Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ GÂY XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH SỚM <br />
Ở TRẺ EM BÉO PHÌ <br />
Nguyễn Thùy Châu*, Trần Thị Mộng Hiệp** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Quá trình xơ vữa động mạch có thể bắt đầu sớm, ngay ở tuổi còn trẻ. Nghiên cứu nhằm khảo sát <br />
yếu tố gây tăng bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh, dấu ấn sớm của xơ vữa động mạch ở trẻ em béo phì. <br />
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng II từ 2008 đến 2010 trên 52 bệnh nhi béo <br />
phì và 47 trẻ thuộc nhóm chứng. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên trẻ béo phì, được khảo sát cholesterol toàn phần, <br />
LDL, HDL, triglyceride và CRP. Bề dầy nội‐trung mạc của động mạch cảnh được đo bằng siêu âm. Các xét <br />
nghiệm máu trên đây cũng được thực hiện cho 47 trẻ thuộc nhóm chứng. . <br />
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm trẻ béo phì: 12,0 ± 2,2 tuổi và BMI z‐ score: 30,3 ± 5,5. Tuổi trung bình <br />
của nhóm chứng: 13,0 ± 2,9 tuổi và BMI z‐ score: 18,4 ± 2,4. Phân tích đơn biến cho thấy ở trẻ béo phì, bề dầy <br />
nội‐trung mạc động mạch cảnh tương quan thuận với BMI, z‐score BMI và insulin lúc đói và tương quan <br />
nghịch với HDL‐cholesterol. Bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh không thay đổi với sự hiện diện của các yếu <br />
tố nguy cơ tim mạch cổ điển như cao huyết áp, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch hoặc sự hiện diện của hội <br />
chứng chuyển hóa. Không ghi nhận mối tương quan giữa bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh và CRP. <br />
Kết luận: Độ nặng của tình trạng béo phì, tình trạng kháng insulin và giảm HDL‐cholesterol là các yếu tố <br />
tiên lượng xơ vữa động mạch trẻ em béo phì. Việc kiểm soát cân nặng cần được thực hiện sớm ở trẻ em. <br />
Từ khóa: bề dầy nội‐trung mạc, cao huyết áp, động mạch cảnh, kháng insulin <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RISK FACTOR OF EARLY ATHEROSCLEROSIS IN OBESE CHILDREN <br />
Nguyen Thuy Chau, Tran Thi Mong Hiep <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 124 ‐ 130 <br />
Objective: Atherosclerosis process starts at an early age and is linked to obesity. The aim of the study was to <br />
investigate determinants of increased carotid intima‐media thickness (IMT), an early marker of atherosclerosis, in <br />
obese children. <br />
Patients and methods: In this prospective study, a total of 52 obese children and 47 nonobese children <br />
were investigated at Nhi Dong 2 hospital, from 2008 to 2010. In obese children, total cholesterol, LDL, HDL, <br />
triglyceride and CRP were determined. IMT was measured by ultrasound. Baseline measurements of blood <br />
parameters were also performed in nonobese children. <br />
Results: In the obese children, the mean age: 12.0 ± 2.2 years; BMI z‐ score: 30.3 ± 5.5. In nonobese <br />
children, the mean age: 13.0 ± 2.9 years; BMI z‐ score: 18.4 ± 2.4. Univariate analysis showed a significant <br />
positive correlation between IMT and BMI, BMI z‐score and fasting insulin levels, whereas an inverse <br />
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
** Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận ‐ Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 <br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr <br />
<br />
correlation with HDL‐cholesterol was found. No correlation was obtained between IMT and classical <br />
<br />
124<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cardiovascular risk factors such as hypertension, positive familial history or metabolism syndrome. CRP was not <br />
associated with IMT in our obese population. <br />
Conclusion: The degree of obesity, insulin resistance and low HDL‐cholesterol remained an predictive factor <br />
of atherosclerosis in obese children. Control of weight need to be done early in the childhood. <br />
Keywords: intima‐media thickness, hypertension, carotid, insulin resistance <br />
lipid máu, cao huyết áp, tiền căn gia đình và dấu <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
ấn của hiện tượng viêm. <br />
Tần suất của bệnh béo phì ở trẻ em ngày <br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
càng tăng. Tỉ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên tại <br />
TP Hồ Chí Minh tăng nhanh từ 12,5% năm 2004 <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
lên 16,7 % vào năm 2009; tỉ lệ trẻ béo phì tăng từ <br />
Nghiên cứu tiền cứu, thống kê phân tích. <br />
1,7% năm 2004 lên 5,7 % vào năm 2009 (12). <br />
Tại Hoa Kỳ, người ta ghi nhận có sự tăng <br />
gấp 10 lần về tần suất mắc bệnh tiểu đường <br />
không phụ thuộc insulin ở nhóm trẻ này. <br />
Nghiên cứu đoàn hệ của Sinha và cộng sự (10) <br />
trên nhóm trẻ béo phì từ 4 đến 10 tuổi và nhóm <br />
trẻ từ 11 đến 18 tuổi, ghi nhận tình trạng không <br />
dung nạp glucose lần lượt là 25% và 21%. Tiểu <br />
đường týp 2 được tình cờ phát hiện trong 4% các <br />
trẻ này. <br />
Béo phì gây xơ vữa động mạch cảnh và <br />
động mạch chủ rất sớm và từ lúc 2 tuổi (1). Tần <br />
suất các yếu tố nguy cơ tim mạch (tăng <br />
triglyceride, cholesterol, LDL‐cholesterol và <br />
giảm HDL‐cholesterol, kháng insulin và cao <br />
huyết áp) cao hơn ở nhóm trẻ béo phì so với <br />
nhóm chứng, không bị béo phì. Nghiên cứu của <br />
Freedman và cộng sự trên 9167 trẻ từ 5 đến 17 <br />
tuổi đã chứng minh rằng trẻ béo phì có nguy cơ <br />
mắc 2 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gấp 10 lần <br />
và 3 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gấp 43 lần, <br />
so với trẻ không béo phì cùng lứa tuổi. Ở người <br />
lớn, sự tăng bề dầy nội‐trung mạc (BDNTM) là <br />
dấu ấn đáng tin cậy và là yếu tố tiên lượng tai <br />
biến mạch máu về sau này(7,11). Ở trẻ em, một số <br />
nghiên cứu đã chứng minh là sự tăng BDNTM ở <br />
động mạch cảnh phản ảnh tình trạng xơ vữa <br />
động mạch ở các trẻ này(16,17). Tuy nhiên, hiện <br />
nay, chưa có một nghiên cứu nào xác định các <br />
yếu tố gây tăng BDNTM. <br />
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố làm <br />
tăng BDNTM ở trẻ em béo phì và đánh giá vai <br />
trò của các yếu tố gây xơ vữa động mạch như <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Các bệnh nhi từ 8‐15 tuổi bị béo phì hoặc <br />
tăng cân được đánh giá dựa vào chỉ số cơ thể <br />
theo phân loại của Cole vào năm 2000(2). Các <br />
bệnh nhi được chọn vào nghiên cứu không mắc <br />
các bệnh về gan mật, nội tiết và thần kinh có thể <br />
ảnh hưởng đến sự nhạy của insulin và được <br />
theo dõi tái khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ <br />
tháng 2/2008 đến tháng 2/2010. Đối với cỡ mẫu, <br />
chúng tôi lấy trọn và có 52 bệnh nhi được chọn <br />
vào lô nghiên cứu. <br />
Nhóm chứng bao gồm 47 bệnh nhân từ 8‐15 <br />
tuổi, có BMI bình thường và các trẻ thuộc gia <br />
đình nhân viên của bệnh viện đồng ý tham gia <br />
nghiên cứu. <br />
Các biến số nghiên cứu bao gồm: <br />
<br />
Lâm sàng <br />
Bản thân và gia đình về các yếu tố nguy cơ <br />
tim mạch, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ <br />
thể, độ dậy thì theo Tanner, huyết áp. <br />
Xét nghiệm máu <br />
Đo lường cholesterol toàn phần, cholesterol <br />
– HDL và triglyceride theo phương pháp thông <br />
thường (Beckman Instruments, Munich, <br />
Germany). CRP được đo lường bằng phương <br />
pháp miễn dịch (Dade‐Behring, Marburg, <br />
Allemagne). <br />
Bề dầy nội‐trung mạc của động mạch cảnh <br />
chung, trong và xoang cảnh được đo bằng siêu <br />
âm với độ phân giải cao và dùng đầu dò thẳng <br />
với tần suất 5,5 – 12 Mhz (HDI 5000, ATL, <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
125<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Washington, USA). <br />
<br />
Bề dầy nội‐trung mạc được đo bên phải và <br />
bên trái động mạch cảnh chung, cách xoang <br />
cảnh 1 và 2 cm trên đoạn cắt dọc, tại xoang cảnh <br />
và tại động mạch cảnh trong qua đoạn cắt <br />
ngang. <br />
Trung bình của 4 giá trị đo tại 4 vị trí trên <br />
được xem là bề dầy nội‐trung mạc và được gọi <br />
là “ trung bình 4” trong nghiên cứu này. <br />
Các định nghĩa được sử dụng: <br />
Sự dung nạp Glucose được định nghĩa dựa <br />
vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Hoa Kỳ về bệnh <br />
tiểu đường (2003) như sau: <br />
Loại<br />
Dung nạp Glucose bình thường<br />
Không dung nạp Glucose<br />
Tiểu đường týp II<br />
<br />
Đường huyết lúc đói<br />
(mg/dl)<br />
hoặc =110 và < 126<br />
> hoặc =126<br />
<br />
Cao huyết áp được định nghĩa dựa vào <br />
huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương lớn hơn <br />
percentile 90 theo tuổi, giới và chiều cao(13). <br />
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa dựa <br />
vào tiêu chuẩn của ATP III (Adult Treatment <br />
Panel III) của người lớn và hiệu chỉnh cho trẻ em <br />
(15), và cần có 3/5 tiêu chuẩn sau: <br />
1/ Vòng bụng ≥ percentile 90. <br />
2/ Đường huyết lúc đói > 110 mg/dl <br />
3/ Huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương > <br />
percentile 90, theo tuổi, giới và chiều cao(13). <br />
4/ HDL‐cholesterol percentile 95 theo tuổi và <br />
giới (6). <br />
Tiền căn gia đình béo phì hoặc tiểu đường <br />
týp 2: khi trong gia đình có ≥ 1 người bị béo phì <br />
hoặc tiểu đường týp 2. Tiền căn gia đình có nguy <br />
cơ bệnh tim mạch khi trong gia đình có tiền sử <br />
cao huyết áp, cholesterol tăng rất cao, tiểu <br />
đường, nhồi máu cơ tim hoặc chết đột tử (180%<br />
<br />
* % = BMI/BMI percentile 50 theo tuổi, giới và theo tiêu <br />
chuẩn của Cole (18) x 100. <br />
<br />
Xử lý thống kê <br />
Các giá trị đo lường ở trẻ béo phì và trẻ <br />
thuộc nhóm chứng được diễn tả bằng trị số <br />
trung bình ± độ lệch chuẩn, bằng trung vị (độ <br />
dậy thì Tanner) hoặc bằng %. <br />
Khảo sát sự khác biệt của các biến số liên tục <br />
giữa 2 nhóm béo phì và nhóm chứng được thực <br />
hiện bằng test t Student. Các biến số định tính <br />
được so sánh bằng test Chi‐bình phương và các <br />
nhóm tứ phân vị được khảo sát bằng phân tích <br />
phương sai một yếu tố. Tương quan Pearson <br />
được sử dụng để khảo sát đơn biến (SPSS 13.0). <br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p