YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát hình thái bao quy đầu của 536 học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên
54
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài báo là nhận xét một số đặc điểm hình thái bao quy đầu của học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát hình thái bao quy đầu của 536 học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên
Vũ Thị Hồng Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 181 - 186<br />
<br />
KHẢO SÁT HÌNH THÁI BAO QUY ĐẦU CỦA 536 HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 14<br />
TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Thị Hồng Anh1*, Đào Trọng Tuyên2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm hình thái bao quy đầu của học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện<br />
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, gồm 536 học sinh từ<br />
6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Phân loại hình thái bao quy đầu theo Kayaba H..<br />
Kết quả: Tỉ lệ hình thái bao quy đầu từ loại I đến loại V lần lượt là 8,4%, 9,9%, 23,3%, 26,9%,<br />
31,5%. Tỉ lệ bao quy đầu lộn được hoàn toàn (Loại V) tăng từ 15,5% ở lứa tuổi lên 6 tới 78,3% ở lứa<br />
tuổi 14. Tỉ lệ bao quy đầu hẹp hoàn toàn giảm dần theo lứa tuổi, từ 11,3% ở lứa tuổi lên 6 xuống<br />
2,2% ở lứa tuổi 14. 14,7% trẻ có viêm quy đầu và bao quy đầu. Kết luận: Bao quy đầu không tách<br />
khỏi quy đầu thường gặp ở lứa tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Quá trình tách dính bao quy đầu tiến triển đến<br />
tuổi vị thành niên.<br />
Từ khóa: Bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bình thường, đầu dương vật (quy đầu) được<br />
bao phủ bởi lớp da được gọi là bao quy đầu,<br />
có thể kéo da bao quy đầu về phía thân dương<br />
vật để bộc lộ hoàn toàn quy đầu.<br />
Hầu hết trẻ khi mới sinh có hiện tượng dính<br />
bao quy đầu vào quy đầu nên không thể lộn<br />
được bao quy đầu để hở quy đầu ra (điều này<br />
là bình thường). Khi trẻ lớn lên, bao quy đầu<br />
sẽ tách dần khỏi quy đầu và có thể dễ dàng<br />
lộn bao quy đầu. Thông thường, quá trình<br />
tách này sẽ hoàn tất ở 90% trẻ khi được 3<br />
tuổi. Một số trẻ, khi lớn lên vẫn không thể lộn<br />
được bao quy đầu, gọi là hẹp bao quy đầu.<br />
Theo nghiên cứu của Kayaba H., 10% trẻ ở<br />
độ tuổi lên 5 có bao quy đầu loại I và II, bao<br />
quy đầu loại I không còn gặp ở trẻ từ 11 đến<br />
15 tuổi [8].<br />
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lỗ mở của bao<br />
quy đầu hẹp, có thể bao quy đầu dính vào quy<br />
đầu, không thể lộn để bộc lộ quy đầu được, vì<br />
thế có thể cản trở dòng nước tiểu. Hẹp bao<br />
quy đầu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu;<br />
viêm quy đầu, bao quy đầu ; hẹp lỗ sáo;<br />
dương vật kém phát triển; tăng nguy cơ mắc<br />
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tăng<br />
nguy cơ ung thư dương vật...[11], [12], [13],<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 132532, Email: drhonganh70@gmail.com<br />
<br />
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập<br />
trung vào đánh giá kết quả điều trị hẹp bao<br />
quy đầu. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá về<br />
tình trạng bao quy đầu ở lứa tuổi học đường.<br />
Vì vậy, việc xác định tỉ lệ các hình thái của<br />
bao quy đầu ở lứa tuổi học đường là cần thiết<br />
để đề xuất chiến lược khám sàng lọc, phát<br />
hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa các<br />
biến chứng và những nguy cơ xấu của hẹp<br />
bao quy đầu đến sức khỏe trẻ em 6 – 14 tuổi.<br />
Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Nhận xét<br />
một số đặc điểm hình thái bao quy đầu của<br />
học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú<br />
Lương, tỉnh Thái Nguyên.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
* Đối tượng: Gồm 536 học sinh nam từ 6 đến<br />
14 tuổi, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.<br />
Tiêu chuẩn chọn: Học sinh nam có bộ phận<br />
sinh dục ngoài bình thường. Học sinh và Cha<br />
(Mẹ) học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Những học sinh có dị tật<br />
lỗ tiểu kèm theo.<br />
* Địa điểm nghiên cứu: trường Tiểu học Tức<br />
Tranh, trường Tiểu học Hợp Thành, trường<br />
Trung học cơ sở Hợp Thành, huyện Phú<br />
Lương Thái Nguyên.<br />
181<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang.<br />
- Cỡ mẫu: chọn mẫu chủ đích<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Tuổi: tính theo năm, phân nhóm 6-7 tuổi, 810 tuổi, 11-14 tuổi<br />
- Hình thái bao quy đầu: Phân loại theo<br />
Kayaba H. (1996) [8]. (Loại I: không hở lỗ<br />
sáo; Loại II: chỉ hở lỗ sáo; Loại III: lộ ½ quy<br />
đầu tính từ lỗ sáo; Loại IV: lộ quá ½ quy đầu<br />
tính từ lỗ sáo; Loại V: lộ toàn bộ quy đầu).<br />
- Biến chứng của hẹp bao quy đầu:<br />
<br />
134(04): 181 - 186<br />
<br />
+ Viêm bao quy đầu và quy đầu (ghi nhận trong<br />
tiền sử hoặc tại thời điểm điều tra). Tiêu chuẩn:<br />
có sưng, đỏ, đau ở quy đầu, bao quy đầu.<br />
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu: (Chỉ đánh giá về<br />
lâm sàng. Ghi nhận các triệu chứng trong tiền<br />
sử hoặc tại thời điểm điều tra). Tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán: Có đái buốt, đái rắt hoặc được<br />
nhân viên y tế chẩn đoán và điều trị nhiễm<br />
khuẩn tiết niệu.<br />
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Các<br />
số liệu được thu thập theo mẫu phiếu điều tra,<br />
xử lý trên phần mềm SPSS.<br />
KẾT QUẢ<br />
Hình thái bao quy đầu: 169 trẻ (31,5%) có<br />
bao quy đầu hoàn toàn bình thường (loại V).<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại hình thái bao quy đầu theo tuổi<br />
Tuổi<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
Tổng<br />
<br />
I<br />
8 (11,3)<br />
7(11,7)<br />
5(7,5)<br />
7(7,3)<br />
5(8,5)<br />
5(10,6)<br />
5(10,6)<br />
2(4,7)<br />
1(2,2)<br />
45(8,4)<br />
<br />
Phân loại bao quy đầu _ n (%)<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
11 (15,5)<br />
25(35,2)<br />
16(22,5)<br />
7(11,7)<br />
18(30,0)<br />
14(23,3)<br />
8(11,9)<br />
19(28,4)<br />
22(32,8)<br />
11(11,5)<br />
27(28,1)<br />
29(30,2)<br />
4(6,8)<br />
15(25,4)<br />
16(27,1)<br />
4(8,5)<br />
12(25,5)<br />
13(27,7)<br />
3(6,4)<br />
5(10,6)<br />
19(40,4)<br />
2(4,7)<br />
3(7,0)<br />
10(23,3)<br />
3(6,5)<br />
1(2,2)<br />
5(10,9)<br />
53(9,9)<br />
125(23,3)<br />
144(26,9)<br />
<br />
V<br />
11 (15,5)<br />
14(23,3)<br />
13(19,4)<br />
22(22,9)<br />
