YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với imatinib bằng kỹ thuật ASO‐PCR tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
66
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung bài viết với mục tiêu ứng dụng kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I của tổ hợp gen BCR/ABL gây kháng mạnh với imatinib (IM) trên bệnh nhân (BN) bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với imatinib bằng kỹ thuật ASO‐PCR tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN BCR/ABL KHÁNG MẠNH VỚI IMATINIB <br />
BẰNG KỸ THUẬT ASO‐PCR TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC <br />
Phạm Thị Mỹ Hạnh*, Phan Thị Xinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, <br />
T315I của tổ hợp gen BCR/ABL gây kháng mạnh với imatinib (IM) trên bệnh nhân (BN) bạch cầu mạn dòng tủy <br />
(BCMDT). <br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu tủy xương của BN BCMDT kháng IM tại <br />
Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ định tìm đột biến BCR‐ABL kháng IM <br />
bằng kỹ thuật giải trình tự DNA. Đồng thời, xây dựng điều kiện kỹ thuật ASO‐PCR với 6 cặp mồi chuyên biệt <br />
của 6 kiểu đột biến và chọn nhiệt độ bắt cặp tối ưu cho từng cặp mồi để khảo sát đột biến cho 30 mẫu BN trên. <br />
Kết quả: Sau khi thay đổi nhiệt độ bắt cặp cho từng cặp mồi chuyên biệt, chúng tôi đã xác định được nhiệt <br />
độ tối ưu cho phản ứng ASO‐PCR đối với 6 kiểu đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với IM là G250E và <br />
Y253H ở 650C, Y253F ở 550C, E255K và E255V ở 680C, và T315I ở 630C. Đồng thời, kết quả khảo sát 6 kiểu đột <br />
biến trên 30 BN BCMDT kháng IM bằng kỹ thuật ASO‐PCR phát hiện 17 lượt đột biến trên 15 BN so với 15 <br />
lượt đột biến trên 14 BN bằng giải trình tự chuỗi DNA, cho thấy kỹ thuật ASO‐PCR có độ nhạy cao hơn so với <br />
giải trình tự chuỗi DNA. <br />
Kết luận: Xây dựng thành công kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến thường gặp, kháng mạnh với <br />
IM giúp các bác sĩ lâm sàng quyết định hướng điều trị phù hợp cho BN. Ngoài ra, ASO‐PCR là kỹ thuật đơn <br />
giản, hiệu quả có thể triển khai rộng rãi ở các Bệnh viện có chuyên khoa huyết học để chẩn đoán đột biến điểm <br />
BCR/ABL đã biết. <br />
Từ khóa: bạch cầu mạn dòng tủy, đột biến kháng imatinib, ASO‐PCR. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DETECTION OF BCR/ABL MUTATIONS WHICH STRONGLY RESIST TO IMATINIB USING ASO‐<br />
PCR AT BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL <br />
Pham Thi My Hanh, Phan Thi Xinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 200 - 204 <br />
Objective: Using ASO‐PCR to detect the 6 types (Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I) of BCR/ABL <br />
mutation which strongly resist to Imatinib (IM) in chronic myeloid leukemia (CML). <br />
Methods: This study was performed in 30 IM‐resistant CML patients which were analyzed BCR/ABL <br />
mutations by direct sequencing at Blood transfusion and Hematology hospital from January 2012 to May 2013. <br />
ASO‐PCR conditions were established to dectect the 6 types of BCR/ABL mutation strong resistance to IM. <br />
Results: By adjusting primer annealing temperature, we determined optimal primer annealing temperature <br />
for ASO‐PCR to dectect the 6 types of BCR/ABL mutation (G250E and Y253H at 650C, Y253F at 550C, E255K <br />
and E255V at 680C, and T315I at 630C). Concomitantly, the results of detecting the 6 types of BCR/ABL <br />
mutation in 30 patients showed that there were 17 mutations in 15 patients by using ASO‐PCR and 15 <br />
mutations in 14 patients by using direct sequencing. These results indicate that ASO‐PCR is more sensitive than <br />
direct sequencing technique. <br />
Conclusion: Successful development of ASO‐PCR procedure for detecting the 6 types of BCR/ABL <br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Thành phố Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phan Thị Xinh <br />
ĐT: 0932.728.115 <br />
Email: phanthixinh@yahoo.com <br />
<br />
200<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mutation helps the doctors in selecting suitable therapy regiment for patient. Moreover, ASO‐PCR is simple and <br />
effective technique which can apply for detecting the known BCR/ABL kinase domain mutations in other <br />
hematology hospitals. <br />
Keywords: chronic myeloid leukemia, mutations resistance to Imatinib, ASO‐PCR <br />
trường hợp mang đột biến kháng mạnh với IM <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
thường gặp. <br />
Khoảng 20% đến 30% bệnh nhân (BN) bạch <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
cầu mạn dòng tủy (BCMDT) được phát hiện <br />
kháng imatinib (IM) sau khi điều trị với thuốc <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
một thời gian. Các cơ chế kháng IM đã được mô <br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 30 mẫu tủy <br />
tả mà nguyên nhân chủ yếu là do những đột <br />
xương của BN BCMDT kháng IM tại BV.TMHH <br />
biến trên ABL kinase domain (chiếm tới 30 ‐ 90% <br />
TP.HCM từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ <br />
các BN kháng IM) và tăng biểu hiện do sự <br />
định tìm đột biến BCR/ABL kháng IM bằng kỹ <br />
khuếch đại của gen BCR/ABL(2,4). Do đó, khảo sát <br />
thuật giải trình tự chuỗi DNA. <br />
các đột biến vùng kinase trên BCR/ABL là yếu tố <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
quan trọng giúp quyết định hướng điều trị cho <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
BN BCMDT kháng IM. <br />
Mô tả loạt ca, triển khai kỹ thuật mới. <br />
Từ năm 2010 đến năm 2012, tại Bệnh viện <br />
Truyền máu Huyết học (BV.TMHH) TP.HCM, <br />
chúng tôi đã khảo sát 103 BN BCMDT kháng IM <br />
bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA(3). Kết quả <br />
nghiên cứu cho thấy có 46,6% BN mang đột <br />
biến, trong đó các kiểu đột biến thường gặp gây <br />
kháng mạnh với IM là G250E, Y253F, Y253H, <br />
E255K, E255V, E279K, T315I (23/103 = 22,3%). <br />
Việc phát hiện các đột biến gây kháng mạnh này <br />
giúp các bác sĩ quyết định ngừng sử dụng IM và <br />
đưa ra lựa chọn điều trị khác thích hợp cho BN. <br />
Mặc dù kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA <br />
phù hợp để khảo sát tất cả các kiểu đột biến <br />
BCR/ABL gây kháng IM nhưng đòi hỏi phải có <br />
đủ trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, nhân lực <br />
được đào tạo tốt có thể phân tích đột biến nên <br />
khó triển khai rộng rãi. Trong khi đó, kỹ thuật <br />
ASO‐PCR có độ nhạy và tính chuyên biệt cao, <br />
có thể sử dụng để phát hiện nhanh các đột <br />
biến đã biết kháng mạnh với IM sử dụng trang <br />
thiết bị đơn giản như máy luân nhiệt và kỹ <br />
thuật viên có thể thực hiện được nếu quy trình <br />
