Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ<br />
TRÊN CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN<br />
Đặng Phước Hạng*; Phạm Ngọc Hoa**; Trần Minh Hoàng ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh chấn thương cột sống cổ trên chụp cắt lớp điện toán.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán, chẩn đoán gãy cột<br />
sống cổ do chấn thương tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.<br />
Kết quả: Nghiên cứu 80 trường hợp chấn thương cột sống cổ (CSC) qua hình ảnh chụp cắt lớp điện toán<br />
tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy: tổn thương thường gặp nhất là gãy C2 (59,1%) so với chấn thương cột sống<br />
cổ cao, trật va vỡ trật mổi dạng chiếm tỷ lệ (33,9%) so với chấn thương cột sống cổ thấp. Đa số tập trung ở C2<br />
(28,7%) và C5 (38,4%) so cỏc chấn thương cột sống cổ. Những đặc điểm hình ảnh chấn thương này có ý nghĩa<br />
trong việc đặc ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.<br />
Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán có giá trị cao trong chẩn đoán tổn thương cột sống cổ cao và cổ thấp do<br />
chấn thương, là căn cứ quyết định để chọn lựa phương pháp mổ.<br />
Từ khóa: Cột sống cổ; Chấn thương; Đặc điểm hình ảnh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY CHARACTERISTICS CERVICAL SPINE INJURY ON CT<br />
Dang Phuoc Hang; Pham Ngoc Hoa; Tran Minh Hoang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 255 - 258<br />
Objective: To examine characteristics of the image the cervical spine injury on computerized tomography.<br />
Subjects and Methods: 80 patients received computerized tomography, diagnosis of cervical spine<br />
fractures in trauma surgery nerve Cho Ray hospital from 01/01/2010 to 30/06/2011.<br />
Results: Studied 80 cases of cervical spine injury, the CT images showed that the most common injuries are<br />
fractured C2 (59.1%) compared with high cervical spine injury, order-disorder and break each type (33.9%)<br />
compared to lower cervical spine injury. Most are concentrated in the C2 (28.7%) and C5 (38.4%) than the<br />
cervical spine injury. The special injury this image has special meaning in the appropriate surgical approach the<br />
best appropriate method of operation.<br />
Conclusions: Computing cutting cap has high-necked and low ancient back bone great value in lesion<br />
diagnosis owing to trauma, it be base to decide to select peck method.<br />
Key words: Cervical spine; Injury; Feature image.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương cột sống cổ là một bệnh lý với<br />
những tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm<br />
<br />
trọng đến độ bền vững của CSC và thường gây<br />
ra những thương tổn tuỷ cổ, có thể dẫn tới di<br />
chứng thần kinh nặng nề hoặc gây tử vong cho<br />
người bệnh. Trong thực tế, chấn thương CSC<br />
<br />
*Khoa CĐHA,Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc-Long An;<br />
** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch;<br />
*** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Dược TP.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Phước Hạng<br />
ĐT: 0919989204<br />
Email: dangphuochang@yahoo.com<br />
<br />
256<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
kèm liệt tủy là gánh nặng cho bệnh nhân (BN),<br />
gia đình và xã hội. Do đó việc chẩn đoán đúng<br />
thương tổn, từ đó đề ra biện pháp điều trị đúng<br />
đắn có ý nghĩa quan trọng và là vấn đề cần được<br />
quan tâm nghiên cứu.<br />
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu về chấn thương CSC. Tuy<br />
nhiên, hiện nay tai nạn giao thông nghiêm trọng<br />
ngày càng nhiều, chấn thương CSC ngày càng<br />
tăng, từ đó nảy sinh yêu cầu tiếp tục nghiên cứu<br />
về bệnh lý này. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu<br />
đánh giá đặc điểm hình ảnh chấn thương CSC<br />
qua chụp cắt lớp điện toán, trên cơ sở đó chẩn<br />
đoán chính xác và đề ra phương pháp phẩu<br />
thuật phù hợp.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các BN được chẩn đoán gãy CSC do chấn<br />
thương tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ 01- 01 - 2010 đến 30- 06 - 2011.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên loạt trường hợp<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Tiêu chuẩn chọn BN: Tất cả BN chấn thương<br />
CSC, vào Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ<br />
Rẫy từ 01- 01 - 2010 đến 30- 06 – 2011, có phim<br />
chụp cắt lớp điện toán tổn thương cột sống cổ.<br />
Dựa vào cách phân loại chấn thương CSC<br />
theo Argenson và Denis.<br />
Phân loại theo Argenson bao gồm chấn<br />
thương cúi, chấn thương lún; chấn thương xoay<br />
và chấn thương ngửa.<br />
<br />
Phân loại vững và mất vững của Denis<br />
Theo Denis cột sống được chia thành 3 cột:<br />
cột trước, cột giữa và cột sau, từ đó phân ra làm<br />
4 loại gãy vững và không vững.<br />
Gãy vững: chỉ có tổn thương cột trước nhẹ,<br />
trung bình.<br />
Gãy không vững cơ học: Thương tổn hai<br />
trong ba cột của cột sống.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Gãy không vững thần kinh: là gãy nhiều<br />
mảnh thân sống. Các mảnh vỡ di lệch vào ống<br />
sống làm thương tổn tuỷ sống.<br />
Gãy không vững cơ học thần kinh: thương<br />
tổn cả ba cột và có thương tổn thần kinh hoặc đe<br />
dọa thương tổn thần kinh.<br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp điện toán<br />
CSC.<br />
Căn cứ vào kết quả chụp cắt lớp điện toán<br />
để xác định:<br />
Vị trí gãy cổ cao và cổ thấp.<br />
Phân loại gãy cổ cao và cổ thấp.<br />
Cơ chế chấn thương.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để<br />
phân tích số liệu. Dùng các phép kiểm thích hợp<br />
để rút ra các kết luận.<br />
Nhận xét kết quả. So sánh kết quả với các tác<br />
giả khác, bàn luận và kết luận.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Tuổi: 20< 8 BN; 20 - 40: 32 BN; 41 - 60: 31<br />
BN; >60: 9 BN; Nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 97<br />
tuổi. Tuổi trung bình 40,5. Đây là lứa tuổi lao<br />
động chính.<br />
Giới: nam: 71 BN (88,7%); nữ: 9 BN<br />
(13,3%). Tỷ lệ nam/nữ là 7/1. Tỷ lệ này phù<br />
hợp với các tác giả khác ở Việt Nam, Pháp và<br />
Mỹ, nhưng trong nghiên cứu tỷ lệ nam/nữ có<br />
cao hơn.<br />
Nguyên nhân gây tai nạn: trong nghiên<br />
cứu này, nguyên nhân do tai nạn giao thông<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), sau đó là tai nạn<br />
sinh hoạt (23,8%), tai nạn loa động (11,3%), tai<br />
nạn đả thương có 2 trường hợp (2,5%), không<br />
có tai nạn thể thao. Đây là sự khác biệt lớn so<br />
với các thống kê của các tác giả Mỹ, pháp; tai<br />
nạn thể thao, bạo lực chiếm khá cao (14,4%<br />
đến 25,9%).<br />
<br />
257<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
C3-4<br />
C4-5<br />
C5-6<br />
C6-7<br />
C7-T1<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh tổn thương CSC qua<br />
chụp cắt lớp điện toán.<br />
Có 24 BN tổn thương CSC cao và 56 BN tổn<br />
thương CSC thấp.<br />
Tổn thương cột sống cổ cao (tỷ lệ% so với<br />
tổn thương CSC cao): trật C1/C2: 10 BN (25,6%);<br />
gãy C1:6 BN (15,3%); gãy mỏm răng:18 BN<br />
(46,2%); gãy chân cung C2: 5 BN (12,9%). Các<br />
dạng tổn thương ở C1 và C2 thường phối hợp<br />
vừa trật-gãy và gãy-gãy giữa C1-C2 (nên có sự<br />
khác biệt số lượng thống kê 24BN/ 39 BN trong<br />
bảng phân bố tổn thương).<br />
Bảng 1: Phân bố tổn thương CSC cao.<br />
Loại tổn thương<br />
Trật xoay C1 trên C2<br />
Type I<br />
Type II<br />
Type III<br />
Gãy đốt sống C1:<br />
Gãy 1 nơi<br />
Gãy Jefferson vững<br />
Gãy Jefferson không vững<br />
Gãy mấu răng<br />
Loại I<br />
Loại II<br />
Loại III<br />
Gãy chân cung C2<br />
Loại I<br />
Loại II<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
10<br />
4<br />
4<br />
2<br />
<br />
%<br />
25,6<br />
<br />
6<br />
2<br />
1<br />
3<br />
18<br />
1<br />
9<br />
8<br />
5<br />
2<br />
3<br />
<br />
15,3<br />
<br />
39<br />
<br />
100,0<br />
<br />
46,2<br />
23<br />
20<br />
12,9<br />
5,1<br />
7,6<br />
<br />
Tổn thương cột sống cổ thấp (tỷ lệ% so với<br />
tổn thương CSC thấp): vỡ giọt lệ: 4 BN (7,1%);<br />
vỡ nhiều mảnh thân sống: 14 BN (25,1%); trật<br />
mấu khớp: 19 BN (33,9%); vỡ-trật:19 BN (33,9%).<br />
<br />
Tầng tổn thương tập trung tổn thương ở<br />
cổ cao là C1-2 (26,5%), cổ thấp là C4-5(27,5%)<br />
và C5-6 (25%).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chấn thương CSC tập trung chủ yếu ở nam<br />
giới, với tỷ lệ nam/nữ là 7/1, gặp nhiều ở tuổi lao<br />
động, trung bình 40,5 tuổi. Tai nạn giao thông là<br />
nguyên nhân chủ yếu (62,5%), tai nạn sinh hoạt<br />
chiếm tỷ lệ khá cao (23,8%).<br />
Chụp cắt lớp điện toán có giá trị cao trong<br />
khảo sát cấu trúc xương cổ cao và cổ thấp: bình<br />
diện ngang, đánh giá di lệch đốt sống, vỡ thân<br />
xương, thể hiện ở các trường hợp vỡ giọt lệ, vỡ<br />
nhiều mảnh thân sống, mảnh rời chèn ép tủy,<br />
các tổn thương vùng bản lề Chẩm – Cổ và Cổ Ngực là căn cứ quyết định để chọn lựa phương<br />
pháp mổ.<br />
Thương tổn cột sống thường gặp nhất ở<br />
CSC là C2 (28,7%) gồm gãy chân cung và gãy<br />
mấu răng (46,2%/ cổ cao) và C5 (38,4%) chủ yếu<br />
trật, vỡ- trật mổi dạng (33,9%/ cổ thấp). Chủ yếu<br />
là cơ chế cúi (56,3%).<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh gãy nhiều mảnh và vỡtrật<br />
<br />
4.<br />
<br />
Vị trí thương tổn: C3: 2 BN; C4: 5 BN; C5: 13<br />
BN; C6: 9 BN; C7: 4 BN.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Đặc điểm vị trí thương tổn<br />
Bảng 2: Vị trí thương tổn.<br />
<br />
6.<br />
<br />
258<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
2,5<br />
27,5<br />
25<br />
5<br />
6,2<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
C1-2<br />
C2-3<br />
<br />
Tần suất<br />
2<br />
22<br />
20<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tần suất<br />
21<br />
7<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
26,5<br />
8,8<br />
<br />
7.<br />
<br />
Alker Gj Jr.OhYs, Leslie EV (1978), High cerrical spine and<br />
Cranio-Cerrical junction injuries in fatal trafic accidents.Orthop<br />
Clin North am 9:1003-1010.<br />
Apuzzo MLF, Heiden JS, Weiss MH, et al. (1978), Acute<br />
fractures of the odontoid procecc: An analyse of 45 cases. J.<br />
Neurosurg. 48; pp 85-91.<br />
De Vivo MJ, Richard JS, Stover SL, Go BK. (1992), Spinal cord<br />
injury: rehabilitation adds life of year. West J Med;154; pp 602 –<br />
606.<br />
De Vivo MJ, Rutt RD, Black KJ,et al. (1992), Trends in spinal cord<br />
injury demographics and treatment outcomes between 1973 and<br />
1986. Arch Phys Med Rehabil; 73; pp 424 – 430.<br />
Denis F. (1983), The three column spine and its significance in<br />
the classification of acute thoracolumbar spinal injuries. Spine 8;<br />
pp 817 – 831.<br />
Effendi B, Ror D, Cornish B, et al.(1981), Fractures of the ring of<br />
the axis. A classification based on the analysis of 131 cases.J.Bone<br />
Joint Surg 1981; 63-B; pp 319 – 327..<br />
Flanders A and Schwartz ED (2009), Chapter 27: Spinal<br />
Trauma,Magnetic Resonance Imagigng of the Brain and Spine, 4<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
th Edition,edited by Scott W. Atlas, Lippincott Williams Wilkins,<br />
1564 – 1623.<br />
Hounsfield GN.(1973), Computerized transverse axial scanning.<br />
Part 1 – description of system. Br J. radiol 46; pp 1016 – 1022.<br />
Kraus JF, Franti CE, Riggins RS,eta.(1975), Incidence of traumatic<br />
spinal cord lesion.J.chron dis 28; pp 471 – 492.<br />
Levine AM, Edwards CC.(1989), Traumatic lesions of occipitoatlanto-axial complex Clin Orthop 239; pp 53 – 68.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
19.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Parke WW. (1988), Correlative anatomy of cervical spondylotic<br />
myelopathy. 13(7); pp 831 – 7.<br />
Roy-Camille, R., Saillant, G., Laville,C., Benazet, P. (1992),<br />
Treatment of Lower Cervical Spinal Injuries-C3 to C7; PP 442446.<br />
Sonntag VKH, Hadley MN. (1986), Nonoperative management<br />
of cervical spine injuries. Clin Neurosurg 1986;34; pp 630 – 649.<br />
Torsten B. Moeller, M.D. Thieme Stuttgart. New York<br />
(2000), Normal findings in radiographgy; pp 40 – 46.<br />
<br />
259<br />
<br />