19(32,2)<br />
13(27,7)<br />
15(31,9)<br />
26(60,5)<br />
36(78,3)<br />
169(31,5)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
71(100)<br />
60(100)<br />
67(100)<br />
96(100)<br />
59(100)<br />
47(100)<br />
47(100)<br />
43(100)<br />
46(100)<br />
536(100)<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ bao quy đầu loại V tăng dần theo tuổi, từ 15,5% ở lứa tuổi lên 6 tới 78,3% ở lứa<br />
tuổi 14.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân loại hình thái bao quy đầu theo tuổi<br />
<br />
Nhận xét: Vẫn còn hình thái bao quy đầu loại I ở nhóm trẻ từ 11 -14 tuổi.<br />
182<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 181 - 186<br />
<br />
Viêm bao quy đầu và quy đầu<br />
Bảng 2: Liên quan giữa viêm bao quy đầu và quy đầu với hình thái bao quy đầu<br />
Viêm bao quy đầu và quy đầu n (%)<br />
<br />
Hình thái<br />
Bao quy đầu<br />
<br />
Không<br />
155 (91,7)<br />
300 (81,7)<br />
455 (84,9)<br />
<br />
Không hẹp<br />
Hẹp<br />
Tổng<br />
<br />
Có<br />
14 (8,3)<br />
67 (18,3)<br />
81 (15,1)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
169 (100)<br />
367 (100)<br />
536 (100)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhận xét: 81 trẻ (15,1%) đã từng có triệu chứng của viêm bao quy đầu và quy đầu. Tỉ lệ trẻ đã<br />
từng bị viêm bao quy đầu và quy đầu ở nhóm bị hẹp bao quy đầu cao hơn nhóm không bị hẹp bao<br />
quy đầu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 3: Tình trạng da và niêm mạc quy đầu theo nhóm tuổi<br />
Tình trạng da, niêm mạc bao quy đầu _n (%)<br />
Viêm<br />
Không viêm<br />
Không kiểm tra được<br />
52 (14,7)<br />
228 (64,6)<br />
73 (20,7)<br />
27 (14,8)<br />
131 (71,6)<br />
25 (13,7)<br />
79 (14,7)<br />
359 (67,0)<br />
98 (18,3)<br />
<br />
Tuổi<br />
6 – 10 tuổi<br />
11- 14 tuổi<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
353 (100)<br />
183 (100)<br />
536 (100)<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Tại thời điểm kiểm tra, 79/563 trẻ (14,7%) có tình trạng viêm quy đầu và niêm mạc bao quy<br />
đầu. Không đánh giá được tình trạng niêm mạc bao quy đầu và quy đầu cho 98 trường hợp<br />
(18,3%).<br />
- Tỉ lệ viêm bao quy đầu và quy đầu ở lứa tuổi 6 -10 và 11- 15 tương đương nhau.<br />
* Triệu chứng viêm đường tiết niệu: 119 trẻ (22,2%) có triệu chứng của viêm đường tiết niệu<br />
hoặc được điều trị viêm đường tiết niệu.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa viêm đường tiết niệu và tình trạng da, niêm mạc quy đầu<br />
Tình trạng<br />
da, niêm mạc quy đầu<br />
Viêm<br />
Không kiểm tra được<br />
Bình thường<br />
Tổng<br />
<br />
Viêm đường tiết niệu - n (%)<br />
Không<br />
Có<br />
58 (73,4)<br />
21 (26,6)<br />
68 (69,4)<br />
30 (30,6)<br />
291 (81,1)<br />
68 (18,9)<br />
417 (77,8)<br />
119 (22,2)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
79 (100)<br />
98 (100)<br />
359 (100)<br />
536 (100)<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ có triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nhóm viêm bao quy đầu (26,6%) cao hơn<br />
nhóm bao quy đầu bình thường (18,9%), với p < 0,05.<br />
Bảng 5: Liên quan giữa viêm đường tiết niệu và hình thái bao quy đầu.<br />
Phân loại bao quy đầu<br />
Loại I, II<br />
Loại III, IV<br />
Loại V<br />
