PHẦN NGHIÊN CỨU<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC<br />
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU<br />
MẠN DÒNG TỦY Ở TRẺ EM<br />
Nguyễn Quốc Thành(1), Huỳnh Nghĩa(2)<br />
1<br />
<br />
Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Phó chủ nhiệm Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh tương đối hiếm gặp ở trẻ em. Hiện nay, chưa có<br />
một nghiên cứu nào ở Việt Nam báo cáo về đặc điểm của bệnh, phương pháp điều trị cũng như<br />
dự hậu của BCMDT trên đối tượng này.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều<br />
trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở trẻ em với Imatinib tại Bệnh viện Truyền máu & Huyết học TP.<br />
HCM.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ bệnh án, ghi nhận và mô tả các đặc<br />
điểm dịch tễ, lâm sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị của Imatinib trên 37 bệnh<br />
nhi được chẩn đoán BCMDT nhập viện Bệnh viện Truyền máu & Huyết học TP.HCM trong khoảng<br />
thời gian từ 01/2006 đến 01/2011.<br />
Kết quả: Đa số trẻ mắc bệnh đều trên 10 tuổi với tỉ lệ nam/nữ tương đương. 90% các trường<br />
hợp được chẩn đoán trong giai đoạn mạn. Tất cả bệnh nhi đều có lách to và phần lớn được ghi<br />
nhận có tình trạng thiếu máu, tăng bạch cầu và tiểu cầu vào thời điểm chẩn đoán.<br />
93,8% các trường hợp có đáp ứng tốt về di truyền tế bào (DTTB), trong đó 71,8% trẻ đạt đáp<br />
ứng hoàn toàn về DTTB sau 36 tháng theo dõi. Tỉ lệ chuyển cấp và tử vong lần lượt là 13,5% và<br />
8,1%, tập trung chủ yếu ở nhóm không điều trị Imatinib. Sau thời gian 5 năm theo dõi, tỉ lệ sống<br />
không tiến triển bệnh (PFS) là 88,5% và tỉ lệ sống toàn thể (OS) là 90,9% trong nhóm có điều trị<br />
Imatinib.<br />
Một số biến chứng gặp trong quá trình điều trị bao gồm thiếu máu, giảm bạch cầu hạt và<br />
tiểu cầu, buồn nôn, nôn ói, nổi rash da, co cơ, đau nhức xương, nhưng chiếm tỉ lệ không cao và<br />
thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, ít nguy cơ gây tử vong cho trẻ.<br />
Kết luận: BCMDT tuy là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em nhưng biểu hiện bệnh rõ ràng dẫn đến<br />
việc chẩn đoán xác định tương đối đơn giản. Imatinib cho hiệu quả điều trị cao nên cần được sử<br />
dụng rộng rãi đối với bệnh nhi BCMDT có NST Ph(+), đặc biệt ở những trẻ không có khả năng và<br />
điều kiện dị ghép tế bào gốc.<br />
Từ khóa: Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, trẻ em, Imatinib.<br />
<br />
35<br />
<br />
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh<br />
ác tính tương đối hiếm ở trẻ em, với tỉ lệ khoảng<br />
2-3% bệnh ung thư máu ở trẻ em. Bệnh được đặc<br />
trưng bởi sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia (NST Ph), gặp ở trên 90% trường hợp BCMDT<br />
ở trẻ em và người lớn. Những đặc điểm về sinh<br />
học phân tử, biểu hiện lâm sàng của BCMDT ở trẻ<br />
em tương tự như ở người lớn. Phương pháp chữa<br />
khỏi bệnh duy nhất được biết đến hiện nay cho trẻ<br />
bệnh BCMDT là dị ghép tế bào gốc tạo máu. Khi<br />
không có người cho phù hợp HLA, việc điều trị với<br />
interferon có hay không có cytarabin có thể mang<br />
lại sự lui bệnh nhưng không thể chữa khỏi bệnh.<br />
Gần đây việc điều trị bệnh BCMDT đã có những<br />
bước tiến mới với sự xuất hiện của Imatinib mesylate (IM), được xem là phương pháp điều trị trúng<br />
đích nhờ vào sự ức chế hoạt động men tyrosine<br />
kinase của protein BCR-ABL. Imatinib thực sự hiệu<br />
quả trong việc điều trị BCMDT ở người lớn, không<br />
những mang lại sự lui bệnh hoàn toàn về mặt<br />
huyết học mà còn mang lại sự lui bệnh về mặt di<br />
truyền tế bào (DTTB) và sinh học phân tử (SHPT).<br />
Cho đến nay, chưa có nhiều những báo cáo về<br />
hiệu quả của Imatinib trên bệnh nhi BCMDT với<br />
NST Ph dương. Năm 2004, nhóm nghiên cứu COG<br />
(Children’s Oncology Group) đã báo cáo kết quả<br />
của một thử nghiệm pha I với 10/12 trẻ đạt được<br />
lui bệnh hoàn toàn [7]. Tuy nhiên, chỉ có một số<br />
ít những nghiên cứu báo cáo về tỷ lệ lui bệnh, dự<br />
hậu cũng như độc tính của Imatinib trên trẻ em.<br />
Tại Việt Nam, chưa có bất cứ một nghiên cứu nào<br />
báo cáo về những biểu hiện lâm sàng cũng như<br />
dịch tễ, việc điều trị và dự hậu của bệnh lý này<br />
trên trẻ em. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm<br />
sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều<br />
trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở trẻ em với Imatinib,<br />
góp phần mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về<br />
bệnh lý này.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.<br />
<br />
36<br />
<br />
2.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Tiêu chuẩn chọn: Tuổi ≤ 15 tuổi tại thời điểm<br />
chẩn đoán bệnh, đến khám và/hoặc nhập viện BV<br />
TMHH-TPHCM trong khoảng thời gian từ 01/2006<br />
đến 01/2011, được chẩn đoán xác định bệnh<br />
BCMDT (dựa trên lâm sàng, huyết-tủy đồ và các<br />
xét nghiệm DTTB và/hoặc SHPT).<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: Không thỏa mãn các tiêu<br />
chuẩn chọn bệnh hoặc có bất kì một trong các tiêu<br />
chuẩn sau: hồ sơ bệnh án không đầy đủ rõ ràng,<br />
bỏ điều trị hoặc tái khám không đúng hẹn, có tiền<br />
căn bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính.<br />
2.3. Các đặc điểm cần nghiên cứu<br />
- Đặc điểm dịch tễ: Tuổi, giới, nơi sinh sống,<br />
tiền căn, lý do nhập viện.<br />
- Đặc điểm chung của bệnh<br />
+ Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng lúc chẩn<br />
đoán.<br />
+ Sự hiện diện NST Ph, tỉ lệ tế bào có NST Ph (+)<br />
+ Định lượng số bản sao BCR - ABL<br />
+ Xác định giai đoạn bệnh.<br />
- Đáp ứng điều trị<br />
+ Tỉ lệ đạt đáp ứng huyết học hoàn toàn, đáp<br />
ứng DTTB & đáp ứng SHPT.<br />
+ Thời gian đạt được đáp ứng điều trị, các thời<br />
gian sống còn PFS & OS.<br />
+ Tỉ lệ chuyển cấp, tỉ lệ tử vong.<br />
- Độc tính của thuốc: dựa theo bảng phân độ<br />
độc tính và biến chứng điều trị của Viện Ung thư<br />
quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute Common<br />
Toxicity Criteria - Version 2.0) [6].<br />
- Mức độ thiếu máu, suy giảm bạch cầu, bạch<br />
cầu hạt và tiểu cầu.<br />
- Mức độ tổn thương gan, thận<br />
- Tỉ lệ bệnh nhi bị các tác dụng phụ của thuốc.<br />
3. KẾT QUẢ<br />
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu<br />
- Tổng số BN: 37, trong đó có 19 nam và 18 nữ.<br />
Tỉ lệ nữ/nam là 1/1,05.<br />
- Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là<br />
11,11 ± 3,9 tuổi. Đa số trẻ mắc bệnh ≥ 10 tuổi,<br />
chiếm tỉ lệ 72,9%.<br />
<br />
PHẦN NGHIÊN CỨU<br />
3.2. Biểu hiện lâm sàng lúc chẩn đoán<br />
3.2.1. Lý do nhập viện<br />
Tỉ lệ %<br />
Xanh xao<br />
Sốt<br />
Căng bụng<br />
Đau nhức cơ khớp<br />
Xuất huyết<br />
Cương dương vật<br />
Sụt cân<br />
Không triệu chứng<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các lý do nhập viện thường gặp<br />
Lí do nhập viện thường gặp nhất là xanh xao, chiếm 27%. Các biểu hiện sốt, căng bụng cũng<br />
thường gặp với tỉ lệ ngang nhau (24,3%). Những triệu chứng khác cũng được ghi nhận nhưng với tỉ lệ<br />
không cao. Có 2,7% các trường hợp trẻ phát hiện bệnh một cách tình cờ qua xét nghiệm kiểm tra sức<br />
khỏe định kì.<br />
3.2.2. Biểu hiện lâm sàng<br />
Tỉ lệ %<br />
Không triệu chứng<br />
Xuất huyết<br />
Hạch to<br />
Đau nhức xương<br />
Sụt cân<br />
Chán ăn<br />
Căng bụng<br />
Sốt<br />
Gan to<br />
Mệt mỏi<br />
Xanh xao<br />
Lách to<br />
<br />
Biểu đồ 2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp<br />
<br />
37<br />
<br />
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2<br />
- Biểu hiện lách to gặp trong tất cả các trẻ, trong đó chủ yếu ở độ 3-4, chiếm 83,8%.<br />
- Gan to, mệt mỏi, xanh xao, cũng là những triệu chứng thường gặp.<br />
3.3. Biểu hiện cận lâm sàng lúc chẩn đoán<br />
Bảng 1. Đặc điểm sinh học tại thời điểm chẩn đoán<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Trung vị<br />
<br />
Khoảng<br />
<br />
Nồng độ Hb (g/dL)<br />
<br />
7,9<br />
<br />
4,5 – 11,8<br />
<br />
Số lượng BC (x 109/L)<br />
<br />
234<br />
<br />
58 – 511<br />
<br />
523<br />
<br />
151 – 1728<br />
<br />
9<br />
<br />
Số lượng TC (x 10 /L)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Nồng độ Hb (g/dL)<br />
≤8<br />
>8<br />
<br />
56,7<br />
43,3<br />
<br />
< 100<br />
100 - 400<br />
> 400<br />
<br />
8,1<br />
81,1<br />
10,8<br />
<br />
150 – 449<br />
450 – 1000<br />
> 1000<br />
<br />
37,8<br />
45,9<br />
16,3<br />
<br />
≤ 5%<br />
> 5%<br />
<br />
83,7<br />
16,2<br />
<br />
≤ 5%<br />
> 5%<br />
<br />
81,1<br />
18,9<br />
<br />
Số lượng BC (x 109/L)<br />
<br />
Số lượng TC (x 109/L)<br />
<br />
Lượng tế bào non trong máu ngoại vi<br />
<br />
Lượng tế bào non trong tủy xương<br />
<br />
- Số lượng bạch cầu, tiểu cầu cao hơn, trong<br />
khi nồng độ hemoglobin thấp hơn so với giá trị<br />
bình thường trong máu.<br />
- Đa số trẻ thiếu máu với nồng độ hemoglobin<br />
≤ 8 g/dL chiếm tỉ lệ trên 50%.<br />
- 91,9% bệnh nhi có số lượng BC lúc nhập viện<br />
> 100 x 109/L.<br />
- Số lượng TC tăng cao chiếm 62,2% các trường<br />
hợp bệnh.<br />
- Tỉ lệ bệnh nhân có lượng tế bào non trong<br />
máu ngoại vi và trong tủy xương ≤ 5% chiếm đa<br />
số (> 80%).<br />
3.4. Đáp ứng điều trị<br />
3.4.1. Đặc điểm chung<br />
- Dân số nghiên cứu bao gồm 37 bệnh nhi<br />
được chẩn đoán BCMDT, trong đó có có 33 trường<br />
<br />
38<br />
<br />
hợp ở giai đoạn mạn của tại thời điểm chẩn đoán<br />
bệnh, chiếm tỉ lệ 89,1%. Không có trường hợp<br />
nào được chẩn đoán trong giai đoạn chuyển cấp<br />
của bệnh.<br />
- Tất cả bệnh nhi đều được bắt đầu điều trị với<br />
hydroxyurea ngay từ thời điểm chẩn đoán bệnh<br />
cho đến khi được đưa vào chương trình sử dụng<br />
Glivec, với thời gian điều trị trung vị là 7 tháng<br />
(khoảng từ 1 đến 42 tháng).<br />
- Thời gian từ lúc chẩn đoán đến khi điều<br />
trị Imatinib là 6,5 tháng (khoảng từ 1 đến 36<br />
tháng).<br />
- 32 trẻ được tiến hành điều trị với Imatinib với<br />
thời gian điều trị trung vị là 20 tháng (khoảng từ<br />
2 đến 63 tháng), trong đó: 30 trường hợp vẫn còn<br />
tiếp tục điều trị với Imatinib, 2 bệnh nhi đã ngưng<br />
thuốc do bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển<br />
và chuyển cấp.<br />
<br />
PHẦN NGHIÊN CỨU<br />
- Trong quá trình theo dõi và điều trị, có 5<br />
trường hợp bệnh tiến triển và chuyển cấp, 1<br />
chuyển cấp dòng tủy, 4 ca còn lại chuyển cấp<br />
dòng lympho.<br />
<br />
- Có 3 trường hợp tử vong, trong đó, 2 ca chuyển<br />
cấp (1 dòng tủy, 1 dòng lympho) không điều trị<br />
đặc hiệu, ca còn lại tử vong trong quá trình hóa trị<br />
liệu tấn công theo phác đồ FRALLE 2000.<br />
<br />
Bảng 2. Tương quan giữa việc có và không có điều trị Imatinb với tỉ lệ chuyển cấp và tỉ lệ tử vong<br />
Điều trị Imatinib<br />
<br />
Tương quan<br />
<br />
p<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Chuyển cấp<br />
<br />
6,2%<br />
<br />
60%<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
3,1%<br />
<br />
40%<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không có điều trị Imatinib với tỉ lệ chuyển<br />
cấp và tỉ lệ tử vong.<br />
Bảng 3. Tương quan giữa thời gian bắt đầu điều trị Imatinib với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ chuyển cấp<br />
<br />
Thời gian từ lúc chẩn<br />
đoán đến khi dùng<br />
Imatinib<br />
<br />
≤ 12 tháng<br />
(n = 25)<br />
≥ 24 tháng<br />
(n = 3)<br />
<br />
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2<br />
nhóm điều trị Imatinib trước và sau khi chẩn đoán<br />
24 tháng với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ chuyển cấp của<br />
bệnh.<br />
3.4.2. Đáp ứng huyết học<br />
- Điều trị với hydroxyurea<br />
70,2% bệnh nhi trong nghiên cứu đạt được<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong<br />
<br />
Tỉ lệ chuyển cấp<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
đáp ứng huyết học hoàn toàn với thời gian điều<br />
trị trung bình 3,7 ± 2,4 tháng.<br />
- Điều trị với Imatinib<br />
+ Các bệnh nhi được điều trị với liều 260 μg/<br />
2<br />
m /ngày.<br />
+ Thời gian điều trị trung vị là 20 tháng<br />
(khoảng từ 2 đến 63 tháng).<br />
<br />
Bảng 4. Đáp ứng huyết học với Imatinib<br />
Giai đoạn bệnh<br />
Hiệu quả điều trị<br />
<br />
Đáp ứng huyết học<br />
hoàn toàn<br />
<br />
Mạn<br />
<br />
Tiến triển<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
100<br />
(9/9 ca)<br />
<br />
100<br />
(3/3 ca)<br />
<br />
Thời gian điều trị<br />
(tháng)<br />
<br />
1,6 ± 1,0<br />
<br />
1,6 ± 1,1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
Trở về giai đoạn mạn<br />
<br />
x<br />
Thời gian điều trị<br />
(tháng)<br />
<br />
100<br />
(3/3 ca)<br />
4,0 ± 1,7<br />
<br />
39<br />
<br />