intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo cứu một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo cứu một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc trình bày: Hoàn thiện phần đô, xây dựng Hóa Châu thành trung tâm chính trị – quân sự vững chắc ở vùng biên viễn phương Nam, phần thị cũng phát triển tiệm tiến dần như một quy luật tất yếu mang tính chất bổ trợ, với những hoạt động nhộn nhịp của các chợ làng chủ yếu ở khu vực xung quanh Hóa Thành,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo cứu một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc

KHẢO CỨU MỘT SỐ CHỢ LÀNG Ở THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC<br /> TRƯƠNG THỊ THU THẢO<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Thành Hóa Châu là nơi đóng lỵ sở của thừa tuyên Thuận Hóa dưới<br /> thời Lê - Mạc. Cùng với việc hoàn thiện phần đô, xây dựng Hóa Châu thành<br /> trung tâm chính trị – quân sự vững chắc ở vùng biên viễn phương Nam, phần<br /> thị cũng phát triển tiệm tiến dần như một quy luật tất yếu mang tính chất bổ<br /> trợ, với những hoạt động nhộn nhịp của các chợ làng chủ yếu ở khu vực<br /> xung quanh Hóa Thành. Thông qua những ghi chép trong Ô Châu cận lục<br /> của Dương Văn An, chúng tôi phục dựng lại diện mạo chợ làng Thừa Thiên<br /> Huế dưới thời Mạc trong mối tương quan với phần đô Hóa Thành để thấy<br /> được quá trình đô thị hóa đầu tiên trên vùng đất Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Giống như bao làng Việt khác, làng xứ Huế là một thực thể xã hội nên quá trình phát sinh,<br /> phát triển của nó cũng là quá trình vận hành theo quy luật vận động và phát triển của các<br /> hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Do đó, trong việc nghiên cứu về làng xã Thừa<br /> Thiên Huế, có thể xét từ nhiều góc độ khác nhau nhưng không thể hiểu thực chất nếu<br /> không chú ý đúng mức đến lĩnh vực kinh tế - nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ một<br /> thiết chế xã hội nào. Nông nghiệp với vấn đề nổi bật là diễn trình phát triển của chế độ<br /> ruộng đất, hay thủ công nghiệp với sự hình thành và phát triển của các nghề và làng nghề<br /> thủ công truyền thống đã là mảng đề tài hấp dẫn, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên<br /> cứu. Trong khi đó, thương nghiệp làng xã với hoạt động chủ yếu của chợ làng vẫn là một<br /> vấn đề mở, cần có sự quan tâm nghiên cứu một cách thoả đáng, hệ thống hơn để thấy<br /> được quá trình hình thành, phát triển; vai trò, vị trí của nó trong lịch sử. Bước đầu, chúng<br /> tôi tiến hành khảo cứu về một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế vào thời Mạc, đặt cơ sở cho<br /> việc nghiên cứu chợ làng ở vùng đất này trong các thời kỳ kế tiếp.<br /> 2. MỘT SỐ CHỢ LÀNG THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC<br /> Kể từ khi trở thành một bộ phận của lãnh thổ Đại Việt vào năm 1306, xứ Thuận Hóa nói<br /> chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chỉ được điểm xuyết sơ lược trong An Nam chí<br /> nguyên của Cao Hùng Trưng, Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Mãi cho đến năm 1555,<br /> vùng đất này mới được phác họa khá rõ nét trong tác phẩm Ô Châu cận lục của Dương<br /> Văn An 1. Thông qua những trang mô tả, liệt kê vừa mang tính tổng luận vừa có tính cụ<br /> 1<br /> <br /> Theo soạn giả Dương Văn An, sách này xuất phát từ hai bản ghi chép về phủ Tân Bình và phủ Triệu<br /> Phong của hai nho sinh đồng hương với soạn giả. Năm 1553, nhân về quê cư tang, ông gặp được hai bản<br /> thảo này, liền khảo cứu thêm trong sử sách và vận dụng những điều mắt thấy tai nghe, chỗ rườm rà thì bỏ<br /> bớt, chỗ sơ sài thì bổ sung, hoàn tất vào năm 1555, đặt tên mới là Ô Châu cận lục. Như vậy, những điều<br /> mà ông ghi chép trong tác phẩm xảy ra vào khoảng những năm 40, 50 (hoặc trước đó) của thế kỷ XVI,<br /> tương ứng với thời gian vùng đất này đặt dưới sự cai quản của nhà Mạc từ năm 1527 (khi nhà Mạc được<br /> thiết lập) cho đến năm 1554 (khi quân Mạc đóng ở đây bị quân nhà Lê đánh bại). Mặt khác, căn cứ vào<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 88-95<br /> <br /> KHẢO CỨU MỘT SỐ CHỢ LÀNG Ở THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC<br /> <br /> 89<br /> <br /> thể của ông, những phong cảnh núi sông, sản vật, thuế khóa, phong tục tập quán, thành<br /> trì, chợ búa, cầu ải, trạm dịch, bến đò, địa danh các làng xã đã trở thành những mảnh<br /> ghép trong bức tranh xứ Thuận Hóa sau hai thế kỷ rưỡi xây dựng và phát triển:<br /> “…Chốn đồng ruộng lấy việc cày cấy, nuôi tằm tơ làm chính. Miền sông biển lấy nghề<br /> muối mắm làm kho của trời cho… Tôm cá đánh bắt ở sông hồ, nơi nào chẳng có. Gỗ<br /> nứa lấy từ rừng xanh, tùy loại mà dùng. Xóm thôn trù mật, gà gáy chó sủa inh tai…” [2,<br /> tr. 62]. Rõ ràng, đời sống kinh tế - xã hội của cư dân lúc bấy giờ đã tương đối ổn định,<br /> đặc biệt là cư dân ở vùng Hóa Châu - nơi đóng trị sở của thừa tuyên Thuận Hóa.<br /> Với tư cách là trọng trấn vùng biên viễn phương Nam, thành Hóa Châu 2 từng trải qua<br /> bao phen binh lửa và nhiều lần được triều đình quan tâm tu bổ, sửa chữa, trở thành một<br /> cứ điểm phòng ngự quan trọng, vững chắc về mặt quân sự và đồng thời là trung tâm<br /> chính trị của xứ Thuận Hóa. Điều này đã được Dương Văn An phản ánh qua phần mô tả<br /> về thành Hóa Châu: “Hóa Thành ở địa phận huyện Đan Điền. Từ sông cái Đan Điền<br /> chảy ở phía Tây, một nhánh sông con tách ra rồi đổ vào trong thành. Phía hữu ngạn<br /> sông con này nào các dinh thự, trường học, ty Đô, ty Thừa, nha môn phủ Triệu<br /> Phong (người trích dẫn nhấn mạnh) mọc san sát. Sông cái Kim Trà bọc ở phương Nam,<br /> phá quành phía Bắc, trằm ở đông, mênh mông ước muôn nghìn khoảnh. Quanh bốn<br /> phía đều có sông nước bao bọc, giữa là tòa thành cao ngất trăm trĩ, tỏa rộng như một<br /> đụn mây dài. Vị trí đó thật xung yếu như có bàn tay thợ tạo sắp đặt vậy” [2, tr. 89]. Bên<br /> cạnh nguồn sử liệu, kết quả các đợt khảo sát thực địa của các nhà nghiên cứu cũng cho<br /> thấy thành Hóa Châu có cấu trúc hoàn chỉnh, quy mô to lớn, mặt thành hướng về phía<br /> biển, lấy hệ thống sông ngòi làm hào lũy tự nhiên, khoá chặt lấy thủy khẩu ở ngã ba<br /> Sình – nơi sông cái Kim Trà (sông Hương) và sông Đan Điền (sông Bồ) hợp làm một<br /> dòng chảy về phá Tam Giang gọi là Linh Giang. Tại đây, “tùng thông ở dinh hiến sát,<br /> vườn hoa huyện đường, bình phong phủ chưởng vệ (người trích dẫn nhấn mạnh) đều<br /> nối nhau san sát hai bên bờ” [2, tr. 26]. Cùng với việc xây dựng, mở rộng và hoàn thiện<br /> từng bước phần đô (thành); phần thị cũng phát triển tiệm tiến dần như một quy luật tất<br /> yếu mang tính chất bổ trợ, với những phố phường, chợ búa 3.<br /> 2.1. Chợ Thế Lại<br /> Ở mục thành - thị, chợ Thế Lại là một trong số ba ngôi chợ lớn của vùng Thuận Hóa<br /> được Dương Văn An đề cập đến: “Chợ Thế Lại ở xã Thế Lại huyện Kim Trà. Đằng<br /> trước là ngã ba sông khuất khúc, phía sau cũng có ngòi nước uốn quanh. Lầu son gác<br /> tía ngang dọc như bàn cờ, chi chít tựa sao giăng. Thôn hoa nội biếc, đất rộng người<br /> đông. Nghìn khe cùng đổ đến rất thuận cho thuyền bè, ngã lớn thông thương mọi nẻo,<br /> thật tiện về đường bộ. Thương nhân đua nhau đến mở quán ở đó, người sang vật quý tụ<br /> tập bán buôn tấp nập. Gà gáy đầu mọi người đã lục tục thức dậy, đúng ngọ thì nhộn<br /> nội dung của tác phẩm, có thể thấy rằng, địa danh Ô Châu mà soạn giả sử dụng bao hàm cả hai Châu Ô,<br /> Lý (hay Thuận Hóa) – tức là dải đất kéo dài từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam hiện nay.<br /> 2<br /> Thành Hóa Châu hiện nay thuộc địa phận hai xã Quảng An, Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh<br /> Thừa Thiên Huế.<br /> 3<br /> Quy luật hình thành thành thị này cũng là quy luật chung, phổ biến của nhiều thành thị ở phương Đông.<br /> <br /> 90<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ THU THẢO<br /> <br /> nhịp cực điểm. Lều quán dựng la liệt suốt Đông Tây, cửa hàng mở dài ngắn đủ cỡ. Nào<br /> cờ xanh phướn biếc, chỗ của mối lái phú thương; nào lụa là gấm vóc, nơi hội tụ đủ<br /> hàng tốt của tứ xứ. Đây là một thắng cảnh của Châu Ô” [2, tr. 90]. So với hai ngôi chợ<br /> Đại Phúc – nơi đô hội của vùng Thổ Rí và chợ Thuận – nơi tấp nập của Thuận Châu thì<br /> chợ Thế Lại được Dương Văn An giới thiệu rõ nét, đầy đủ hơn về vị trí, cách thức bố trí<br /> các hàng quán, thời gian họp chợ, các mặt hàng buôn bán ở chợ… Điều này cho thấy,<br /> đến giữa thế kỷ XVI, chợ Thế Lại đã trở thành một địa điểm sinh hoạt buôn bán sầm uất<br /> và có thể xem là ngôi chợ lớn nhất của đạo Thuận Hóa lúc bấy giờ. Về địa danh Thế<br /> Lại, dịch giả Văn Thanh – Phan Đăng đã phân tích rằng: “Thế Lại là chữ để phiên âm<br /> Tlài – âm cổ của Trài. Xét về ngữ âm học lịch sử, những thư tín còn lại của các giáo sĩ<br /> truyền đạo phương Tây cho thấy dạng âm cổ ấy vẫn còn thông dụng tại bản địa cho đến<br /> sau năm 1709” [2, tr. 90]. Lấy cách cắt nghĩa địa danh này để đối chiếu với những<br /> thông tin do Cadière điều tra và cung cấp trong cuốn Kinh thành Huế – Địa danh, chúng<br /> ta sẽ thấy có một sự trùng khớp và hợp lý. Khi đề cập đến vị trí số 84 – Đông Bắc môn,<br /> Cadière viết: “Đông Bắc Môn tức vọng lâu X của người Pháp – tên thường gọi là cửa<br /> Kẻ Trài. Theo các chỉ dẫn đề ra, xưa kia, trước mặt cửa này, phía bên kia của Hộ<br /> Thành Hà phía Đông, ở địa phận làng Thế Lại, có một phường hội, tại đấy, người ta<br /> buôn bán các sản phẩm thủ công, đồ dùng bằng đồng, tơ lụa, sơn mài… từ Bắc kỳ đưa<br /> vào, và được chỉ định với tên Hang Trài. “Trài” có nghĩa là “mái lợp ngói không vữa”,<br /> có thể cửa hàng của những người này được lợp mái theo kiểu như thế và từ đó mà có<br /> tên gọi ấy” [3, tr. 103]. Ở vị trí số 124, Cadière còn cho biết: “Cầu Thế Lại mở đường<br /> chảy cho phần còn lại, ở phần hạ lưu, của nhánh sông đã bị lấp và bị nắn lại khi Gia<br /> Long xây dựng Kinh thành Huế. Tên gọi khác: Cầu Kẻ Trài” [3, tr. 115]. Những thông<br /> tin trên giúp chúng ta có thể rút ra những nhận định bước đầu về tên gọi và vị trí của<br /> chợ Thế Lại:<br /> Thứ nhất, chợ và làng Thế Lại có tên tục là Kẻ Trài. Điều này xuất phát trên ba cơ sở: 1.<br /> Cách phân tích nguồn gốc tên gọi Thế Lại của dịch giả Văn Thanh – Phan Đăng; 2. Sự<br /> tồn tại của một phường hội buôn bán các sản phẩm hàng hóa từ Bắc Kỳ đưa vào có tên<br /> gọi là Hang Trài, đóng trên địa phận làng Thế Lại và đây có thể là tiền thân của chợ Thế<br /> Lại nổi tiếng với đủ đồ hàng Nam Bắc vào giữa thế kỷ XVI; 3. Đến thời điểm năm<br /> 1933, khi Cadière hoàn chỉnh và đăng tải bài nghiên cứu Kinh thành Huế – Địa danh 4,<br /> chúng ta thấy rằng, cửa Đông Bắc và cầu Thế Lại vào thời điểm này vẫn có tên thường<br /> gọi là cửa và cầu Kẻ Trài. Điều này chứng tỏ rằng, Hán danh Thế Lại cũng chính là tục<br /> danh Kẻ Trài.<br /> Thứ hai, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tên gọi Thế Lại và Kẻ Trài, chúng ta có<br /> thể xác định được vị trí của chợ Thế Lại: nằm đối ngạn với cửa Kẻ Trài, phía bên kia<br /> sông đào Đông Ba, trên đoạn cuối của đường Bạch Đằng hiện nay thuộc địa phận của<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bài nghiên cứu này đăng trong tạp chí B.A.V.H năm 1933, hiện nay đã xuất bản thành sách. Trong lời<br /> tựa của sách, Cadière nói rằng ông đã sưu tầm những ghi chú về vấn đề này trong vòng 30 năm.<br /> <br /> KHẢO CỨU MỘT SỐ CHỢ LÀNG Ở THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC<br /> <br /> 91<br /> <br /> làng Thế Lại Thượng 5. Bên cạnh đó, Cadière còn cung cấp một thông tin quan trọng<br /> giúp chúng ta có thêm cứ liệu để khẳng định vị trí nêu trên của chợ Thế Lại là chính<br /> xác: “Cầu Thế Lại mở đường chảy cho phần còn lại, ở phần hạ lưu, của nhánh sông đã<br /> bị lấp và bị nắn lại khi Gia Long xây dựng Kinh thành Huế”. Căn cứ vào các bản đồ An<br /> Nam tứ chí lộ đồ thư của Nho sinh trúng thức Đỗ Bá vẽ cuối thế kỷ XVII và Giáp ngọ<br /> niên bình Nam đồ của Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774 [6, tr. 93 & 145] 6,<br /> chúng ta thấy có một con sông nhỏ thông với sông Hương từ trên thượng lưu, chảy<br /> ngang qua đô thành Phú Xuân rồi đổ vào sông Hương. Con sông nhỏ này chính là sông<br /> Kim Long, phần hạ lưu của nó đã bị lấp và bị nắn lại khi Gia Long xây dựng Kinh thành<br /> Huế (nay chỉ còn đoạn sông chảy trong kinh thành chính là sông Ngự Hà, hồ Tịnh<br /> Tâm); khi chưa bị điều chỉnh dòng chảy, rất có thể phần hạ lưu của sông Kim Long<br /> chảy vắt qua đường Đào Duy Anh hiện nay, nối liền với khúc cuối (nay vẫn còn mang<br /> dáng vẽ khuất khúc của một con sông tự nhiên) của sông đào Đông Ba – tức là đoạn<br /> chảy vòng qua đồn Mang Cá nhỏ (Trấn Bình Đài) rồi hợp lưu với sông Hương, nhưng<br /> đây chỉ là một nhánh của hạ lưu sông Kim Long; thực tế, tại đây, sông Kim Long chia<br /> làm hai nhánh, một nhánh chảy qua cầu Thanh Long đi qua các làng Thế Lại, Lạc Hộ,<br /> An Quán rồi đổ ra sông Hương và một nhánh chảy qua cầu Thế Lại với dòng chảy như<br /> trên đã nêu 7, tạo ra ngã ba sông như Dương Văn An mô tả: “Đằng trước (chợ) là ngã<br /> ba sông khuất khúc”.<br /> Như vậy, nhờ có địa thế thuận tiện về giao thông thủy bộ, gần các quan nha, công thự;<br /> đất tốt, dân đông, chợ Thế Lại đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất của vùng Thuận<br /> Hóa vào giữa thế kỷ XVI.<br /> Sang thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, chợ Thế Lại có lẽ vẫn tiếp tục tồn tại<br /> nhưng không còn giữ được vị trí bậc nhất như xưa do khả năng thu hút nguồn hàng<br /> mạnh của phố cảng Thanh Hà cùng một số chợ khác cận dinh phủ.<br /> Đến đầu thế kỷ XIX, sau khi nhà Nguyễn lấy đất xây dựng kinh thành, chợ phải di dời.<br /> Địa bạ ngày mồng 2 tháng 10 năm Gia Long thứ 14 (2/11/1815 DL) của làng Thế Lại<br /> Thượng cho biết: Năm Bính Dần (1806), làm chợ mới hết 2 mẫu 3 sào 1 thước 2 tấc 5<br /> phân” [10, tr. 72]. Đó là chợ Phú Bình, thuộc phường Phú Bình, TP. Huế hiện nay, nằm<br /> ở gần góc đông bắc kinh thành Huế. Sau khi kinh thành Huế được xây dựng, khu đất cũ<br /> 5<br /> <br /> Thế Lại là một trong 60 xã của huyện Kim Trà thuộc phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa được Dương Văn<br /> An nhắc đến trong Ô Châu cận lục năm 1555. Về sau, không rõ thời điểm cụ thể, xã Thế Lại được tách<br /> thành hai xã Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ, chỉ thấy Lê Quý Đôn (1726 – 1784) liệt kê trong Phủ biên<br /> tạp lục soạn năm 1776. Bấy giờ Thế Lại Thượng và Hạ thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà. Đầu thế<br /> kỷ XIX, khi vua Gia Long lấy đất xây dựng kinh thành Huế, đất làng Thế Lại Thượng bị mất khoảng 193<br /> mẫu (dẫn theo tài liệu [10, tr.447]). Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hội,<br /> TP Huế, Thế Lại Hạ nằm về phía Tây Bao Vinh, thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà.<br /> 6<br /> Hai bản đồ này được in trong tập Hồng Đức bản đồ.<br /> 7<br /> Điều này được phản ánh qua đoạn trích về sông Kim Long của Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức:<br /> “Trước kia cửa sông ở phía đông chợ Kim Long… cầu Thanh Long, cầu Thế Lại đều là những chỗ đường<br /> sông cũ chảy qua; từ Thế Lại, Lạc Hộ đến các xã An Quán, còn có đường sông chảy vào hạ lưu sông<br /> Hương” [8, tr. 126].<br /> <br /> 92<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ THU THẢO<br /> <br /> nơi chợ Thế Lại tọa lạc được quy hoạch thành phố Đông Hội - một bộ phận cấu thành<br /> khu phố phía đông thành vào thời Nguyễn: “Từ phía bắc cầu Thế Lại đến 3 phố ở góc<br /> Trấn Bình Đài trở lên; từ niên hiệu Gia Long đều lợp ngói, nhà ngói liên tiếp, người<br /> Hán Thanh ở lộn buôn bán hàng hóa và các sản vật đều đủ” [9, tr. 134]. Đó chính là<br /> diện mạo của chợ Thế Lại qua các thời kỳ.<br /> 2.2. Chợ Đan Lương<br /> Nay thuộc địa phận làng Phú Lương A, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Tục danh<br /> chợ Cầu. Tên gọi này xuất phát từ địa thế của chợ - nằm bên cầu Đan Điền nổi tiếng là<br /> cây cầu bậc nhất xứ Thuận Hóa lúc bấy giờ: “Ở chợ Đan Lương, huyện Đan Điền, phía<br /> đông chợ có một con ngòi đổ về, trên ngòi là nhịp cầu. Trên cầu có dựng mái nhà hình<br /> cầu vồng vắt ngang, trông như lưng cá voi vươn lên tầng không…” [2, tr. 90]. Về thời<br /> gian họp chợ, Dương Văn An cho biết: “chợ Đan Lương đông từ nửa đêm” [2, tr. 63].<br /> Tuy nhiên, khi khảo sát thực địa, chợ Đan Lương đã có một vài sự thay đổi. Phía đông<br /> chợ có một con ngòi đổ về - con ngòi này là một nhánh của sông Bồ, trước mặt chợ có<br /> một bến sông, phía tây là cây cầu nhỏ bằng xi măng bắc qua con ngòi thay thế cây cầu<br /> có mái nhà hình cầu vồng hiện không còn dấu tích. Chợ Cầu ngày nay đông vào buổi<br /> chiều và chỉ tụ họp khoảng tầm từ 2h–5h chiều, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của cư<br /> dân trong làng. Chợ Cầu tuy không còn nổi tiếng với hình ảnh ngôi chợ làng nằm cạnh<br /> cây cầu Đan Điền nổi tiếng hay với mặt hàng “vôi” đã đi vào ca dao “mua vôi chợ<br /> Quán, chợ Cầu” nhưng sự hiện diện của hai cây cổ thụ tỏa bóng ôm trọn khu chợ vẫn là<br /> một minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của ngôi chợ cổ này.<br /> 2.3. Chợ Lại Ân<br /> Nay thuộc địa phận làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Tục danh chợ Sình<br /> hoặc chợ Đình. Sình là tên Nôm của làng Lại Ân, một trong những làng cổ hình thành<br /> khá sớm của xứ Thuận Hóa. Từ xưa, Lại Ân đã nổi tiếng với nghề làm tranh tín ngưỡng<br /> dân gian, với hội vật làng Sình và đặc biệt, với đại danh lam Sùng Hóa - ngôi chùa công<br /> thuộc loại lớn của vùng Hóa Châu: “Chùa Sùng Hóa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh… Đến<br /> kỳ lễ hội, quan lại ba ty vệ trấn, nha môn đều tề tựu đông đúc, áo mão lễ nhạc nhộn<br /> nhịp như mây tụ. Có chuyện gì cầu đảo ở đây tất đều được ứng nghiệm” [2, tr. 94].<br /> Vùng đất văn vật, giàu truyền thống này cũng được Dương Văn An nhắc đến như một<br /> địa điểm thịnh đạt về thương nghiệp: “Làng Lại Ân nghe gà gáy sáng giục khách buôn<br /> tranh tiền giành lợi” [2, tr. 81]; hay “Đồ chén bát của phương Bắc bán ở các chợ Thế<br /> Lại, chợ Lại Ân giá rất đắt” [2, tr. 37]. Về mặt địa thế, bên trái chợ là đình làng Lại<br /> Ân8, kề sát đình là cổ tự Sùng Hóa, cách một đoạn tới làng Triêm Ân lúa thơm nức<br /> tiếng, từng “lấy buôn bán làm nghiệp” [2, tr. 64]; trước mặt có sông Hương uốn khúc<br /> rồi hội thủy với sông Bồ tạo thành ngã ba lớn, từng là nơi đóng các quan nha, công thự<br /> đối ngạn nhau ở hai bên bờ; bên phải có một bến đò ngang qua làng Thanh Phước để<br /> đến với Hóa Thành cách đó không xa. Với địa thế thuận lợi, tiện đường giao thông và<br /> <br /> 8<br /> <br /> Do vậy, chợ có tục danh là chợ Đình [9, tr. 140].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2