Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG EVANS TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN<br />
MÁU HUYẾT HỌC TRONG 5 NĂM TỪ 2008 – 2013<br />
Trịnh Thùy Dương*, Lê Hoàng Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng Evans tại bệnh<br />
viện Truyền máu Huyết học trong 5 năm từ 2008 – 2013.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân chẩn đoán hội chứng Evans, được điều trị tại bệnh viện Truyền<br />
máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2008 đến 9/2013.<br />
Kết quả: Qua hồi cứu hồ sơ bệnh án, chúng tôi ghi nhận có 31 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán và<br />
được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 31,55 ± 14,27 tuổi với nữ chiếm ưu thế. Đa số bệnh nhân đều<br />
có biểu hiện thiếu máu, xuất huyết. Corticosteroids vẫn là lựa chọn hàng đầu với liều 1 - 2 mg/kg. Trong vòng 5<br />
năm, chúng tôi ghi nhận có 32,3% trường hợp đạt đáp ứng lâu dài, 38,7% tái phát, 29% trường hợp tái phát<br />
hoặc tử vong.<br />
Kết luận: Corticosteroids vẫn là thuốc lựa chọn hàng đầu ở bệnh nhân chẩn đoán hội chứng Evans với liều<br />
1 – 2 mg/kg. Khi tái phát, nên xem xét với các phương pháp điều trị khác như Rituximab, Ciclosporin,<br />
Cyclophosphamide, …<br />
Từ khoá: Evans, Thiếu máu tán huyết, Xuất huyết giảm tiểu cầu, Corticosteroids.<br />
ABSTRACT<br />
THE CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS AND THE RESULT OF TREATING<br />
EVANS SYNDROME IN BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL WITHIN 5<br />
YEARS, FROM 2008 TO 2013<br />
Trinh Thuy Dung, Le Hoang Oanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 420 - 424<br />
<br />
Objective: To survey the clinical and subclinical characteristics and to evaluate the result of treating Evans<br />
syndrome in Blood Transfusion and Hematology Hospital within 5 years, from 2008 to 2013.<br />
Research Methodology: cross - sectional, retrospective study.<br />
Subjects: All patients diagnosed with Evans syndrome, treated in Blood Transfusion and Hematology<br />
Hospital in Ho Chi Minh City from 9/2008 to 9/2013.<br />
Results: Through retrospective medical record, we found 31 cases were eligible for the diagnostic criteria<br />
and were admitted to the study. The average age is 31.55 ± 14.27 years old, women outnumbered. Most patients<br />
were suffer from anemia, hemorrhaghe. Corticosteroids remain the first choice with a dose 1-2 mg/kg. Within 5<br />
years, we recorded 32.3% cases achieve long-term response, 38.7% cases recurrence, 29% cases recurrence or<br />
death.<br />
Conclusion: Corticosteroids remain the first choice drug in patients diagnosed with Evans syndrome with<br />
<br />
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, BV Truyền máu Huyết học TpHCM **BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trịnh Thùy Dương ĐT:0934014937 Email: doctorthuyduong@pnt.edu.vn<br />
<br />
<br />
420 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dose 1-2 mg/kg. When the disease recurs, we should consider with other treatments such as Rituximab,<br />
cyclosporin, cyclophosphamide, ...<br />
Keywords: Evans, Autoimmune hemolytic anemia, Immune Thrombocytopenia, Corticosteroids.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của hội chứng Evans.<br />
Hội chứng Evans được Robert Evans và<br />
cộng sự mô tả lần đầu tiên vào năm 1951. Đây là Xác định tỉ lệ đáp ứng và tái phát của nhóm<br />
một tình trạng bệnh lý được định nghĩa là sự điều trị với corticosteroids.<br />
kết hợp (xuất hiện đồng thời hoặc tuần tự) của Xác định tỉ lệ các biến chứng của<br />
