intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kháng kháng sinh của Haemophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis gây viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2012

Chia sẻ: Ketap Ketap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả tình hình kháng kháng sinh của 2 vi khuẩn Gram âm là Haemophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis gây viêm phổi ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kháng kháng sinh của Haemophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis gây viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2012

TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> KHÁNG KHÁNG SINH CỦA HAEMOPHILUS INFLUENZAE VÀ MORAXELLA<br /> CATARRHALIS GÂY VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA NĂM 2012<br /> Nguyễn Thị Yến1 , Phạm Thu Nga1 , Lê Văn Tráng2<br /> 1<br /> n Nh trư ng h Y H N 2 nh n Nh Th nh H<br /> <br /> ụng h ng nh r ng r h ng ng h nh n n t nh tr ng h ng th h ng nh ng t t ng<br /> h nh h ng h ng nh t nh n h nh Ngh n nh t t nh h nh h ng h ng<br /> nh 2 h n r H h n n r t rrh g h tr tư ng<br /> ngh n t t nh nh t 2 th ng n 5 t ư h n n h nh h h h ng<br /> ương t nh h n th th ư t h H H nh n Nh Th nh H t 01 01 2012 n 0 0 2012<br /> Phương h ngh n t t n nh h h ư t n h nh n nh nh h n<br /> nh nh h n h ng nh th hư ng n C t h th H n n t<br /> h ng h ng nh th ng thư ng như n t n 5 5 r<br /> 55 2 t 5 t rrh h ng r thr n5 g nt n5 1 h r h n 55<br /> C h nn n nh n r n n n n<br /> <br /> Từ khóa: Viêm phổi, vi khuẩn, kháng kháng sinh.<br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tất cả bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn<br /> đoán là viêm phổi có mẫu bệnh phẩm dịch mũi họng<br /> Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những dương tính với vi khuẩn thu thập được tại Khoa Hô Hấp<br /> nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ 01 tháng 01 năm 2012 đến<br /> dưới 1 tuổi [1]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới 30 tháng 08 năm 2012 (bao gồm cả các bệnh nhi được<br /> 2004 [2], tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện).<br /> tử vong trên toàn thế giới. Haemophilus influenzae và 2. Phương pháp<br /> Moraxella catarrhalis là những vi khuẩn Gram âm gây Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu.<br /> viêm phổi phổ biến ở trẻ em các nước đang phát triển. Phương pháp: Bệnh phẩm được lấy từ dịch mũi<br /> Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh rộng rãi và họng ngay sau khi bệnh nhân nhập Khoa Hô Hấp Bệnh<br /> không đúng đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng viện Nhi Thanh Hóa (trước 24 giờ). Bệnh phẩm sau khi<br /> sinh ngày một tăng cao [3]. Mô hình vi khuẩn kháng lấy xong được tiến hành nuôi cấy ngay, định danh vi<br /> kháng sinh thay đổi theo chính sách sử dụng kháng khuẩn theo quy trình chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới<br /> sinh của từng quốc gia, từng bệnh viện và thói quen [6]. Vi khuẩn phân lập được xác định mức độ nhạy cảm<br /> sử dụng kháng sinh của từng bác sỹ. Do vậy, các bệnh với với các loại kháng sinh thường được sử dụng trong<br /> viện khác nhau sẽ có mô hình kháng kháng sinh khác Bệnh viện bằng phương pháp kháng sinh khuếch tán<br /> nhau [4; 5]. Xuất phát từ thực tiễn tại Bệnh viện Nhi Kirby- Bauer, dựa trên hướng dẫn của CLSI [7].<br /> Thanh Hóa chưa nghiên cứu về tính kháng kháng sinh 3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê y học<br /> của vi khuẩn gây viêm phổi, chúng tôi tiến hành nghiên SPSS.