intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VDSL CHƯƠNG 3

Chia sẻ: Tran Le Kim Yen Tran Le Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

75
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Mã đường Một trong những khó khăn hiện nay của kĩ thuật VDSL đó là chưa có chuẩn qui định cơ chế mã hoá và phương pháp báo hiệu nên hai phương pháp điều chế đơn sóng mang và đa sóng mang đều đang được nghiên cứu sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VDSL CHƯƠNG 3

  1. ĐỒ ÁN HỆ THỐNG MẠNG Đề tài: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VDSL CHƯƠNG III KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ VDSL TRONG MẠNG TRUY NHẬP 3.1 Các vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển kỷ thuật VDSL  Mã đường Một trong những khó khăn hiện nay của kĩ thuật VDSL đó là chưa có chuẩn qui định cơ chế mã hoá và phương pháp báo hiệu nên hai phương pháp điều chế đơn sóng mang và đa sóng mang đều đang được nghiên cứu sử dụng. Trong nhóm đơn sóng mang mã CAP vượt trội hơn hẳn so với mã SLC và đang được một số hãng nghiên cứu đưa vào sử dụng như hãng Orckit. Mã DMT và mã WDMT thực chất cùng dựa trên một nguyên tắc. Mã DMT hiện nay đang được sử dụng cho kĩ thuật ADSL và cũng được sử dụng nhiều cho kĩ thuật VDSL. Hai loại mã này đều có những ưu điểm riêng, chẳng hạn như mã CAP có ưu điểm về công suất tiêu thụ, về đường đặc trưng và giá thành nhưng lại không linh động và hiện nay chưa hoạt động được ở tất cả các tốc độ chuẩn. Ngược lại mã DMT lại có ưu điểm là cung cấp đường đặc trưng hầu như tối ưu cho các kênh được chia, đàn hồi đối với ảnh hưởng của tần số radio, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi kênh và điều kiện nhiễu bên ngoài, hoạt động ở tất cả
  2. các tốc độ chuẩn, không chịu ảnh hưởng mạnh của nhiễu tạp âm xung. Nhưng các modem VDSL sư dụng mã DMT có đường đặc trưng như các modem VDSL sử dụng mã Cap lại yêu cầu công suất tiêu thụ lớn gấp 4 lần. Hơn nữa, do khắc phục việc đường đặc trưng của DMT chịu ảnh mạnh của tín hiệu HF nên độ phức tạp của modem VDSL sử dụng mã này tăng lên. Hai điều này dẫn đến giá thành của loại modem dùng mã này cao hơn.  Phương pháp ghép kênh Hai phương pháp ghép kênh TDD và FDD đều đang được nghiên cứu để sử dụng. Phương pháp FDD có ưu điểm là cơ chế đồng bộ dễ hơn phương pháp TDD và các dịch vụ hiện nay đang sử dụng là các dịch vụ FDD điển hình. Tuy vậy phương pháp ghép kênh TDD lại có ưu điểm là đã phát triển chín muồi, có độ linh động cao, giá thành thấp và yêu cầu công suất tiêu thụ thấp hơn phương pháp FDD.  Mẫu chuẩn về nhiễu Hiện nay chưa có mẫu chuẩn về nhiễu cho modem VDSL. Việc này một phần là do nhiễu của đường dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như kiểu dây, điều kiện lắp đặt…) nên khó khăn đưa ra mô hình chung.  Nhiễu vô tuyến Trong trường hợp sử dụng cáp treo trong mạng nội hạt (local loop), thì tín hiệu VDSL khi truyền tạo ra một trường điện có khả năng giao thoa với giải tần vô tuyến, làm nhiễu tín hiệu vô tuyến và ngược lại.  Sự phát xạ của cáp treo Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm BT, thì tín hiệu phát ra từ modem VDSL có PSD cỡ -60dBm/Hz truyền qua mạng cáp treo có tần số nằm trong dải tần vô tuyến có thể làm nhiễu các tín hiệu vô tuyến. Các
  3. chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị là các tín hiệu từ modem VDSL có tần số nằm trong dải tần vô tuyến phải nhỏ hơn – 80dBm/Hz.  Hoạt động ở dạng đối xứng hay không đối xứng Hiện nay các modem VDSL không đồng thời cung cấp được cả hai loại dịch vụ đối và không đối xứng. Trong tương lai sẽ thiết kế loại modem này.  