tình trạng thiếu máu tán huyết miễn dịch và corticosteroids trong thời gian điều trị.<br />
xuất huyết (giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn mà ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
không có nguyên nhân bệnh nền. Bệnh này rất<br />
hiếm gặp chiếm khoảng 0,8% - 3,7% tỷ lệ bệnh Đối tượng nghiên cứu<br />
nhân xuất huyết giảm tiểu cầu hay thiếu máu Tất cả bệnh nhân chẩn đoán hội chứng<br />
tán huyết (7) và đáp ứng điều trị của bệnh này Evans, được điều trị tại bệnh viện Truyền máu<br />
rất khác so với hai bệnh trên. Đến năm 1962, tác Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2008<br />
giả Silverstein và Heck đã tiến hành nghiên cứu đến 9/2013.<br />
hội chứng này trên 6 bệnh nhân chẩn đoán Phương pháp nghiên cứu<br />
trong 766 trường hợp TMTH miễn dịch hay<br />
Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca,<br />
XHGTC miễn dịch. Năm 1980, tác giả Ching-<br />
hồi cứu.<br />
hon Pui(9) thực hiện nghiên cứu trên trẻ em. Cho<br />
đến nay, hội chứng Evans vẫn chưa có phác đồ Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
điều trị chuẩn. Corticosteroids vẫn được xem là Tất cả BN được chẩn đoán hội chứng Evans<br />
điều trị đầu tay nhưng bệnh nhân sẽ nhanh theo tiêu chuẩn: sự xuất hiện cùng lúc hoặc tuần<br />
chóng tái phát. bệnh nhân mắc Hội chứng tự với thời gian cách nhau tối đa là 10 năm:<br />
Evans sẽ phải chịu những đợt tái phát bệnh TMTH miễn dịch: với Hb ≤ 11g/dL với bằng<br />
thường xuyên và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc chứng tán huyết (tăng LDH và/hoặc tăng<br />
sống(6,7,8). Trên thế giới vẫn có các nghiên cứu về bilirubin GT và/hoặc giảm haptoglobin) đồng<br />
hội chứng Evans với các phương pháp điều trị thời xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính.<br />
khác nhau như Ciclosporin, Mycophenolate Giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn theo tiêu<br />
mofetil, Rituximab, Cyclophosphamide, chuẩn của Hội Huyết học Hoa Kỳ là số lượng<br />
Alemtuzumab, ghép tế bào gốc, … Tuy nhiên, tiểu cầu < 100 x 109/L (trong hai lần thử nghiệm<br />
các phương pháp điều trị này cũng đem lại hiệu khác nhau).<br />
quả không cao, bệnh nhân vẫn thường xuyên<br />
Có hoặc không kèm theo giảm bạch cầu hạt.<br />
chịu những đợt tái phát bệnh và ảnh hưởng rất<br />
nhiều đến cuộc sống. BN được điều trị tại bệnh viện Truyền máu<br />
Huyết học thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về hội<br />
chứng này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ<br />
để có cái nhìn tổng quát về đặc điểm, diễn tiến BN đang có tình trạng giảm hai dòng tế bào<br />
bệnh và đáp ứng của bệnh nhân với các phương máu trên huyết đồ, giải thích được bằng nguyên<br />
pháp hiện có đang điều trị tại bệnh viện Truyền nhân khác:<br />
máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh với các XHGTC vi huyết khối, hội chứng tán huyết<br />
mục tiêu chuyên biệt như sau: tăng ure huyết.<br />
Lupus ban đỏ hệ thống.<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 421<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
Bệnh suy giảm miễn dịch tự miễn. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:<br />
Bệnh ác tính. Lâm sàng<br />
BN không điều trị hay điều trị dưới 8 tuần 87,2% bệnh nhân không có tiền căn trước đó<br />
và biểu hiện đồng thời cả TMTH miễn dịch và<br />
hay không tái khám định kỳ đều.<br />
XHGTC. Trong đó, đa số bệnh nhân có biểu<br />
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu hiện thiếu máu và xuất huyết với tỉ lệ lần lượt là<br />
Quản lý dữ liệu: kiểm tra toàn bộ các 93,5% và 67,7%. Rất ít bệnh nhân có vàng da,<br />
phiếu theo tiêu chuẩn chọn mẫu, sau đó đánh gan to, lách to.<br />
số thứ tự. Cận lâm sàng<br />
Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Bảng 2.Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Microsoft Excel 2010, sau đó được phân tích bởi Các chỉ số Đặc điểm<br />
phần mềm SPSS 17.0. Kết quả được trình bày 6,94 ± 2,22 (3,5 –<br />
Nồng độ Hb trung bình (g/dL)<br />
bằng phần mềm Microsoft Word 2010. 12,6)<br />
Số lượng tiểu cầu trung bình<br />
Thống kê mô tả: dùng bảng phân phối tần 9 38,65 ± 63,12<br />
(x10 /L)<br />
số, tỉ lệ phần trăm (đối với biến số định tính), Tăng LDH 21/31 (67,7%)<br />
dùng trung bình, độ lệch chuẩn (đối với biến số Tăng bilirubin gián tiếp 18/31 (58,1%)<br />
định lượng). Giảm Haptoglobin 9/31 (37,5%)<br />
Coombs trực tiếp dương tính 31/31 (100%)<br />
Thống kê phân tích: các biến định tính sử Coombs gián tiếp dương tính 25/31 (80,6%)<br />
dụng kiểm định Chi bình phương hay kiểm Nhận xét: Trên 50% BN có biểu hiện của tán<br />
định chính xác Fisher, đo lường mức độ huyết với nồng độ Hb trung bình và số lượng<br />
tương quan bằng hệ số tương quan R và tiểu cầu thấp.<br />
khoảng tin cậy 95%. Các biến định lượng sử Đáp ứng điều trị<br />
dụng phép kiểm t-test, U Mann-Whitney, Sau 8 tuần điều trị với corticosteroids, tỉ lệ<br />
Spearman và Hazard. đáp ứng đạt 90,3%. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát sau<br />
Các phép kiểm được thực hiện với ngưỡng đó chiếm 78,6% với thời gian tái phát dao dộng<br />
rất lớn, trung bình 40 ± 38,43 tuần.<br />
của mức ý nghĩa 5%.<br />
Đối với 22 trường hợp tái phát, có 21 trường<br />
KẾT QUẢ hợp tái điều trị với corticosteroids thì tỉ lệ đáp<br />
Qua hồi cứu hồ sơ bệnh án, chúng tôi ghi ứng và tái phát lần lượt là 76,2% và 78,6%.<br />
nhận có 31 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chẩn Kết cuộc của nghiên cứu<br />
đoán và được đưa vào nghiên cứu. Trong 5 năm, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đáp<br />
Đặc điểm chung ứng lâu dài là 32,3%; tái phát chiếm 38,7% và<br />
không đáp ứng là 29,0%.<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của BN<br />
Đặc điểm Biến chứng của corticosteroids<br />
Tuổi trung bình 31,55 ± 14,27 Bảng 3. Tỷ lệ biến chứng của corticosteroid<br />
Tỉ lệ nam/nữ 1/6,7 Biến chứng Tỷ lệ<br />
Nhận xét: Xuất huyết tiêu hóa 0%<br />
Suy thượng thận 0%<br />
- Tuổi lúc chẩn đoán của BN với người trẻ Tâm thần 0%<br />
Vẻ mặt Cushing 78,3%<br />
nhất trong nghiên cứu là 14 tuổi, người già nhất Tăng huyết áp 43,5%<br />
là 75 tuổi. Loãng xương 13%<br />
Tăng đường huyết 8,7%<br />
<br />
<br />
<br />
422 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhận xét: Vẻ mặt Cushing là biến chứng bệnh nhân XHGTC mạn tính hay XHGTC<br />
thường gặp nhất. không đáp ứng với điều trị vì có thể ảnh hưởng<br />
BÀN LUẬN đến quyết định cắt lách trên những bệnh nhân<br />
chẩn đoán hội chứng Evans(10).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi<br />
Theo nghiên cứu của tác giả Pui và Wang(9,12)<br />
trung bình là 31,55 ± 14,27 thấp hơn so với tác<br />
thì tỉ lệ đạt đáp ứng ban đầu sau 8 tuần điều trị<br />
giả Michel (7) là 57 ± 23, có thể là do nước ta có<br />
corticosteroids khá cao đều là 100% với liều 1- 2<br />
dân số trẻ hơn so với Châu Âu. Trong đó, nữ<br />
mg/kg , tương đồng với nghiên cứu của chúng<br />
vẫn chiếm ưu thế, tương đồng với nghiên cứu<br />
tôi là 90,3%. Trong đó, chúng tôi ghi nhận có 3<br />
của Duperier (60%)(2) và Michel (56%)(7).<br />
trường hợp không đáp ứng chiếm 9,7%. 1<br />
Hầu hết bệnh nhân lúc chẩn đoán đều có trường hợp hồi phục tiểu cầu nhưng vẫn thiếu<br />
biểu hiện đồng thời tình trạng TMTH miễn dịch máu (Hb còn thấp), thỉnh thoảng cần truyền<br />
và XHGTC chiếm 87,2%, cao hơn nhiều so với máu. 2 trường hợp hồi phục về Hb nhưng tiểu<br />
các nghiên cứu của Bader-Meunier (41,2%)(1), cầu thấp nhưng chưa có biểu hiện xuất huyết<br />
Michel (68,0%)(7) và Shanafelt (50%)(11). Sự khác nặng trên lâm sàng như xuất huyết tiêu hóa,<br />
biệt này có thể là do bệnh nhân đến khám trễ xuất huyết não. Vậy bệnh nhân mới chẩn đoán<br />
nên các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng và hội chứng Evans có nên khởi đầu điều trị với<br />
rầm rộ. corticosteroids liều 1 – 2 mg/kg.<br />
Thiếu máu, xuất huyết, vàng da, gan to, lách Đáp ứng ban đầu với corticosteroids tuy cho<br />
to là những triệu chứng lâm sàng có thể gặp ở kết quả cao nhưng tỉ lệ tái phát cũng rất cao,<br />
bệnh nhân bị hội chứng Evans. Tuy nhiên, thiếu chiếm 78,6% các trường hợp đáp ứng. Kết quả<br />
máu và xuất huyết là biểu hiện thường gặp nhất này thấp hơn so với tác giả; Wang với tỉ lệ tái<br />
cũng giống với nghiên cứu của Mathew lần lượt phát là 90% và Pui là 85,7%(9,12). Sự khác biệt này<br />
là 67% và 76%(6). có thể là do khác nhau về quần thể nghiên cứu.<br />
Khi so sánh các đặc điểm cận lâm sàng, Nghiên cứu của các tác giả trên tiến hành trên<br />
chúng tôi ghi nhận nồng độ Hb trung bình là bệnh nhân nhi dưới 15 tuổi, trong khi nghiên<br />
6,94 ± 2,22 g/dL, số lượng tiểu cầu trung bình là cứu của chúng tôi thực hiện trên cả bệnh nhân<br />
38,65 ± 63,12 x 109/L. Kết quả này tương đồng nhi và người lớn.<br />
với các nghiên cứu của Pui (5,54 ± 2,21 g/dL, Sau tái phát, bệnh nhân được tái điều trị với<br />
46,29 ± 41,68 x 109/L)(9), Wang (6,25 ± 2,43 g/dL, corticosteroids cho tỉ lệ đáp ứng là 76,2% và tái<br />
32,7 ± 35,2 x 109/L)(12) với p < 0,05. Tỉ lệ bệnh phát là 75,0%. Khi so sánh với cắt lách thì tỉ lệ<br />
nhân có tình trạng tán huyết ngay tại thời điểm đáp ứng dao động từ 60% – 100% và tái phát là<br />
chẩn đoán không phải là 100%. Điều này cho 80% - 87,5% trung bình sau 1 – 2 tháng cắt lách.<br />
thấy không phải bệnh nhân nào được chẩn Tỉ lệ đáp ứng theo tác giả Liu là 89% khi dùng<br />
đoán hội chứng Evans đều có biểu hiện đầy đủ ciclosporin kết hợp prednisolone và danazol(5).<br />
tình trạng tán huyết ngay tại thời điểm chẩn Đối với rituximab, tỉ lệ đáp ứng theo Michel và<br />
đoán. Trong nghiên cứu của Evans cũng đã báo Zecca dao động từ 82% - 100% và tái phát chiếm<br />
cáo các trường hợp có Coombs trực tiếp dương 40% sau 7, 8 tháng và cần điều trị tiếp vài đợt<br />
tính nhưng chưa có tình trạng tán huyết xảy ra, với phương pháp này(7,13).<br />
hai bệnh nhân trong đó có XHGTC kháng trị và<br />
Trong vòng 5 năm, chúng tôi ghi nhận có<br />
Coombs trực tiếp dương tính; tình trạng tán<br />
32,3% trường hợp đạt đáp ứng lâu dài, kết quả<br />
huyết chỉ xuất hiện sau nhiều tháng đến nhiều<br />
này cũng tương đồng với nghiên cứu Mathew<br />
năm sau đó. Tác giả Scaradavou đã đặt ra vấn<br />
với thời gian theo dõi là 3 năm có tỉ lệ đáp ứng<br />
đề có nên xét nghiệm Coombs trực tiếp ở những<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 423<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
lâu dài là 33%. Nghiên cứu của Michel cũng 2. Duperier T, Felsher J, Brody F. (2003), "Laparoscopic<br />
splenectomy for Evans syndrome". Surg Laparosc Endosc<br />
tương tự với tỉ lệ là 32%(6,7). Percutan Tech, 13 (1), 45-7.<br />
Trong quá trình điều trị corticosteroids kéo 3. Hòa Phan Quang, Trí Nguyễn Anh (2012), "Nghiên cứu các<br />
tác dụng không mong muốn của corticoid trong điều trị một<br />
dài, bệnh nhân có thể có một hay nhiều hơn một số bệnh máu". Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 16, 62 - 64.<br />
biến chứng. Biến chứng vẻ mặt Cushing là 4. Liu D, Ahmet A, Ward L, et al. (2013), "A practical guide to<br />
the monitoring and management of the complications of<br />
thường gặp nhất chiếm 78,3%, cao hơn nghiên<br />
systemic corticosteroid therapy". Allergy Asthma Clin<br />
cứu của tác giả Phan Quang Hòa (55,6% với thời Immunol, 9 (1), 30.<br />
gian tối đa 28 tuần)(3), cao hơn tác giả Liu là 61% 5. Liu H, Shao Z, Jing L (2001), "(The effectiveness of<br />
cyclosporin A in the treatment of autoimmune hemolytic<br />
sau 3 tháng và 70% sau 12 tháng(4). Điều này có anemia and Evans syndrome)". Zhonghua Xue Ye Xue Za<br />
thể do thời gian điều trị corticosteroids trong Zhi, 22 (11), 581-3.<br />
nghiên cứu của chúng tôi lâu hơn (131 tuần 6. Mathew P, Chen G, Wang W. (1997), "Evans syndrome:<br />
results of a national survey". J Pediatr Hematol Oncol, 19 (5),<br />
tương đương 32 tháng), mà theo nhiều nghiên 433-7.<br />
cứu thì biến chứng này xuất hiện phụ thuộc vào 7. Michel M, Chanet V, Dechartres A., et al. (2009), "The<br />
spectrum of Evans syndrome in adults: new insight into the<br />
liều và thời gian điều trị.<br />
disease based on the analysis of 68 cases". Blood, 114 (15),<br />
KẾT LUẬN 3167-72.<br />
8. Norton A, Roberts I. (2006), "Management of Evans<br />
Cho đến nay việc điều trị hội chứng syndrome". Br J Haematol, 132 (2), 125-37.<br />
9. Pui CH, Wilimas J, Wang W. (1980), "Evans syndrome in<br />
Evans vẫn còn là một thách thức. Hội chứng childhood". J Pediatr, 97 (5), 754-8.<br />
này đặc trưng bởi những giai đoạn lui bệnh 10. Scaradavou A, Bussel J. (1995), "Evans syndrome. Results of a<br />
và giai đoạn tiến triển. Qua nghiên cứu này, pilot study utilizing a multiagent treatment protocol". J<br />
Pediatr Hematol Oncol, 17 (4), 290-5.<br />
chúng tôi ghi nhận độ tuổi trung bình là 31,55 11. Shanafelt TD, Madueme HL, Wolf RC, et al. (2003),<br />
± 14,27 tuổi với nữ chiếm ưu thế. Đa số bệnh "Rituximab for immune cytopenia in adults: idiopathic<br />
thrombocytopenic purpura, autoimmune hemolytic anemia,<br />
nhân đều có biểu hiện thiếu máu, xuất huyết.<br />
and Evans syndrome". Mayo Clin Proc, 78 (11), 1340-6.<br />
Corticosteroids vẫn là lựa chọn hàng đầu với 12. Wang W, Herrod H, Pui CH, et al. (1983),<br />
liều 1 - 2 mg/kg, cho tỉ lệ đáp ứng ban đầu "Immunoregulatory abnormalities in Evans syndrome". Am J<br />
Hematol, 15 (4), 381-90.<br />
cao. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát cũng cao. Do đó, 13. Zecca M, Nobili B, Ramenghi U, et al. (2003), "Rituximab for<br />
nên xem xét phương pháp điều trị thứ 2 như the treatment of refractory autoimmune hemolytic anemia in<br />
rituximab, ciclosporin … ở những bệnh nhân children". Blood, 101 (10), 3857-61.<br />
<br />
này. Cắt lách nên được cân nhắc kỹ ở bệnh<br />
nhân chẩn đoán hội chứng Evans. Ngày nhận bài báo: 09/03/2016<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/03/2016<br />
1. Bader-Meunier B Aladjidi N, Bellmann F, et al. (2007), Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016<br />
"Rituximab therapy for childhood Evans syndrome".<br />
haematologica, 92 (12), 1691-1694.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
424 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />