intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái quát về đất nước Nhật Bản

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

531
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nhật Ngôn ngữ địa phương được công nhận Nhóm dân tộc Aynu itak, tiếng Nhật phía Đông, tiếng Nhật phía Tây, Ryukyuan, và các tiếng Nhật địa phương khác 98.5% Nhật, 0.5% Hàn, 0.4% Hoa, 0.6% khác[1] Chính phủ Thiên hoàng Thủ tướng Lập pháp Thượng viện Hạ viện Akihito ( Minh Nhân) Kan Naoto Quốc hội Tham nghị viện Hạ nghị viện Thành lập Ngày lập nước 11 tháng 2, 660 CN[2] - Hiến pháp Đế quốc 29 tháng 11, 1890 Nhật Bản Hiến pháp hiện nay 3 tháng 5, 1947...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái quát về đất nước Nhật Bản

  1. Nhật Bản Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Mục từ "Nhật" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Nhật (định hướng). Nihon-koku nghe (trợ giúp·chi tiết) Nhật Bản Cờ Khẩu hiệu (Hòa bình và Tiến bộ) Quốc ca Kimi Ga Yo ( ) Tōkyō (Đông Kinh đô) Thủ đô 35°41′B, 139°46′Đ Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nhật Aynu itak, tiếng Nhật phía Đông, Ngôn ngữ địa phương tiếng Nhật phía Tây, Ryukyuan, và được công nhận các tiếng Nhật địa phương khác 98.5% Nhật, 0.5% Hàn, Nhóm dân tộc 0.4% Hoa, 0.6% khác[1]
  2. Chính phủ - Akihito Thiên hoàng ( Minh Nhân) - Thủ tướng Kan Naoto Lập pháp Quốc hội - Thượng viện Tham nghị viện - Hạ viện Hạ nghị viện Thành lập - Ngày lập nước 11 tháng 2, 660 CN[2] - Hiến pháp Đế quốc 29 tháng 11, 1890 Nhật Bản - Hiến pháp hiện nay 3 tháng 5, 1947 - Hiệp ước San 28 tháng 4, 1952 Francisco Diện tích - Tổng số 377,944 km² (hạng 61) - Nước (%) 0,8% Dân số - Ước lượng 2010 127.380.000[3] (hạng 10) - Điều tra 2005 127.417.244 (hạng 10) - Mật độ 337 /km²
  3. GDP (PPP) Ước tính 2009 - Tổng số $4,159 nghìn tỉ[4] (hạng 3) - Theo đầu người $32.608[4] (hạng 23) GDP (danh nghĩa) Ước tính 2009 - Tổng số $5.068 nghìn tỉ[4] (hạng 2) - Theo đầu người $39.731[4] (hạng 17) Gini? 38,1 (2002)[5] HDI (2007) 0,960[6] (rất cao) (hạng 10) Yen (JPY) (Kí hiệu quốc tế ¥ Đơn vị tiền tệ Kí hiệu Nhật ) Múi giờ JST (UTC+9) yyyy-mm-dd Cách ghi ngày tháng yyyy m d Era yy m d (CE−1988) Lái xe bên Trái Tên miền Internet .jp Mã số điện thoại +81 Tokyo là một thủ đô sửa bảng tóm tắt Nhật Bản (chữ Hán: 日本, tiếng Nhật: Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc, chữ Bản ( ) trong các văn bản cũ cũng được đọc là Nhật Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido ( Bắc Hải Đạo), Honshu ( Bản Châu), Shikoku (
  4. Tứ Quốc) và Kyushu ( Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng thủ đô Tōkyō, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ; và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
  5. Mục lục [ẩn] • 1 Tên nước • 2 Xuất xứ Nhật Bản • 3 Lịch sử • 4 Ngôn ngữ • 5 Phân cấp hành chính • 6 Địa lý • 7 Khí hậu • 8 Chính trị Nhật Bản o 8.1 Hiến pháp o 8.2 Hoàng thất Nhật Bản o 8.3 Cơ quan lập pháp o 8.4 Các đảng phái chính trị o 8.5 Các cơ quan Hành pháp và Tư pháp • 9 Kinh tế • 10 Khoa học và công nghệ • 11 Giáo dục • 12 Y tế • 13 Quốc phòng • 14 Dân số • 15 Văn hóa o 15.1 Di sản văn hóa UNESCO o 15.2 Hình ảnh • 16 Thể thao • 17 Chính sách đối ngoại • 18 Quan hệ với Việt Nam • 19 Chú thích • 20 Đọc thêm • 21 Liên kết ngoài [sửa] Tên nước Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào ( sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời
  6. mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu ( Thái dương thần nữ). Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ( "nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ( "người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu ( "giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán . Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang ( ). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc[7]. Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. [sửa] Xuất xứ Nhật Bản Hoa Anh Đào ( ; Prunus). Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước Hạc Nhật Bản (Grus japonensis). Loại hạc ( tancho) rất đẹp này của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều thế kỷ trước
  7. Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay. Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản. [sửa] Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Nhật Bản • Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống. • Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm[8][9][10], sống định cư. • Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ kim khí[11][12][13][14]. • Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato. • Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng. • Giữa thế kỷ thứ 8, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản[15]. • Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc. • Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên - Mông định xâm lược nước mình. • Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng đánh bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại. • Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có
  8. điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ. • Giữa thế kỷ 19, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, đánh bại đế quốc Nga, xâm lược Triều Tiên[16]. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến. • Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe đồng minh. Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật đứng về phe Trục[17]. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài[18]. • Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Cuối thập niên 1960 Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. • Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. [sửa] Ngôn ngữ Bài chi tiết: Tiếng Nhật Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến. [sửa] Phân cấp hành chính Bài chi tiết: Tỉnh Nhật Bản Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa.
  9. Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP. [sửa] Địa lý Bài chi tiết: Địa lý Nhật Bản Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fujisan) (3.776 m). Nhật Bản có hơn 3.000 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu ( ) chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích[19], đảo Hokkaido ( ), đảo Kyushu ( ) và đảo Shikoku ( ). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa ( ) là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn. Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề. Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. Chủ đề địa lý Nhật Bản Vị trí các Tỉnh Nhật Bản Hokkai do Aomor
  10. i Akita Iwate Yama Niigata Miyagi gata Ishika Toyam Tochig Fukush wa a i ima Naga Saitam Fukui Gunma Ibaraki no a Shiman Hyōg Yaman Tottori Kyoto Shiga Gifu Tokyo Chiba e o ashi Yamag Hirosh Okaya Shizuo Kanag Osaka Nara Aichi uchi ima ma ka awa Fukuok Wakay Saga Mie a ama Nagas Kuma Kagaw Ōita Ehime aki moto a Kagosh Miyaza Tokush Kochi ima ki ima Okina wa
  11. [sửa] Khí hậu Nhật Bản nhìn từ không gian, tháng 5 năm 2003 Núi Phú Sĩ Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới. Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
  12. Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: • Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông. • Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn. • Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ. • Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm. • Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam. • Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.
  13. Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản. [sửa] Chính trị Nhật Bản Bài chi tiết: Chính trị Nhật Bản Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất). [sửa] Hiến pháp Bài chi tiết: Hiến pháp Nhật Bản Hiến pháp của nước Nhật Bản, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản thề nguyện trung thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ.
  14. Dù vậy vào ngày 3 tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã thông qua một văn bản dưới luật theo đó cho phép chính phủ tổ chức trưng cầu dân ý cho một bản sửa đổi mới vào năm 2010 và sẽ cần hai phần ba số phiếu thuận của Nghị viện để có hiệu lực. [sửa] Hoàng thất Nhật Bản Bài chi tiết: Hoàng thất Nhật Bản và Danh sách Thiên hoàng Đứng (trái sang phải): Công chúa Norinomiya Sayako, Hoàng tử Akishinonomiya Fumihito, Vương phi Kiko. Ngồi (trái sang phải): Vương phi Masako, Thiên hoàng Akihito, Công chúa Mako, Công chúa Mako Kako, Hoàng hậu Michiko, Thái tử Naruhito. Ở Nhật Bản, hoàng đế được gọi là Thiên hoàng ( , tennō). Thiên hoàng có quyền lực rất hạn chế ở nhà nước quân chủ lập hiến này. Theo Hiến pháp Nhật Bản (1947), Thiên hoàng chỉ "tượng trưng cho nước Nhật".[20] Đương kim Thiên hoàng Akihito, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại thủ đô Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989, đặt niên hiệu là Bình Thành. Ông là con của Thiên hoàng Chiêu Hòa, vị Thiên hoàng trị vì lâu dài nhất (62 năm) và cũng sống lâu nhất (87 tuổi) trong chính sử Nhật Bản. Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có 3 người con (hai trai và một gái). Thái tử Naruhito sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960, đã kết hôn với cô Masako và có một con gái. Hoàng tử Akishono có hai con gái và một con trai. Theo Hiến pháp Nhật Bản, chỉ nam giới mới được thừa kế ngai vàng. [sửa] Cơ quan lập pháp Tổng thống Hoa Kỳ George Bush phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản
  15. Quốc hội Nhật Bản ( Kokkai) là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện ( shugi-in, Chúng nghị viện) với 512 ghế và Thượng viện ( sangi-in, Tham nghị viện) với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại diện tỉ lệ (proportional representation) tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn vị bầu cử tỉnh. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi[21]. [sửa] Các đảng phái chính trị Bài chi tiết: Đảng phái Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Những đảng phái chính trị lớn gồm có: • Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản ( Jiyū Minshu-tō) • Đảng Dân chủ Nhật Bản ( Minshu-tō) • Đảng Tân Komei ( Kōmei-tō, Công Minh) • Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản ( Shakai Minshu-tō), thường gọi tắt là Đảng Xã Dân ( Shamin-tō) • Đảng Cộng sản Nhật Bản ( Nihon Kyōsan-tō) [sửa] Các cơ quan Hành pháp và Tư pháp Bài chi tiết: Chính phủ Nhật Bản Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các bộ trưởng, tất cả chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên của Quốc hội và được Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các bộ trưởng, các vị sau này phải là dân sự và phần lớn là nghị viên Quốc hội. Vào tháng 3 năm 1992, Nhật Bản có 12 bộ và 32 cơ quan (agency) với Văn phòng Thủ tướng, 1,17 triệu công chức kể cả 240 ngàn nhân viên thuộc Lực lượng Tự vệ ( ; sách báo Việt Nam quen gọi là Lực lượng Phòng vệ). Ngoài ra còn có Hội đồng Kiểm toán (the Board of Audit) chịu trách nhiệm thanh tra các tài khoản quốc gia. Nhật Bản được chia làm 47 đô đạo phủ huyện. Đô đạo phủ huyện lại được chia làm các thị đinh thôn ( ). Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng Nhật Bản bổ nhiệm và
  16. 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền. [sửa] Kinh tế Bài chi tiết: Kinh tế Nhật Bản Trụ sở chính của Sumitomo Mitsui tại quận Shibuya, Tokyo, một trong các biểu tượng của sự phồn vinh Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973)khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ)[22], GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[23]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.
  17. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ[24]. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và
  18. hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[25], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7% chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân hànhg trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này nhanh hơn vào vòng suy thoái. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này[26]. Nhật Bản hiện là một trong các nước có chỉ số lạm phát thấp nhất thế giới[27]
  19. Chỉ số thất nghiệp của Nhật từ 1998 đến 2008[28]
  20. [sửa] Khoa học và công nghệ Blue-ray sẽ là công nghệ DVD kế tục của thế giới[29][30][31] Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới[32]. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2