Các đầu thu và đầu phát linh động Cũng với lý do trên, các chuyên gia đang khuyến nghị thiết kế loại modem có đầu phát có cấu hình phù hợp với cả hoạt động đối xứng và không đối xứng. 3.2. Triển khai VDSL tại Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet trong các toà nhà cao tầng, VDC đã chính thức thử nghiệm dịch vụ Internet sử dụng công nghệ VDSL tại Hà Nội. Theo công ty VDC, hiện đối tượng sử dụng dịch vụ này là khách hàng thuộc khối công ty, văn phòng trong các toà nhà. Đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu cung cấp dịch vụ mạng như Web, mail, ftp, do đó sẽ tổ chức mạng lưới như khách hàng lease-line thì phải sử dụng địa chỉ IP Public. Khách hàng sẽ được cấp một số subnet riêng hoặc một vài địa chỉ trong dải địa chỉ của mạng Internet Việt Nam.  Cước VDSL tính theo khả năng sử dụng thực tế khách hàng Sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ truyền số liệu băng rộng: Truy nhập Internet, liên lạc bằng VPN, xây dựng trang Web…Tuy nhiên, trong giai đoạn dầu, VDC chỉ mới triển khai dịch vụ truy nhập Internet băng rộng. Tốc độ truy nhập dịch vụ có thể từ 64kbps tới 2Mbps hoặc cao hơn khi dùng uplink là wireless hoặc nhiều đường E1. Khách hàng cũng có thể sử dụng VPN clinet base để tăng tính bảo mật khi kết nối vào mạng dùng riêng ở nước ngoài.
  4. Cước dịch vụ có thể được tính trọn gói, theo thời gian hoặc theo lưu lượng sử dụng tuỳ theo khả năng và thực tế sử dụng của khách hàng. Khách hàng thuê một đường truyền có tốc độ giới hạn, cước sẽ được tính cố định trọn gói theo tốc độ giới hạn đó chứ không theo thời gian dung lượng sử dụng. Tính cước theo thời gian dựa theo tốc độ giới hạn của đường truyền và thời gian truy nhập mạng. Cách tính cước này phù hợp với khách hàng truy nhập mạng bình thường. Cách tính cước theo lượng sử dụng được tính trên tốc độ giới hạn và lưu lượng thực tế khách hàng đã sử dụng.  Khách hàng có thể vừa gọi điện thoại, fax và truy nhập Internet Internet tốc độ cao VDSL là dịch vụ cho phép khách hàng có thể vừa truy nhập Internet, vừa gọi điện thoại và fax. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng không phải thực hiện việc vào, ra mạng và không phải quay số mỗi khi muốn vào mạng Internet. Điều này đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng. Ưu điểm của dịch vụ VDSL là chi phí thấp, các thiết bị đầu cuối rẽ, lắp đặt đơn giản lại đáp ứng được tốc độ cao truy nhập khi truy nhập Internet. Tốc độ download của dịch vụ này cân bằng từ 64 Kbps đến 5 Mbps. Dịch vụ này sẽ được kết nối từ mạng VDC tới các toà nhà sử dụng lease-line truyền thống hoặc một kết nối băng rộng tới nhà cung cấp dịch vụ mạng. Việc kết nối chủ yếu dựa trên các công nghệ cung cấp mạng băng rộng như công nghệ ADSL, công nghệ VDSL và công nghệ wireless. Thực tế trong các toà nhà tại Việt Nam hiện nay, việc sử dụng công nghệ VDSL là hơp lý nhất. Bởi vì công nghệ này cho các toà nhà văn phòng, khu nhà ở đô thị hay các công ty, xí nghiệp với độ dài đường cáp kết nối không quá 100 mét sẽ giải quyết
  5. nhu cầu kết nối Internet cho các khách hàng có mô hình mạng co nhiều đặc điểm giống các thuê bao Internet trực tiếp. 3.3 Các kiến trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang Cáp quang là phương tiện truyền dẫn hữu tuyến có tốc độ cao nhất hiện nay. Việc đưa cáp quang vào mạng truy nhập mới chỉ bắt đầu. Hiện nay giá cáp quang và thiết bị quang tương đối cao so với cáp đồng nhưng đang có xu hướng giảm liên tục. Thêm vào đó, băng thông khổng lồ, khối lượng và kích thước bé so với cáp đồng là những lợi thế rất quan trọng. Cáp quang nhẹ hơn cáp đồng cỡ 23 lần và có tiết diện nhỏ hơn 36 lần. Trong mạng thành thị vốn đã có rất nhiều cáp những tính năng này trở nên rất quan trọng. Cáp quang có thể dễ lắp đặt vào các hệ thống cống ngầm sẵn có. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ băng rộng, việc đưa cáp quang trong mạng truy nhập sẽ cho phép:  Dễ dàng hơn trong bước chuyển đổi sang mạng truy nhập thế hệ sau, cung cấp băng thông theo yêu cầu.  Nâng cao độ tin cậy và chất lượng dịch vụ.  Nâng cao khả năng cạnh tranh  Cung cấp các dịch theo yêu cầu băng hẹp hiện nay một cách tốt hơn.  Mở rộng tầm hoạt động của các tổng đài.  Có thêm doanh thu nhờ các dịch vụ mới.
  6. Service Exchange Local Cabinet User Node Exchange PON VB5 UNI VDSL or ADSL NTE SN OLT ONU FTTExch VDSL NTE SN OLT ONU FTTCab VDSL NTE SN OLT ONU FTTC/ FTTB NTE SN OLT FTTC/ FTTH ADSL- Asymmetric Digital Subscriber Line/Loop NTE- Network Termination Equipment OLT- Optical Line Termination ONU- Optical Network Unit PON- Passive Optical Network VDSL- Very high-speed Digital Subscriber Line/Loop  Khả năng quản lí mạng truy nhập sẽ được cải thiện. Hình 3.1 Các kiểu trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang FTTx Có thể triển khai mạng truy nhập sử dụng cáp quang bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào thiết bị và công nghệ mà ta lựa chọn. Một số kiến trúc mạng phổ biến dựa trên mạng quang thụ động (PON) như sau:  FTTCab: Fiber To The Cabinet (cáp quang đến tủ phân phối).  FTTC/B: Fiber To The Curb/Building (cáp quang đến khu vực/cao ốc).  FTTH: Fiber To The Home (cáp quang đến nhà).
  7. 3.3.1 Mạng quang thụ động Mạng quang thụ động PON là giải pháp tương đối rẽ tiền để đưa cáp quang vào mạng truy nhập. Có thể nói PON gắn liền với những nỗ lực giảm giá thành mạng cáp quang để sử dụng không chỉ trong mạng truyền dẫn đ ường trục, mà dùng để truyền dẫn trong mạng truy nhập thuê bao. Đặc biệt của PON là chỉ sử dụng các bộ tách quang thụ động, không dùng các thiết bị ghép kênh, chính vì thế giá thành tương đối thấp. Với PON ta có thể triển khai nhiều cấu hình mạng khác nhau FTTx. Tuy ra đời và được sử dụng đầu tiên trong mạng truy nhập quang, nhưng vì nhiều lý do PON chưa được triển khai thực sự rộng rãi. Thi trường thiết bị PON có thể nói là khá khiêm tốn với tổng doanh thu 35 triệu USD năm 2000 (ở Mỹ, theo FCC), tuy nhiên tăng trưởng khá mạnh trong thời gian gần đây. Probe Reseach dự báo tốc độ tăng trưởng của thị trường thiết bị mạng quang thụ động trong vài năm tới là khoảng 60%. Thị trường PON cũng như toàn nghành công nghiệp viễn thông gặp nhiều biến động trong thời gian gần đây, mặc dù vậy nhiều nhà khai thác vẫn tiếp tục triển khai mạng quang thụ động. PON là công nghệ mạng truy nhập cạnh tranh trực tiếp với GigE và SDH. Thiết bị GigE và SDH liên tục giảm giá, đặc biệt là thiết bị Gigabit Ethernet, đã tạo ra áp lực lớn đối với thị trường PON. Tuy nhiên EPON, là kết hợp giữa cấu trúc quang thụ động và Ethernet, trong nhiều trường hợp là giải pháp hợp lí cho “last mile” của mạng truy nhập. Công nghệ mạng quang thụ động có thể mô tả ngắn gọn như sau:  Mạng PON là mạng điểm đến đa diểm.  Một sợi quang duy nhất có thể tải 1,25 Gbps chia sẽ cho tối đa 64 đối tượng sử dụng.  Có ba giao thức lớp 2 chủ yếu dùng cho mạng quang thụ động, theo thứ tăng dần của giá:
  8.  BPON: Broadband PON.  EPON: Ethernet PON.  APON: ATM PON. ONU 2 3 1 ONU Router Fiber Intern OLT Building et Passive PoP/Central office ONU optical Copper to splitter home/SME RT/DSLAM ONU Coax to home Cable distribution node Hình 3.2 Mạng quang thụ động PON
  9. Optical Line Terminal (OLT) giám sát và duy trì chất lượng dịch vụ (1) khi tách/ghép tín hiệu từ/đến nhiều đầu cuối khác nhau. Passive Optical Splitter gửi một phần tín hiệu đường xuống tới từng (2) đầu cuối và đưa tín hiệu đường lên vào đoạn cáp quang chính để truyền về OLT (tức tín hiệu xuống được tách ra và tất cả đầu cuối nhận được tín hiệu giống hệt nhau). POS không cần nguồn. Optical Network Unit (ONU) thực hiện chuyển đổi giữa tín hiệu (3) quang của PON và tín hiệu của thiết bị khách hàng (ATM, Ethernet). Để tránh xung đột khi các ONU đồng thời gửi dữ liệu về OLT có thể sử dụng phương pháp WDM hay khe thời gian. Tuy nhiên giải pháp WDM khá đắt tiền và có thể gây ra nhiều vấn đề trong