intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát các yếu tố tiên đoán tử vong ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được tiến hành để khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong trên bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản đã, đang nằm viện. Nghiên cứu thực hiện hồi cứu trên 51 bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nhập khoa nội - tiêu hóa Bệnh viện Thống nhất từ tháng 1/2006 đến tháng 10/2010. Đánh giá các thông số lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến tử vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát các yếu tố tiên đoán tử vong ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN TỬ VONG<br /> Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ XHTH DO VỠ DÃN TMTQ<br /> Ngô Thị Thanh Quýt*, Thái Thị Phương Liên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong trên bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết<br /> tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản đã, đang nằm viện.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu và hồi cứu. gồm 51 bệnh nhân xơ gan có biến chứng<br /> XHTH do vỡ dãn TMTQ nhập khoa Nội- Tiêu hóa Bệnh viện Thống nhất từ tháng 1/2006 đến tháng 10/2010.<br /> Đánh giá các thông số lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến tử vong.<br /> Kết quả: Qua phân tích đơn biến chúng tôi nhận thấy: bệnh não gan, chảy máu tái phát trong 24 giờ đầu,<br /> điểm Child-Pugh, Albumin máu, Creatinin máu, Bilirubin máu, thời gian prothrombin (PT), khác nhau có ý<br /> nghĩa thống kê giữa nhóm sống và tử vong (p < 0,05). Nhưng khi phân tích đa biến chỉ có bệnh lý não gan, chảy<br /> máu tái phát trong 24 giờ đầu và creatinin máu là yếu tố dự đoán độc lập.<br /> Kết luận: Bệnh não gan, chảy máu tái phát trong 24 giờ đầu và nồng độ creatinin máu tăng là những yếu<br /> tố nguy cơ độc lập dự đoán tử vong trên bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa so vỡ dãn TMTQ.<br /> Từ khóa: Gan, bệnh não gan, tử vong, xuất huyết.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ASSESSMENT OF FACTOR PREDICTINNG MORTALITY OF CIRRHOSIS PATIENTS<br /> HOSPITALIZED WITH GASTRO-ESOPHAGEAL VARICEAL HEMORRHAGE<br /> Ngo Thi Thanh Quyt, Thai Thi Phuong Lien<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 147 - 153<br /> Aim: To identify factors at the time of admission that predict in-hospital mortality in patients with<br /> gastroesophageal variceal hemorrhage.<br /> Methods: Prospective and retrospectively study 51 of cirrhosis patients admitted with gastro-esophageal<br /> variceal hemorrhage between January 2006 and October 2010. Relevant clinical and laboratory parameters, and<br /> their relationship to mortality, were studied. Clinical parameters assessed included Child-Pugh class, ascites,<br /> portosystemic encephalopathy (PSE), and occurrence of rebleed within 24 hours. The laboratory parameters<br /> assessed were: hemoglobin, prothrombin time, serum bilirubin, creatinine, and albumin.<br /> Results: We found that Of the 51 patients admitted during the study period, 10 (19.6%) died in hospital.<br /> Serum bilirubin, albumin, creatinin levels, hepatic encephalopathy, rebleed within 24 hours of endoscopy, ChildPugh score, prothrombin time, were higher among non-survivors than among survivors. On multivariate<br /> analysis, presence of PSE (p = 0.003), rebleed within 24 hours of endoscopy (p < 0.001) and serum creatinine were<br /> significant predictors of mortality.<br /> Conclusion: Presence of PSE, rebleeding within 24 hours of initial endoscopy and serum creatinine levels<br /> high are independent predictors of mortality in patients with gastro-esophageal variceal bleeding.<br /> Key words: Liver - portosystemic encephalopathy (PSE), mortality, hemorrhage.<br /> *Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh.<br /> Tác giả liên lạc: BS CKII Ngô Thị Thanh Quýt,<br /> <br /> ĐT: 0907411514<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br /> <br /> 147<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> XHTH do vỡ dãn TMTQ là biến chứng nặng<br /> của TATMC. Chiếm 10-30% tất cả các trường<br /> hợp XHTH trên. XH do vỡ TM dãn xảy ra 2535% bệnh nhân xơ gan và đến 80-90% nguyên<br /> nhân XH ở bệnh nhân này(9). Tỉ lệ tử vong ở<br /> những bệnh nhân xuất huyết do vỡ dãn tĩnh<br /> mạch thực quản lần đầu là 30%. Tỉ lệ sống còn<br /> trong năm đầu tiên từ 32 – 80%(2).<br /> Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán<br /> và điều trị, tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân xơ<br /> gan có biến chứng xuất huyết do vỡ dãn tĩnh<br /> mạch thực quản vẫn còn rất cao. Có 30–50%<br /> bệnh nhân xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực<br /> quản lần đầu tử vong trong vòng 6 tuần(2). Nguy<br /> cơ tử vong ở những bệnh nhân này không chỉ<br /> liên quan với độ nặng của xuất huyết mà còn bị<br /> ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.<br /> Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan<br /> trực tiếp đến tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân xơ<br /> gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ<br /> dãn tĩnh mạch thực quản có ý nghĩa rất quan<br /> trọng nhằm giúp thầy thuốc xác định được<br /> nhóm bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, từ đó<br /> có kế hoạch theo dõi và điều trị tích cực hơn để<br /> cải thiện tiên lượng bệnh. Các yếu tố như tuổi<br /> cao, phân loại Child-Pugh, HCC, xuất huyết tái<br /> phát sớm, bệnh cảnh nảo gan và suy thận cho<br /> thấy có ảnh hưởng đến tử vong. Tuy nhiên, các<br /> yếu tố tiên đoán tiên lượng lại khác nhau giữa<br /> các nghiên cứu(3, 11).<br /> Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành<br /> khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong<br /> ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết<br /> tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản đang<br /> nằm viện với mục đích: Khảo sát các yếu tố dự<br /> đoán nguy cơ tử vong trên bệnh nhân xơ gan có<br /> biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh<br /> mạch thực quản đã, đang nằm viện.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu và<br /> hồi cứu.<br /> <br /> 148<br /> <br /> Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại khoa<br /> nội Tiêu hóa bệnh viện Thống nhất.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất<br /> huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản<br /> điều trị nội trú tại khoa Nội tiêu hóa bệnh<br /> viện Thống Nhất.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân chưa được nội soi thực quản.<br /> Bệnh nội khoa khác phối hợp có thể đe dọa<br /> tử vong.<br /> <br /> Cách tiến hành<br /> Khám lâm sàng<br /> Dựa vào tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm<br /> sàng tìm dấu hiệu hướng tới hội chứng suy tế<br /> bào gan và hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa.<br /> Tìm các dấu hiệu hướng tới nguyên nhân.<br /> Khảo sát các biến số bao gồm: tuổi, giới tính,<br /> bệnh não gan, dịch ổ bụng, chảy máu tái phát<br /> trong vòng 24 giờ đầu.<br /> <br /> Xét nghiệm sinh hóa máu :<br /> Làm các xét nghiệm sinh hóa máu: công<br /> thức máu (Hemoglobin, tiểu cầu), thời gian<br /> prothrombin (PT), bilirunbin, albumin, ALT,<br /> AST, tỷ lệ A/G, PA, GGT. AFP, 5HBV, Anti<br /> HCV, creatinin.<br /> Siêu âm bụng<br /> Khảo sát gan: kích thước gan, bờ gan, cấu<br /> trúc gan, sang thương ở gan.<br /> Dịch báng: số lượng, tính chất dịch.<br /> Tĩnh mạch cửa: kích thước, có hay không có<br /> huyết khối.<br /> <br /> CT Scan bụng<br /> Nếu siêu âm có u gan.<br /> Nội soi dạ dày – tá tràng<br /> Để khảo sát dãn tĩnh mạch thực quản, chúng<br /> tôi dựa vào phân độ theo Hiệp hội Nội soi Nhật<br /> Bản. Tuy nhiên để thuận tiện đánh giá chúng tôi<br /> cũng như các tác giả nước ngoài khác đã chia<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> giãn TMTQ thành giãn nhỏ (độ 1 < 5mm) giãn<br /> lớn (độ 2,3 kích thước TM giãn > 5mm).<br /> <br /> Xử trí cấp cứu XHTH<br /> Dùng thuốc Octreotide 50 mcg bolus TM<br /> sau đó TTT 25- 50 mcg/giờ dùng liên tục trong<br /> 3- 5 ngày.<br /> Nếu có RLĐM dùng plasma tươi đông lạnh,<br /> tiểu cầu.<br /> Kháng sinh cephalosporine thế hệ 3:<br /> ceftriazone 1g/ ngày.<br /> Nội soi thắt TMTQ dãn (điều trị dự phòng).<br /> Đặt sonde blackmore khi tình trạng xuất<br /> huyết không kiểm soát được: nôn máu hoặc<br /> tiêu phân đen > 500 ml, sinh hiệu không ổn<br /> định, HA < 90 mmHg, Mạch > 120 l/ phút( kéo<br /> dài > 6g), truyền > 6 đơn vị máu /12 giờ để<br /> duy trì huyết áp.<br /> <br /> Dấu hiệu chảy máu tái phát<br /> Ói ra máu đỏ hoặc sonde dạ dày ra máu đỏ.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 10/2010,<br /> chúng tôi có 51 trường hợp XHTH do vỡ<br /> TMTQ dãn thỏa điều kiện để đưa vào phân<br /> tích. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong<br /> 7 ngày. Trong đó có 41 (80,4 %) bệnh nhân<br /> sống và 10 (19,6 %) bệnh nhân tử vong. Có 44<br /> nam và 7 nữ. 3 bệnh nhân có 2 lần nhập viện<br /> và 1 bệnh nhân có 3 lần nhập viện liên quan<br /> đến XHTH do vỡ dãn TMTQ.<br /> <br /> Đặc điểm dân số nghiên cứu<br /> Bảng 1: Đặc điểm dân số<br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 44<br /> 07<br /> 51<br /> <br /> %<br /> 86,3<br /> 13,7<br /> 100<br /> <br /> Tuổi trung bình của BN trong nhóm nghiên<br /> cứu là 62,5 ± 12,5. tuổi nhỏ nhất : 48, tuổi lớn<br /> nhất: 82. Đa số tập trung ở tuổi trung niên. Tỷ lệ<br /> <br /> Tiêu phân đen > 500ml hoặc tiêu phân đen<br /> trở lại.<br /> <br /> nam/ nữ: 44/7 = 6,3.<br /> <br /> Huyết động không ổn định với hemoglobin<br /> giảm 2g/dl.<br /> <br /> Bảng 2: Nguyên nhân xơ gan<br /> Nguyên nhân<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Đối với bệnh nhân nhập viện vì XHTH<br /> nhiều lần mỗi lần nhập viện sẽ được điều trị<br /> riêng biệt. Trong trường hợp tử vong ở lần nhập<br /> viện thứ 2 sẽ được phân tích như sống sót trong<br /> lần đầu và như tử vong ở lần sau.<br /> <br /> Nhiễm siêu vi viêm gan B<br /> <br /> 19<br /> <br /> 37,3<br /> <br /> Nhiễm siêu v viêm gan C<br /> <br /> 16<br /> <br /> 31,4<br /> <br /> Nhiễm siêu vi viêm gan B+C<br /> <br /> 03<br /> <br /> 05,8<br /> <br /> Rượu<br /> <br /> 13<br /> <br /> 25,5<br /> <br /> Không rõ<br /> <br /> 00<br /> <br /> 00<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 51<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nguyên nhân gây xơ gan<br /> <br /> Thu thập và xử lý số liệu<br /> Các dữ liệu được thu thập và xử lý số liệu<br /> bằng phương pháp hồi qui logistic đơn biến<br /> và đa biến. Sử dụng phần mềm thông kê y học<br /> SPSS 11.5.<br /> Phân tích hồi qui logistic đa biến được thực<br /> hiện cho các yếu tố khác nhau có ý nghĩa trong<br /> phân tích đơn biến giữa 2 nhóm tử vong và<br /> không tử vong.<br /> Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> Nhận xét: viêm gan do vi rút chiếm ưu thế<br /> <br /> Phân độ Child-Pugh<br /> Bảng 3: Phân bố mức độ nặng của bệnh theo ChildPugh<br /> <br /> Child A<br /> Child B<br /> Child C<br /> <br /> Nhóm sống<br /> (n=41)<br /> 03 (7,3%)<br /> 18 (43,9%)<br /> 20( 48,8%)<br /> <br /> Nhóm tử<br /> vong (n=10)<br /> 0<br /> 2 (20%)<br /> 8(80%)<br /> 36<br /> <br /> Tổng<br /> 03 (5,9%)<br /> 20(39,2%)<br /> 28(54,9%)<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: chủ yếu phân loại Child B và C<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br /> <br /> 149<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Đặc điểm Giãn TMTQ<br /> Bảng 4: Đặc điểm giãn TMTQ<br /> Giãn nhỏ<br /> Giãn lớn<br /> Giãn TM phình vị<br /> <br /> n<br /> 03<br /> 48<br /> 05<br /> <br /> %<br /> 0<br /> 52,8<br /> 47,2<br /> <br /> Nhận xét: đa số là giãn lớn TMTQ, có 5<br /> trường hợp giãn TM phình vị đi kèm.<br /> <br /> Các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong<br /> Bảng 5: Các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong<br /> Yếu tố dự đoán<br /> <br /> Sống (n=41)<br /> <br /> Tử vong<br /> p<br /> (n=10)<br /> Tuổi<br /> 61 ( 49-82)<br /> 62 (48-84)<br /> 0,54<br /> Báng<br /> không<br /> 14<br /> 02<br /> 0,187<br /> bụng<br /> ít<br /> 10<br /> 03<br /> Nhiều<br /> 20<br /> 05<br /> Bệnh não gan<br /> 02 (4,8%)<br /> 09 (90%) < 0,0001<br /> Albumin (g/L)<br /> 24 ( 20-48)<br /> 19 (15-45)<br /> 0,001<br /> Bilirubin (µmol/L)<br /> 54 (22-145) 110 (80-450) 0,003<br /> PT (s)<br /> 17,4 (11,8-33,5) 26,8(14-58,8) < 0,0001<br /> Điểm Child-Pugh<br /> 8( 4-14)<br /> 13 ( 7-17) < 0,001<br /> Creatinin (µmol/L) 76 ( 65-120)<br /> 150( 120- < 0,0001<br /> 280)<br /> Giản Nhỏ (5mm) 38(92,7%)<br /> 9(90%)<br /> Giãn TM Phình vị<br /> 02(4,9%)<br /> 03( 30%)<br /> 0,23<br /> Chảy máu tái phát<br /> 00(%)<br /> 03(30%) < 0,0001<br /> 24 g đầu<br /> Số lượng máu<br /> 2(0-4)<br /> 3(2-10)<br /> < 0,0001<br /> truyền 24g đầu<br /> (1đv= 250ml)<br /> <br /> Phân tích đa biến<br /> Bảng 6: Phân tích đa biến<br /> Yếu tố dự đoán<br /> Bệnh nảo gan<br /> Chảy máu tái phát trong 24 giờ đầu<br /> Thời gian prothrombin<br /> Creatinin máu<br /> Bilirubin<br /> Albumin<br /> Thang điểm Child- Pugh<br /> <br /> Giá trị p<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2