intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Chia sẻ: Lan Qi Ren | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thời gian dài, việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều hạn chế dẫn tới thất thoát vốn, nhiều công trình thiếu hiệu quả... Việc UBND tỉnh chỉ rõ 10 nhóm vấn đề hạn chế cùng với các biện pháp mạnh tay được coi là động thái cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế được nêu trên. Để tìm hiểu chi tiết những biện pháp khắc phục này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

  1. KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Một thời gian dài, việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều   hạn chế dẫn tới thất thoát vốn, nhiều công trình thiếu hiệu quả… Việc UBND tỉnh chỉ rõ 10  nhóm vấn đề  hạn chế cùng với các biện pháp mạnh tay được coi là động thái cụ  thể  nhằm  khắc phục. Nhiều khó khăn, hạn chế Theo thông tin từ  Ban quản lý dự  án Đầu tư  và Xây dựng thành phố  Bắc Kạn, những năm   qua, khó khăn lớn nhất đối với đơn vị là thiếu vốn và vướng mắc trong công tác đền bù giải   phóng mặt bằng phục vụ xây dựng cơ bản. Nhiều công trình, dự án kéo dài cũng là vì những   nguyên nhân trên. Đây cũng là khó khăn chung của các địa phương khác khi triển khai công tác  xây dựng cơ bản trong những năm qua.   Mười “căn bệnh” trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được UBND tỉnh chỉ ra. Đó là hạn   chế về cơ chế quản lý đầu tư; về  công tác quy hoạch, kế  hoạch; về công tác chuẩn bị  đầu   tư; về giải phóng mặt bằng và tái định cư; về  công tác lựa chọn nhà thầu; về  quản lý thực  hiện đầu tư; về  tạm  ứng, thanh toán và quyết toán công trình; về  vốn đầu tư; về  công tác  thanh tra, kiểm tra, giám sát và về quản lý và sử dụng công trình. Những yếu kém trong 10 vấn đề  này đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề  như: Phê duyệt  nhiều dự  án vượt khả  năng cân đối vốn ngân sách nhà nước; kế  hoạch đầu tư  bị  cắt khúc  dẫn đến thời gian thực hiện dự  án kéo dài, hiệu quả  đầu tư  kém, gây phân tán, lãng phí  nguồn lực của Nhà nước, phát sinh nợ  đọng xây dựng cơ  bản; phân cấp,  ủy quyền quyết  định đầu tư chưa thực sự phù hợp với năng lực thực tế  của từng đơn vị, địa phương… Đầu  tư chồng chéo và thiếu trọng điểm, mang tính dàn trải; không tính toán đầy đủ khả năng cân  
  2. đối vốn, không phù hợp với kế hoạch được duyệt… Đề xuất chủ trương đầu tư dự án chưa   căn cứ  vào quy hoạch phát kinh tế  xã hội, kế  hoạch phát triển kinh tế  xã hội hằng năm và   nhu cầu sử dụng từng giai đoạn của địa phương; thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu  tư chưa xem xét kỹ đến dự báo quy mô sử dụng, điều kiện thực tế phát triển; giao nhiệm vụ  khảo sát, lập dự  án cho đơn vị  tư  vấn không cụ  thể, chi tiết, chủ  yếu dựa vào quy mô và   tổng mức đầu tư  dự  kiến được nêu trong quyết định chủ  trương đầu tư, đồng thời không   kiểm soát chặt chẽ  quá trình khảo sát, lập dự  án của các đơn vị  tư  vấn, dẫn đến công tác   khảo sát sơ sài, chất lượng thiết kế không đảm bảo an toàn hoặc quá mức an toàn… Trong lựa chọn nhà thầu việc không có sự  kiểm soát của các cơ  quan quản lý nhà nước về  đấu thầu nên các sơ xuất, sai sót trong quá trình lựa chọn nhà thầu chưa được phát hiện kịp  thời; chủ  đầu tư  chưa kiên quyết xử  lý nhà thầu có năng lực thực tế  không đúng hồ  sơ  dự  thầu… quản lý chi phí đầu tư  xây dựng trong những năm qua còn thiếu chặt chẽ, từ  việc   quản lý khối lượng đến giá nguyên vật liệu và hầu như  có giai đoạn bị buông lỏng quản lý   dẫn đến nhiều công trình thất thoát, lãng phí lớn. Đặc biệt việc xác định và áp dụng các hình   thức hợp đồng không đúng quy định dẫn đến đa số  các gói thầu đều thực hiện điều chỉnh  trong quá trình thực hiện… Siết chặt quản lý Theo dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư  trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 ­   2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số kế hoạch vốn đầu tư  phát triển nguồn ngân sách   nhà nước giai đoạn 2016­2020 của tỉnh Bắc Kạn là hơn 6.521 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư  trong cân đối ngân sách địa phương hơn 1.974 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hơn 3.610   tỷ đồng; vốn Trái phiếu Chính phủ 936 tỷ đồng; các nguồn vốn bổ sung hàng năm. Mấu chốt của vấn đề  hiện nay vẫn nằm  ở khâu cán bộ  làm công tác quản lý xây dựng cơ  bản. Nảy sinh cơ chế xin cho hay không, công việc có tốt hay không... đều từ  cán bộ  mà ra. 
  3. Không phải ngẫu nhiên mà Đảng bộ  tỉnh đã đặt nhiệm vụ  nâng cao chất lượng đội ngũ cán  bộ là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ. Một số giải pháp cụ thể được UBND tỉnh chỉ đạo là: Ban hành quy định trách nhiệm,   gắn với các chế  tài xử  lý vi phạm cụ  thể  cho các cơ  quan quản lý nhà nước về  xây   dựng, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án và nhà thầu trong việc thực hiện công tác  lập, thẩm định, phê duyệt chủ  trương đầu tư, dự  án, thiết kế, dự  toán, tổ  chức đấu   thầu và thi công xây dựng công trình. Thường xuyên kiểm tra để cập nhật thông tin và   công khai năng lực hoạt động của các doanh nghiệp. Chỉ  được bố  trí vốn các dự  án  khởi công mới khi địa phương đã bố  trí vốn để  xử  lý nợ  đọng xây dựng cơ  bản theo   quy định tại Chỉ thị số 07/CT­TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Không bố  trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện trình tự  lập, thẩm định,  phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư  công   và các văn bản hướng dẫn thi hành… Đối với vấn đề này, UBND tỉnh kiên quyết chỉ đạo rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm   định, đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm của cán bộ  trực tiếp làm công tác thẩm định. Các Ban QLDA khẩn trương kiện toàn công tác tổ chức, rà   soát, bố  trí cán bộ  phù hợp với chuyên môn được đào tạo, thực hiện kiểm tra,  đánh giá  thường xuyên. Đồng thời có cơ  chế, hình thức thưởng phạt và xử  lý nghiêm minh những vi  phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính   của Nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải bố  trí đủ  cán bộ  có trình độ  chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của các dự án; thực hiện ngay việc xin cấp chứng chỉ  năng lực hoạt động và chỉ được hoạt động đúng với năng lực được cấp. Đồng thời tỉnh tăng  cường công tác thanh tra, kiểm tra. Tiếp tục thực hiện hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng  cán bộ  về  quản lý xây dựng và phát triển đô thị  theo Quyết định số 1961/QĐ­TTG ngày 
  4. 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao  năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị  các cấp giai đoạn 2010 ­ 2015. UBND tỉnh ban hành 12 nhóm giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như giải pháp   hoàn thiện các quy định của tỉnh về quản lý đầu tư xây dựng; công tác quản lý quy hoạch, kế  hoạch; việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đề  xuất chủ  trương đầu tư; về  công tác lập,  thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán; về ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tham   gia vào hoạt động đầu tư xây dựng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1