mạng. Chính vì vậy giải pháp dùng khe thời gian là phổ biến nhất. Việc cấp phát khe thời gian cho ONU có thể là tỉnh hay động. 3.3.2 ATM PON Các hệ thống APON là các PON dựa trên ATM qua SONET/SDH. Các PON cũng được biết bởi tên tiếp thị hơn BPON, hay Broadband PON, để tránh sự khó hiểu một số người dùng những người đã tin tưởng rằng các PON có thể chỉ cung cấp các dịch vụ ATM tới cuối các người dùng. Sự giao thiệp APON và BPON sẽ được sử dụng để thay thế nhau. Các APON được định nghĩa bởi nhóm ITU-T G983 và FSAN. SONET/SDH là một chuẩn công nghiệp viễn thông cho các kết nối quang tốc độ cao qua các khoảng cách dài. SONET hỗ trợ một cấu trúc vòng, nó có thể được triển khai điểm tới điểm (trường hợp biến đổi). Thêm vào để mạng thoại và dữ liệu, SONET hỗ trợ một số loại chỉ số báo hiệu và thực hiện một số tính năng kiểm tra.
  10. ATM là giao thức chạy trên SONET. ATM sử dụng 53 byte tế bào (5 byte mào đầu và 48 byte tải trọng). Vì cỡ của tế bào là cố định, sự thực hiện ATM có thể đảm bảo hiệu quả chất lượng dịch vụ, băng tần cho phép, đảm bảo độ trể, ATM được thiết kế để hộ trợ cho cả hai tải trọng thoại và dữ liệu, vì vậy nó là thích hợp tốt với các ứng dụng fiber- to-the- home. OLT cho một triển khai APON có thể hỗ trợ các đa APON với một số tỉ số tách của mỗi 32 thuê bao hay 64, tuỳ vào cung cấp. APON có thể được triển khai hai sợi tới mỗi khách hàng (một chiều lên và một cho chiều xuống), hay sử dụng WDM như một sợi tới mỗi khách hàng. WDM tách rời sợi bởi chiều dài bước sóng trong hai hay hơn nhiều hai kênh. sự thực hiện APON sử dụng một kênh cho lưu lượng chiều lên, một cho lưu lượng chiều xuống, và một khả năng cho công nghệ băng rộng như video. Một sự mở rộng cho tương lai có thể của APON là super PON. Mục đích cấu trúc của một super PON bao gồm một tầng của các bộ tách quang thụ động. Cấu trúc lý tưởng sẽ có thể hỗ trợ 2048 người sử dụng và với khoảng cách 100 km, với 2,5 Gbps cho chiều xuống và 311 Mbps cho chiều lên. 3.3.3 Hệ thống truy nhập quang băng rộng dựa trên mạng quang thụ động G.938.1 là chuẩn APON ban đầu. Từ khi bắt đầu của nó vào năm 1998, đã có 7 chuẩn khác nhau đưa ra như là một phần của nhóm G.938.1 và mở rộng kĩ thuật của G.938.1. Chuẩn định nghĩa tốc độ danh nghĩa cho APON đối xứng 155,52 Mbps hay 622,08 Mbps, hay bất đối xứng 622,08Mbps cho hướng chiều xuống và 155,52Mbps cho hướng chiều lên, truyền dẫn có thể qua 1 sợi đơn sử dụng WDM hay qua 2 sợi, một cho truyền dẫn trong mỗi hướng, phạm vi2 hợp lí khác nhau của hệ thống là 20 km. Khoảng cách lơn nhất giữa S/R và R/S những điểm trong biểu
  11. đồ trong hình 3.3 cũng là 20 km. Chuẩn cũng chỉ rõ một chỉ số tách được hỗ trợ nhỏ nhất của 16 hay 32 người dùng cho mỗi PON. R/S S/R ONU Optical Disstribution OLT NetWork ONU S: Điểm trên cáp quang chỉ sau OLT (Chiều xuống)/ ONU (Upstream), điểm kết nối quang (bộ nối quang hay chổ nối quang). R: Điểm trên cáp quang chỉ sau ONU (Chiều xuống)/ OLT (Upstream), điểm kết nối quang (bộ nối quang hay chổ nối quang). Hình 3.3 Theo cấu hình tham chiếu của ITU (G.982) Giao thức APON hoạt động khác nhau trong các hướng chiều xuống và hướng chiều lên. Trong hướng chiều xuống, APON hoạt động tại tốc độ OC3 (155Mbps) hay OC12 (622Mbps). Trên một sợi đơn sử dụng WDM, truyền chiều xuống tại 1480-1580 nm. Cho hai sợi, truyền dẫn tại 1260-1360 nm. Tại 155 Mbps, khung APON bao gồm 56 tế bào ATM (khe thời gian); 54 cho dữ liệu và 2 cho các hoạt động và quản lí tầng vật lí (PLOAM). Tế bào PLOAM được chèn vào cho mọi 28 khe thời gian. Tại 622 Mbps, một khung APON là dài 224 khe dài với 216 tế bào ATM của dữ liệu và 8 tế bào của PLOAM.
