T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHÈ CỦA MỘT SỐ CHỦNG<br />
XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT THÁI NGUYÊN<br />
Bùi Thị Hà (ĐH Y khoa - ĐH Thái Nguyên)<br />
Vi Thị Đoan Chính (Khoa KHTN&XH - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thái Nguyên là tỉnh giàu tiềm năng về nông, lâm nghiệp. Trong đó cây chè là loại cây<br />
chủ đạo, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hàng năm những bệnh do vi sinh vật (VSV), mà đặc<br />
biệt là do nấm gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phNm. Để phòng trừ<br />
các bệnh cho chè, người ta thường sử dụng nhiều loại thuốc hóa học, song việc sử dụng hóa chất<br />
thường là độc hại cho người, gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái.<br />
Chính vì vây, hiện nay người ta tăng cường các biện pháp đấu tranh sinh học theo hướng<br />
sử dụng các tác nhân sinh học để làm hạn chế các quần thể VSV gây bệnh. Trong số các tác nhân<br />
sinh học thường được sử dụng, xạ khuNn là nhóm có nhiều tiềm năng nhất vì tỷ lệ các chủng xạ<br />
khuNn có khả năng sinh chất kháng sinh (CKS) ở Việt Nam là khá cao, hầu hết các CKS có nguồn<br />
gốc xạ khuNn đều có phổ kháng rộng, đặc biệt có nhiều CKS có khả năng kháng nấm.<br />
Xuất phát từ lý do trên và góp phần khai thác nguồn tài nguyên VSV ở Thái Nguyên,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra về khả năng kháng nấm gây bệnh thực vật của xạ khuNn<br />
phân lập từ đất Thái Nguyên. Trong bài báo này chúng tôi thông báo kết quả tuyển chọn các<br />
chủng xạ khuNn có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cây chè.<br />
2.Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1 Nguyên liệu<br />
- Các mẫu đất lấy từ các địa điểm khác nhau thuộc tỉnh Thái Nguyên<br />
- 3 chủng nấm phân lập từ các mẫu chè bị bệnh ký hiệu là: CT-1A, CT-2E, CT-3X<br />
- Các môi trường Gause I và ISP 4 để phân lập và giữ giống xạ khuNn, môi trường<br />
Czapek và PDA để phân lập và giữ giống nấm<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu mẫu đất [1], phân lập xạ khuNn theo [2]<br />
- Xác định màu sắc khuNn ty theo Bảng màu của Tresner và Bakus (1963)<br />
- Xác định hoạt tính kháng sinh theo phương pháp khuếch tán trên thạch và đục lỗ<br />
- Lên men trên máy lắc tròn 220 vòng/phút. Thời gian lên men 120 giờ ở 280C<br />
- Nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy theo [1],[3].<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1 Kết quả phân lập và tuyển chọn sơ bộ<br />
Từ các mẫu đất lấy ở độ sâu 5 – 10 cm tại các địa điểm khác nhau thuộc tỉnh Thái<br />
Nguyên, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết được 80 chủng xạ khuNn thuộc chi Streptomyces.<br />
Sau khi thử hoạt tính kháng sinh (HTKS) theo phương pháp khuếch tán trên thạch với 3 chủng<br />
nấm CT-1A, CT-2E, CT-3X, chúng tôi đã sơ bộ tuyển chọn được 30 chủng trong tổng số 80<br />
chủng xạ khuNn có hoạt tính kháng nấm (HTKN) ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 37,5%.<br />
92<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
So sánh với tỷ lệ chủng xạ khuNn kháng nấm gây bệnh đạo ôn đã công bố trước đây[4], tỉ lệ<br />
chủng xạ khuNn có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên chè của chúng tôi có phần cao hơn.<br />
Tỷ lệ các chủng xạ khuNn có hoạt tính kháng nấm phân chia theo nhóm màu của Shirling<br />
và Gottlieb [5]. Kết quả trên Bảng 1 cho thấy: số lượng chủng có hoạt tính nhiều nhất là nhóm<br />
trắng chiếm 36,7%, sau đó là nhóm xám - 26,7%, nhóm xanh - 25,3%, nhóm hồng – 6,7% và ít<br />
nhất là các nhóm nâu và lục đều chiếm 3,3%. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với<br />
những nghiên cứu trước [3],[4]. Tỷ lệ các nhóm màu được thể hiện trên hình 1.<br />
Bảng 1. Sự phân bố của xạ khu<br />
n có hoạt tính kháng nấm theo nhóm màu<br />
Nhóm màu xạ khu@n<br />
<br />
Các chủng có HTKN<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
11<br />
36,7<br />
8<br />
26,7<br />
7<br />
23,3<br />
2<br />
6,7<br />
1<br />
3,3<br />
1<br />
3,3<br />
30<br />
100<br />
<br />
Tỷlệ chủng (%)<br />
<br />
Trắng (Allbus)<br />
Xám (Griseus)<br />
Xanh (Azeureus)<br />
Hồng (Roseus)<br />
Nâu (Chromogenes)<br />
Lục (Viridis)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tỷ lệ chủng có HTKN so với<br />
tổng số (%)<br />
13,7<br />
10,0<br />
8,6<br />
2,6<br />
1,3<br />
1,3<br />
37,5<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
W<br />
G<br />
B<br />
R<br />
Br<br />
W<br />
<br />
G<br />
<br />
B<br />
<br />
R<br />
<br />
Br<br />
<br />
Gr<br />
<br />
Gr<br />
<br />
Nhóm màu<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ các chủng xạ khu<br />
n có hoạt tính kháng nấm theo nhóm màu<br />
(W:Trắng; G:Xám; B:Xanh; R:Hồng; Br:Nâu; Gr: Lục).<br />
<br />
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy khả năng đối kháng của các chủng xạ khuNn với 3<br />
chủng nấm gây bệnh trên chè có sự khác nhau (bảng 2). Trong tổng số 30 chủng có hoạt tính<br />
kháng nấm, số chủng kháng nấm CT2E là cao nhất, có 16 chủng (chiếm 53% ), tiếp theo là số<br />
chủng kháng nấm TC5X, có 13 chủng (chiếm 43%) và ít nhất là chủng kháng nấm TC 1A có 9<br />
chủng (chiếm 30%). Đáng chú ý trong số đó, có 4 chủng có khả năng kháng được cả 3 chủng<br />
nấm, chiếm tỷ lệ 13,3%, các chủng còn lại phần lớn chỉ kháng được 1 đến 2 chủng nấm. Tỷ lệ<br />
các chủng kháng nấm được thể hiện trên hình 2.<br />
Bảng 2.Tính đối kháng của xạ khu<br />
n với 3 chủng nấm gây bệnh trên chè<br />
Số chủng XK<br />
có HTKS<br />
<br />
CT1A<br />
<br />
30<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
9<br />
30<br />
<br />
3 chủng nấm gây bệnh chè<br />
CT2E<br />
CT5X<br />
16<br />
53<br />
<br />
13<br />
43<br />
<br />
Cả 3 chủng<br />
4<br />
13,3<br />
<br />
93<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
30<br />
25<br />
Số chủng 20<br />
XK có 15<br />
10<br />
HTKN<br />
5<br />
0<br />
CT1A CT2E CT5X Cả 3<br />
chủng<br />
Các chủng nấm<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ các chủng xạ khu<br />
n có hoạt tính kháng nấm<br />
<br />
*Kết quả tuyển chọn các chủng xạ khu<br />
n có HTKS cao<br />
Sau khi đã tuyển chọn sơ bộ được 30 chúng có hoạt tính kháng nấm, chúng tôi đã chọn<br />
ra 3 chủng có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục sàng chọn bước 2, đó là các chủng: Đ1, R2 và T6.<br />
Ở bước này, các chủng được nuôi lắc trong môi trường ISP-4 để thu dịch nuôi cấy. Căn cứ vào<br />
kết quả thử hoạt tính của dịch nuôi cấy theo phương pháp đục lỗ (bảng 3), chúng tôi đã chọn ra được<br />
2 chủng có hoạt tính cao hơn để cho các nghiên cứu tiếp theo, đó là các chủng Đ1 và R2.<br />
Bảng 3. Hoạt tính kháng nấm của 3 chủng xạ khu<br />
n<br />
Chủng<br />
xạ khu@n<br />
Đ1<br />
R2<br />
T6<br />
<br />
Hoạt tính kháng nấm (ĐKVVK – mm)<br />
CT1A<br />
12<br />
12<br />
11<br />
<br />
CT2E<br />
14<br />
16<br />
12<br />
<br />
CT5X<br />
15<br />
17<br />
11<br />
<br />
Kết quả trên bảng 3 cho thấy: nhìn chung cả 3 chủng xạ khuNn lựa chọn đều vẫn giữ<br />
được hoạt tính, song mức độ kháng đối với các chủng nấm là khác nhau. Khả năng kháng nấm<br />
CT1A của các chủng là yếu nhất. Trong số 3 chủng chỉ có 2 chủng Đ1 và R2 là có khả năng<br />
kháng được cả 2 chủng nấm CT2E và CT5X với mức độ kháng mạnh nhất (hình 3)<br />
<br />
Hình 3. Hoạt tính kháng nấm của 3 chủng xạ khu<br />
n lựa chọn<br />
<br />
* Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của 2 chủng Đ1 và R2<br />
Chủng R2 có cuống sinh bào tử dạng xoắn (hình 4)<br />
Chủng Đ1 có cuống sinh bào tử dạng hơi xoắn (hình 5)<br />
94<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Hình 4.Cuống sinh bào tử chủng R2(x400)<br />
<br />
Hình 5. Cuống sinh bào tử chủng Đ1(x400)<br />
<br />
*Khả năng đồng hóa các nguồn cacbon<br />
Để đánh giá khả năng đồng hóa các nguồn cacbon khác nhau, chúng tôi tiến hành nuôi 2<br />
chủng R2 và Đ1 trên môi trường ISP – 9 có bổ sung các nguồn cacbon khác nhau với nồng độ<br />
1%. Sau 7 – 14 ngày nuôi cấy, kết quả được thể hiện trên bảng 4<br />
Bảng 4. Khả năng đồng hóa nguồn cacbon của 2 chủng xạ khu<br />
n Đ1 và R2<br />
TT<br />
<br />
Nguồn cacbon<br />
<br />
Chủng Đ1<br />
<br />
Chủng R2<br />
<br />
1<br />
<br />
Glucose (Đối chứng dương)<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
Saccarose<br />
<br />
++<br />
<br />
++<br />
<br />
3<br />
<br />
Maltose<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
4<br />
<br />
Tinh bột<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
5<br />
<br />
Fructose<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
6<br />
<br />
Không có đường (Đối chứng âm)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: ++: sinh trưởng tốt; +: sinh trưởng bình thường, -: Không sinh trưởng<br />
<br />
Kết quả trên bảng 4 cho thấy: trong 2 chủng nghiên cứu, chủng Đ1 có khả năng đồng<br />
hóa được nhiều nguồn cacbon hơn và khả năng đồng hóa tốt nhất là đường saccarose. Chủng R2<br />
cũng như chủng Đ1, đồng hóa tốt đường saccarose nhưng lại không có khả đồng hóa 2 nguồn<br />
đường glucose và maltose<br />
4. Kết luận<br />
4.1. Từ các mẫu đất khác nhau, đã phân lập và thuần khiết được 80 chủng xạ khuNn<br />
thuộc chi Streptomyces, trong số đó có 30 chủng có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên chè ở các<br />
mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 37,5%. Trong số các chủng có hoạt tính kháng nấm, nhóm trắng<br />
chiếm 36,7%, xám – 26,7%, xanh – 23,3%, hồng – 6,7%, nâu – 3,3%, lục – 3,3%.<br />
4.2. Đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuNn là Đ1 và R2 có hoạt tính mạnh nhất trong số 30<br />
chủng có hoạt tính kháng nấm, kháng được cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT2E và CT5X<br />
4.3. Chủng Đ1 có khả năng đồng hóa tốt nhiều nguồn cacbon và đồng hóa tốt nhất là<br />
nguồn đường saccarose. Chủng R2 đồng hóa tốt nguồn đường saccarose nhưng không có khả<br />
năng đồng hóa 2 nguồn đường glucose và maltose<br />
95<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Từ các mẫu đất khác nhau của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phân lập được 80 chủng Xạ<br />
khuNn có hoạt tính kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Kết quả đã tìm được 30<br />
chủng có hoạt tính kháng nấm ở các mức độ khác nhau (chiếm 37,5%). Trong số đó nhóm Trắng<br />
chiếm 36,7%, nhóm Xám chiếm 26,7%, nhóm Xanh chiếm 23,3%, nhóm Hồng chiếm 6,7%, nhóm<br />
Nâu chiếm 3,3%, nhóm Lục chiếm 3,3%. Có 16 chủng (53%) có hoạt tính kháng nấm CT2E, 13<br />
chủng (43%) có hoạt tính kháng nấm CT5X, 9 chủng (30%) có hoạt tính kháng nấm CT1A. Hai<br />
chủng Đ1 và R2 đã được lựa chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.<br />
Summary<br />
Streptomyces – antagonist isolated from soil in Thai Nguyen to fungal disease on Tea<br />
Eigthy Streptomyces strains isolated from soil samples in Thai Nguyen were examined<br />
anti-fungal activities by agar streak method. The results showed that 30 isolates exhibited<br />
antibiotic activity (37,5%). Among them, white – 36,7%, grey -26,7%, blue – 23,3%, pink –<br />
6,7%, brown- 3,3%, green- 3,3%. 16 strains (53%) possessed antibiotic activity against CT2E<br />
fungi, 13 strain (43%) – against CT5X fungi, 9 strain (30%) – aginst CT1A fungi. Two strain<br />
Đ1 and R2 was chosen and studied.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1].Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượu, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty<br />
(1972), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập 1, Nxb KHKT Hà Nội, Tr.328 – 345<br />
[2].Nguyễn Thành Đạt (2000), Sinh học vi sinh vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[3].Bùi Thị Việt Hà (2006), Nghiên cứu xạ khu<br />
n sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực<br />
vật ở Việt Nam, Luận án TS sinh học.<br />
[4]. Lê Gia Hy và cộng sự (1992), "Tính đối kháng của xạ khuNn phân lập từ đất Việt Nam đối<br />
với bệnh đạo ôn", Tạp chí Sinh học, tập 14, số 4, Tr.11 – 12.<br />
[5].ShirlingE.B, Gotilieb D. (1966), Methods for characterization of Streptomyces spectes,<br />
international Journal of Systematic Bacteriology, Vol 16, No 3, 313 - 340.<br />
<br />
96<br />
<br />