đã được xây dựng tốt. <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi xây dựng <br />
quy trình ASO‐PCR khảo sát đột biến G250E, <br />
Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I để giúp <br />
hoàn thiện kỹ thuật phát hiện nhanh các <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Phương pháp tiến hành <br />
Ly trích DNA: Lấy 2 ml tủy xương từ gai <br />
chậu hoặc 5 ml máu ngoại biên (nếu số lượng <br />
bạch cầu ≥ 20 K/μL) trong chống đông EDTA. Ly <br />
trích DNA từ tủy xương hoặc máu ngoại biên <br />
bằng GenElute blood genomic DNA kit (Sigma, <br />
Mỹ). Sản phẩm DNA sau ly trích được kiểm tra <br />
nồng độ và độ tinh sạch bằng máy đo quang <br />
phổ ở hai bước sóng 260 nm và 280 nm. <br />
Thực hiện phản ứng ASO‐PCR: Thành phần <br />
phản ứng ASO‐PCR gồm có 1μL (10μM) mồi <br />
cho mỗi loại (bảng 1), 0,1μL (5UI / μL) Takara <br />
Taq HotStart Polymerase (Takara, Nhật) và 1 μL <br />
(100ng) DNA trong 20μL thể tích phản ứng. Tiến <br />
hành thử điều kiện của phản ứng PCR với nhiệt <br />
độ bắt cặp mồi trong khoảng từ 55 ~ 680C. Chu <br />
kỳ luân nhiệt trên máy Applied Biosystems 2720 <br />
Thermal Cycler (Life Technologies, Hoa Kỳ) bao <br />
gồm 940C trong 5 phút; theo sau là 30 chu kỳ của <br />
940C trong 25 giây, 55 ~ 680C trong 25 giây và <br />
720C trong 30 giây. Sản phẩm PCR được điện di <br />
trên thạch 2% có chứa ethidium bromide trong <br />
0,5 x TBE và quan sát bằng hệ thống Gel Doc EQ <br />
(Biorad, Mỹ). Chứng dương và chứng âm được <br />
chọn từ những mẫu có đột biến và không đột <br />
<br />
201<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
biến đã khảo sát bằng kỹ thuật giải trình tự <br />
chuỗi DNA. <br />
Bảng 1: Các cặp mồi dùng cho ASO‐PCR và kích <br />
thước sản phẩm PCR tương ứng <br />
Kiểu đột<br />
Mồi<br />
Mồi xuôi<br />
biến<br />
ngược<br />
G250E<br />
Y253H<br />
Y253F<br />
E255K<br />
E255V<br />
T315I<br />
<br />
250mu<br />
253mu1<br />
253mu2<br />
255mu1<br />
255mu2<br />
315mu<br />
<br />
244R<br />
<br />
315R<br />
<br />
Kích thước<br />
sản phẩm<br />
PCR<br />
208 bp<br />
199 bp<br />
198 bp<br />
194 bp<br />
194 bp<br />
158 bp<br />
<br />
560C<br />
<br />
600C<br />
<br />
550C<br />
<br />
650C<br />
<br />
Nhiệt độ bắt<br />
cặp tối ưu<br />
65oC<br />
65oC<br />
55oC<br />
68oC<br />
68oC<br />
63oC<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Chúng tôi đã tiến hành thử điều kiện phản <br />
ứng ASO‐PCR để chọn điều kiện nhiệt độ bắt <br />
cặp mồi tối ưu khuếch đại đặc hiệu 6 kiểu đột <br />
biến BCR/ABL kháng mạnh với IM. Kết quả <br />
thử điều kiện của từng kiểu đột biến được mô <br />
tả như sau: <br />
Đối với đột biến G250E, chúng tôi khảo sát <br />
nhiệt độ bắt cặp mồi ở 560C, 600C và 650C đối với <br />
mẫu chứng âm mang đột biến T315I (giếng 1, 4, <br />
7), mẫu mang đột biến G250E (giếng 2, 5, 8) và <br />
nước (giếng 3, 6, 8) (hình 1A). Kết quả cho thấy <br />
cả 3 điều kiện đều xuất hiện băng đặc hiệu cho <br />
đột biến G250E (208 bp) như kết quả của giếng 2, <br />
5, 8 và nước hoàn toàn không có băng (hình 1A). <br />
Giếng 1 và 4 xuất hiện băng mờ không đặc hiệu <br />
ở 560C và 600C, trong khi đó ở 65oC băng không <br />
đặc hiệu này biến mất (giếng 7, Hình 1A). Điều <br />
kiện tối ưu của phản ứng được kiểm tra trên 3 <br />
mẫu chứng dương và lặp lại 2 lần. <br />
Đối với đột biến Y253H, chúng tôi khảo sát ở <br />
4 mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 600C, 620C, 650C và <br />
680C đối với mẫu có đột biến Y253H, mẫu chứng <br />
âm mang đột biến Y253F và nước. Kết quả cho <br />
thấy ở 650C mẫu có đột biến Y253H xuất hiện <br />
băng đậm và rõ nét hơn các điều kiện khác. <br />
Ngược lại, với đột biến Y253F chúng tôi khảo sát <br />
ở 550C, kết quả cho thấy chỉ có mẫu mang đột <br />
biến Y253F mới xuất hiện băng đặc hiệu (198 bp) <br />
ở giếng 1, mẫu chứng âm mang đột biến Y253H <br />
(giếng 2), mẫu không có đột biến (giếng 3) và <br />
nước (giếng 4) đều không xuất hiện băng đặc <br />
<br />
202<br />
<br />
hiệu (hình 1B). Điều kiện tối ưu của Y253H và <br />
Y253F được kiểm tra trên 3 mẫu và 2 mẫu chứng <br />
dương tương ứng và lặp lại 2 lần. <br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
Hình 1: ASO‐PCR phát hiện đột biến G250E (A) và <br />
Y253F (B) (A): Giếng 1, 4, 7 là mẫu chứng âm có đột biến <br />
T315I; giếng 2, 5, 8 là mẫu có đột biến G250E; giếng 3, 6, 8 <br />
là nước. (B): Giếng 1 là mẫu có đột biến Y253F; giếng 2 là <br />
mẫu chứng âm có đột biến Y253H; giếng 3 là mẫu không <br />
có đột biến; và giếng 4 là nước. <br />
<br />
Đối với đột biến E255K, chúng tôi khảo sát 3 <br />
mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 600C, 620C và 680C <br />
với mẫu chứng dương có đột biến E255K, chứng <br />
âm có đột biến E255V và nước. Kết quả cho thấy <br />
ở điều kiện 68oC cho kết quả tối ưu nhất (Hình <br />
2A). Ngược lại, với đột biến E255V chúng tôi <br />
khảo sát 4 mốc nhiệt độ bắt cặp là 580C, 600C, <br />
650C và 680C với mẫu chứng dương có đột biến <br />
E255V, chứng âm có đột biến E255K và nước, và <br />
kết quả cho thấy ở điều kiện 68oC cho kết quả tối <br />
ưu nhất (Hình 2B). Điều kiện tối ưu của E255K <br />
và E255V được kiểm tra trên 3 mẫu và 1 mẫu <br />
chứng dương tương ứng và lặp lại 2 lần. <br />
600C<br />
<br />
620C<br />
<br />
A<br />
<br />
680C<br />
<br />
58oC<br />
<br />
60oC<br />
<br />
65oC<br />
<br />
68oC<br />
<br />
B<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: ASO‐PCR phát hiện đột biến E255K (A) và <br />
E255V (B) (A): Giếng 1, 4, 7 là mẫu có đột biến E255K; <br />
giếng 2, 5, 8 là mẫu chứng âm có đột biến E255V; giếng 3, <br />
6, 8 là nước. (B): Giếng 1, 4, 7 và 10 là mẫu có đột biến <br />
E255V; giếng 2, 5, 8 và 11 là mẫu chứng âm có đột biến <br />
E255K; giếng 3, 6, 9 và 12 là nước. <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
Đối với đột biến T315I, chúng tôi khảo sát ở 3 <br />
mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 630C, 640C và 650C, <br />
mẫu chứng dương có đột biến T315I (giếng 1, 4, <br />
7), mẫu chứng âm có đột biến G250E (giếng 2, 5, <br />
8) và nước (giếng 3, 6, 9). Kết quả cho thấy ở <br />
điều kiện 63oC cho kết quả tối ưu nhất với băng <br />
đột biến (158bp) rõ nét nhất (hình 3). Điều kiện <br />
tối ưu của phản ứng được kiểm tra trên 3 mẫu <br />
chứng dương và lặp lại 2 lần. <br />
<br />
63<br />
<br />
0<br />
<br />
64<br />
<br />
0<br />
<br />
65<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
Hình 3: ASO‐PCR phát hiện đột biến T315I <br />
Giếng 1, 4, 7 là mẫu có đột biến T315I; giếng 2, 5, 8 là mẫu <br />
chúng âm có đột biến G250E; giếng 3, 6, 9 là nước. <br />
<br />
Sau khi chuẩn hóa điều kiện ASO‐PCR <br />
thành công, chúng tôi khảo sát 6 kiểu đột biến <br />
G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I <br />
kháng mạnh với IM trên 30 BN BCMDT kháng <br />
IM. Kết quả cho thấy có 17 lượt đột biến của 6 <br />
kiểu trên 15 BN (bảng 2). Kiểm tra bằng kỹ thuật <br />
giải trình tự chuỗi DNA cho thấy 6 kiểu đột biến <br />
trên được phát hiện 15 lượt trên 14 BN, 5 BN có <br />
đột biến khác và 11 BN không phát hiện đột biến <br />
vùng ATP‐binding domain. <br />
Bảng 2: Các kiểu đột biến BCR/ABL kháng IM <br />
Kiểu đột biến<br />
G250E<br />
Y253H<br />
Y253F<br />
E255K<br />
E255V<br />
T315I<br />
Không phát hiện 6 kiểu đột biến trên<br />
Đột biến khác ngoài 6 đột biến trên<br />
<br />
ASOPCR<br />
3<br />
5<br />
2<br />
3<br />
1<br />
3<br />
15<br />
<br />
Giải trình<br />
tự DNA<br />
3<br />
3<br />
2<br />
3<br />
1<br />
3<br />
5<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Kiểu đột biến<br />
Không phát hiện đột biến vùng ATPbinding domain<br />
<br />
ASOPCR<br />
<br />
Giải trình<br />
tự DNA<br />
11<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Khi khảo sát các kiểu đột biến, chúng tôi sử <br />
dụng DNA trong phản ứng PCR và thử điều <br />
kiện với 2 loại taq polymerase là GoTaq Plexi <br />
DNA polymerase (Promega, Hoa Kỳ) và Takara <br />
Taq HotStart Polymerase. Kết quả của GoTaq <br />
Plexi cho nhiều băng phụ ngoài băng đặc hiệu ở <br />
cùng điều kiện nhiệt độ nên Takara Taq HotStart <br />
Polymerase được chọn sử dụng trong nghiên <br />
cứu này. Với việc thay đổi nhiệt độ bắt cặp mồi <br />
cho từng phản ứng PCR, chúng tôi đã xác định <br />
được điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các phản <br />
ứng ASO‐PCR phát 6 kiểu đột biến BCR/ABL <br />
kháng mạnh với IM (Bảng 1). Điều kiện phản <br />
ứng ASO‐PCR đã xây dựng trong nghiên cứu <br />
cho thấy kết quả khảo sát đặc hiệu cho từng kiểu <br />
đột biến như tại vị trí Y253 và E255 đều có 2 kiểu <br />
đột biến xảy ra là Y253K/Y253F và E255K/E255V, <br />
khi khảo sát đột biến Y253F thì Y253K được <br />
dùng làm chứng âm nhưng chỉ có mẫu mang <br />
đột biến Y253F xuất hiện băng đặc hiệu và <br />
ngược lại (Hình 1B), tương tự đối với E255K và <br />
E255V (Hình 2). <br />
Kết quả khảo sát 30 BN BCMDT kháng IM <br />
bằng 2 kỹ thuật ASO‐PCR và giải trình tự chuỗi <br />
DNA cho thấy giá trị của ASO‐PCR trong việc <br />
tầm soát các đột biến đã biết. Trong 30 BN được <br />
khảo sát, có 15 BN biểu hiện 17 lượt của 6 kiểu <br />
đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, <br />
T315I, cao hơn so với kết quả giải trình tự chuỗi <br />
DNA (15 lượt của 14 BN) (Bảng 2). Trong đó, có <br />
2 BN (IAP‐015 và IAP‐025) không tìm thấy đột <br />
biến Y253H bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi <br />
DNA nhưng băng đột biến được phát hiện bằng <br />
kỹ thuật ASO‐PCR (giếng 3, Hình 4A). Tuy <br />
nhiên, kết quả giải trình tự chuỗi DNA của 2 BN <br />
trên cũng cho thấy tại vị trí aa253 ngoài sóng T <br />
bình thường còn xuất hiện sóng C rất nhỏ gần <br />
bằng sóng nền (sóng nhiễu) nên rất khó nhận <br />
diện và quyết định là sóng bất thường (Hình 4B), <br />
chứng tỏ trên 2 BN này đã xuất hiện dòng tế bào <br />
<br />
203<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
mang đột biến Y253H chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều <br />
so với dòng tế bào không mang đột biến (
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn