TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
<br />
KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI DẠ CỔ HOÀI LANG,<br />
TỈNH BẠC LIÊU VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH<br />
SV: Nguyễn Văn Khoa, lớp ĐHVNH17<br />
GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Yến<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Di sản văn hóa là linh hồn của nhiều tour du lịch nhân văn và lễ hội Dạ cổ hoài lang<br />
chính là linh hồn của các tour du lịch đến Bạc Liêu, là chất men say để thu hút và giữ chân du<br />
khách. Mặc dù được hình thành và phát triển khá muộn, song lễ hội Dạ cổ hoài lang hiện nay<br />
không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu mà còn góp phần<br />
vào tiềm năng du lịch đa dạng của hoạt động du lịch ĐBSCL. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp<br />
hợp lý cho việc khai thác giá trị của lễ hội Dạ cổ hoài lang vào hoạt động du lịch là điều cần<br />
thiết nhất hiện nay.<br />
Từ khóa: Lễ hội Dạ cổ hoài lang, Du lịch Bạc Liêu, lễ hội tưởng nhớ Cao Văn Lầu.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Như chúng ta đều biết, không kể các lễ hội tôn giáo, mỗi lễ hội cổ truyền cũng như lễ hội<br />
lịch sử, cách mạng đều được hình thành trong quá trình lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng<br />
nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều<br />
giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi<br />
nhiều mặt của đất nước, lễ hội ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Lễ hội chính là<br />
thái độ thể hiện lòng biết ơn và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao<br />
và đức độ của các đối tượng đáng kính mà họ tôn thờ. Do vậy mà lễ hội được coi là nhịp cầu<br />
nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân<br />
tộc rất tốt cho lớp trẻ, là một nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, cần được trân trọng.<br />
Một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa<br />
phong phú và lâu đời, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” biết ơn người có công, điều đó rất đáng<br />
tự hào.<br />
Lễ hội "Dạ cổ Hoài lang" là một lễ hội nghệ thuật độc đáo của người Bạc Liêu nhằm tưởng<br />
nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người đã có công đóng góp cho quá trình ra<br />
đời và phát triển của bản vọng cổ ngày nay. Lễ hội không chỉ nhằm tôn vinh cố Nhạc sĩ Cao<br />
Văn Lầu và tôn vinh bản Dạ Cổ Hoài Lang, mà còn để tôn vinh những nghệ sĩ, nghệ nhân đã<br />
có công lao đóng góp để duy trì, phát triển và làm phong phú thêm cho vốn âm nhạc truyền<br />
thống Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, đó là ngày ra đời<br />
bản Dạ cổ hoài lang tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, thành phố Bạc Liêu. Mặc<br />
dù được hình thành rất muộn, từ năm 2016 nhưng lễ hội đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát<br />
triển của du lịch Bạc Liêu nói riêng và du lịch ĐBSCL nói chung. Do vậy, việc bảo tồn và khai<br />
thác các giá trị văn hóa của lễ hội Dạ cổ Hoài Lang, tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện đất nước<br />
bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là vấn đề cấp thiết mà xã hội ta cần<br />
phải chú trọng.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Lễ hội Dạ cổ hoài lang<br />
Nếu có dịp đi du lịch Bạc Liêu, du khách sẽ được nghe kể nhiều về Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.<br />
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1890 – 1976) vốn là người con của đất Long An, nhưng do hoàn cảnh gia<br />
đình, nhạc sĩ đã đặt chân đến nhiều nơi và cuối cùng gắn bó với mảnh đất Bạc Liêu. Trong quá<br />
trình sinh sống tại đây, nhạc sĩ Cao Văn Lầu kết hôn với bà Trần Thị Tấn. Sau nhiều năm chung<br />
sống, vợ chồng người nhạc sĩ tài hoa vẫn chưa có được một đứa con nối dõi. Trước sự việc ấy,<br />
mẹ của ông đã buộc bà Trần Thị Tấn phải ra đi, chia xa tình chồng vợ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã<br />
vô cùng đau đớn, nhung nhớ, xót xa cho tình cảnh của người vợ thủy chung. Bản Dạ cổ hoài lang<br />
cũng từ đó mà ra đời. Cho đến nay, Dạ cổ hoài lang không chỉ là niềm tự hào của người dân Bạc<br />
Liêu mà còn là khúc ca chung, một báu vật của người dân Tây Nam Bộ. Mỗi khi lời hát được cất<br />
lên, từng sợi dây cảm xúc như nối liền vào trái tim người mộ điệu. Bạc Liêu rất tự hào là quê<br />
Trang 107<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
hương của bản “Dạ cổ hoài lang”, quê hương của vọng cổ và cũng là một trong những cái nôi lớn<br />
của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Gần một thế kỷ trôi qua, thế hệ đi trước truyền dạy cho thế<br />
hệ đi sau, từ đời này qua đời khác, người Bạc Liêu đã tự khẳng định mình và ngày càng tô điểm<br />
cho kho tàng nghệ thuật Đờn ca tài tử và sân khấu Cải lương thêm phong phú.<br />
Để tưởng nhớ và tri ân cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu, năm 1989 tỉnh Minh Hải đã tổ chức Hội<br />
thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp của nhạc sỹ Cao Văn Lầu nhân kỷ niệm 70 năm ra đời của<br />
bản Dạ cổ hoài lang. Năm 1997 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định xếp hạng Khu lưu<br />
niệm Nhạc sỹ Cao Văn Lầu là di tích lịch sử cấp tỉnh và lấy ngày 15 tháng 8 (âm lịch) hàng<br />
năm để kỷ niệm ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang. Năm 2008 UBND Tỉnh Bạc Liêu quyết<br />
định tổ chức Lễ hội Dạ cổ hoài lang (còn gọi là Lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu) là lễ hội cấp tỉnh<br />
và hai năm được tổ chức một lần vào dịp kỷ niệm ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang.<br />
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội bao gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu<br />
đờn ca tài tử, lễ giỗ tổ cổ nhạc, rước đèn trung thu và thả hoa đăng, trưng bày hiện vật, hình ảnh<br />
nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các sản phẩm nghề truyền thống… Giữa phòng trưng bày có tượng<br />
nhạc sĩ Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang”<br />
cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện. Đối diện với<br />
phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số<br />
hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn, lễ hội thu<br />
hút nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về biểu diễn và tham dự ngày giổ tổ nghề.<br />
Thực hiện Thông tư 04 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở chọn lọc các di sản<br />
văn hóa phi vật thể đã kiểm kê, Ban kiểm kê tỉnh Bạc Liêu nhận thấy lễ hội “Dạ cổ hoài lang”<br />
đạt giá trị tiêu biểu có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự<br />
đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục<br />
hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ", do đó<br />
đã lập hồ sơ đề nghị đưa lễ hội vào danh mục lễ hội văn hóa cấp quốc gia.<br />
2.2. Thực trạng của việc khai thác giá trị của lễ hội Dạ cổ hoài lang vào hoạt động du lịch<br />
tỉnh Bạc Liêu<br />
Lễ hội Dạ cổ hoài lang khi tổ chức lần đầu đã tạo được dấu ấn khó phai trong lòng du<br />
khách gần xa. Lễ hội không chỉ đơn thuần là một sự kiện đa dạng màu sắc, mà còn là nơi tri ân,<br />
là nơi nhớ về nguồn cội, là nơi người dân Bạc Liêu tỏ lòng thành kính tri ân đối với những<br />
người nhạc sĩ tài hoa đã tạo nên một Bạc Liêu hoài cổ, một Bạc Liêu mà ai ai cũng biết đến mỗi<br />
khi nhớ về.<br />
Lễ hội mang ý nghĩa trang trọng và thể hiện sâu sắc sự tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao<br />
Văn Lầu và các bậc tiền bối đã có công đóng góp cho sự ra đời, phát triển bản Dạ cổ hoài lang,<br />
tiền thân bản vọng cổ. Các hoạt động lễ hội nhằm bảo tồn và tôn vinh bản sắc văn hóa truyền<br />
thống của dân tộc; động viên, khích lệ các nghệ sĩ, nghệ nhân nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp<br />
văn hóa truyền thống, không ngừng phát huy, sáng tạo, từng bước làm cho nền văn hóa truyền<br />
thống của tỉnh nhà đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
Ngoài ra, các hoạt động đã đảm bảo về nội dung và hình thức của một lễ hội cấp tỉnh và tính<br />
chất của lễ hội văn hóa du lịch, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân. Đặc biệt, đây<br />
là dịp giới thiệu quảng bá hình ảnh quê hương Bạc Liêu thu hút khách du lịch trên tinh thần<br />
quán triệt thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch và kế hoạch của<br />
UBND tỉnh hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2016. Lễ hội đã giúp giới thiệu, quảng bá hình<br />
ảnh đất và người Bạc Liêu, đem lại tiềm năng, lợi thế về nhiều mặt của tỉnh, trong đó có những<br />
giá trị văn hóa bản địa độc đáo đã giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa Bạc Liêu với các vùng<br />
miền trong và cả ngoài nước. Và minh chứng cho sự hấp dẫn của lễ hội Dạ cổ hoài lang chính<br />
là việc Hiệp hội du lịch ĐBSCL đã công nhận lễ hội là một điểm hẹn văn hóa, một điểm nhấn<br />
tiêu biểu trong du lịch của khu vực. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật<br />
Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.<br />
Tuy nhiên, do lễ hội Dạ cổ hoài lang được tổ chức khá muộn (từ năm 2016), chỉ được 2 lần,<br />
mỗi năm lại chỉ tổ chức một lần và chỉ là lễ hội cấp Tỉnh nên còn chưa được nhiều người biết<br />
đến mà chỉ phổ biến đối với người dân Bạc Liêu. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị<br />
Trang 108<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
văn hóa của lễ hội Dạ cổ hoài lang trong điều kiện đất nước bước vào công cuộc công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa hiện nay là vấn đề cấp thiết mà tỉnh Bạc Liêu cần phải chú trọng.<br />
2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác giá trị lễ hội Dạ cổ hoài lang vào hoạt động<br />
du lịch<br />
Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay, việc kế thừa truyền thống văn<br />
hóa dân tộc là rất cần thiết. Do đó, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của lễ hội tiếp tục là<br />
một vấn đề cấp bách, bảo đảm cho lễ hội ngày càng thực sự là nhu cầu đời sống xã hội, sáng tạo<br />
và làm phong phú hơn những mô hình mới phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, phát huy tốt các giá trị văn hóa,<br />
góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hóa du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm<br />
năng kinh tế mới, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:<br />
Thứ nhất, tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh về nội<br />
dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội,<br />
làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân<br />
dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.<br />
Thứ hai, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể về tổ chức lễ hội. Chính<br />
quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các dịch vụ, các hoạt động vui<br />
chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm<br />
tính văn hóa trong các hoạt động này, không để nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, đánh mất bản<br />
sắc văn hóa và mục đích tốt đẹp của lễ hội.<br />
Thứ ba, khai thác nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đóng góp cho việc bảo tồn, phát huy,<br />
khai thác giá trị của lễ hội; khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài<br />
nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng<br />
đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt<br />
công tác bảo tồn và hoạt động lễ hội.<br />
Thứ tư, đặc biệt coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của lễ hội. Phải bằng mọi cách<br />
khôi phục, giữ lại nét riêng của lễ hội, gắn với truyền thống văn hóa của địa phương.<br />
Thứ năm, chú trọng bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và làm phong phú hơn<br />
các giá trị mới trong lễ hội. Khuyến khích những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn<br />
luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn truyền<br />
thống, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.<br />
Nhưng, tập trung là, thứ nhất phải Tinh: nội dung phải phù hợp với đặc điểm của địa phương;<br />
thứ hai phải Giản: tổ chức phải gọn, nhẹ, an toàn và chu đáo; thứ ba phải Kiệm: tiết kiệm thời<br />
gian, sức người, sức của và tiền bạc, tránh phô trương hình thức lãng phí; và thứ tư phải Lạc:<br />
vui tươi, lành mạnh, thiết thực và bổ ích.<br />
Thứ sáu, lồng ghép hoạt động của lễ hội vào các tour du lịch của các công ty lữ hành. Tỉnh<br />
Bạc Liêu cần liên kết với các công ty lữ hành đưa du khách đến tham quan nhân dịp lễ hội diễn<br />
ra. Cần coi trọng việc quảng bá hình ảnh của lễ hội bằng nhiều hình thức khác nhau một cách<br />
rộng rãi đến nhân dân cả nước.<br />
3. Kết luận<br />
Lễ hội Dạ cổ hoài lang là một giá trị văn hóa độc đáo không chỉ của người dân Bạc Liêu<br />
nói riêng mà còn của cả dân tộc Việt Nam nói chung bởi nó mang đậm những truyền thống tốt<br />
đẹp của người dân Việt. Chính vì thế, cần phải trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những<br />
giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội như một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.<br />
Với thực trạng như đã nêu trên, mỗi người chúng ta cần phải có những việc làm, những đóng<br />
góp thiết thực để việc tổ chức lễ hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] - Nguyễn Kim Loan, Nguyễn Trường Tân (2014), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt<br />
Nam, nhà xuất bản Văn hóa - thông tin.<br />
<br />
Trang 109<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
[2] - Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2013), Giáo trình Quản lí di sản văn hóa<br />
với phát triển du lịch, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.<br />
[3] - Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, trường ĐH Văn hóa<br />
Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 110<br />