intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đặc điểm lâm sàng chẩn đoán và điều trị ung thư vú nam giới

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về ung thư vú ở nam giới, khảo sát đặc điểm lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán và các phương pháp điều trị ung thư vú ở nam giới, đặc điểm bệnh học và bước bước đầu đánh giá kết quả sống còn ung thư vú nam giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm lâm sàng chẩn đoán và điều trị ung thư vú nam giới

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN  <br /> VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ NAM GIỚI <br /> Bùi Chí Viết*, Trương Văn Thiện* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Giới thiệu: Ung thư vú ở nam giới là một loại ung thư hiếm gặp. Trong những năm gần đây, sự xuất hiện <br /> những  bệnh  nhân  nam  mắc  bệnh  ung  thư  vú  đến  khám  và  điều  trị  tại  bệnh  viện  Ung  bướu  TP  HCM  tăng <br /> nhưng chưa có thống kê cụ thể.  <br /> Mục  tiêu: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán và các phương pháp điều trị ung <br /> thư vú ở nam giới. (2) Khảo sát đặc điểm bệnh học và bước đầu đánh giá kết quả sống còn ung thư vú nam giới. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu theo các biến nghiên cứu dựa vào hồ sơ bệnh án tại bệnh viện <br /> Ung Bướu TP HCM. Tất cả bệnh nhân nam giới đã chẩn đoán ung thư vú có bằng chứng giải phẫu bệnh từ <br /> 1/2008 ‐ 7/2013. Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca. <br /> Kết quả và bàn luận: Nghiên cứu chúng tôi có 27 bệnh nhân. Tuổi trung bình ung thư vú nam giới là 59 <br /> ± 16 tuổi, bướu vú không đau gặp trong 85,2% các trường hợp. Có thể có bất thường vùng núm vú (chiếm <br /> 40,7% các trường hợp) và bất thường vùng da trên bướu (chiếm 58,8% trường hợp). Bệnh nhân phát hiện bệnh <br /> ở giai đoạn II, III chiếm 73,7% các trường hợp. Loại giải phẫu bệnh thường gặp là carcinôm ống tuyến vú xâm <br /> nhập dạng NOS (chiếm 76%). Kết quả thụ thể nội tiết ER và/hoặc PR dương tính chiếm 94,7% các trường hợp. <br /> Phương  pháp  cận  lâm  sàng:  1.Siêu  âm  tuyến  vú  có  độ  nhạy  gần  82,3%,  2.FNA  phát  hiện  tế  bào  ung  thư  ở <br /> 94,7% các trường hợp. Phương pháp điều trị: Phẫu thuật đoạn nhũ‐ nạo hạch nách là phương pháp điều trị ban <br /> đầu, được áp dụng ở đa số  các trường hợp. Sau điều trị  phẫu thuật, còn kết hợp với xạ  trị  tại chỗ  (75%  các <br /> trường hợp), hóa trị toàn thân (58,3%) và nội tiết hỗ trợ (chiếm 79,2%). Thời gian sống còn trung bình 5 năm là <br /> 56 ± 6 tháng, tỷ lệ sống còn trung bình 5 năm trong nghiên cứu này là 91,7 % (độ lệch chuẩn là 8%). <br /> Kết  luận:  Tuổi trung bình 59± 16 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là bướu vú vùng trung tâm, <br /> không đau. Siêu âm và FNA là hai cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán. Bệnh nhân thường đến giai đoạn trễ, <br /> thụ thể nội tiết ER và/hoặc PR dương tính chiếm tỉ lệ cao. Phương pháp điều trị thường gặp phẫu thuật đoạn <br /> nhũ – nạo hạch nách. Qua nghiên cứu chúng tôi cho thấy, ước tính sống còn 5 năm là 91,7%, với thời gian sống <br /> còn trung bình 56 ± 6 tháng. <br /> Từ khóa: ung thư vú nam giới, bướu vú <br /> <br /> ABSTRACT <br /> STUDY OF CLINICAL FEATURES DIAGNOSIS AND TREATMENT OF MALE BREAST CANCER <br /> Bui Chi Viet, Truong Van Thien <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 310 ‐ 316 <br /> Background: Male breast cancer is rare. In recent years, male breast cancer patients that were diagnosed <br /> and treated in HCMC Oncology Hospital, is increasing but no specific statistics. <br /> Objectives:  (1) Survey of clinical features, diagnostic and treatment of male breast cancer, (2) Survey of <br /> anatopathologic aspects and survival of male breast cancer. <br /> <br /> * Bộ môn Phẫu thuật thực hành, ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh <br /> Tác giả liên lạc: BS. Trương Văn Thiện<br /> ĐT: 0978534279<br /> Email: thienyds@gmail.com <br /> <br /> 310<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Methods: Used the data on medical records at HCMC Oncology Hospital. All patients were diagnosed with <br /> male breast cancer pathology evidence from 1/2008 ‐ 7/2013, Research design: reports series of cases. <br /> Results and discussions: There are 27 patients in our study. The average age of male breast cancer was 59 <br /> ± 16 years. Patients who have a breast tumors, no pain were encountered in 85.2% of cases, may be abnormal <br /> nipple area (40.7% of cases) and skin abnormalities in tumors (58.8 % of cases). Patients that were detected in <br /> phase II and III accounted for 73.7% of cases. The most common tumor type is invasive ductal carcinoma (Not <br /> Otherwise Specials form is 76% of cases). Hormone receptors such as ER – positive and / or PR – positive have <br /> been accounted for 94.7% of cases. Clinical method : 1. Sensitivity of ultrasound breast is 82.3%, 2. Sensitivity of <br /> FNA is 94.7%. Treatment: Modified radical mastectomy is applied almost cases. After surgery, radiation therapy <br /> is combined with on‐site (75% of cases), systemic chemotherapy (58.3%) and endocrine therapy (79.2%). Median <br /> survival time was 56 ± 5 years 6 months, the median survival rate of 5 years in this study was 91.7%(standard <br /> deviation of 8%). <br /> Conclusions: The average age of male breast cancer was 59 ± 16 years. The common clinical signs are the <br /> central breast lump, no pain. Ultrasound and FNA are both required for clinical diagnosis. Patients usually late <br /> stage, hormone receptor ER and/or PR‐positive have high percentage. The first treatment is the modified radical <br /> mastectomy. Through our study, the estimated 5‐year survival was 91.7%, with a median survival time 56 ± 6 <br /> months. <br /> Key worlds: male breast cancer, breast tumor <br /> <br /> MỞ ĐẦU <br /> Ung  thư  vú  là  một  trong  những  nguyên <br /> nhân  gây  tử  vong  hàng  đầu  trên  phạm  vi  toàn <br /> thế giới. Là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ <br /> nữ; trong khi ung thư vú ở nam giới là một loại <br /> ung  thư  hiếm  gặp,  chiếm  tỷ  lệ  1%(6).  Tuy  tỷ  lệ <br /> không  cao  nhưng  vì  có  ít  kiến  thức  về  triệu <br /> chứng  bệnh  và  sự  chủ  quan,  hầu  hết  những <br /> bệnh nhân đã đến khám và điều trị ở giai đoạn <br /> muộn với một thực tế lâm sàng đáng tiếc là ung <br /> thư ở một nơi đúng ra rất dễ phát hiện, nhưng <br /> lại không được chẩn đoán và điều trị sớm. <br /> Tại  Vương  quốc  Anh,  số  bệnh  nhân  nam <br /> ung  thư  vú  mỗi  năm  cũng  chiếm  khoảng  1% <br /> tổng  số  ung  thư  vú(10).  Nghiên  cứu  khác  cho <br /> thấy  tỉ  lệ  mắc  bệnh  tăng  26%  trong  25  năm <br /> qua(4). Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội ung <br /> thư  Hoa  Kỳ  (American  Cancer  Society)  trong <br /> năm  2013  có  2240  trường  hợp  mới  và  410 <br /> trường  hợp  tử  vong  vì  ung  thư  vú  ở  nam <br /> giới(9). Tại Việt nam, các công trình nghiên cứu <br /> về ung thư vú nam còn khá ít và tản mạn. Tác <br /> giả Cung Thị Tuyết Anh đã báo cáo 10 trường <br /> hợp  trong  14  năm  (1980  –  1987),  bệnh  viện  K <br /> Hà  nội  ghi  nhận  17  trường  hợp  ung  thư  vú <br /> <br /> Tạo Hình Thẩm Mỹ <br /> <br /> nam  giới  từ  năm  1995‐  2000,  tác  giả  Đào  Đức <br /> Minh báo cáo 35 ca từ năm 1993 – 2003. <br /> Do  đó  chúng  tôi  tiến  hành  khảo  sát  nghiên <br /> cứu đề tài này tại bệnh viện Ung bướu TP HCM <br /> với mục tiêu như sau:  <br /> 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và <br /> điều  trị  ung  thư  vú  ở  nam  giới  đã  đến  khám  tại <br /> bệnh viện Ung Bướu TP HCM từ năm 2008 ‐ 2013. <br /> 2. Khảo sát đặc điểm bệnh học và bước đầu <br /> đánh giá kết quả sống còn ung thư vú nam giới. <br /> Nghiên  cứu  này  nhằm  góp  phần  nâng  cao <br /> kiến thức cho người dân và nhân viên y tế, nhất <br /> là  những  thầy  thuốc  trẻ  về  căn  bệnh  nói  trên, <br /> giúp phát hiện và điều trị sớm, mang lại kết quả <br /> và cải thiện chất lượng sống của người bệnh một <br /> cách tốt nhất. <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Bệnh nhân nam giới  đã  chẩn  đoán  ung  thư <br /> vú có bằng chứng giải phẫu bệnh tại bệnh viện <br /> Ung  Bướu  TP  HCM  từ  1/2008  ‐  7/2013,  loại  trừ <br /> các bệnh nhân bị ung thư nguyên phát ở một cơ <br /> quan khác trong cơ thể sau đó được chẩn đoán <br /> ung thư vú. Thiết kế nghiên cứu : báo cáo hàng <br /> <br /> 311<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> loạt  ca,  thu  thập  dữ  liệu  theo  các  biến  nghiên <br /> cứu  dựa  vào  hồ  sơ  bệnh  án.  Số  liệu  thống  kê <br /> được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Dự đoán <br /> thời  gian  sống  còn  theo  phương  pháp  Kaplan <br /> Meier. <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Tuổi trung bình ung thư vú nam giới là 59 ± <br /> 16 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi và tuổi lớn nhất <br /> là 84 tuổi. Nhóm tuổi phát hiện ung thư vú nam <br /> giới nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50‐ 59 tuổi. <br /> <br /> Mổ sinh thiết<br /> <br /> 5<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> Siêu  âm  tuyến  vú  giúp  hỗ  trợ  chẩn  đoán <br /> ung thư vú với độ nhạy gần 82,3%. FNA có độ <br /> nhạy cao, phát hiện tế bào ung thư ở 94,7% các <br /> trường hợp. <br /> Bảng 4: Tỷ lệ thụ thể nội tiết ER, PR ở bệnh nhân <br /> ung thư vú <br /> Thụ thể nội tiết<br /> ER<br /> Dương tính mạnh- vừa<br /> Dương tính yếu- âm tính<br /> PR<br /> Dương tính mạnh – vừa<br /> Dương tính yếu – âm tính<br /> HER-2<br /> Dương tính<br /> Âm tính<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 19<br /> 18<br /> 1<br /> 19<br /> 13<br /> 6<br /> 19<br /> 3<br /> 16<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 94,7<br /> 5,3<br /> 68,4<br /> 31,6<br /> 15,8<br /> 84,2<br /> <br /> Bảng 5: Loại giải phẫu bệnh. <br />  <br /> Biểu đồ 1: Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi <br /> Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng <br /> Triệu chứng lâm sàng<br /> Bướu vú<br /> Không đau.<br /> Đau<br /> Bất thường núm vú<br /> Co rút núm vú<br /> Tiết dịch núm vú.<br /> Loét, xâm nhiễm cấu trúc núm vú.<br /> Bất thường da trên bướu<br /> Xâm nhiễm da bề mặt, viêm đỏ.<br /> Lồi- sùi trên bề mặt da.<br /> Loét ra da.<br /> <br /> Nghiên cứu của<br /> chúng tôi (%)<br /> 100<br /> 85,2<br /> 14,8<br /> 40,7<br /> 18,5<br /> 7,4<br /> 14,8<br /> 58,8<br /> 22,2<br /> 7,4<br /> 7,4<br /> <br /> Kích  thước  bướu:  Đường  kính  bướu  trung <br /> bình là 32,3 mm, độ lệch chuẩn 16,4. Đường kính <br /> bướu lớn nhất là 60 mm, nhỏ nhất là 10 mm. <br /> Bảng 2: Giai đoạn lâm sàng <br /> Giai đoạn lâm sàng<br /> Giai đoạn I<br /> Giai đoạn II<br /> Giai đoạn III<br /> Giai đoạn IV<br /> Tổng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 4<br /> 5<br /> 9<br /> 3<br /> 21<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 19,1<br /> 23,8<br /> 42,9<br /> 14,2<br /> 100%<br /> <br /> Bảng 3: Các phương tiện cận lâm sàng được thực hiện <br /> Phương tiện cận lâm sàng Số bệnh nhân<br /> Siêu âm vú<br /> 20<br /> FNA<br /> 19<br /> <br /> 312<br /> <br /> Tỷ lệ(%)<br /> 74,1<br /> 70,4<br /> <br /> Loại giải phẫu bệnh<br /> Số BN Tỷ lệ(%)<br /> Carcinôm ống tuyến vú xâm nhiễm<br /> 19<br /> 76<br /> dạng NOS<br /> Carcinôm ống tuyến vú xâm nhiễm<br /> 3<br /> 12<br /> dạng nhầy<br /> Carcinôm ống tuyến vú xâm nhiễm<br /> 1<br /> 4<br /> dạng nhú grad I<br /> Carcinôm tiểu thùy tuyến vú xâm nhiễm<br /> 1<br /> 4<br /> grad II<br /> Carcinôm tuyến vú biệt hóa kém<br /> 1<br /> 4<br /> Tổng<br /> 25<br /> 100<br /> <br /> Bảng 6: Các phương pháp điều trị ung thư vú nam <br /> giới và tỷ lệ thực hiện <br /> Phương pháp điều trị<br /> Phẫu thuật<br /> Đoạn nhũ- nạo hạch nách.<br /> Phẫu thuật Halsted<br /> Hóa trị<br /> Nội tiết hỗ trợ: Tamoxifen<br /> Xạ trị<br /> <br /> Số bệnh<br /> nhân<br /> 24<br /> 23<br /> 1<br /> 14<br /> 19<br /> 18<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 100%<br /> 95,8<br /> 4,2<br /> 58,3<br /> 79,2<br /> 75<br /> <br /> Bảng 7: Tỷ lệ thực hiện các phác đồ điều trị ung thư <br /> vú nam giới ghi nhận tại BV Ung Bướu <br /> Phác đồ điều trị<br /> <br /> Phẫu thuật + hóa trị+ xạ trị+ nội tiết<br /> Phẫu thuật ĐN- NH+ xạ trị+ nội tiết<br /> Phẫu thuật ĐN- NH+ nội tiết<br /> Phẫu thuật ĐN- NH bỏ điều trị tiếp theo<br /> Bỏ điều trị<br /> <br /> Số Tỷ lệ (%)<br /> bệnh<br /> nhân<br /> 14<br /> 51,9<br /> 4<br /> 14,8<br /> 1<br /> 3,7<br /> 5<br /> 18,5<br /> 3<br /> 11,1<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> Thời gian sống còn trung bình 5 năm là 56 ± <br /> 6 tháng, tỷ lệ sống còn trung bình 5 năm trong <br /> nghiên cứu này là 91,7 % (độ lệch chuẩn là 8%). <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Tuổi  <br /> Độ  tuổi  trung  bình  trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng  tôi  cũng  xấp  xỉ  so  với  nghiên  cứu  của <br /> tác  giả  Đào  Đức  Minh(2),  và  tác  giả  Agrawal <br /> báo cáo tuổi trung bình ung thư vú nam là 60 <br /> tuổi,  gặp  ở  bệnh  nhân  từ  20‐  90  tuổi(0).  So  với <br /> tuổi trung bình mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới <br /> được  nghiên  cứu  tại  BV  Ung  bướu  TP  HCM <br /> của  tác  giả  khác(12,13),  tuổi  trung  bình  ung  thư <br /> vú  nam  giới  trong  nghiên  cứu  này  cũng  lớn <br /> hơn  gần  10  tuổi.  Điều  này  cũng  phù  hợp  với <br /> nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, ung thư <br /> vú nam giới có độ tuổi phát hiện muộn hơn so <br /> với nữ giới 5 ‐ 10 năm(14). <br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng <br /> Bướu  vú  là  triệu  chứng  quan  trọng,  xuất <br /> hiện  đầu  tiên  ở  100%  bệnh  nhân,  phần  lớn <br /> 85,2%  là  bướu  không  đau.  Điều  này  tương  tự <br /> với nghiên cứu của Giordano SH(6). Vị trí bướu <br /> xuất hiện nhiều nhất là ở vùng trung tâm núm <br /> vú,  dưới  núm  vú‐  quầng  vú  (chiếm  90,5%),  ít <br /> gặp  ở  vị  trí  khác.  Stacie  Schneider  và  Jack <br /> Sariego(11) cũng ghi nhận khối bướu ở nam xảy <br /> ra  phổ  biến  nhất  trong  khu  vực  trung  ương <br /> (44,1%),  tiếp  theo  là  góc  phần  tư  trên <br /> ngoài(25,7%).  Điều  này  khác  biệt  với  ung  thư <br /> vú ở nữ giới. Theo tác giả Võ Thị Thu Hiền, Võ <br /> Giáp  Hùng  cùng  nghiên  cứu  ung  thư  vú  nữ <br /> giới tại BV Ung Bướu TP HCM thì vị trí bướu <br /> thường  gặp  nhất  là  ¼  trên  ngoài  của  vú(12,13). <br /> Chúng tôi lý giải do sự khác biệt giữa cấu trúc <br /> giải  phẫu  của  nam  giới  và  nữ  giới.  Mô  tuyến <br /> vú  của  nam  ít  phát  triển,  hệ  thống  ống  tuyến <br /> vú  teo  nhỏ,  hầu  hết  tập  trung  ở  vùng  trung <br /> tâm vú, gần núm vú ‐ quầng vú, vì vậy khi có <br /> xuất  hiện  bướu  vú  sẽ  thường  gặp  ở  những  vị <br /> trí này. <br /> Kích  thước  bướu  vú  trung  bình  trong <br /> nghiên cứu này là 32,3 mm (nhỏ nhất 10 mm, <br /> <br /> Tạo Hình Thẩm Mỹ <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> lớn  nhất  là  60  mm).  Kích  thước  này  nhỏ  hơn <br /> nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Đào  Đức <br /> Minh(2),  nhưng  cũng  tương  đương  tác  giả <br /> Melissa(8).  Điều  này  là  một  dấu  hiệu  đáng <br /> mừng,  cho  thấy  người  dân  có  quan  tâm  đến <br /> tình trạng bệnh, việc cần làm bác sĩ chúng ta là <br /> phải  khuyến  khích  phát  hiện  sớm  hơn,  giúp <br /> tiên lượng bệnh tốt hơn. <br /> Các  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  này  khi <br /> đến  khám  và  điều  trị,  có  58,8%  là  đã  có  bất <br /> thường vùng da trên bướu, nhiều  nhất  là  đến <br /> giai đoạn III có xâm nhiễm da bề mặt, viêm đỏ <br /> chiếm 22,2%. Hiển nhiên là phần lớn các bệnh <br /> nhân này cũng xuất hiện các bất thường vùng <br /> núm  vú  (chiếm  40,7%  số  bệnh  nhân  nghiên <br /> cứu). Với kích thước bướu nhỏ  nhưng  bệnh  ở <br /> giai  đoạn  III  chiếm  42,9%.  Điều  này  cho  thấy <br /> ung  thư  vú  nam  giới  diễn  tiến  tại  chỗ  nhanh <br /> hơn  so  với  ung  thư  vú  ở  nữ  giới.  Đây  là  do <br /> tuyến vú nam kém phát triển, mô mỡ dưới da <br /> mỏng  nên  bướu  mặc  dù  có  kích  thước  nhỏ <br /> nhưng  có  thể  dễ  dàng  xâm  lấn  ra  da  vùng <br /> thành ngực trên bướu hơn so với nữ giới. <br /> <br /> Giai đoạn ung thư <br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá <br /> giai đoạn lâm sàng được ở 21 bệnh nhân. Tỷ lệ <br /> bệnh  nhân  phát  hiện  ở  giai  đoạn  III  chiếm <br /> 42,9%,  điều  này  tương  đương  với  các  tác  giả <br /> khác  như  Đào  Đức  Minh,  Ian  S  Fentiman… <br /> Chúng tôi lí giải là do lớp mỡ dưới da ở tuyến <br /> vú nam rất mỏng, một bướu dù có kích thước <br /> nhỏ  những  vẫn  có  thể  xâm  lấn  vào  da  và  cấu <br /> trúc xung quanh. Vì vậy chúng ta cần thúc đẩy <br /> việc sử dụng các phương tiện cận lâm sàng để <br /> phát  hiện  bướu  ở  kích  thước  nhỏ  hơn,  và  cần <br /> tuyên  truyền  cho  người  dân  hiểu  biết  về  căn <br /> bệnh này để họ đến khám và chẩn đoán sớm. <br /> <br /> Loại giải phẫu bệnh <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  có  25 <br /> bệnh nhân có kết quả giải phẫu mô bệnh học, <br /> tất  cả  là  carcinôm.  Trong  đó  là  carcinôm  ống <br /> tuyến  vú  xâm  nhập  ở  chiếm  tỷ  lệ  chủ  yếu  là <br /> 76%. Điều này giống với  nhiều  tác  giả  nghiên <br /> cứu  khác,  tác  giả  Đào  Đức  Minh(2),  tác  giả <br /> <br /> 313<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Giordano(6)…  So  sánh  với  ung  thư  vú  của  nữ <br /> giới,  theo  các  tác  giả  Võ  Thị  Thu  Hiền(13),  Võ <br /> Giáp  Hùng(12)  nghiên  cứu  về  ung  thư  vú  nữ <br /> giới  tại  BV  Ung  Bướu  TP  HCM  ghi  nhận  loại <br /> mô  học  bướu  đa  phần  cũng  là  carcinôm  ống <br /> tuyến  vú  xâm  nhiễm  dạng  NOS.  Chúng  tôi <br /> nhận  thấy  về  phân  loại  mô  học  ung  thư  vú <br /> nam giới và nữ giới cũng tương tự nhau. <br /> <br /> tính mạnh – vừa (ER hoặc PR dương tính mạnh‐ <br /> vừa) là 94,7%. Theo Giodarno và cộng sự(5), tỷ lệ <br /> thụ  thể  nội  tiết  ER  dương  tính  mạnh  ở  những <br /> bệnh nhân ung thư vú nam giới là 90,6%, trong <br /> khi  tỷ  lệ  này  ở  nữ  là  76%.  Theo  Zeina  A.  và <br /> Nahleh  cũng  đồng  ý  là  thụ  thể  nội  tiết  ER,  PR <br /> được tìm thấy trong ung thư vú nam giới cũng <br /> cao hơn so với nữ giới(15).  <br /> <br /> Các phương tiện cận lâm sàng <br /> <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  ghi <br /> nhận tình trạng thụ thể HER‐2 âm tính chiếm tỷ <br /> lệ 84,2%, điều này phù hợp với các tác giả nước <br /> ngoài  là  chỉ  có  5%  bệnh  nhân  ung  thư  vú  nam <br /> giới  có  biểu  hiện  thụ  thể  HER‐2  dương  tính(6). <br /> Việc  xác  định  tình  trạng  của  thụ  thể  nội  tiết  là <br /> yếu tố tiên lượng quan trọng và ảnh hưởng đến <br /> chỉ định điều trị nội tiết hỗ trợ. <br /> <br /> Siêu âm vú <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả <br /> siêu âm ở 74,1% số bệnh nhân, số lượng bệnh <br /> nhân chúng tôi được thực hiện siêu âm không <br /> cao là có  một  số  bệnh  nhân  đã  đi  khám,  chẩn <br /> đoán và thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện <br /> khác đã có kết quả. Nếu xét trên các bệnh nhân <br /> chưa  phẫu  thuật  vùng  ngực,  kết  quả  siêu  âm <br /> nghĩ nhiều ung thư vú chiếm 82,3%. Chúng tôi <br /> cũng đồng ý với quan điểm siêu âm là phương <br /> tiện cận lâm làng không xâm lấn, dễ dàng thực <br /> hiện và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao chẩn đoán <br /> ung thư vú của tác giả khác(3). <br /> Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  có  19 <br /> bệnh  nhân  có  kết  quả  tế  nào  học  qua  FNA, <br /> FNA  chẩn  đoán  xác  định  là  ung  thư  vú  trong <br /> 15  bệnh  nhân,  chiếm  78,9%  trường  hợp,  có  3 <br /> trường hợp nghi ngờ carcinôm tuyến vú chiếm <br /> 15,8%  trường  hợp.  Agrawal  và  nhiều  tác  giả <br /> khác đều đồng ý là chọn hút tế bào bằng kim <br /> (FNA)  là  xét  nghiệm  quan  trọng  và  cần  thiết <br /> để chẩn đoán ung thư vú(0,2). FNA cho kết quả <br /> sớm hơn so với mổ sinh thiết, và khi được thực <br /> hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, tỷ lệ chẩn đoán <br /> chính  xác  của  FNA  lên  tới  hơn  90%(0).  Như <br /> vậy, để định hướng khối bướu ở ngực có phải <br /> ác  tính  hay  không,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi <br /> cho thấy kết quả FNA có độ nhạy là 94,7 %, tỷ <br /> lệ âm giả này chiếm 5,3%.  <br /> Thụ thể nội tiết ở ung thư vú nam giới <br /> Có  19  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng  tôi  có  kết  quả  chẩn  đoán  hóa  mô  miễn <br /> dịch. Tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương <br /> <br /> 314<br /> <br /> Điều trị <br /> Các bệnh nhân trong nghiên cứu này phần <br /> lớn đều được chọn phẫu thuật là bước điều trị <br /> đầu  tiên.  Phương  pháp  phẫu  thuật  được  sử <br /> dụng nhiều nhất là phẫu thuật Đoạn nhũ‐ nạo <br /> hạch  nách,  được  áp  dụng  ở  23/24  bệnh  nhân, <br /> chiếm  tỷ  lệ  xấp  xỉ  95,8%.  Có  1  bệnh  nhân  đã <br /> được  đoạn  nhũ  ở  bệnh  viện  khác,  khối  bướu <br /> đã ăn lan vào cơ ngực lớn, vì vậy chúng tôi sử <br /> dụng  phương  pháp  phẫu  thuật  Halsted.  Sau <br /> khi  được  phẫu  thuật,  19  bệnh  nhân  trong <br /> nghiên cứu chúng tôi tiếp tục được điều trị xạ <br /> trị. Tác giả William J Gradishar(14) cũng đề nghị <br /> xạ trị cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, nhất <br /> là bệnh nhân có di căn hạch và/hoặc bệnh tiến <br /> triển  tại  chỗ  (T3  hoặc  T4).  Xu  hướng  xạ  trị  bổ <br /> trợ  sau  phẫu  thuật  đoạn  nhũ  ở  nam  giới <br /> thường gặp hơn so với nữ giới, có thể do ung <br /> thư vú của nam giới thường có xâm lấn ra da <br /> và  núm  vú.  Xạ  trị  có  hiệu  quả  trong  việc  đề <br /> phòng tái phát và tăng khả năng sống còn(6).  <br /> Hóa  trị  nên  được  sử  dụng  ở  những  bệnh <br /> nhân ung thư vú không có thụ thể nội tiết ER <br /> hoặc bệnh nhân có bướu đường kính ≥ 10 mm, <br /> hoặc  có  di  căn  hạch  nách(14).  Các  phác  đồ  hóa <br /> trị  ở  nam  giới  bị  ung  thư  vú  thường  được <br /> dùng  tương  tự  như  phác  đồ  hóa  trị  ở  nữ(14). <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  14  bệnh <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2