Tổng<br />
<br />
Viêm đường tiết niệu - n (%)<br />
Không<br />
Có<br />
68 (69,4)<br />
30 (30,6)<br />
216 (80,3)<br />
53 (19,7)<br />
133 (78,7)<br />
36 (21,3)<br />
417 (77,8)<br />
119 (22,2)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
98 (100)<br />
269 (100)<br />
169 (100)<br />
536 (100)<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ có triệu chứng viêm đường tiết niệu cao nhất ở nhóm bao quy đầu loại I, II.<br />
Bảng 6: Liên quan giữa viêm đường tiết niệu và sưng đau quy đầu<br />
Sưng đau quy đầu<br />
Không<br />
Có<br />
Tổng<br />
<br />
Viêm đường tiết niệu - n (%)<br />
Không<br />
Có<br />
378 (83,1)<br />
77 (16,9)<br />
39 (48,1)<br />
42 (51,9)<br />
417 (77,8)<br />
119 (22,2)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
455(100)<br />
81 (100)<br />
536 (100)<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
183<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 181 - 186<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ có triệu chứng viêm đường<br />
tiết niệu rất cao ở nhóm trong tiền sử có sưng<br />
đau ở quy đầu (51,9%).<br />
<br />
dưới da qui đầu làm da quy đầu dần dần tách<br />
khỏi quy đầu, khi đó bao quy đầu có thể lộn<br />
được hoàn toàn [6].<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Năm 2006, Hsieh T.F. và cộng sự kiểm tra<br />
bao quy đầu và bộ phận sinh dục ngoài của<br />
2.149 nam sinh Đài Loan thấy rằng tỉ lệ bao<br />
quy đầu lộn hoàn toàn tăng từ 8,2% ở lứa tuổi<br />
lên 6 tới 58,1% ở lứa tuổi 11-12. Tỉ lệ hẹp<br />
bao quy đầu giảm từ 17,1% ở lứa tuổi lên 6<br />
xuống 9,7% ở lứa tuổi 8 - 9 và 1,2% ở lứa<br />
tuổi 11-12 [6].<br />
<br />
Hầu hết trẻ khi mới sinh có hẹp bao quy đầu<br />
sinh lí vì tồn tại quá trình dính tự nhiên giữa<br />
da qui đầu và qui đầu. Khi trẻ lớn lên, bao<br />
quy đầu sẽ tách dần khỏi quy đầu và có thể dễ<br />
dàng lộn được bao quy đầu. Thông thường,<br />
quá trình tách này sẽ hoàn tất ở 90% trẻ khi<br />
được 3 tuổi.<br />
Theo nghiên cứu ở Anh của Gardiner D., sau<br />
khi sinh, dưới 5% trẻ trai có thể lộn được bao<br />
quy đầu, tỉ lệ này tăng lên đến 15% sau 6<br />
tháng, 50% sau 1 năm, 80% sau 2 năm, và<br />
khoảng 90% sau 3 năm [4]. Oster khi quan sát<br />
9000 trẻ trai ở Đan Mạch đã ghi nhận 90% trẻ<br />
ở tuổi lên 3 có thể lộn được bao quy đầu và<br />
dưới 1% nam giới ở lứa tuổi 17 có hẹp bao<br />
quy đầu [10].<br />
Năm 1996, Kayaba H. và cộng sự đã đánh giá<br />
hình thái bao quy đầu của 603 trẻ nam ở Nhật<br />
Bản từ 0-15 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ bao<br />
quy đầu lộn hoàn toàn (loại V) tăng từ 0% ở<br />
độ tuổi 6 tháng lên 62,9% ở nhóm 11-15 tuổi,<br />
trong khi tỷ lệ bao quy đầu hoàn toàn không<br />
lộn được (loại I) giảm 47,1% ở độ tuổi 6<br />
tháng xuống 0% ở nhóm 11-15 tuổi [8].<br />
Năm 1997, Imamura E. kiểm tra bao quy đầu<br />
cho 3238 trẻ nhỏ và 1.283 trẻ 3 tuổi ở Nhật<br />
Bản thấy tỷ lệ bao quy đầu lộn được hoàn<br />
toàn (loại V) là 3,0% ở trẻ 1- 3 tháng tuổi<br />
tăng đến 38,4% ở lứa tuổi lên 3 và tỷ lệ bao<br />
quy đầu loại I giảm từ 88,5% ở trẻ 1- 3 tháng<br />
tuổi xuống 35,0% ở trẻ 3 tuổi [7].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bao quy<br />
đầu lộn được hoàn toàn (Loại V) tăng từ<br />
15,5% ở lứa tuổi lên 6 tới 31,9% ở lứa tuổi 12<br />
và đạt 78,3% ở lứa tuổi 14. Tỉ lệ bao quy đầu<br />
hẹp hoàn toàn giảm dần theo lứa tuổi, từ 11,3%<br />
ở lứa tuổi lên 6 xuống 2,2% ở lứa tuổi 14.<br />
Trong 3- 4 năm đầu tiên của cuộc sống, khi<br />
dương vật phát triển, các mảnh biểu mô cùng<br />
với chất tiết của các tuyến ở quy đầu tích tụ<br />
184<br />
<br />
Năm 2009, Yang C. và cộng sự kiểm tra bao<br />
quy đầu cho 10.421 nam giới trong độ tuổi từ<br />
0-18 ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ<br />
hẹp bao quy đầu giảm dần khi lớn lên, từ<br />
99,7% lúc mới sinh xuống còn 6,81% ở tuổi<br />
vị thành niên. Tỉ lệ bao quy đầu lộn hoàn toàn<br />
tăng từ 0% lúc mới sinh lên 42,26% ở lứa tuổi<br />
vị thành niên [14].<br />
Như vậy, các nghiên cứu mặc dù được thực<br />
hiện ở các nước khác nhau đều cho thấy tình<br />
trạng hẹp bao quy đầu giảm dần khi trẻ lớn<br />
lên. Tuy nhiên, tỉ lệ còn hẹp bao quy đầu ở<br />
lứa tuổi trên 10 khác nhau giữa các tác giả.<br />
Ngoài khả năng tách dính tự nhiên của bao<br />
quy đầu, quá trình này còn chịu ảnh hưởng<br />
của tình trạng cương cứng không liên tục của<br />
dương vật, mà khả năng cương cứng của<br />
dương vật có phần phụ thuộc vào tình trạng<br />
dậy thì của trẻ. Vì vậy, khả năng hết hẹp bao<br />
quy đầu tăng khi trẻ dậy thì.<br />
Mặt khác, trong quá trình vệ sinh bộ phận<br />
sinh dục, nếu dùng tay kéo căng da bao quy<br />
đầu về phía thân dương vật ở mức không bị<br />
đau ở quy đầu cũng góp phần thúc đầy quá<br />
trình tách dính da bao quy đầu khỏi quy đầu<br />
[2], [5]. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng<br />
biết làm và không phải cha mẹ nào cũng có<br />
kiến thức về vấn đề này để hướng dẫn và<br />
kiểm soát việc thực hiện của trẻ. Có thể đây<br />
cũng là lí do góp phần làm tỉ lệ hẹp bao quy<br />
đầu ở lứa tuổi vị thanh niên cao trong một số<br />
nghiên cứu.<br />
Ngoài hẹp bao quy đầu sinh lí còn tình trạng<br />
hẹp bao quy đầu thực thể, là hậu quả của tình<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trạng viêm bao quy đầu, tổn thương do chấn<br />
thương gây ra sẹo làm lỗ mở của bao quy đầu<br />
không thể giãn để kéo lộn bao quy đầu ra<br />
được [4], [8], [10].<br />
Mặc dù là hẹp bao quy đầu sinh lí, nhưng nếu<br />
không được vệ sinh đúng cách có thể gây các<br />
hậu quả như viêm bao quy đầu và quy đầu<br />
(Balanoposthitis), nhiễm khuẩn tiết niệu, thắt<br />
nghẽn bao quy đầu (Paraphimosis). Viêm bao<br />
quy đầu và quy đầu tái diễn có thể dẫn đến<br />
viêm<br />
sẹo<br />
xơ<br />
bao<br />
quy<br />
đầu<br />
(BalanitisXeroticaObliterans) và trở nên hẹp<br />
bao quy đầu thực thể [9].<br />
Tỉ lệ viêm bao quy đầu và quy đầu khá<br />
thường gặp với tỉ lệ 4 - 11% trẻ nam không<br />
cắt bao quy đầu [1] [3].<br />
Trong nghiên cứu này, 81 trẻ (15,1%) (bảng<br />
6) đã từng có triệu chứng của viêm bao quy<br />
đầu và quy đầu, gặp ở cả hai nhóm trẻ có và<br />
không có hẹp bao quy đầu, tuy nhiên, tỉ lệ trẻ<br />
đã từng bị viêm bao quy đầu và quy đầu ở<br />
nhóm bị hẹp bao quy đầu cao hơn có ý nghĩa<br />
so với nhóm không bị hẹp bao quy đầu (bảng<br />
2). Tại thời điểm kiểm tra, không kể 18,3%<br />
trường hợp không đánh giá được bao quy đầu<br />
và quy đầu do hẹp bao quy đầu loại I,II, có<br />
14,7% trẻ có viêm quy đầu và niêm mạc bao<br />
quy đầu. Trong quá trình kiểm tra ghi nhận<br />
thấy phần lớn trẻ (cả ở bậc học tiểu học và<br />
trung học cơ sở) không biết cách vệ sinh bao<br />
quy đầu. Nhiều trẻ bao quy đầu đã lộn hoàn<br />
toàn nhưng chưa một lần lộn bao quy đầu để<br />
rửa. Phần lớn trẻ cũng chưa từng được cha,<br />
mẹ hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu.<br />
Thực trạng này cũng dễ hiểu vì nghiên cứu<br />
được thực hiện tại xã thuộc diện vùng sâu,<br />
vùng xa của huyện.<br />
Ngoài biến chứng viêm bao quy đầu và quy<br />
đầu, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của<br />
viêm đường tiết niệu dưới cũng gặp ở 119 trẻ<br />
(22,2%). Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở<br />
trẻ em, đặc biệt khi có hẹp bao quy đầu. Tỉ lệ<br />
có triệu chứng viêm đường tiết niệu cao nhất<br />
ở nhóm bao quy đầu loại I, II (bảng 5). Qua<br />
<br />
134(04): 181 - 186<br />
<br />
khai thác, trong số trẻ có triệu chứng của<br />
viêm đường tiết niệu, vẫn còn nhiều trẻ không<br />
được khám tại cơ sở y tế. Điều này phản ánh<br />
thực trạng thiếu sự quan tâm đến con cái của<br />
các bậc phụ huynh.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải có<br />
chương trình truyền thông phổ biến kiến thức<br />
về hẹp bao quy đầu, các biến chứng của hẹp<br />
bao quy đầu cũng như phương pháp xử trí đối<br />
với hẹp bao quy đầu và biến chứng của hẹp<br />
bao quy đầu cho học sinh và các bậc phụ<br />
huynh, đặc biệt là vấn đề vệ sinh bộ phận sinh<br />
dục ngoài đúng cách.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ hình thái bao quy đầu từ loại I đến loại<br />
V lần lượt là 8,4%, 9,9%, 23,3%, 26,9%,<br />
31,5%. Tỉ lệ bao quy đầu hẹp hoàn toàn giảm<br />
dần theo lứa tuổi, từ 11,3% ở lứa tuổi lên 6<br />
xuống 2,2% ở lứa tuổi 14.<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
Cần tổ chức khám định kỳ cho học sinh nam<br />
để phát hiện bất thường ở quy đầu và bao quy<br />
đầu. Tổ chức truyển thông về cách vệ sinh cơ<br />
quan sinh dục cho lứa tuổi học đường.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Birley H.D., Walker M.M., Luzzi G. et al.,<br />
(1993), "Clinical features and management of<br />
recurrent balanitis; association with recurrent<br />
washing". Genitourin. Med. 69: p. 400-403.<br />
2. Cooper G.G., Thomson G.J.L., and Raine<br />
P.A.M., (1983), "Therapeutic retraction of the<br />
foreskin in childhood". Br. Med. J. 286: p. 186-187.<br />
3. Escala J.M.,and Rickwood A.M., (1989),<br />
"Balanitis". Br. J. Urol. 63: p. 196-197.<br />
4. Gardiner D., (1949), "The fate of the foreskin:<br />
a study of circumcision". Br. Med. J. 2: p. 14331437.<br />
5. Hayashi et al, (2011), "Penile Anomalies in<br />
Children ". TheScientificWorldJOURNAL. 11: p.<br />
289-301.<br />
6. Hsieh T.F., Chang C.H., and Chang S.S.,<br />
(2006), "Foreskin development before adolescence<br />
in 2149 schoolboys". Int. J. Urol. 13: p. 968-970.<br />
7. Imamura E., (1997), "Phimosis of infants and<br />
young children in Japan". ActaPaediatr.Jpn. 39: p.<br />
403-405.<br />
8. Kayaba H., Tamura H., Kitajima S., et al.<br />
(1996), “Analysis of shape and retractability of the<br />
<br />
185<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn