từ 1,14 – 1,65 mầm/gốc, Khonkaen 3 đạt tương đương đối chứng (1,18 mầm/gốc). Sức đẻ nhánh của các giống ở mức khá cao, Khonkaen 3 đạt cao nhất (2,17 nhánh/cây mẹ), cao hơn so với đối chứng và không bị mất khoảng. Giai đoạn đầu Khonkaen 3 tỏ ra có ưu thế hơn so với các giống tham gia khảo nghiệm (Bảng 5). Bảng 5. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh và mức độ mất khoảng của khảo nghiệm cơ bản tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi) Vụ tơ Vụ gốc I Tỷ lệ mọc mầm Sức đẻ nhánh Sức tái sinh Sức đẻ nhánh Tỷ lệ diện tích (%) (nhánh/cây mẹ) (mầm/gốc) (nhánh/cây mẹ) mất khoảng (%) K93-236 49,81 c 1,49 b 1,14 b 0,71 d 5,70 K95-84 69,44 a 1,01 c 1,19 b 0,87 c 0,00 K99-72 66,57 ab 1,29 bc 1,22 b 0,98 bc 2,45 K2000-89 64,81 ab 1,57 b 1,65 a 1,00 b 7,52 Khonkaen 3 60,56 b 2,17 a 1,18 b 1,24 a 0,00 KPS01-25 63,98 ab 1,47 b 1,24 b 0,88 bc 0,00 VĐ86-368 (đ/c) 53,70 c 1,31 bc 1,27 b 0,94 bc 0,00 CV (%) 6,17 11,86 6,52 7,34 LSD.05 6,73 0,31 0,15 0,12 Ghi chú: * Tỷ lệ diện tích mất khoảng xác định khi độ dài mất khoảng trên 0,6 m. * Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5% Công thức Bảng 6. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của khảo nghiệm cơ bản tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi) Công thức K93-236 K95-84 K99-72 K2000-89 Khonkaen 3 KPS01-25 VĐ86-368 (đ/c) Tỷ lệ bị chết do sâu đục thân (%) 5,38-11,40 6,96-8,84 8,38-11,44 9,11-11,78 6,25-9,76 9,78-9,85 12,74-13,82 Tỷ lệ bệnh trắng lá (%) 0,00 0,94 0,23 0,94-2,97 1,08 0,27-1,11 0,00 Các giống khảo nghiệm có khả năng chống chịu sâu đục thân khá, trước thu hoạch, tỷ lệ cây chết do sâu đục thân dưới 12% trong đó Khonkaen 3 thấp hơn đối chứng (dưới 10%). Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trắng rất thấp (dưới 3%) trong đó Khonkaen 3 1,08%, giống đối chứng 762 Tỷ lệ cây trổ cờ (%) 3,70-24,53 0,00-4,90 12,17-25,51 9,5-15,63 5,11-11,63 14,45-30,22 2,74-12,99 Tỷ lệ cây đổ ngã (%) 0,00 0,00 0,00-7,94 22,79-31,13 0,00 19,55-36,28 22,50-35,45 Khả năng chịu phèn mặn Khá Tốt Khá Khá Tốt Khá Tốt không bị trắng lá. Bệnh đốm lá xuất hiện trên tất cả các giống ở mức độ nhẹ. Chưa thấy xuất hiện bệnh than và các loại bệnh khác. Tất cả các giống đều trổ cờ và đổ ngã. K95-84, Khonkaen 3 và K2000-89 trổ cờ ít tương đương đối chứng. Trừ Khonkaen 3, K93- Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 236 và K95-84 không đổ ngã, K2000-89 đổ ngã tương đương đối chứng (trên 30% và ở cấp 2). Khả năng chống chịu phèn mặn của các giống khá tốt, trong đó Khonkaen 3 chống chịu ở mức tốt tương đương đối chứng. Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía của khảo nghiệm cơ bản tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi) Mật độ cây Khối lượng Năng suất Chữ Năng suất quy 10 CCS hữu hiệu cây thực thu đường Tấn/ha % vượt đ/c (ngàn cây/ha) (kg) (tấn/ha) (CCS) K93-236 59,34 de 2,06 cd 106,76 d 12,18 130,98 0,36 K95-84 73,80 b 2,31a 154,75 b 11,67 180,35 38,19 K99-72 66,92 bcd 1,74 e 105,76 d 12,11 128,41 -1,60 K2000-89 57,89 c 2,22ab 114,15 d 11,66 132,88 1,81 Khonkaen 3 85,80 a 2,03 cd 161,91a 12,47 200,78 53,84 KPS01-25 67,80 bc 2,12 bc 128,09 c 12,42 159,33 22,08 VĐ86-368 (đ/c) 62,44 cde 1,95 d 110,09 d 11,86 130,51 CV (%) 6,49 3,99 4,55 LSD.05 7,82 0,15 10,26 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5% Công thức Do có các yếu tố cấu thành năng suất cao, nên Khonkaen 3 có năng suất đạt cao nhất (trên 160 tấn/ha) và cao hơn khác biệt so với đối chứng (110,09 tấn/ha). Các giống có chữ đường khá cao (trên 11 CCS) trong đó Khonkaen 3 có chữ đường trên 12 CCS và cao hơn đối chứng (11,86 CCS). Do có năng suất cao và chữ đường khá nên năng suất quy 10 CCS của Khonkaen 3 đạt trên 200 tấn/ha và vượt đối chứng 53,84%. 3.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Long An Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía của khảo nghiệm sản xuất tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi) Công thức Khonkaen 3 KPS01-25 K84-200 (đ/c) Mật độ cây Khối lượng Năng suất hữu hiệu cây thực thu (ngàn cây/ha) (kg) (tấn/ha) 86,91 1,93 163,82 81,23 1,97 155,27 73,00 1,64 114,45 Các giống khảo nghiệm có các yếu tố cấu thành năng suất cao, mật độ cây hữu hiệu trên 70 ngàn cây/ha, khối lượng cây trên 1,60 kg trong đó Khonkaen 3 đạt cao nhất và cao hơn nhiều so với đối chứng, năng suất trên 163 tấn/ha, vượt so với đối chứng 40%. Chữ đường của các giống đạt trên 11,50 CCS, Khonkaen 3 trên 12 CCS và cao hơn đối chứng (11,98 CCS). Năng suất quy 10 CCS đạt trên 135 tấn/ha, Khonkaen 3 đạt cao nhất, trên 200 tấn/ha và vượt đối chứng trên 45%. Chữ đường (CCS) 12,49 11,91 11,98 Năng suất quy 10 CCS Tấn/ha 204,55 184,99 137,08 % vượt đ/c 49,22 34,95 - IV. KẾT LUẬN Kết quả tuyển chọn cho thấy Khonkaen 3 là giống mía có nhiều triển vọng, sinh trưởng khỏe, mật độ cây cao, khả năng lưu gốc tốt, chống chịu cao với sâu hại và phèn mặn, không hoặc bị đổ ngã nhẹ, trổ cờ ít, năng suất cao, trên 160 tấn/ha, chữ đường đạt trên 12 CCS, năng suất quy 10 CCS trên 200 tấn/ha (vượt đối chứng trên 45%, chất lượng tốt, chín trung bình sớm, thích hợp với vùng đất phèn mặn Tây Nam bộ. 763
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Trà Vinh
5 p | 35 | 3
-
Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương và lạc trồng xen canh với mía tại Thanh Hóa
7 p | 12 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống mía VN08-270 tại vùng úng phèn Tây nam Bộ
6 p | 6 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống mía chịu hạn tại Khánh Hòa
6 p | 11 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống mía VN12-23 tại Tây Nguyên
6 p | 4 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống mía VNN01 tại Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
9 p | 5 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống mía VN08-259 tại tỉnh Phú Yên
5 p | 18 | 2
-
Kết quả tuyển chọn một số giống mía nhập nội tại Tây Ninh
5 p | 28 | 2
-
Kết quả tuyển chọn một số giống mía nhập nội tại Khánh Hòa
5 p | 32 | 2
-
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa của ba giống mía ROC10, ROC23, ROC26 trồng tại tỉnh Hòa Bình
9 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn