intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay bằng phương pháp đo huyết áp tự động trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có ABI ≤1 bằng phương pháp đo HA tự động. Khảo sát tính lặp lại và tính tương đồng của phương pháp đo HA tự động so với phương pháp Doppler.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay bằng phương pháp đo huyết áp tự động trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN – CÁNH TAY BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2 Phan Thanh Hải Nam1, Phạm Như Hảo1, Nguyễn Thy Khuê2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên chi dưới (BĐMNBCD). Tầm soát BĐMNBCD trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bằng chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) bằng phương pháp đo huyết áp (HA) tự động có khả năng khắc phục những khuyết điểm của phương pháp Doppler, đặc biệt trong bối cảnh phòng khám ngoại trú. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có ABI ≤1 bằng phương pháp đo HA tự động. Khảo sát tính lặp lại và tính tương đồng của phương pháp đo HA tự động so với phương pháp Doppler. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám Nội tiết thuộc Phòng khám đa khoa Hòa Hảo có chỉ định tầm soát BĐMNBCD bằng ABI. Kết quả: Có 2% bệnh nhân (3/151) có ABI ≤1. Phương pháp đo HA tự động có kết quả cao hơn phương pháp Doppler trung bình là 0,04 với khoảng giới hạn tương đồng [-0,07; 0,14], có hệ số tương quan nội cụm giữa 2 người thực hiện khác nhau là 0,82 và hệ số biến thiên là 3,46%. Kết luận: Phương pháp đo HA tự động có thể thay thế cho phương pháp Doppler để xác định chỉ số ABI trong bối cảnh phòng khám ngoại trú. Từ khóa: chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay, phương pháp đo huyết áp tự động, đái tháo đường típ 2, bệnh động mạch ngoại biên chi dưới ABSTRACT EVALUATION OF THE ANKLE – BRACHIAL INDEX USING AUTOMATED METHOD IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES Phan Thanh Hai Nam, Pham Nhu Hao, Nguyen Thy Khue * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 218 - 224 Background: Type 2 diabetes mellitus (T2DM) is a high-risk factor for peripheral artery disease (PAD). Screening for PAD using ABI obtained by the automated method could potentially improve the drawbacks of the Doppler method, especially in outpatient settings. Objectives: To determine the proportion of T2DM patients with ABI ≤1 using automated method and to evaluate the automated method’s repeatability in obtaining ABI and its correlation with the Doppler method. Methods: Cross-sectional study including T2DM patients who had indication for PAD screening with ABI in the Endocrinology Clinic of Hoa Hao Medical Center. Results: Our study found 3 of total 151 patients (2%) had ABI ≤1. Mean of differences between the automated and Doppler method was 0.04 and the limits of agreement were [-0.07; 0.14]. The intraclass coefficient and the coefficient of variation of the automated method were, respectively, 0.82 and 3.46%. Conclusion: The automated method could viably replace the Doppler method to determine ABI in outpatient settings. Bộ môn Nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 2Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phan Thanh Hải Nam ĐT: 0937 28 990 Email: pthnam.y14@ump.edu.vn 218 1Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Keywords: ankle – brachial index, automated method, type 2 diabetes, peripheral artery disease ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp chọn mẫu Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có nguy cơ mắc Thuận lợi, không xác suất. BĐMNBCD cao gấp 2 – 4 lần so với người không Các bước tiến hành ĐTĐ và nguy cơ này tăng dần theo diễn tiến thời Với 120 bệnh nhân đầu tiên: Hỏi bệnh, ghi gian mắc ĐTĐ(1). Vì có 20 – 50% bệnh nhân nhận các chỉ số sinh trắc, khám dấu thiểu dưỡng BĐMNBCD không có triệu chứng(2) nên ABI mô chi dưới, đo ABI bằng phương pháp đo được Hiệp hội Tim Mỹ (AHA), Trường môn huyết áp tự động lần 1, sau đó ghi nhận các kết Tim mạch Mỹ (ACC) và Hội Tim mạch Châu Âu quả cận lâm sàng. (ESC) khuyến cáo sử dụng để tầm soát các đối Với 30 bệnh nhân cuối: Hỏi bệnh, ghi nhận tượng có nguy cơ cao mắc BĐMNBCD, trong đó các chỉ số sinh trắc, khám dấu thiểu dưỡng mô có bệnh nhân ĐTĐ típ 2(3,4). Siêu âm Doppler chi dưới, đo ABI bằng phương pháp Doppler, được xem là phương pháp chuẩn để đo ABI sau đó đo ABI bằng phương pháp đo huyết áp nhưng thủ thuật này còn khá tốn thời gian và tự động lần 1 và lần 2 lần lượt với 2 người đo đòi hỏi một mức độ kỹ năng cần thiết ở người khác nhau. Cuối cùng ghi nhận các kết quả cận thực hiện. Mặt khác, ABI đo bằng phương pháp lâm sàng. đo HA tự động có thể được thực hiện một cách Tiêu chuẩn đánh giá nhanh chóng hơn, không phụ thuộc vào người thực hiện, do đó tỏ ra phù hợp hơn về mặt thời Quy trình đo ABI bằng phương pháp gian và yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh Doppler: thực hiện theo khuyến cáo của ACC và phòng khám ngoại trú(5,6) . AHA 2012(7). Sử dụng máy Bidop – ES100V3 (Nhật Bản). ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Đo ABI bằng phương pháp tự động: sử Đối tƣợng nghiên cứu dụng thiết bị MESI ABPI MD (Slovenia) chuyên Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 từ 18 tuổi trở lên đến dụng với 3 băng quấn để đo cùng lúc ABI chân khám và điều trị tại Phòng khám Nội tiết thuộc trái và chân phải. Băng quấn ở tay chọn bên tay Phòng khám Đa khoa Hòa Hảo từ tháng 4 đến có HA cao hơn. tháng 6 năm 2020, thỏa 1 trong 2 điều kiện(4): với Triệu chứng đau cách hồi: sử dụng bảng câu bệnh nhân từ 18 – 49 tuổi cần có ít nhất 1 trong hỏi Edinburgh. các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu như hút Các ngưỡng giá trị ABI: theo khuyến cáo thuốc lá, rối loạn lipid máu hoặc tăng huyết áp; chẩn đoán BĐMNBCD trên bệnh nhân ĐTĐ của hoặc bệnh nhân ≥50 tuổi. ESC 2019(4) (Bảng 1). Tiêu chuẩn loại trừ Bảng 1: Các ngưỡng giá trị ABI chẩn đoán Đã đoạn chi đến cẳng chân; Có loét hoặc BĐMNBCD ở bệnh nhân ĐTĐ sang thương da do biến chứng ĐTĐ tại vị trí Giá trị ABI Ý nghĩa quấn băng đo HA; đã mổ bắc cầu mạch máu chi Độ đàn hồi của động mạch kém, gợi ý khả dưới; rung nhĩ; bệnh thận mạn giai đoạn cuối > 1,30 năng cao hiện tượng vôi hóa thành động mạch hoặc có độ lọc cầu thận ước đoán ABI Ngưỡng ranh giới (borderline) nghiên cứu. >0,90 ≤ 0,90 Có BĐMNBCD Phƣơng pháp nghiên cứu Y đức Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội Mô tả cắt ngang. đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 219
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học học Y Dược TP. HCM, số 259/HĐĐĐ-ĐHYD, Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có 2 ngày 16/4/2020. bệnh nhân (1,3%) mắc BĐMNBCD, có 3 bệnh KẾT QUẢ nhân có ABI ≤1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu Tính tƣơng quan giữa phƣơng pháp đo HA tự động và phƣơng pháp Doppler trong việc xác Các đặc điểm cơ bản, bệnh đi kèm, đặc điểm định chỉ số ABI lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng của 151 đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi như sau: Hệ số tương quan giữa phương pháp đo HA tự động và phương pháp Doppler thực Bảng 2: Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Tỉ lệ – Trung bình – hiện trên 30 bệnh nhân cuối của nghiên cứu là Đặc điểm r=0,76 (p
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Phân tích Bland-Altman cho thấy chênh lệch BÀN LUẬN trung bình giữa 2 lần đo bởi 2 người thực hiện Tỉ lệ BĐMNBCD dựa vào chỉ số ABI khác nhau là 0,0007 với khoảng giới hạn tương Dựa trên tiêu chí chẩn đoán BĐMNBCD là đồng là [-0,11; 0,12]. Không tồn tại sai số hệ ABI
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học thiết bị tự động sử dụng. Nghiên cứu của cứu ĐTĐ típ 2 và sử dụng thiết bị đo ABI Clairotte sử dụng máy đo huyết áp cánh tay chuyên dụng, kết quả của chúng tôi thấp hơn thông thường và lần lượt đo ở các chi như quy nhưng sự khác biệt này không quá lớn vì đều trình đo của phương pháp Doppler. Các thiết bị thể hiện mối tương quan mạnh. Ở các nghiên đo huyết áp chuyên dụng đo ABI có lợi thế hơn cứu có sử dụng cùng thiết bị với chúng tôi, hệ số ở việc đo cùng lúc huyết áp các chi và các băng tương quan trong nghiên cứu của chúng tôi cao quấn được thiết kế phù hợp với cấu tạo hình nón hơn của tác giả Span M (2016), sự khác biệt có lẽ ở cổ chân hơn so với ở cánh tay. So với kết quả do đối tượng nghiên cứu khác nhau. của tác giả Ma J thực hiện trên đối tượng nghiên Bảng 4: Các nghiên cứu trên thế giới so sánh phương pháp đo HA tự động và phương pháp Doppler Hệ số tương Chênh lệch trung bình Thiết bị tự động Tác giả Đối tượng quan Giới hạn tương đồng được sử dụng (11) 0,028 Máy đo HA cánh Clairotte (2009) Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 r = 0,49 [-0,222 – 0,278] tay (P): (P): -0,0009 (12) r = 0,87 [-0,30 – 0,30] Máy đo ABI chuyên Jing Ma (2017) Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (T): (T): 0,0031 dụng r = 0,92 [-0,27 – 0,28] (13) Bệnh nhân ngoại trú phòng khám tổng 0,06 Span (2016) r = 0,61 Máy ABPI-MD quát có YTNC [-0,211 – 0,332] Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngoại trú thỏa các 0,04 Chúng tôi tiêu chuẩn tầm soát BĐMNBCD của r = 0,76 Máy ABPI-MD [-0,07 – 0,14] AHA/ACC 2016 Khi tiến hành phân tích Bland – Altman để của phương pháp này còn lệ thuộc nhiều vào kỹ tìm mối tương đồng giữa 2 phương pháp, chúng năng của người thực hiện, mang tính chủ quan tôi nhận thấy phương pháp đo HA tự động có cao. Aboyans V nhận thấy các chỉ số tin cậy đạt xu hướng cho giá trị ABI cao hơn phương pháp giá trị cao nhất ở những nghiên cứu mà chỉ số Doppler trung bình là 0,04; dao động trong ABI Doppler được thực hiện bởi những chuyên khoảng giới hạn tương đồng là *-0,07; 0,14+. Kết gia phẫu thuật mạch máu(7). Điều này sẽ khiến việc tầm soát BĐMNBCD bằng chỉ số ABI quả này ủng hộ việc sử dụng ngưỡng giá trị ABI Doppler như các khuyến cáo hiện hành trở nên cao hơn khi tầm soát BĐMNBCD ở bệnh nhân khó khăn, đặc biệt ở trong các bối cảnh phòng ĐTĐ típ 2 như các nghiên cứu trước đã đề khám tổng quát. Khuyết điểm này của phương xuất(11,13,14). Do nghiên cứu của chúng tôi không pháp Doppler có thể được khắc phục ở phương phát hiện BĐMNBCD ở các bệnh nhân có đo pháp đo HA tự động. ABI bằng Doppler nên chúng tôi không thể tiến Để thể hiện ưu điểm này của phương pháp hành phân tích tìm ngưỡng giá trị ABI tối ưu. đo HA tự động so với phương pháp Doppler, Tính lặp lại của phƣơng pháp đo HA tự động chúng tôi khảo sát tính lặp lại của phương pháp trong việc xác định chỉ số ABI đo HA tự động bằng cách so sánh kết quả ABI Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống sử được thực hiện bởi 2 người khác nhau (inter- dụng hệ số biến thiên (CoV) để đánh giá tính lặp observer variability). Bảng 5 cho thấy, nhìn lại phương pháp Doppler, tìm thấy CoV của tính chung, phương pháp đo HA tự động có tính lặp thống nhất giữa nhiều người thực hiện trung lại khi được thực hiện bởi nhiều người khác bình là 10% (4,7 – 13,0%) và CoV của tính lặp lại nhau cao hơn phương pháp Doppler. Hệ số biến (cùng người thực hiện) là 13% (5,4 – 24%)(7). Sự thiên trung bình của phương pháp Doppler dao động của các chỉ số đánh giá độ tin cậy của trong nghiên cứu của Aboyans V (2012) là 10%, phương pháp Doppler xuất phát từ đặc điểm cao hơn hệ số biến thiên của phương pháp đo 222 Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 HA tự động trong những nghiên cứu của các tác quả của các tác giả Richart T (2009), Al-Qunaibet giả Richart T (2009), Al-Qunaibet A (2016) và A (2016) và Span M (2016), tất cả đều có hệ số Span M (2016). So sánh với các nghiên cứu khác biến thiên thấp và hệ số nội cụm thể hiện độ tin ở Bảng 5, kết quả của chúng tôi nhất quán với kết cậy ở mức độ trung bình – tốt. Bảng 5: Tính lặp lại của phương pháp đo HA tự động so với phương pháp Doppler qua các nghiên cứu Hệ số tương quan nội cụm Hệ số biến thiên Tác giả KTC95 của chênh lệch giữa 2 lần đo (ICC) (CoV) Phương pháp Doppler (15) Casey S (2019) và (7) 0,42 – 1,00 10% (4,7 – 13,0%) (Tác giả không báo cáo) Aboyans V (2012) Phương pháp đo HA tự động (16) Richart T (2009) (Tác giả không báo cáo) 4,4% ± 0,10 (17) (P): 6,9% (P): ± 0,06 Al-Qunaibet A (2016) 0,90 – 0,93 (T): 6,1% (T): ± 0,04 (13) (P): 3,2% Span M (2016) (Tác giả không báo cáo) (Tác giả không báo cáo) (T): 3,5% Chúng tôi 0,82 3,46% ± 0,12 diseases developed in collaboration with the EASD. Eur Heart J, KẾT LUẬN 41(2):255-323. Phương pháp đo HA tự động có thể được 5. Verberk WJ, Kollias A, Stergiou GS (2012). Automated oscillometric determination of the ankle-brachial index: a xem là một phương án thay thế cho phương systematic review and meta-analysis. Hypertens Res, 35(9):883- pháp Doppler trong việc xác định ABI trên bệnh 891. 6. Herraiz-Adillo A, Cavero-Redondo I, Alvarez-Bueno C, nhân ĐTĐ típ 2 để tầm soát BĐMNBCD, đặc Martinez-Vizcaino V, Pozuelo-Carrascosa DP, Notario-Pacheco biệt trong bối cảnh phòng khám ngoại trú. B (2017). The accuracy of an oscillometric ankle-brachial index Phương pháp đo HA tự động có xu hướng cho in the diagnosis of lower limb peripheral arterial disease: A systematic review and meta-analysis. Int J Clin Pract, doi: giá trị ABI cao hơn phương pháp Doppler trung 10.1111/ijcp.12994. bình là 0,04; dao động trong khoảng giới hạn 7. Aboyans V, Criqui MH, Abraham P, et al (2012). Measurement tương đồng là *-0,07; 0,14]. Phương pháp đo ABI and interpretation of the ankle-brachial index: a scientific statement from the American Heart Association. bằng đo HA tự động có tính lặp lại cao hơn với Circulation,126(24):2890-2909. hệ số biến thiên là 3,46% khi được thực hiện bởi 8. Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Bích Liên (2014). Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ nhiều người khác nhau so với phương pháp chân - cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Y học Thành Doppler. phố Hồ Chí Minh, 18(1):423-429. Lời cảm ơn: Cảm ơn Phòng khám đa khoa Hòa 9. Yu JH, Hwang JY, Shin MS, et al (2011). The prevalence of peripheral arterial disease in korean patients with type 2 Hảo đã tạo điều kiện cho nghiên cứu này được diabetes mellitus attending a university hospital. Diabetes Metab thực hiện. J, 35(5):543-550. 10. Li X, Wang YZ, Yang XP, Xu ZR (2012). Prevalence of and risk TÀI LIỆU THAM KHẢO factors for abnormal ankle-brachial index in patients with type 2 1. Marso SP, Hiatt WR (2006). Peripheral arterial disease in diabetes. J Diabetes, 4(2):140-146. patients with diabetes. J Am Coll Cardiol, 47(5):921-929. 11. Clairotte C, Retout S, Potier L, Roussel R, Escoubet B (2009). 2. McDermott MM, Guralnik JM, Ferrucci L, et al (2008). Automated ankle-brachial pressure index measurement by Asymptomatic peripheral arterial disease is associated with clinical staff for peripheral arterial disease diagnosis in more adverse lower extremity characteristics than intermittent nondiabetic and diabetic patients. Diabetes Care, 32(7):1231-1236. claudication. Circulation, 117(19):2484-2491. 12. Ma J, Liu M, Chen D, Wang C, Liu G, Ran X (2017). The Validity 3. Gerhard-Herman MD, Gornik HL, Barrett C, et al (2017). 2016 and Reliability between Automated Oscillometric Measurement AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With of Ankle-Brachial Index and Standard Measurement by Eco- Lower Extremity Peripheral Artery Disease: A Report of the Doppler in Diabetic Patients with or without Diabetic Foot. Int J American College of Cardiology/American Heart Association Endocrinol, 2017:2383651. Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 13. Span M, Gersak G, Millasseau SC, Meza M, Kosir A (2016). 69(11):e71-e126. Detection of peripheral arterial disease with an improved 4. Cosentino F, Grant PJ, Aboyans V, et al (2020). 2019 ESC automated device: comparison of a new oscillometric device Guidelines on diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular and the standard Doppler method. Vasc Health Risk Manag, Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 223
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 12:305-311. manual measurement of the ankle-brachial index. Hypertens Res, 14. Herraiz-Adillo A, Martinez-Vizcaino V, Cavero-Redondo I, 32(10):884-888. Alvarez-Bueno C, Garrido-Miguel M, Notario-Pacheco B (2016). 17. Al-Qunaibet A, Meyer M, Couper D, et al (2016). Repeatability Diagnostic Accuracy Study of an Oscillometric Ankle-Brachial of Oscillometric Determinations of the Ankle-Brachial Index. Index in Peripheral Arterial Disease: The Influence of The Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study. Oscillometric Errors and Calcified Legs. PLoS ONE, Angiology: Open Access, 04:164. 11(11):e0167408. 15. Casey S, Lanting S, Oldmeadow C, Chuter V (2019). The Ngày nhận bài báo: 01/12/2020 reliability of the ankle brachial index: a systematic review. J Foot Ankle Res, 12:39. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 16. Richart T, Kuznetsova T, Wizner B, Struijker-Boudier HA, Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 Staessen JA (2009). Validation of automated oscillometric versus 224 Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2