<br /> cứu này với mục tiêu: Mô tả tình hình kháng kháng sinh 4. Đạo đức nghiên cứu:<br /> của Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis Gia đình đối tượng nghiên cứu được thông báo<br /> gây viêm phổi ở trẻ em. trước về mục đích và nội dung nghiên cứu, bảo đảm có<br /> sự cam kết, tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thông tin cá nhân của bệnh nhi và các thông tin<br /> trong hồ sơ nghiên cứu được giữ bí mật.<br /> 1. Đối tượng<br /> Bảo đảm quyền lợi của bệnh nhi, nhân viên y tế khi<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> h nh Ng n Th Y n n Nh trư ng h Khi kết quả cấy khuẩn dương tính và có kết quả<br /> YH N kháng sinh đồ, bác sĩ điều trị giải thích cho gia đình<br /> nnt 0 h bệnh nhi và thay phác đồ điều trị nếu phác đồ đang điều<br /> Ng nh n 2 2014 trị không phù hợp.<br /> Ng h th n 1 11 2014<br /> <br /> 52<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 1. Tỷ lệ phân lập được các vi khuẩn theo nhóm tuổi<br /> Bảng 1. Tỷ lệ phân lập được các vi khuẩn theo nhóm tuổi<br /> <br /> Tuổi 2 tháng - < 12 tháng ≥ 12 tháng- 5 tuổi Tổng<br /> <br /> Vi khuẩn n % n % n %<br /> Haemophilus influenzae 38 38,4 18 34,6 56 37,1<br /> Moraxella catarrhalis 17 17,2 7 13,4 24 15,9<br /> Streptococcus pneumoniae 25 25,3 12 23,1 37 24,5<br /> Streptococcus mitis 14 14,1 12 23,1 26 17,2<br /> Staphylococcus aureus 2 2,0 3 5,8 5 3,3<br /> Klebsiella pneumoniae 2 2,0 0 0 2 1,3<br /> Pseudomonas aeruginosa 1 2,0 0 0 1 0,7<br /> Tổng 99 100 52 100 151 100<br /> <br /> Trong số 151 bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn cao nhất là H. influenzae 37,1%.<br /> Viêm phổi do M. catarrhalis chỉ chiếm 15,9%.<br /> 2. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenzae<br /> <br /> Bảng 2. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenza<br /> <br /> Số xét Mức độ (%)<br /> TT Tên kháng sinh<br /> nghiệm Kháng (R) Trung gian (I) Nhạy (S)<br /> 1 Ampicillin/ Sulbactam 14 11 (78,6) 0 (0) 3 (21,4)<br /> 2 Amox/Clavunic acid 40 23 (57,5) 0 (0) 17 (42,5)<br /> 3 Cefuroxime 29 16 (55,2) 2 (6,9) 11 (37,9)<br /> 4 Cefotaxime 15 8 (53,3) 2 (13,3) 5 (33,3)<br /> 5 Ceftriaxone 17 4 (23,5) 2 (11,8) 11 (64,7)<br /> 6 Cefepime 16 1 (6,3) 3 (18,6) 12 (75,1)<br /> 7 Ticarcilline 28 10 (35,7) 11 (39,3) 7 (25)<br /> 8 Cefoperazol 11 1 (9,1) 6 (54,5) 4 (36,4)<br /> 9 Imipeneme 32 2 (6,2) 1 (3,1) 29 (90,6)<br /> 10 Gentamicin 14 3 (21,4) 1 (7,1) 10 (71,4)<br /> 11 Amikacin 29 7 (24,1) 4 (13,8) 18 (62,1)<br /> 12 Clarithromycin 29 3 (10,3) 2 (6,9) 24 (82,8)<br /> 13 Co-trimoxazol 15 9 (60) 3 (20) 3 (20)<br /> 14 Chloramphenicol 27 14 (51,9) 9 (33,3) 4 (14,8)<br /> 15 Ciprofloxacin 37 0 (0) 3 (8,2) 34 (91,8)<br /> 16 Fosfomycin 6 0 (0) 1 (16,7) 5 (83,3)<br /> <br /> 53<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> - H. influenzae có tỷ lệ kháng cao với các kháng sinh thông thường để điều trị như ampicillin/ sulbactam 78,6%,<br /> amox/clavunic acid 57,5%, cefuroxime 55,2%, cefotaxime 53,3%, chloramphenicol 51,9% và co-trimoxazol 60%.<br /> - H. influenzae nhạy cảm với clarithromycin 82,8%, gentamicin 71,4%, amikacin 62,1%, imipeneme 90,6%, fosfo-<br /> mycin 83,3% và ciprofloxacin 91,8%.<br /> 3. Tính kháng kháng sinh của Moraxella catarrhalis<br /> <br /> Bảng 3. Tính kháng kháng sinh của Moraxella catarrhalis<br /> <br /> Số xét Mức độ (%)<br /> TT Tên kháng sinh<br /> nghiệm Kháng (R) Trung gian (I) Nhạy (S)<br /> 1 Amox/Clavunic acid 18 5 (27,8) 0 (0) 13 (72,2)<br /> 2 Cefuroxime 15 6 (40) 1 (6,7) 8 (53,3)<br /> 3 Cefotaxime 21 9 (42,8) 0 (0) 12 (57,2)<br /> 4 Cefoperazol 16 7 (43,7) 0 (0) 9 (56,3)<br /> 5 Imipenem 17 1 (5,9) 1 (5,9) 15 (88,2)<br /> 6 Gentamicin 14 8 (57,1) 1 (7,1) 5 (35,7)<br /> 7 Amikacin 19 7 (36,8) 2 (10,6) 10 (52,6)<br /> 8 Clarithromycin 12 7 (58,3) 2 (16,7) 3 (25)<br /> 9 Chloramphenicol 9 5 (55,6) 1 (11,1) 3 (33,3)<br /> 10 Ciprofloxacin 15 1 (6,7) 0 (0) 14 (93,3)<br /> 11 Ticarcilline 8 1 (12,5) 0 (0) 7 (87,5)<br /> 12 Fosfomycin 13 1 (7,7) 0 (0) 12 (92,3)<br /> 13 Vancomycin 10 0 (0) 0 (0) 10 (100)<br /> <br /> - M. catarrhalis kháng với các kháng sinh clarithromycin 58,3%, gentamicin 57,1%, chloramphenicol 55,6%.<br /> - M. catarrhalis nhạy cảm với amox/clavunic acid 72,2%, cefotaxime 57,2%, fosfomycin 92,3%, ciprofloxacin 93,3%<br /> và vancomycin 100%.<br /> <br /> <br /> IV. BÀN LUẬN kháng sinh trước đó. Điều này cũng giải thích tại sao khi<br /> phân lập vi khuẩn ở cộng đồng luôn cao hơn và khác<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh biệt so với ở trong bệnh viện.<br /> cao nhất là H. influenzae chiếm tỷ lệ 37,1%, sau đó là S. Kết quả trên cũng cho thấy nguyên nhân gây viêm<br /> pneumoniae 24,5%. Moraxella catarrhalis chiếm tỷ lệ là phổi do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng chủ yếu<br /> 15,9%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị vẫn là H. influenzae và S. pneumoniae, từ đó cần có<br /> Thanh Xuân năm 2000 [8] và nghiên cứu của Nguyễn những chính sách hợp lý để kiểm soát tốt chương trình<br /> Văn Bàng năm 2009 [4]. Tuy nhiên, kết quả này có khác nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp ở trẻ em.<br /> biệt so với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên Trong những vi khuẩn Gram âm gây viêm phổi thì H.<br /> thế giới [9], [10]. Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng ở trẻ Influenzae và M. catarrhalis là 2 vi khuẩn gặp với tỷ lệ<br /> em bị viêm phổi dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần cao trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tiến hành<br /> Thơ [9] và nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng ở trẻ em đánh giá mức độ nhạy cảm và kháng kháng sinh của 2<br /> viêm phổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai [4] vi khuẩn này, từ đó có chiến lược sử dụng kháng sinh<br /> cho kết quả S. pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự hợp lý.<br /> khác biệt này có thể giải thích do địa dư khác nhau nên Trước đây, H. influenzae vẫn được coi là vi khuẩn<br /> yếu tố dịch tễ từng khu vực khác nhau. Mặt khác phân nhạy cảm với các kháng sinh thông thường. Tuy nhiên<br /> lập vi khuẩn bị ảnh hưởng rất lớn vào tình hình sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi, H.influenzae có tỷ lệ<br /> kháng cao với các kháng sinh thường dùng điều trị<br /> <br /> 54<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> rộng rãi trong các bệnh viện như ampicillin/ sulbactam đình có trẻ bị viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi nặng cần<br /> 78,6%, cefuroxime 55,2%, cefotaxime 53,3%, chloram- phải đưa trẻ đến khám sớm tại bệnh viện để được xét<br /> phenicol 51,9%. nghiệm tìm nguyên nhân và sử dụng kháng sinh hợp lý,<br /> Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Xuân (2000), H. tránh nguy cơ kháng thuốc.<br /> influenzae kháng ampicillin 34,5%, chloramphenicol là<br /> 38,2%, cefuroxime 8,7%, gentamicin 3,4%. Nhạy cảm V. KẾT LUẬN<br /> với imipenem 100%, với ciprofloxacin là 100% [8]. Qua nghiên cứu 151 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi bị viêm<br /> Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng (2008) cho thấy tỷ phổi do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thời gian<br /> lệ đề kháng kháng sinh của H .influenzae 95,8% với từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2012 chúng tôi rút ra một<br /> ampicillin, 45,7% với amox/acid clavulanic, ceftriaxon số kết luận như sau:<br /> 68,6%, cefuroxime 75%, ceftazidim 67,6%, cefotaxime - H. influenzae là căn nguyên hàng đầu gây viêm<br /> 51,5%, co-trimoxazol 59,4%, norfloxacin 70,6%, cipro- phổi ở trẻ dưới 5 tuổi.<br /> floxacin 62,9%, gentamicin 68,6%, imipenem 0% [11].<br /> - H. influenzae có tỷ lệ kháng rất cao với kháng sinh<br /> Kết quả của các nghiên cứu có sự thay đổi so với chúng thông thường để điều trị viêm phổi.<br /> tôi là do sự kháng kháng sinh của H. Influenzae ở các - M. catarrhalis có tỷ lệ kháng cao với kháng sinh<br /> bệnh viện khác nhau. Nếu so sánh theo thời gian qua clarithromycin, gentamicin và chloramphenicol.<br /> các kết quả trên cho chúng ta thấy tỷ lệ kháng cao và<br /> - H. influenzae và M. catarrhalis còn nhạy cảm rất<br /> ngày càng gia tăng của H. influenzae từ năm 2000 đến<br /> cao (> 85%) với các kháng sinh mạnh như ciprofloxa-<br /> 2012 với các kháng sinh như ampicillin từ 34,5% lên<br /> cin, fosfomycin, imipenem và vancomycin.<br /> 78,6%, chloramphenicol từ 38,2% lên 57,1%. Đặc biệt,<br /> tỷ lệ kháng với nhóm Cephalosporin của H. influenzae<br /> tăng rất nhanh và đang được cảnh báo có nguy cơ mất<br /> Lời cảm ơn<br /> kiểm soát như cefuroxime từ 8,7% lên 55,2%, cefotaxi-<br /> me từ 3,4% lên 53,3%. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, khoa Hô hấp,<br /> khoa Vi sinh Bệnh viện Nhi Thanh hóa.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi M. catarrhalis kháng<br /> với các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phổi Xin trân trọng cảm ơn các bệnh nhi và gia đình bệnh<br /> như clarithromycin là 58,3%, gentamicin là 57,1%, chlo- nhi trong nghiên cứu .<br /> ramphenicol là 55,6%.<br /> Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Xuân trên 251 TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> trẻ bị viêm phổi từ tháng 8/1994 đến tháng 3/1998, tỷ lệ<br /> M. catarrhalis kháng ampicillin là 52,3%, cefuroxime là 1. Nguyễn Thu Nhạn và CS (2002). Mô hình bệnh tật<br /> 6,0%, chloramphenicol là 6,8% và gentamicin là 2,5% trẻ em, Tập san nhi khoa, T ng h Y ư h t<br /> [8]. N N Yh 10, 14 - 17.<br /> Như vậy, qua so sánh kết quả nghiên cứu của chúng 2. WHO (2004). Who/Unicefjont statement: manage-<br /> tôi với Đỗ Thị Thanh Xuân sau hơn 10 năm, M. catarrh- ment of pneumonia in community senttings.<br /> alis đã kháng với các kháng sinh thường dùng với tốc 3. Bộ Y tế (2010). Phân tích thực trạng sử dụng kháng<br /> độ rất nhanh như: Cefuroxime từ 6,0% lên 40%, chlo- sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam (GARP) năm<br /> ramphenicol từ 6,8% lên 55,6%, gentamicin từ 2,5% lên 2010.<br /> 57,1%. Điều này cảnh báo việc chúng ta đang phải đối 4. Nguyễn Văn Bàng (2009). Đánh giá kháng kháng<br /> mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ trẻ em viêm<br /> kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm phổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, T h<br /> khuẩn. Nh h 2 (3), 55 - 60.<br /> Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là một bệnh viện cấp tỉnh, 5. Trần Thị Ngọc Anh (2007). Sự đề kháng kháng<br /> viêm phổi ở trẻ em tại đây phần lớn là viêm phổi từ cộng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện<br /> đồng. Vì vậy, nguyên nhân thường gặp nhất là H. Influ- Nhi Đồng 2 năm 2007, T h Y H TP H Ch nh<br /> enzae và S. pneumonia, các vi khuẩn Gram âm hay th ng 4 200 183 – 191.<br /> gặp nhất là H. Influenzae và M. Catarrhalis có tỷ lệ cao<br /> 6. WHO (2003). Baisic laboratory procedures in clinical<br /> trong nghiên cứu này. Qua nghiên cứu cho thấy các vi<br /> Bacteriology.<br /> khuẩn này có tỷ lệ kháng cao với các kháng sinh đường<br /> uống thông thường. Do đó, cần khuyến cáo cho các gia 7. National Committee For Clinical Laboratory<br /> <br /> <br /> 55<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> Standards (2007). Performance Standards for Antimi- cus pneumoniae ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viên Nhi<br /> crobial Susceptibility Testing; Seventeeth Infomational đồng Cần Thơ, T h h th h nh 3 (599 + 600),<br /> Supplement, Approved Standard M2-A9, NCCLS, Vil- 26 - 27.<br /> lanova, PA. 10. Carolyn M. Kercsmar (2005). Pneumonia, Nelson<br /> 8. Đỗ Thị Thanh Xuân (2000). Nghiên cứu đặc điểm Essentitals of Pediatrics, r 356 - 458.<br /> lâm sàng và điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn kháng 11. Trần Đỗ Hùng (2008). Tình hình nhiễm và kháng<br /> kháng sinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại kháng sinh của Haemophilus Influenzae và Strepto-<br /> học Y Hà Nội. coccus pneumoniae ở trẻ dưới 60 tháng tuổi bị nhiễm<br /> 9. Trần Đỗ Hùng (2008). Nghiên cứu căn nguyên gây khuẩn hô hấp cấp tình tại khoa hô hấp bệnh viên Nhi<br /> viêm phổi do Haemophilus Influenzae và Streptococ- đồng Cần Thơ, T h h th h nh 4 (604 + 605),<br /> 73 - 75.<br /> <br /> <br /> Summary<br /> THE ANTIBIOTIC RESISTANCE IN GRAM-NEGATIVE BACTERIA HAEMOPHILUS<br /> INFLUENZAE AND MORAXELLA CATARRHALIS CAUSES CHILD<br /> PNEUMONIA AT THANH HOA HOSPITAL OF PEDIATRICS<br /> The wide and inappropriate use of antibotics leads to current higher antibiotic resistance in the posulation. Dif-<br /> ferent hospitals have their own antibiotic resistance patterns. The objective of the study is to describe the antibiotic-<br /> resistance situation in Gram - negative bacteria Haemophilus influenzae and Moraxella catarrhalis which causes<br /> child pneumonia. The patients from 2 months old to 5 years old diagnosed with pneumonia, whose nasopharyngeal<br /> specimens collected at the Thanh Hoa Hospital of Pediatrics from 01/01/2012 to 08/30/2012 are positive for bacte-<br /> ria. Methods: prospective description. The specimens were cultured, the bacteria were identified, and the antibiotic<br /> sensitivity of the bacteria was defined according to CLSI guidelines. Results: The Haemophilus influenzae antibiotic<br /> resistance rates were 78.6% to ampicillin/ sulbactam, 57.5% to amox/clavunic acid, 55.2% to cefuroxime, 53.3% to<br /> cefotaxime. The Moraxella catarrhalis antibiotic resistance rates were 58.3 % to clarithromycin, 57.1 % to gentamicin,<br /> 55.6 % to chloramphenicol. H. influenzae and M. catarrhalis are still sensitive to the strong antibiotics as imipenem,<br /> ciprofloxacin, fosfomycin and vancomycin.<br /> <br /> Keyword: pneumonia, bacteria, antibiotic resistance.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 56<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0