  12. Tất cả các bộ thu chiều xuống thu tất cả các tế bào và loại bỏ những cái không dành cho chúng, dựa trên thông tin địa chỉ ATM. Tuỳ theo loại băng rộng của PON, dữ liệu người dùng chiều xuống được khuấy hay trộn, sử dụng một khoá khuấy phát ra bởi ONU để cung cấp một mức thấp bảo vệ cho dữ liệu người dùng chiều xuống. Trong hướng chiều lên, chuẩn ghi rõ tốc độ OC3 và OC12, với cả hai 1 WDM và chiều dài sóng 2 sợi 1260-1360nm. Truyền dẫn chiều lên được điều chỉnh với một hệ thống TDMA. Máy phát được cho biết khi được phát bởi xác nhận của thông báo trợ cấp qua các tế bào PLOAM thu được. Chiều lên APON thay đổi ATM và sử dụng 56 byte tế bào ATM, với 3 byte thêm vào header được sử dụng cho thời điểm bảo vệ, mở đầu các bit, và một bộ phân cách trước khi bắt đầu 53 byte tế bào ATM thực. Kỷ thuật bảo vệ cho APON được trong phụ lục của G.983.1. Bốn cấu hình song công có thể được thể hiện như ví dụ.  Hệ thống song công sợi: hai sợi quang giữa OLT và bộ tách.  OLT- chỉ có hệ thống song công: 2 sợi giữa OLT và bộ tách với 2 cổng đầu vào và đầu ra trên phía OLT của bộ tách và 2 OLT qua PON tại trung tâm chuyển mạch.  Hệ thống song công đầy đủ: đồng nhất hai cấu hình, nhưng cả 2 phía điều kiện ONU và các bộ tách.  Song công từng phần: cho phép chỉ có một số ONU song công với điều kiện phía OLT song công. 3.4 Nâng cấp Mạng VDSL lên hệ thống APON Từ sự phân tích công nghệ VDSL trong chương II và sự phân tích APON trong chương III. Ta có thể thấy rằng việc chuyển từ mạng VDSL lên hệ thống
  13. APON là một quá trình thay thế cơ sở để chuyển từ mạng truy nhập hiện nay lên mạng quang hoá.  Trước hết đòi hỏi cần phải quang hoá mạng truy nhập. Yêu cầu này cần phải có thời gian để chuyển tất cả những đ ường dây cáp đồng cũ hiện nay thay thế bằng hệ thống cáp quang.  Thay thế các thiết bị kỉ thuật không còn phù hợp cho mạng quang mới nhất là các thiết bị kĩ thuật không đồng bộ với hệ thống mạng quang. Ví dụ cụ thể là các thiết bị chuyển đổi quang điện và ngược lại trên đường truyền dẫn phải được cất dỡ. Vì việc xác định địa hình của từng vùng cũng như yêu cầu dịch vụ của các vùng khác nhau, các vấn đề nảy sinh khác cũng như tiêu chí kĩ thuật của các thiết bị mạng nên việc định cở mạng không được chính xác nên việc nâng cấp trong thực tế còn có nhiều vấn đề khác đây chỉ là những đề xuất mang tính yêu cầu lí thuyết, những gì mà em thu được qua nghiên cứu đề tài này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2