intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát biến chứng tim mạch bằng holter 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có điện tâm đồ 12 chuyển đạo bình thường tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điện tâm đồ thường quy đo trong thời gian rất ngắn nên không phát hiện được hết các rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim trong nhiều thời điểm khác nhau, nhất là ban đêm, đây là thời điểm thường xảy ra đột tử. Bài viết trình bày xác định rối loạn nhịp tim (RLNT), thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát biến chứng tim mạch bằng holter 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có điện tâm đồ 12 chuyển đạo bình thường tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

  1. 73 KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG TIM MẠCH BẰNG HOLTER 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ ĐIỆN TÂM ĐỒ 12 CHUYỂN ĐẠO BÌNH THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Trần Văn Đấu, Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đỗ Thị Ngọc Thường. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điện tâm đồ thường quy đo trong thời gian rất ngắn nên không phát hiện được hết các rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim trong nhiều thời điểm khác nhau, nhất là ban đêm, đây là thời điểm thường xảy ra đột tử. Phương pháp ghi Holter điện tim 24 giờ giúp cho các bác sĩ phát hiện sớm các biến chứng tim mạch để phòng ngừa và kéo dài cuộc sống cho bênh nhân Mục tiêu: Xác định rối loạn nhịp tim (RLNT), thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Phương pháp: Đối tượng: Là những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có điện tâm đồ 12 chuyển đạo bình thường, Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Sử dụng Holter điện tim 24 giờ trên 169 bn được chẩn đoán đái tháo đường type 2 chúng tôi rút ra kết luận: - Tỷ lệ loạn nhịp tim là 33,13%, thiếu máu cơ tim là 18,34%. - Đặc điểm loạn nhịp tim chiếm cao nhất là ngoại tâm thu nhĩ 26,98, ngoại tâm thu thất chiếm 11,24%. - Đặc điểm thiếu máu cơ tim có ST chênh lên chiếm 29,03%, ST chênh xuống chiếm 70,96% - Tỉ lệ thiếu máu trên kênh 1 cao nhất (38,70%), kênh 3 (32,25%) và kênh 2 ( 29,03%). ABSTRACT Background and aim: The electrocardiogram is usually measured for a very short time, so it is impossible to detect all arrhythmias, myocardial ischemia at different times, especially at night, this is the time when sudden death occurs. 24-hour Holter electrocardiography recording method helps physicians detect early cardiovascular complications to prevent and prolong life for patients. Determination of arrhythmia (RLNT), ischemic heart disease in patients with type 2 diabetes. Methods: Subjects: Type 2 diabetic patients with normal 12-lead electrocardiograms, Method: Cross-sectional description. Results: Using electrocardiographic Holter 24 hours over 169 patients who were diagnosed with type 2 diabetes, we concluded: - The rate of arrhythmias is 33.13%, ischemic is 18.34%. - Characteristics of arrhythmias accounted for the highest rate were atrial systolic 26.98, ventricular systole accounted for 11.24%. - Characteristics of ST elevation of myocardial anemia accounted for 29.03%, ST elevation accounted for 70.96% - The rate of anemia is highest in channel 1 (38.70%), channel 3 (32.25%) and channel 2 (29.03%). 1. Đặt vấn đề Đái tháo đường type 2 là một trong những bệnh lý nội tiết - chuyển hoá thường gặp 60 - 80% bệnh có xu hướng trẻ hoá và tăng nhanh trong những năm gần đây. ĐTĐ là một bệnh lý đa dạng, liên quan đến nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ thống mạch máu mà biểu hiện nhiều ở tim, não, mắt, thận... Trong đó các biến chứng như thiếu máu cơ tim (TMCT), rối
  2. 74 loạn nhịp tim (RLNT) thường xãy ra sớm ở phần lớn trường hợp và không có triệu chứng trong nhiều năm trước khi có biểu hiện lâm sàng cần phải can thiệp. Biến chứng tim mạch thường được phát hiện muộn hoặc tự bộc lộ trong những bối cảnh như nhiễm trùng, suy tim, giai đoạn nặng của bệnh hay khi có can thiệp. Vì thế, việc phát hiện sớm biến chứng trên là một điều cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ và qua đó cần có một chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt hơn. Điện tâm đồ thường quy đo trong thời gian rất ngắn nên không phát hiện được hết các rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim trong nhiều thời điểm khác nhau, nhất là ban đêm, đây là thời điểm thường xảy ra đột tử. Phương pháp ghi Holter điện tim 24 giờ giúp cho các bác sĩ phát hiện sớm các biến chứng tim mạch để phòng ngừa và kéo dài cuộc sống cho bênh nhân. [1],[2],[3],[8] Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: 1- Xác định tỷ lệ loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. 2. Mô tả đặc điểm loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 dựa vào tiêu chuẩn của ADA 2010. [5] - Đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo có kết quả bình thường. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân đái tháo đường type 1. - Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp. - Bệnh nhân đang bệnh nội khoa nặng: suy tim, suy thận, suy gan… 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: - Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. 2.2.2. Chẩn đoán loạn nhịp tim: ( Remi Pillier ) + Nhịp nhanh xoang: Có hơn 3 nhịp tim có tần số > 100 l / phút đi liền nhau. + Nhịp chậm xoang: Có hơn 3 nhịp tim có tần số < 40 l / phút đi liền nhau. + Rung nhĩ: Rối loạn nhịp hoàn toàn. + Ngừng xoang: không vượt quá 2s với người > 30 tuổi, không vượt quá 2,5 s ở người < 30 tuổi. + NTT nhĩ: Giới hạn trên của bình thường là : < 10 NTT nhĩ /24 giờ đối với người 20 - 40 t < 100 NTT nhĩ /24 giờ đối với người 40 - 60 t < 1000 NTTnhĩ /24 giờ đối với người > 60 t + NTT thất: Giới hạn của bình thường là : < 100 NTTT/24 giờ, < 2 ổ NTT, 0 NTT couplet : < 50 t < 200 NTTT/ 24 giờ, < 2 NTT couplet, < 5 NTTT/g: > 50 t. + Nhịp nhanh trên thất : > 3 NTT trên thất đi liền nhau + Nhịp nhanh thất : > 3 NTT thất đi liền nhau Các rối loạn nhịp thất: ngoại tâm thu thất (nhịp đơn, nhịp đôi, ngoại tâm thu thất chùm), nhịp nhanh thất, rung thất. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu cơ tim trên holter: + Đoạn ST chênh lên ≥ 2 mm so với đường đẳng điện, rộng > 0,08 giây sau điểm J và kéo dài ≥ 1 phút. + Đoạn ST chênh xuống ≥ 1 mm so với đường đẳng điện, rộng > 0,08 giây sau điểm J và kéo dài ≥ 1 phút. + Định vị vùng tổn thương theo kênh 1 ; kênh 2 và kênh 3 theo quy ước holter. 2.2.3. Phương tiện kỷ thuật:Tiến hành đo Holter ECG liên tục 24 giờ. - Máy Holter ECG 3 kênh DL 900 hãng Braemar Inc; USA. - Phân tích kết quả Holter trên phần mền phân tích cài đặt sẳn trong máy tính.
  3. 75 2.2.4. Xử lý số liệu: - Bằng phương pháp thống kê y học, ứng dụng phần mềm SPSS 16.0 - Giá trị của các chỉ số: Trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt bằng test t - student (có ý nghĩa khi p < 0,05). - Tỷ lệ: Trình bày dưới dạng (%). 3. Kết quả: 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu có 169 bệnh nhân. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ 60,04  9,27 tuổi. . Lớn nhất 82 và nhỏ nhất 40. Nam 44,2% và nữ chiếm 55,8% tỷ lệ nữ/nam 1.26. không có sự khác biệt về nam nữ. Bảng 1: Các trị số trung bình huyết áp của đối tượng nghiên cứu ( n = 169 ) Trị số HA X SD HATT (mmHg) 141,85 25,5 HATTr (mmHg) 82,04 9,9 HATB (mmHg) 101,97 14,3 Bảng 2: Các chỉ số sinh hóa của đối tượng nghiên cứu n = 169 Các chỉ số sinh hóa X SD Glucose ( mmol/l ) 7,23 3,10 Ure máu (mmol/l) 5,78 2,79 Creatinin ( mol/l ) 84,78 31,5 Cholesterol (mmol/l) 5,53 1,30 Triglyceride(mmol/l) 2,39 1,28 HDL - C (mmol/l) 1,06 0,39 LDL - C (mmol/l) 3,35 1,24 Bảng 3: Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch ở đối tượng nghiên cứu Yếu tố nguy cơ n = 169 n % Tăng huyết áp 78 46,15 Hút thuốc lá 32 18,93 Béo phì 13 1,77 Rối loạn lipid máu 89 52,66 Hội chứng chuyển hóa 86 50,88 3.2. Kết quả Holter ECG của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Biến chứng tim mạch: Biến chứng tim mạch N=169 % Loạn nhịp tim 56 33,13 Thiếu máu cơ tim 31 18,34 3.2.2. Đặc điểm thiếu máu cơ tim: Thiếu máu cơ tim N=31 % ST chênh lên 9 29,03 ST chênh xuống 22 70,96
  4. 76 3.2.3. Các kênh thiếu máu trên Holter điện tim: + Kênh 1: 12 BN (38,70%). + Kênh 2: 09 BN (29,03%). + Kênh 3: 10 BN (32,25%). 3.2.4. Đăc điểm rối loạn nhịp tim Các loại RLNT N=56 Tỷ lệ % Nhịp nhanh trên thất 1 0,59 NTT trên thất 20 28,98 Rung nhĩ 0 0 Ngưng xoang 6 3,55 NTT thất 19 11,24 Rối loạn nhịp xoang 5 2,95 Bloc nhĩ thất 4 5,79 Nhịp nhanh thất 1 0.59 4. Bàn luận: 4.1. Đặc điểm BN nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 169 bệnh nhân. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân 60,04  9,27 tuổi. Lớn nhất 82 và nhỏ nhất 40. Nam 44,2% và nữ chiếm 55,8% tỷ lệ nữ/nam 1.26 không có sự khác biệt về nam nữ ( P
  5. 77 máu cơ tim im lặng là 72,7%. Trung bình một bệnh nhân có 5 ± 12,3 cơn với thời gian 36 ± 167 phút trong 24 giờ. Tỉ lệ thiếu máu cục bộ cơ tim trên Holter điện tim theo các tác giả khác dao động từ 40-76%. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu tùy thuộc vào đặc điểm của BN, cỡ mẫu nghiên cứu, tiêu chuẩn xác định thiếu máu cục bộ cơ tim và sử dụng Holter điện tim 3 chuyển đạo hay Holter điện tim 12 chuyển đạo cũng như thời điểm chọn ghi Holter điện tim. Số cơn thiếu máu trung bình trong 24 giờ là 5 ± 12,3 với tổng thời gian thiếu máu là 36 ± 167 phút. Về vị trí thiếu máu cơ tim trong nghiên cứu của chúng tôi thì chiếm tỉ lệ từ cao xuống thấp lần lượt kênh 1 (38,70%); kênh 3 (32,25%) và kênh 2 (29,03%) Thấp hơn tác giả Đoàn Quốc Hùng [3] thì kênh 1 có tỉ lệ (46,7%), tiếp đến là kênh 3 (35%) và cuối cùng là kênh 2 (18,3%). Như vậy, tỉ lệ thiếu máu nhiều nhất là vùng thất trái (chi phối bởi động mạch vành trái, động mạch liên thất trái và một phần động mạch mũ). Tiếp đó là vùng sau dưới (động mạch vành phải và động mạch mũ), thấp nhất là phần tự do thất phải (kênh 2). Sự khác biệt này là sự khác nhau và cỡ mẫu của nghiên cứu còn nhỏ và thời gian nghiên cứu ngắn. 5. Kết luận Sử dụng Holter điện tim 24 giờ trên 169 bn được chẩn đoán đái tháo đường type 2 chúng tôi rút ra kết luận: - Tỷ lệ loạn nhịp tim là 33,13%, thiếu máu cơ tim là 18,34%. - Đặc điểm loạn nhịp tim chiếm cao nhất là ngoại tâm thu nhĩ 26,98, ngoại tâm thu thất chiếm 11,24%. - Đặc điểm thiếu máu cơ tim có ST chênh lên chiếm 29,03%, ST chênh xuống chiếm 70,96% - Tỉ lệ thiếu máu trên kênh 1 cao nhất (38,70%), kênh 3 (32,25%) và kênh 2 ( 29,03%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tá Đông, Lê Thị Bích Thuận, Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh. Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 qua Holter 24 giờ. 2004. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ X, tr. 300-306. 2. Nguyễn Tá Đông, Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Bích Thuận. Nghiên cứu sự liên quan giữa thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và giảm biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 qua Holter điện tim. 2007. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. Số 47/2007; tr 20-29 3. Đoàn Quốc Hùng (2006), " Lợi ích kiểm soát tim mạch bằng Holter cho bệnh nhân ĐTĐ". Hội nghị khoa học miền trung chuyên nghành nội tiết chuyển hoá lần thứ 5, Tạp chí Y học thực hành (548), ISSN 0866 - 7241, tr. 616 - 624. 4. Nguyễn Hồng Vũ. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng holter điện tâm đồ .Y dược học quân sự - Năm 2004, số 6, tr. 89-92. 5. ADA (American Diabetes Association). Report of the Expert Committee on the Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. Diabetes care, vol 26, supplement 1, jan 2010. 6. Barthelemy B & cs (2001)," Cardiac abnormalities in a prospective series of 40 patients with type 2 diabetes", MEDLINE; pp. 253 - 61. 7. Gabriele Fragasso. Ischemial cardiopathy and patients with diabetes mellitus- Forum on No 24, 2003 ; p 1-3 8. Michel H Crawford and Cs (1999)," Guidelines for Ambulatory ECG", Journal of the American College of Cardiolory and the American Heart Association; ISSN 0735- 1097: No 3; Vol 34. 9. Negrusz-Kawecka M, Moszczyńska-Stulin J, Zytkiewicz-Jaruga D, Salomon P. Frequency of silent ischemic heart disease in patients with diabetes mellitus. Medline 1997 Aug;3(14):53-6. 10. Rodrigues Moran M, Guerrero Romero F . Electrocardiographic changes and cardiovascular rick factors in patients with type 2 diabetes. Medline. 1999/01-02; 7-12 11. Wackers FJ, Young LH, Inzucchi SE, Chyun DA, Davey JA, Barrett EJ, Taillefer R, Wittlin SD, Heller GV, Filipchuk N, Engel S, Ratner RE, Iskandrian AE; Detection of Ischemia in Asymptomatic Diabetics Investigators. Diabetes Care. 2005 Feb;28(2):504.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2