Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ
lượt xem 5
download
Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đặc trưng ở bệnh nhân áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, xác định tỉ lệ bệnh nhân áp-xe phần phụ hồi phục bình thường và các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ
- THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016 Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ Phạm Thị Mộng Thơ*, Võ Minh Tuấn** Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đặc trưng ở bệnh nhân áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, xác định tỉ lệ bệnh nhân áp-xe phần phụ hồi phục bình thường và các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca hồi cứu toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán xác định là áp-xe phần phụ qua phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Trong thời gian 1/1/2015 – 31/12/2015, lấy mẫu toàn bộ 145 hồ sơ áp-xe phần phụ được phẫu thuật. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, sốt, chán ăn và khí hư âm đạo bất thường. Gần 20% trường hợp bạch cầu không tăng trên 10.000/mm3. Sau phẫu thuật, 66,2% bệnh nhân hồi phục bình thường không biến chứng và 33,8% hồi phục chậm. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ hồi phục chậm là: (a) nghề nghiệp nông dân (OR=0,17) hay văn phòng (OR=0,18) so với nội trợ, (b) tiền căn bệnh nội khoa (OR=2,2) so với không có,(c) đường kính lớn nhất khối áp-xe ≥ 80 mm (OR=3,47) so với < 80mm, (d) số lượng bạch cầu trước mổ > 15.000/mm3 (OR=2,84) so với < 10.000/mm3,(e) chẩn đoán trước mổ là chẩn đoán khác (OR=0,37) so với áp-xe phần phụ, (f) lý do mổ vì chỉ định khác không phải áp-xe (OR=0,11) so với mổ vì những lý do liên quan áp-xe,(g) mổ nội soi (OR=0,17) so với mổ mở, (h) phương pháp phẫu thuật là cắt vòi trứng hoặc tháo lưu ổ mủ, cắt lọc buồng trứng (OR=0,31) so với mổ cắt tử cung và 2 phần phụ,(i) thời gian phẫu thuật ≥ 90 phút (OR=4,3) so với < 90 phút và (j) lượng máu mất ước lượng lúc mổ ≥ 200 ml (OR=5,83) so với < 100 ml. Kết luận: 1/3 trường hợp không sốt và gần 20% trường hợp bạch cầu không tăng trên 10.000/mm3. Kết quả điều trị phẫu thuật khá khả quan với 66,2% bệnh nhân hồi phục bình thường. Từ khóa: Áp-xe phần phụ, phẫu thuật, biến chứng hậu phẫu. Abstract: Objectives: This study is aimed at investigating the typical clinical and paraclinical characteristics of the operated patients with a tubo-ovarian abscess (TOA), as well as determining the rates of the patients with TOA who have recovered normally and the factors associated with treatment outcomes. Methods: A retrospective case-series was conducted on patients whoseTOA was confirmed by surgery at Tu Du Hospital. Data was collected from 1/1/2015 to 31/12/2015. Results: A total sampling of 145 medical records with TOA were enrolled in the study. The most common symptoms were abdominal pain, fever, anorexia and abnormal discharge. Leucocyte count was < 10.000/mm3 in approximately 20% patients. In the post-operative period, 66.2% patients recovered without complications and 33.8% recovered slowly. The factors associated with the risk of slow recovery were: (a) peasants (OR=0,17) or office workers (OR=0.18) compared to housewives;(b) a history of medical diseases (OR=2.2);(c) the maximum diameter of the abscess ≥ 80 mm (OR=3.47);(d) preoperative leucocyte count >15,000/mm3 (OR=2.84) compared to < 10.000/mm3;(e) preoperative diagnosis being without TOA (OR=0.37);(f) surgical indication not concerned with TOA (OR=0.11);(g) laparoscopy (OR=0.17) compared to laparotomy;(h) salpingectomy or drainage, and debridement of necrotic tissue of the ovary (OR=0.31) compared to hysterectomy and anexectomy;(i) operation time ≥ 90 minutes (OR=4.3) compared to
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đặt vấn đề và mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Áp-xe phần phụ là một trong những biến Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca hồi chứng nặng nề nhất của bệnh viêm vùng cứu. chậu, có biểu hiện là một ổ chứa mủ hình Dân số mục tiêu: Bệnh nhân áp-xe phần thành từ ống dẫn trứng và buồng trứng và phụ đươc phẫu thuật. có thể đe dọa tính mạng. Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân được phẫu thuật tại phòng mổ bệnh viện Từ Dũ và có Tại Việt Nam, do tỉ lệ lưu hành áp-xe chẩn đoán sau mổ là áp-xe phần phụ. phần phụ không cao nên trước một trường Dân số chọn mẫu: dân số nghiên cứu được hợp đau mơ hồ ở vùng chậu, áp-xe phần phẫu thuật từ 1/1/2015 đến 31/12/2015 phụ ít được nghĩ đến khiến việc điều trị bị Tiêu chuẩn nhận vào: Bệnh án có chẩn chậm trễ, ảnh hưởng đến tính mạng và khả đoán sau mổ là áp-xe phần phụ với mã năng có thai sau này của bệnh nhân. Trong ICD bắt đầu bằng N70. 3 năm trở lại đây, số ca áp-xe phần phụ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không được chẩn đoán và nhập bệnh viện Từ Dũ tuân thủ hoặc bỏ điều trị, bệnh nhân không khoảng 230-270 ca/năm, trong đó tỉ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu. phẫu thuật khoảng 35-50%.1 Tuy nhiên, tỉ Cỡ mẫu: Mẫu toàn bộ và liên tục từ lệ thành công của điều trị phẫu thuật thế 1/1/2015 đến 31/12/2015. nào cũng như các biến chứng của cuộc mổ Thời gian nghiên cứu: 11/2015 – 5/2016 vẫn chưa được tổng kết. Việc tìm hiểu Địa điểm: Khoa Phòng mổ-GMHS, khoa những đặc trưng của bệnh, các biến chứng Phụ và khoa Hậu phẫu bệnh viện Từ Dũ, và hiệu quả điều trị phẫu thuật áp-xe phần thành phố Hồ Chí Minh. phụ là vấn đề thiết thực để tối ưu hóa chẩn Quy trình thực hiện nghiên cứu: đoán và điều trị. Bước 1: Sàng lọc đối tượng qua dữ liệu Hiện nay ở miền Nam chưa có nhiều lưu trữ từ phòng vi tính ở khoa Phòng nghiên cứu về áp-xe phần phụ nên chúng mổ - GMHS bệnh viện Từ Dũ để chọn tôi thực hiện đề tài «Khảo sát đặc điểm các ra những hồ sơ với chẩn đoán sau mổ trường hợp áp-xe phần phụ sau phẫu thuật là áp-xe phần phụ, áp-xe ống dẫn tại bệnh viện Từ Dũ », nhằm trả lời câu hỏi trứng, áp-xe buồng trứng. ‘Những trường hợp áp-xe phần phụ được Bước 2: Lục tìm bệnh án của bệnh phẫu thuật có những đặc điểm lâm sàng nhân theo số nhập viện đã có tại Phòng đặc trưng nào, và tỉ lệ hồi phục bình lưu trữ hồ sơ của bệnh viện Từ Dũ và thường của áp-xe phần phụ sau phẫu thuật thu thập số liệu theo bảng thu thập số là bao nhiêu ?’ liệu. Mục tiêu nghiên cứu Bước 3: Gọi điện thoại cho bệnh nhân 1. Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận hoặc người nhà của những bệnh nhân lâm sàng đặc trưng ở bệnh nhân áp-xe chuyển viện để hỏi về quá trình điều trị phần phụ được phẫu thuật sau khi chuyển viện. 2. Định danh vi trùng gây bệnh và kết Xử lý số liệu: quả kháng sinh đồ cho đối tượng Số liệu được nhập và xử lý bằng phần nghiên cứu. mềm Stata 10. Phân tích mô tả cho từng 3. Xác định tỉ lệ bệnh nhân áp-xe phần nhóm, sau đó phân tích đơn biến so sánh 2 phụ hồi phục bình thường sau phẫu nhóm. Các phép kiểm được thực hiện với thuật. độ tin cậy 95%. 4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở bệnh nhân áp-xe Kết quả và bàn luận phần phụ được phẫu thuật. Trong thời gian từ 1/1/2015 đến 31/12/2015, tại bệnh viện Từ Dũ có 232 19
- THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016 bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán áp-xe Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng phần phụ, trong đó 106 bệnh nhân được trước mổ điều trị nội khoa và 126 bệnh nhân có chỉ Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có định phẫu thuật. Tuy nhiên, trong nhóm 4/145 trường hợp bệnh nhân không có phẫu thuật, có 13 bệnh nhân có chẩn đoán triệu chứng đau bụng trước khi nhập viện, sau mổ không phải là áp-xe phần phụ. Mặt chiếm tỉ lệ 2,8%. Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân khác, 32 bệnh nhân có chẩn đoán trước mổ có đau bụng là 97,2%. không phải là áp-xe phần phụ lại phát hiện áp-xe phần phụ trong lúc mổ. Như vậy, có Bảng 1. Đặc điểm triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể 145 bệnh nhân áp-xe phần phụ đã được phẫu thuật trong năm 2015 tại bệnh viện Đặc điểm N=145 % Từ Dũ, bao gồm 113 (78%) bệnh nhân đã Đau bụng được chẩn đoán là áp-xe trước mổ và 32 Không đau 4 2,8 (22%) phát hiện lần đầu trong lúc mổ. Tất Có đau 141 97,2 cả bệnh nhân có chẩn đoán sau mổ là áp- Sốt trước mổ xe phần phụ đều tuân thủ quy trình điều Không 46 31,7 trị, có hồ sơ bệnh án đầy đủ. Các bệnh Có 99 68,3 nhân và người nhà bệnh nhân chuyển viện Lạnh run đều đồng ý tham gia nghiên cứu. Không 107 72,8 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Có 38 26,2 Buồn nôn Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung Không 98 67,6 bình của bệnh nhân là 40,1 9,2 tuổi, gần Có 47 32,4 tương đương với kết quả của Goh và cộng sự năm 2002,5 nhưng cao hơn nghiên cứu Tiêu chảy của Kuo và cộng sự năm 2012.7 Nhóm tuổi Không 113 77,9 chiếm t lệ cao nhất trong nghiên cứu Có 32 22,1 chúng tôi là những bệnh nhân trên 40 tuổi Xuất huyết âm đạo bất thường với tỉ lệ 54,5%, mặc dù y văn ghi nhận độ tuổi trung bình của bệnh nhân áp-xe phần Không 127 87,6 phụ thường nằm trong lứa tuổi sinh đẻ (20- Có 18 12,4 40 tuổi). Sự khác biệt là do nghiên cứu của Khí hư bất thường chúng tôi chỉ nhận những bệnh nhân đã Không 96 66,2 được phẫu thuật, và còn có thể do đặc Có 49 33,8 trưng mẫu của từng vùng miền khác nhau. Phản ứng thành bụng Không 126 86,9 Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu đã thực hiện Có 19 13,1 thủ thuật ảnh hưởng đến lòng tử cung Khối phần phụ sờ được trong 3 tháng qua là 13,8%. Các thủ thuật Không 28 19,3 này bao gồm hút thai là chủ yếu, sau đó là Có 117 80,7 đặt vòng, lấy vòng, chụp HSG. Bệnh nhân có tiền căn viêm vùng chậu chiếm 8,3% Tỉ lệ bệnh nhân có sốt trước mổ trong dân số nghiên cứu của chúng tôi, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao là nghiên cứu của Cengiz và cộng sự năm 68,3%. Kết quả này gần tương đồng với 20123 là 21,1%. Sự khác biệt này có thể nghiên cứu của Landers và cộng sự năm do tại Thỗ Nhĩ Kỳ, bệnh nhân đi khám 19838 là 65%, cao hơn một ít so với tác giả thường xuyên hơn nên tiền căn bệnh được Kuo (2012) là 59%. Như vậy, gần 1/3 ghi nhận khá đầy đủ. trường hợp áp-xe không sốt. 20
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 33,8% bệnh nhân trong nghiên cứu có khí dạ. Khối áp-xe phần phụ được phát hiện hư âm đạo bất thường. Kết quả của chúng tình cờ trong lúc mổ. tôi tương đương với của Cengiz (2012) là Tỉ lệ bệnh nhân có bạch cầu máu trên 29,8%. 10.000/m3 là 81,4%. Kết quả của chúng tôi Tỉ lệ cảm nhận được phần phụ bất gần tương đương với một số tác giả khác thường qua khám trong là 80,7%. Nguyên như Landers (1983) là 77% và Kuo (2012) nhân có thể do 13,1% bệnh nhân có phản là 86,7%. Kết quả này cho thấy, vẫn còn ứng thành bụng và số bệnh nhân thừa cân gần 20% bệnh nhân áp-xe không tăng bạch béo phì cũng khá cao. Điều này cho thấy cầu máu. Sự phân bố các nhóm bạch cầu không phải bệnh nhân áp-xe phần phụ nào trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cũng có thể được phát hiện qua khám lâm tương đồng với các nhóm bạch cầu máu sàng. của 57 bệnh nhân áp-xe phần phụ được Bảng 2. Đặc điểm siêu âm và xét nghiệm máu phẫu thuật của Cengiz (2012). Đặc điểm N=145 % Đặc điểm về chẩn đoán và điều trị phẫu Chẩn đoán siêu âm thuật áp-xe phần phụ Áp-xe phần phụ 101 69,7 Về cách thức phẫu thuật, 40% bệnh nhân Khối u buồng trứng 21 14,5 được mổ cắt tử cung kèm 1 hoặc 2 bên Ứ dịch vòi trứng 18 12,4 phần phụ, 60% được phẫu thuật bảo tồn tử Khối vùng chậu bất thường 2 1,4 cung, bao gồm 31,7% bệnh nhân chỉ cắt khác phần phụ, 26,2% bệnh nhân cắt vòi trứng Không phát hiện 3 2 và 2,1% bệnh nhân chỉ tháo lưu ổ mủ hoặc Đường kính lớn nhất (N=142) cắt lọc buồng trứng hoại tử. Landers < 80 mm 56 39,4 (1983) báo cáo tỉ lệ cắt tử cung khá cao là ≥ 80 mm 86 60,6 57,9%, do quan điểm trước đây ủng hộ Số lượng bạch cầu lúc nhập điều trị tận gốc. Hiện nay, quan điểm này viện đã ít nhiều thay đổi. Cắt phần phụ hoặc vòi < 10.000/mm 3 27 18,6 trứng trong nhiều trường hợp cho thấy là 10.000-15.000/mm 3 52 35,9 lựa chọn thay thế việc cắt tử cung kèm > 15.000/mm 3 66 45,5 theo, nhất là trên những phụ nữ còn muốn duy trì khả năng sinh sản. Số lượng bạch cầu trước mổ < 10.000/mm 3 35 24,1 9,7% các trường hợp phẫu thuật áp-xe 10.000-15.000/mm 3 45 31 phần phụ có ghi nhận tổn thương bàng > 15.000/mm 3 65 44,8 quang hoặc ruột trong lúc mổ, tương đương với báo cáo của Akkurt và cộng sự Siêu âm tương hợp với chẩn đoán sau năm 20152 là 10% và nghiên cứu của mổ trong 69,7% trường hợp. Có 2 trường Gungorduk và cộng sự năm 20146 là hợp (1,4%) phát hiện khối vùng chậu bất 10,5%. T lệ tai biến khá cao cho thấy thường khác trên siêu âm: 1 trường hợp phẫu thuật áp-xe phần phụ là phẫu thuật siêu âm kết luận khối tụ dịch dây dính và 1 phức tạp và nhiều nguy cơ, ngay cả ở bệnh trường hợp là khối echo kém hạ vị chưa rõ viện lớn. bản chất. Ngoài ra, còn có 3/145 bệnh nhân (2%) siêu âm không phát hiện khối Đặc điểm đối tượng nghiên cứu sau điều phần phụ bất thường: 2 trường hợp bệnh trị phẫu thuật nhân phẫu thuật vì u xơ tử cung to, rong Trong 25,5% bệnh nhân áp-xe phần phụ có huyết và 1 trường hợp bệnh nhân phẫu biến chứng hậu phẫu, biến chứng nổi bật thuật vì thai 38 tuần, thai suy trong chuyển nhất là nhiễm trùng vết mổ, chiếm tỉ lệ 21
- THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016 Bảng 3. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị Escherichia coli trong ổ áp-xe đến 77%, Đặc điểm N=145 % gần tương đương với kết quả của Kuo Chẩn đoán trước mổ (2012) là 83%. Có 4 trường hợp vi trùng Áp-xe phần phụ 113 77,9 cấy được thuộc các chủng hiếm gặp khác, Khối u buồng trứng 22 15,2 bao gồm 2 trường hợp do Proteus Khác 10 6,9 mirabilis, 1 trường hợp do Acinobacter Lý do mổ baumanii và 1 trường hợp do Morganella Vỡ gây viêm phúc mạc 12 8,3 morganii. Tình trạng bệnh xấu đi nhanh 22 15,2 Bảng 4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau phẫu thuật Điều trị nội thất bại 40 27,6 Đặc điểm N=145 % Khối áp-xe to ≥ 8cm 35 24,1 Biến chứng sau mổ Áp-xe phần phụ trên BN mãn 6 4,1 Không 108 74,5 kinh Có 37 25,5 Mổ vì chẩn đoán khác 30 20,7 Loại biến chứng (N=37) Cách tiếp cận Nhiễm trùng vết mổ 28 75,7 Mổ mở 109 75,2 Nhiễm trùng huyết 3 8,1 Mổ nội soi 36 24,8 Liệt ruột 3 8,1 Phương pháp phẫu thuật Tổn thương ruột nặng 1 2,7 Cắt TC và 2 PP 34 23,5 Áp-xe tồn lưu 1 2,7 Cắt TC chừa BT phải/trái 24 16,5 Bí tiểu 1 2,7 Cắt 1 PP ± ODT bên đối diện 46 31,7 Giải phẫu bệnh Cắt 1 hoặc 2 ODT 38 26,2 Áp-xe 141 97,2 Khác 3 2,1 Ác tính 0 0 Thời gian phẫu thuật Khác 4 2,8 < 90 phút 42 29 Kết quả cấy vi trùng ≥ 90 phút 103 71 Không mọc 59 40,7 Lượng máu mất ước lượng Escherichia coli 47 32,7 < 100 ml 36 24,8 Staphylococcus aureus 3 2,1 100-199 ml 57 39,3 Staphylococcus epidermidis 3 2,1 ≥ 200 ml 52 35,9 Klebsiella pneumoniae 2 1,4 Tổn thương bàng quang/ ruột Các chủng Streptococcus 2 1,4 lúc mổ Các chủng hiếm gặp khác 4 2,8 Không 131 90,3 Không cấy 25 17,2 Có 14 9,7 Kết quả điều trị 75,7% các biến chứng hay 19,3% tổng số bệnh nhân, gần tương tự với ghi nhận của Có 3 bệnh nhân (2,1%) phải chuyển sang tác giả Akkurt (2015). bệnh viện khác ngày thứ nhất sau mổ vì có biến chứng nặng: (1) bệnh nhân 15 tuổi, Có 4 trường hợp giải phẫu bệnh không trong mổ có cắt nối hồi manh tràng tận-tận phải là áp-xe, chiếm tỉ lệ 2,8%, đều là do viêm hoại tử hồi manh tràng và được viêm lao vòi trứng. Kết quả này phù hợp chuyển viện Chợ Rẫy vì tắc ruột; (2) bệnh với chẩn đoán sau mổ, vì vi trùng lao cũng nhân 66 tuổi chuyển viện Chợ Rẫy vì là một trong những nguyên nhân gây áp-xe nhiễm trùng huyết nặng sau mổ; (3) bệnh phần phụ. nhân 41 tuổi trong quá trình gỡ dính ghi Trong số 61 mẫu bệnh phẩm có kết quả nhận có tổn thương trực tràng và được cấy dương tính, t lệ hiện diện vi trùng chuyển viện Chợ Rẫy sau đó. 22
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thời gian hậu phẫu trung bình của các bệnh nhân có kích thước khối áp-xe từ 80 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi mm trở lên tăng gấp 3,47 lần so với nhóm là 7,2 2,5 ngày, gần tương đương với tác có kích thước khối áp-xe < 80 mm. Nghiên giả Goh (2002) là 7 ngày và Yang (2002) cứu của Dewitt (2010) cũng nhận thấy là 7,7 ngày. những bệnh nhân có khối áp-xe dưới 8cm Chúng tôi dựa vào diễn tiến trong và sau có ít biến chứng hơn nhóm bệnh nhân có mổ để phân nhóm bệnh nhân. Những bệnh khối áp-xe trên 8cm (9% so với 35%, P < nhân có những yếu tố có thể kéo dài thời 0,05), và kích thước khối áp-xe tăng lên gian nằm viện như phải chuyển viện, phải mỗi 1 cm liên quan với tăng thời gian nằm nhập đơn vị chăm sóc tích cực, có tổn viện lên 0,4 ngày. thương bàng quang/ruột lúc phẫu thuật, Số lượng bạch cầu trước mổ ảnh hưởng được truyền máu trong hoặc sau mổ, máu mạnh đến kết quả điều trị. Nguy cơ hồi mất > 1000 ml, chuyển từ mổ nội soi sang phục chậm ở nhóm có bạch cầu > mổ hở, và có biến chứng hậu phẫu được 15.000/mm3 tăng gấp 2,84 lần so với nhóm xếp vào nhóm hồi phục chậm. Những bệnh có bạch cầu trước mổ < 10.000/mm3 nhân không phải can thiệp gì thêm trong (95%CI: 1,08 – 7,45). Nhóm bệnh nhân quá trình mổ vả hậu phẫu sẽ được xếp vào chỉ phát hiện tình cờ áp-xe trong lúc mổ nhóm hồi phục bình thường. Như vậy, kết giảm nguy cơ hồi phục chậm hơn nhóm có quả điều trị phẫu thuật khá khả quan với chẩn đoán trước mổ là áp-xe phần phụ 66,2% bệnh nhân hồi phục bình thường khoảng 63%, điều này có thể liên quan đến không biến chứng. Kết quả của chúng tôi mức độ viêm và nhiễm trùng ở nhóm bệnh thấp hơn nghiên cứu của Yang (2002) 75% nhân này thường nhẹ hơn nhóm bệnh nhân và Cengiz (2012) 82%, tuy nhiên dân số đã được chẩn đoán là áp-xe phần phụ trước nghiên cứu của Yang (2002) chỉ bao gồm mổ. những bệnh nhân cắt phần phụ trong khi So với nhóm bệnh nhân áp-xe phần phụ 40% bệnh nhân trong nghiên cứu của được mổ mở, nhóm bệnh nhân mổ nội soi chúng tôi có cắt tử cung, đây là phẫu thuật giảm được nguy cơ hồi phục chậm đến phức tạp và nhiều nguy cơ hơn cắt phần 83%. Nghiên cứu của Yang (2002) cũng phụ; còn nghiên cứu của Cengiz (2012) lại cho kết quả tương tự, với tỉ lệ có biến không cho biết phương pháp phẫu thuật, chứng ở nhóm mổ hở là 32,4% còn ở hơn nữa số bệnh nhân có đường kính khối nhóm mổ nội soi là 10,5%, thời gian hậu áp-xe > 8cm trong nghiên cứu của Cengiz phẫu trung bình ở những bệnh nhân mổ chỉ có 24,6%, trong khi trong nghiên cứu nội soi cắt phần phụ là 5,37 1,38 ngày chúng tôi là 60%. còn những bệnh nhân mổ mở cắt phần phụ là 8,92 ± 2,59 ngày. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và các biến số Bảng 5. Đặc điểm kết quả điều trị Tất cả biến số nghiên cứu đều được phân Đặc điểm N Trung % tích đơn biến nhằm tìm ra mối liên quan 145 bình với kết quả điều trị. Kết quả có 10 cặp biến Chuyển viện ngay sau mổ số (bảng 6) liên quan có ý nghĩa thống kê Không 142 97,9 với P < 0,05. Do cỡ mẫu 145 không đủ Có 3 2,1 năng lực mẫu để phân tích đa biến nên Thời gian hậu phẫu (ngày) 7,2 ± 2,5 chúng tôi chỉ dừng lại ở phân tích đơn Thời gian nằm viện (ngày) 11,4 ± 3,4 biến. Kết quả điều trị Đường kính lớn nhất khối áp-xe trên siêu âm là một yếu tố tiên lượng cho quá trình Hồi phục bình thường 96 66,2 Chậm 49 33,8 hồi phục, nguy cơ hồi phục chậm ở nhóm 23
- THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016 Bảng 6. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và các biến số * Đặc điểm Hồi phục bình Hồi phục chậm OR KTC 95% P thường (N=49) (N=96) Nghề nghiệp Nội trợ 28(29,2) 24(49) 1 Nông dân 21(21,9) 3(6,1) 0,17 0,04 – 0,63 0,01 Công nhân 15(15,6) 6(12,3) 0,47 0,16 – 1,39 0,17 Văn phòng 13(13,5) 2(4,1) 0,18 0,04 – 0,86 0,03 Buôn bán 9(9,4) 9(18,4) 1,17 0,4 – 3,41 0,78 Khác 10(10,4) 5(10,2) 0,58 0,17 – 1,94 0,38 Tiền căn bệnh nội khoa Không 76(79,2) 31(63,3) 1 Có 20(20,8) 18(36,7) 2,2 1,03 – 4,72 0,04 Đường kính lớn nhất trên siêu âm < 80 mm 46(48,4) 10(21,3) 1 ≥ 80 mm 49(51,6) 37(78,7) 3,47 1,55 – 7,77 0,01 Số lượng bạch cầu trước mổ < 10.000/mm3 28(29,2) 7(14,3) 1 10.000-15.000/mm3 30(31,2) 15(30,6) 2 0,71 – 5,63 0,19 > 15.000/mm3 38(39,6) 27(55,1) 2,84 1,08 – 7,45 0,03 Chẩn đoán trước mổ Áp-xe phần phụ 70(72,9) 43(87,8) 1 Khác 26(27,1) 6(12,2) 0,37 0,14 – 0,98 0,05 Lý do mổ Vỡ gây viêm phúc mạc 5(5,2) 7(14,3) 1 Tình trạng xấu đi nhanh 14(14,6) 8(16,3) 0,4 0,09 – 1,72 0,22 Điều trị nội thất bại 28(29,1) 13(26,5) 0,33 0,08 – 1,24 0,1 Khối áp-xe to ≥ 8cm 21(21,9) 15(30,6) 0,51 0,13 – 1,91 0,32 Áp-xe trên BN mãn kinh 4(4,2) 2(4,1) 0,35 0,04 – 2,77 0,32 Mổ vì chẩn đoán khác 24(25) 4(8,2) 0,11 0,02 – 0,56 0,01 Cách tiếp cận Mổ mở 64(66,7) 45(91,8) 1 Mổ nội soi 32(33,3) 4(8,2) 0,17 0,06 – 0,54 0,01 Phương pháp phẫu thuật Cắt TC và 2 PP 18(18,8) 16(32,6) 1 Cắt TC chừa BT phải/trái 12(12,5) 12(24,5) 1,12 0,39 – 3,2 0,82 Cắt 1 PP ± ODT 34(35,4) 12(24,5) 0,4 0,15 – 1,01 0,06 Cắt 1 hoặc 2 ODT 32(33,3) 9(18,4) 0,31 0,11 – 0,86 0,02 Thời gian phẫu thuật < 90 phút 36(37,5) 6(12,2) 1 ≥ 90 phút 60(62,5) 43(87,8) 4,3 1,66 – 11,1 0,01 Lượng máu mất ước lượng < 100 ml 30(31,2) 6(12,2) 1 100-199 ml 42(43,8) 15(30,6) 1,78 0,62 – 5,13 0,28 ≥ 200 ml 24(25) 28(57,2) 5,83 2,07 – 16,37 0,01 24
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Journal of Clinical and Experimental Investigations, Kết luận 3 (4), pp. 463-6. 4. Dewitt J, Reining A, Allsworth JE, Peipert JF Số liệu nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng (2010), "Tuboovarian abscesses: is size associated thường gặp nhất ở bệnh nhân áp-xe phần with duration of hospitalization&complications?". phụ bao gồm đau bụng, sốt, chán ăn và khí Obstet Gynecol Int, 2010, pp. 847041. 5. Goh W. C., Beh S. T., Chern B., Yap L. K. hư bất thường. Kết quả điều trị phẫu thuật (2002), "A three year review on surgical treatment khá khả quan, tuy nhiên tỉ lệ nhiễm trùng of tubo-ovarian abscess". Med J Malaysia, 57 (3), sau mổ còn khá cao. pp. 292-7. 6. Gungorduk K., Guzel E., Asicioglu O., Yildirim G., Trước một bệnh nhân áp-xe phần phụ có Ataser G., et al. (2014), "Experience of tubo-ovarian abscess in western Turkey". Int J Gynaecol Obstet, bệnh lý nội khoa đi kèm, đường kính lớn 124 (1), pp. 45-50. nhất khối áp-xe > 80 mm, số lượng bạch 7. Kuo C. F., Tsai S. Y., Liu T. C., Lin C. C., Liu C. cầu trước mổ > 15.000/mm3 cần lưu tâm P., et al. (2012), "Clinical characteristics and treatment outcomes of patients with tubo-ovarian đến khả năng các yếu tố kéo dài thời gian abscess at a tertiary care hospital in Northern hậu phẫu có thể xảy ra trên bệnh nhân với Taiwan". J Microbiol Immunol Infect, 45 (1), pp. 58- tỉ lệ cao hơn. Có thể cải thiện tiên lượng 64. 8. Landers DV, Sweet RL (1983), "Tubo-ovarian bằng việc nâng cao kinh nghiệm trong mổ abscess: contemporary approach to management". áp-xe để rút ngắn thời gian phẫu thuật và Rev Infect Dis, 5 (5), pp. 876. lượng máu mất. 9. Mascarenhas M. N., Flaxman S. R., Boerma T., Vanderpoel S., Stevens G. A. (2012), "National, Tài liệu tham khảo regional, and global trends in infertility prevalence since 1990: a systematic analysis of 277 health 1. Bệnh viện Từ Dũ, Báo cáo tổng kết năm của surveys". PLoS Med, 9 (12), pp. e1001356. Khoa Phụ năm 2011, 2012, 2013, 2013: Bệnh viện Từ Dũ. 2. Akkurt M. O., Yalcin S. E., Akkurt I., Tatar B., Người phản hồi: PGS.TS Võ Minh Tuấn- Yavuz A., et al. (2015), "The evaluation of risk factors for failed response to conservative treatment Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn in tubo-ovarian abscesses". J Turk Ger Gynecol Assoc, 16 (4), pp. 226-30. Ngày nhận bài: 13/7/2016 3. Cengiz H, Hediye D, Murat E, Cihan K, Sukru Y, et al. (2012), "Surgical management of tuboovarian Ngày phản biện: 15/7/2016 abscess: Results of retrospective case series". Ngày đăng báo : 18/8/2016 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP SUY THẬN MẠN ĐƯỢC CHẠY THẬN NHÂN TẠO
30 p | 162 | 32
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các bệnh nhân polyp đại trực tràng tại Trung tâm Tiêu hoá nội soi Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
5 p | 21 | 5
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh 14 trường hợp carcinôm tế bào nhỏ ở phổi
5 p | 61 | 4
-
Khảo sát đặc điểm dịch tễ, sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115 tại TP.HCM
7 p | 54 | 4
-
Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR trong 116 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ
4 p | 70 | 3
-
Khảo sát đặc điểm nuôi cấy nấm Candida spp. trên môi trường thạch sinh màu và các môi trường sinh bào tử bao dày
9 p | 12 | 3
-
Khảo sát hình ảnh động mạch sàng trước và các mốc giải phẫu liên quan trên CT Scan ở người trưởng thành
6 p | 10 | 3
-
Khảo sát đặc điểm các trường hợp chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2020-2021
7 p | 12 | 3
-
Đặc điểm bệnh tật và sự phân bố dân số tại các khoa Nội trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022
8 p | 16 | 3
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-Quang và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh lý viêm quanh chóp mạn
8 p | 82 | 3
-
Khảo sát đặc điểm kiểu hình kháng thuốc kháng sinh và một số đặc trưng về gen của các chủng Klebsiella pneumoniae gây nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
9 p | 24 | 3
-
Đặc điểm các trường hợp suy thận mạn được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
9 p | 62 | 3
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh 36 trường hợp carcinôm tế bào gai ở phổi
5 p | 65 | 3
-
Khảo sát đặc điểm giải phẫu học và tổn thương tại chỗ chia nhánh thân chung động mạch vành trái
7 p | 8 | 2
-
Bước đầu khảo sát đặc điểm nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn đa kháng kháng sinh kháng Carbapenems tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
7 p | 5 | 2
-
Khảo sát đặc điểm thống kinh và mong muốn điều trị bằng y học cổ truyền của sinh viên nữ trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023
9 p | 7 | 2
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT-Scan ở bệnh nhân chấn thương có gãy xương vùng hàm mặt
9 p | 8 | 2
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng - mô bệnh học 57 trường hợp polyp mũi
6 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn