Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG PANTOPRAZOLE<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG<br />
Lê Thị Diễm Thủy*, Lê Ngọc Hùng*, Nguyễn Văn Khôi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng chưa hợp lý thuốc ức chế bơm proton pantoprazole trong ñiều<br />
trị lâm sàng.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu hồi cứu với sự khảo sát ngẫu nhiên trên 70 bệnh án của<br />
bệnh nhân có sử dụng pantoprazole trong ñiều trị. Chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole ñược chia thành 3<br />
nhóm: có yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa trên, dự phòng nguy cơ loét dạ dày do stress, và chỉ<br />
ñịnh chưa hợp lý.<br />
Kết quả: Khảo sát 70 bệnh án, gồm 37 bệnh lý nội khoa và 33 bệnh lý ngoại khoa, trên 31 nữ và<br />
39 nam, với tuổi trung bình là 52 (18-91) và 43 (10-86) theo thứ tự bệnh nhân nội và ngoại khoa<br />
(p>0.05). Tỷ lệ chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole giống nhau giữa nội khoa và ngoại khoa: 10.8% và<br />
12.1% có yếu tố nguy cơ, 35.2% và 48.4% dùng ñể dự phòng loét do stress, và 54.0 và 45.5% có chỉ<br />
ñịnh chưa ñúng, theo thứ tự. Thời gian trung bình sử dụng pantoprazole trên 70 bệnh nhân là 8 (2139) ngày, chiếm 72 (4.2-100)% thời gian nằm viện.<br />
Kết luận: Chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý chiếm khoảng 50% các trường hợp, cho thấy sự<br />
phổ biến của việc dùng pantoprazole chưa phù hợp ở bệnh viện. Dựa vào kết quả khảo sát này, hướng<br />
dẫn sử dụng hợp lý pantoprazole cần ñược thực hiện ñể giúp làm giảm tình trạng dùng thuốc không<br />
ñúng theo chỉ ñịnh trong các bệnh lý nội cũng như ngoại khoa.<br />
Từ khóa: Pantoprazole, thuốc ức chế bơm proton, sử dụng chưa hợp lý.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION ON PANTOPRAZOLE INDICATION IN CLINICAL TREATMENT<br />
Le Thi Diem Thuy, Le Ngoc Hung, Nguyen Van Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 654 - 659<br />
Objective: To investigate the improper use of the proton pump inhibitor pantoprazole in clinical<br />
treatment.<br />
Methods: Study model is retrospective method with random observation on 70 hospital files of<br />
patients received pantoprazole in treatment. The indications of pantoprazole were classified into 3<br />
groups: with risk factors for upper gastrointestinal bleeding, prevention against stress ulcers, and<br />
improper indication.<br />
Results: Investigation was done on 70 patients: 37 with internal medicine and 33 with surgery,<br />
including 31 females and 39 males, aged 52 (18-91) and 43 (10-86) [median (range)], respectively to<br />
internal medicine and surgery (p>0.05). The indications for pantoprazole were similar between the<br />
internal and the surgical group: 10.8 and 12.1% with risk factors, 35.2 and 48.4% for stress ulcer<br />
prevention, and 54.0 and 45.5% of improper use, respectively. The mean of time for using<br />
pantoprazole in 70 patients was 8 (2-139) days, accounting for 72 (4.2-100)% of the length of hospital<br />
stay.<br />
Conclusion: The unjustified indication of pantoprazole was observed in around 50% of the<br />
patients, indicating the widespread misuse of proton pump inhibitors in hospital practice. Based on<br />
the results of this study, a guideline for rational prescribing of pantoprazole needs to be implemented<br />
in order to reduce the improper use of this drug.<br />
Keywords: Pantoprazole, proton pump inhibitors, improper use.<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên hệ: TS. BS. Lê Thị Diễm Thủy,<br />
<br />
ĐT: 38554137 – ext 619, E-mail: lethidiemthuyan@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
654<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
DẪN NHẬP VÀMỤCTIÊU NGHIÊNCỨU<br />
Pantoprazole sodium thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (UCBP) (proton pump inhibitor, PPI),<br />
hoạt ñộng thông qua cơ chế ức chế men H+/K+–ATPase ở dạ dày (gastric hydrogen potassium<br />
adenosine triphosphatase enzyme). Pantoprazole là thuốc UCBP ñầu tiên có cả hai dạng là uống và<br />
tiêm truyền tĩnh mạch, ñược Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm của Mỹ (USA Food and Drug<br />
Administration, FDA) phê chuẩn. Theo FDA, pantoprazole ñược sử dụng cho viêm loét thực quản<br />
(erosive esophagitis) có liên quan ñến bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (gastroesophageal reflux<br />
disease) và cho các tình trạng tăng tiết bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison(12,7). Các chỉ ñịnh khác<br />
của pantoprazole bao gồm ñiều trị cấp và mạn tính loét dạ dày hoặc tá tràng; ñiều trị kết hợp với<br />
kháng sinh ñối với Helicobacter pylori; phòng ngừa loét do stress trên bệnh nhân ở ñơn vị chăm sóc<br />
tích cực (intensive care unit patients), và phòng ngừa viêm phổi hít trên bệnh nhân phẫu thuật chọn<br />
lọc(12,7). Gần ñây có một số nghiên cứu sử dụng pantoprazole trên bệnh nhân xuất huyết ñường tiêu<br />
hóa trên. Pantoprazole và các PPI khác cũng ñược dùng trong ñiều trị và dự phòng các biến chứng trên<br />
ñường tiêu hóa do các thuốc kháng viêm không có corticoid (nonsteroidal antiinflammatory drug,<br />
NSAID)(14,8,1).<br />
Hiệu quả vượt trội của thuốc UCBP về thời gian làm lành và sự giảm triệu chứng trong các<br />
rối loạn có liên quan ñến acid dạ dày ñã dẫn ñến khuynh hướng sử dụng bừa bãi nhóm thuốc này<br />
cho các bệnh lý ñường tiêu hóa trên không ñặc hiệu và không có chỉ ñịnh rõ ràng(3). Nhiều bệnh<br />
nhân nhập viện ñiều trị tại các khoa lâm sàng tổng quát, không phải khoa chăm sóc tích cực, cũng<br />
ñược thường quy cho thuốc UCBP mặc dù bệnh lý lúc nhập viện không phù hợp cho việc sử dụng<br />
thuốc này trong cả ñiều trị lẫn dự phòng(10). Heidelbaug và cộng sự (2006) ñã báo cáo việc áp<br />
dụng quá mức ñiều trị dự phòng loét do stress với thuốc UCBP làm tăng chi phí ñiều trị cho bệnh<br />
nhân nhập viện tại các khoa lâm sàng không phải hồi sức tích cực(9). Hai nghiên cứu khác tại bệnh<br />
viện cho thấy có 49,3% và 63% bệnh nhân không có chỉ ñịnh ñúng khi dùng thuốc UCBP(1,13).<br />
Một số nghiên cứu cho thấy 60% bệnh nhân có biến chứng khó tiêu (dyspepsia) do phác ñồ ức<br />
chế tiết (antisecretory therapy) chủ yếu do sử dụng thuốc UCBP(14,1). Do dó việc bắt ñầu và tiếp<br />
tục sử dụng thuốc UCBP mà không có chỉ ñịnh ñược ñiều chỉnh một cách ñúng ñắn sẽ gây tác<br />
dụng có hại và chi phí lớn cho người bệnh.<br />
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, pantoprazole ñược sử dụng với một số lượng rất lớn. Tuy nhiên cho ñến<br />
nay vẫn chưa có một khảo sát nào về việc sử dụng chưa hợp lý ñối với thuốc này. Nghiên cứu này<br />
nhằm mục ñích khảo sát chỉ ñịnh sử dụng hợp lý thuốc pantoprazole tại bệnh viện tuyến trung ương,<br />
với các ñặc ñiểm liên quan như bệnh lý của bệnh nhân, thời gian nằm viện, thời gian dùng thuốc, chi<br />
phí ñiều trị, sự chuyển ñổi pantoprazole từ dạng tiêm truyền tĩnh mạch sang dạng uống.<br />
<br />
BỆNH NHÂN -PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu ñược thiết kế theo kiểu hồi cứu, khảo sát ngẫu nhiên các bệnh án xuất viện của bệnh<br />
nhân có sử dụng pantoprazole trong thời gian nằm viện. Dựa trên các công trình nghiên cứu của nước<br />
ngoài, có khoảng 49,3% và 63% bệnh nhân không có lợi ích khi ñược chỉ ñịnh dùng thuốc UCBP(5,9).<br />
Với ước tính có 50% bệnh án khảo sát có chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý, với ñộ tin cậy 95% (α =<br />
0.05) và sai lệch khoảng 10 - 12%, việc khảo sát cần ñược thực hiện trên 70 bệnh án.<br />
Bệnh án ñược cung cấp ngẫu nhiên bởi tổ quản lý hồ sơ, phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, bệnh viện<br />
Chợ Rẫy. Nội dung khảo sát chính bao gồm ñặc ñiểm nhân trắc của bệnh nhân (tuổi, phái tính, ñịa<br />
chỉ), bệnh lý lúc nhập viện và xuất viện, thời gian nằm viện, kết quả ñiều trị lúc xuất viện, khoa lâm<br />
sàng, và cách sử dụng pantoprazole. Khảo sát pantoprazole bao gồm tên biệt dược, thời gian dùng<br />
thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch, và sự chuyển ñổi sang dạng uống.<br />
Chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole ñược xem là hợp lý ñối với những ca sau(12,5).<br />
Có sự hiện diện của yếu tố nguy cơ liên quan ñến sự tăng tiết acid dạ dày.<br />
Viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản có xác ñịnh qua nội soi.<br />
Hội chứng Zollinger-Ellison.<br />
Loét dạ dày hoặc tá tràng dạng hoạt ñộng có xác ñịnh qua nội soi.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
655<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
Xuất huyết ñường tiêu hóa trên có xác ñịnh qua nội soi.<br />
Dùng phối hợp ≥2 NSAID.<br />
Dùng<br />
phối<br />
hợp<br />
NSAID<br />
hoặc warfarin.<br />
Dùng phối hợp aspirine với glucocorticoid.<br />
Phối hợp với kháng sinh trong ñiều trị nhiễm Helicobacter pylori.<br />
Phòng ngừa sự tăng tiết acid dạ dày.<br />
Phòng ngừa loét dạ dày do stress trên bệnh nhân cần chăm sóc tích cực.<br />
Phòng ngừa viêm phổi do hít trên bệnh nhân phẫu thuật chọn lọc.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
với<br />
<br />
heparin<br />
<br />
QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ THỐNG KÊ<br />
Bệnh án nghiên cứu hồi cứu ñược thực hiện cho từng bệnh nhân dựa theo dữ liệu gốc từ bệnh<br />
án ñiều trị của bệnh viện. Dữ liệu ñược nhập với phần mềm Microsoft Excel phiên bản 2007, và<br />
ñược phân tích với phần mềm thống kê SPSS phiên bản v.17. Thống kê mô tả là phương pháp<br />
phân tích chính. Bệnh nhân ñược chia làm 2 nhóm chính: bệnh lý Nội khoa và bệnh lý Ngoại<br />
khoa. Các so sánh biến số ñịnh tính như phái tính, tỷ lệ chỉ ñịnh hợp lý chung của pantoprazole,<br />
chỉ ñịnh cho ca có yếu tố nguy cơ liên quan ñến tăng tiết dạ dày, chỉ ñịnh cho phòng ngừa tăng<br />
tiết dạ dày,... ñược thực hiện với phép kiểm chi bình phương (χ2). Các so sánh biến số ñịnh lượng<br />
như thời gian nằm viện, thời gian dùng thuốc pantoprazole, tỷ lệ phần trăm thời gian dùng thuốc<br />
pantoprazole trên thời gian nằm viện, tuổi,... ñược thực hiện với phép kiểm tra (student test) nếu<br />
có phân bố chuẩn, hoặc phép kiểm phi tham số Mann-Whitney U test nếu phân bố không chuẩn.<br />
Giá trị p0,05). Không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ (viêm loét dạ dày, xuất huyết<br />
tiêu hóa trên, sử dụng thuốc NSAID,...) và phòng ngừa loét dạ dày do stress giữa bệnh nhân Nội<br />
khoa và Ngoại khoa. Pantoloc là biệt dược chiếm tỷ lệ cao 40/70 (57,1%). Tỷ lệ chuyển ñổi từ<br />
pantoprazole dạng chích tĩnh mạch sang dạng uống là 13/70 (18,6%). Thời gian dùng<br />
pantoprazole chiếm 72 (4,2 - 100)% thời gian nằm viện của bệnh nhân.<br />
Bảng 2 trình bày phân loại bệnh nhân theo có chỉ ñịnh hợp lý pantoprazole (có yếu tố nguy cơ/<br />
ñiều trị dự phòng) và chưa có chỉ ñịnh hợp lý. Trong nhóm bệnh nhân chưa có chỉ ñịnh hợp lý<br />
pantoprazole, không có trường hợp nào có yếu tố nguy cơ như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày trên nội<br />
soi, sử dụng thuốc NSAID. Khuynh hướng chỉ ñịnh chưa hợp lý pantoprazole thấp ở nhóm người lớn<br />
tuổi (>60 tuổi) 9/24 (37,5%) so với người nhỏ tuổi (≤60) 24/46 (52,3%), nhưng chưa có khác biệt rõ<br />
ràng (p>0,05). Thời gian nằm viện không khác biệt giữa 2 nhóm có chỉ ñịnh hợp lý và chưa hợp lý<br />
pantoprazole.<br />
Các bệnh lý gặp trong các trường hợp có chỉ ñịnh chưa hợp lý pantoprazole bao gồm viêm<br />
ruột thừa phẫu thuật (4 ca), áp xe gan(7), xơ gan(7), lao màng bụng, lao phổi(7), hemophylia(12),<br />
thiếu máu tán huyết(7), nhồi máu não-táo bón(12), K gan(14), loãng xương(7), chấn thương sọ não –<br />
Glasgow 14-15(14), gãy xương-bó bột(7), phẫu thuật tuyến giáp(12), ñau thượng vị(12), nhiễm trùng<br />
vết mổ(7), suy tủy(12), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(12).<br />
Các trường hợp ñược xem là chỉ ñịnh phòng ngừa loét do stress (29 bệnh nhân) bao gồm: ñiều trị<br />
tại ICU/hoặc bệnh lý nhiễm trùng huyết(1), hôn mê sâu-Glasgow 5-7(8), sau phẫu thuật thần kinh-cột<br />
sống(9), ngoại tổng quát(10), phẫu thuật chỉnh hình(8), và ngoại tiết niệu(12).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
656<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole chưa hợp lý là 47,1% trong khảo sát trên 70<br />
bệnh nhân. Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu bệnh nhân ñược cho pantoprazole với mục tiêu dự phòng loét dạ<br />
dày do stress (vì các bệnh nhân này không có các yếu tố nguy cơ trực tiếp gây viêm loét dạ dày), là<br />
53,2% (33/62 ca bệnh).<br />
Tỷ lệ kê toa thuốc chống bài tiết chưa hợp lý là 43% theo khảo sát của Ahmet Yacoob Mayet tại<br />
bệnh viện giảng dạy, của Vương Quốc Ả-Rập (Kingdom of Saudi Arabica) trong năm 2007(1). Một<br />
nghiên cứu khác ghi nhận trong vòng 1 năm tại một bệnh viện tỉnh, Mỹ chỉ có 22,5% kê ñơn<br />
pantoprazole là ñúng chỉ ñịnh(4). Nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy 22% bệnh nhân nhận ñược chỉ ñịnh<br />
ñúng pantoprazole cho phòng ngừa loét do stree tại khoa lâm sàng không phải là ñơn vị chăm sóc tích<br />
cực, trong ñó 54% là chỉ ñịnh chưa hợp lý, gây chi phí khoảng 11,791 USD/năm(9). Kết quả này cũng<br />
tương tự khảo sát tại bệnh viện Chợ Rẫy trong nghiên cứu này.<br />
Tương tự các khảo sát tại Châu Âu cho thấy 51-57% bệnh nhân nhận chỉ ñịnh thuốc ức chế bơm<br />
proton chưa hợp lý. Maclaren và cs ñã chứng minh là khi có pantoprazole tiêm tĩnh mạch, chỉ ñịnh sử<br />
dụng cho dự phòng chống loét do stress cũng không cải thiện hơn(11). Thuốc ức chế bơm proton ñược<br />
ưa chuộng hơn thuốc ñối kháng thụ thế histamine 2 (histamine-2 receptor antagonist- H2RA) nhất là<br />
khi bệnh nhân thất bại ñáp ứng với H2RA(6).<br />
Do tác dụng vượt trội trong ngăn ngừa và ñiều trị loét dạ dày – tá tràng, pantoprazole càng ñược<br />
sử dụng nhiều hơn chỉ ñịnh cho phép. Thường gặp nhất với các thầy thuốc tim mạch, thần kinh. Lý do<br />
bởi vì ñối tượng bệnh nhân của các bệnh lý này thường là người lớn tuổi, ñang thường xuyên sử dụng<br />
aspirin, các thuốc chống ñông khác ñể ngừa các biến chứng ñột quỵ, thiếu máu cơ tim, … Trong ngoại<br />
khoa, chấn thương chỉnh hình, ngoại thần kinh và kế tiếp là ngoại tổng quát là thường chỉ ñịnh sử<br />
dụng pantoprazole do bệnh nhân thường là ñại phẫu, thường kém theo heparin chống ñông phòng<br />
ngừa viêm tắc tĩnh mạch sâu, thuốc giảm dau NSAID hoặc phối hợp cả hai(9). Trong khảo sát này,<br />
trong 29 ca chỉ ñịnh pantoprazole dự phòng loét do stress có: bệnh nhân ICU/hoặc bệnh lý nhiễm<br />
trùng huyết (5 ca), hôn mê sâu (ñiểm GCS: 5-7): 4 ca; sau phẫu thuật thần kinh-cột sống (8 ca), ngoại<br />
tổng quát (7 ca); phẫu thuật chỉnh hình (4 ca).<br />
Theo hướng dẫn trên nhãn, pantoprazole có thể sử dụng ñến 16 tuần (112 ngày), trong khảo sát<br />
này có 1 bệnh nhân sử dụng pantoprazole 139 ngày, tuy nhiên không có ghi nhận tác dụng phụ gây<br />
khó tiêu (dyspepsia) trong bệnh án. Có tổng cộng 13 bệnh nhân có thời gian dùng pantoprazole >14,<br />
trong ñó 5 bệnh nhân có >28 ngày dùng thuốc này. Tuy nhiên không ghi nhận than phiền của bệnh<br />
nhân hoặc khó khăn trong ñiều trị do sử dụng lâu dài pantoprazole trong bệnh án hồi cứu. Một nghiên<br />
cứu tiền cứu rất cần thiết ñể ñánh giá tác dụng phụ của pantoprazol. Một số nghiên cứu cho thấy 60%<br />
chịu biên cố khó tiêu (dyspepsia) do pantoprazole, tuy chưa ñược khảo sát rõ ràng(12,1).<br />
Ngoài ra chỉ ñịnh chưa hợp lý còn làm tăng chí phí ñiều trị cho bệnh nhân. Pantoprazole là thuốc<br />
ức chế bơm proton duy nhất có dạng tiêm tĩnh mạch, giá khoảng 7-8 lần cao hơn dạng uống. Do vậy<br />
pantoprazole tiêm tĩnh mạch cần phải ñược phân phối có thể thức trong hệ thống y tế (health system<br />
formularies) cho một nhóm ñối tượng hạn chế bệnh nhân mà không thể nhận thuốc ức chế bơm proton<br />
qua miệng, qua ống sonde và những ñối tượng cần nhận dạng tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn.<br />
Do vậy cần có sự thống nhất hướng dẫn cách sử dụng pantoprazole cho hợp lý, nhất là dạng tiêm<br />
tĩnh mạch, là vấn ñề rất cần thiết, bao gồm chỉ ñịnh quan trọng như trong ca xuất huyết tiêu hóa cấp<br />
tính, ngoài ra thời gian dùng thuốc cũng là vấn ñề phải quan tâm. Nghiên cứu công bố của Skledar và<br />
cộng sự cho thấy sự kết hợp tốt giữa nhà dược lâm sàng và thấy thuốc dựa trên hướng dẫn có bằng<br />
chứng giúp giảm dược >50% chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole tiêm tĩnh mạch chưa hợp lý(15).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát cho thấy, có 47,1% bệnh nhân nhận pantoprazole tĩnh mạch chưa ñúng chỉ ñịnh tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy. Điều này tương tự như báo cáo tại nhiều nơi khác qua các báo cáo khoa học.<br />
Để giảm bớt sai sót này cần có một hướng dẫn áp dụng cụ thể pantoprazole trong ñiều trị lâm<br />
sàng.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
657<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Đặc ñiểm bệnh nhân có sử dụng pantoprazole phân chia theo bệnh lý Nội – Ngoại khoa<br />
Đặc ñiểm<br />
Phái tính: nữ/nam<br />
Tuổi (năm)<br />
≤20<br />
21 – 40<br />
41– 60<br />
>60<br />
Có triệu chứng xuất huyêt<br />
tiêu hóa:<br />
Đi cầu phân ñen<br />
Nội soi ñường tiêu hóa;<br />
Không thực hiện<br />
Bình thường<br />
Loét hành tá tràng/viêm<br />
hang vị<br />
Sử dụng ≥2 thuốc<br />
NSAD/hoặc phối hợp<br />
aspirin, corticosteroid liều<br />
cao<br />
Chỉ ñịnh sử dụng<br />
pantoprazole:<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
Phòng ngừa loét dạ dày<br />
do stress<br />
Chỉ ñịnh chưa hợp lý<br />
Liều pantoprazole tĩnh<br />
mạch:<br />
80 mg<br />
40 mg<br />
Chuyển pantoprazole<br />
dạng uống<br />
Biệt dược pantoprazole;<br />
Clessol<br />
Clessol + biệt dược khác<br />
Pantoloc<br />
Pantoloc + biệt dược khác<br />
Lerole/Ulcogol/Panber/R<br />
abeloc<br />
Thời gian nằm viện<br />
(ngày)<br />
Thời gian dùng<br />
pantoprazole<br />
≤14 ngày<br />
>14 ngày<br />
Tỷ lệ% thời gian<br />
pantoprazole/nằm viện<br />
<br />
Nội khoa Ngoại khoa Tổng cộng<br />
(n = 37)<br />
(n = 33)<br />
(n = 70)<br />
19/18<br />
12/21<br />
31/39<br />
52 (18 – 91) 43 (10 – 86)<br />
2<br />
6<br />
8<br />
7<br />
10<br />
17<br />
12<br />
9<br />
21<br />
16<br />
8<br />
24<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
30<br />
4<br />
3<br />
<br />
33<br />
0<br />
0<br />
<br />
63<br />
4<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
13<br />
<br />
4<br />
16<br />
<br />
8<br />
29<br />
<br />
20 (54%)<br />
<br />
13 (45,5%) 33 (47,1%)<br />
<br />
20<br />
17<br />
8<br />
<br />
26<br />
7<br />
5<br />
<br />
46<br />
24<br />
13<br />
<br />
4<br />
<br />
13<br />
<br />
17<br />
<br />
5<br />
18<br />
4<br />
<br />
2<br />
12<br />
5<br />
<br />
7<br />
40<br />
9<br />
<br />
6<br />
16 (6 – 144)<br />
<br />
1<br />
14 (4 – 69)<br />
<br />
8 (2 – 139)<br />
<br />
9 (2 – 68)<br />
<br />
7<br />
15 (4 –<br />
144)<br />
8 (2–139)<br />
57<br />
13<br />
<br />
30<br />
7<br />
72,2 (4,2 –<br />
100)<br />
<br />
27<br />
6<br />
71,4 918,4 – 72 (4,2 –<br />
100)<br />
100)<br />
<br />
Bảng 2. Đặc ñiểm bệnh nhân có chỉ ñịnh hợp lý/ chưa có chỉ ñịnh hợp lý pantoprazole<br />
Đặc ñiểm<br />
<br />
Phái tính: nữ/nam<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Chỉ ñịnh Chỉ ñịnh Tổng cộng<br />
chưa hợp lý hợp lý<br />
(n = 70)<br />
(n = 33)<br />
(n = 37)<br />
12/21<br />
19/18<br />
31/39<br />
52 (18 – 91) 43 (10 – 86)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
658<br />
<br />