Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH DANH VI KHUẨN<br />
Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN MẮT DỰA TRÊN ĐOẠN GEN 16s rDNA<br />
Lê Xuân Trường*, Nguyễn Vũ Uyên**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Phương pháp nuôi cấy thông thường trong nhiễm khuẩn mắt thường cho kết quả dương tính<br />
thấp và thời gian trả kết quả lâu. Để rút ngắn thời gian trả kết quả cũng như có kết quả dương tính cao, gần đây<br />
người ta nói đến kỹ thuật định danh vi khuẩn dựa trên đoạn gen 16s rDNA trong sinh học phân tử. Để đánh giá<br />
kỹ thuật mới ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm phát triển phương pháp định danh vi khuẩn<br />
bằng kỹ thuật sinh học phân tử ở bệnh phẩm mắt.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân có chỉ định nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại Bệnh viện<br />
Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 02/9/2013 – 30/9/2013.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Trong 72 bệnh nhân nghiên cứu, tăm bông vô trùng được dùng để<br />
lấy mẫu và sau đó cấy vào dung dịch BHI từ 24 – 48 giờ. Dung dịch BHI sau đó được song song định danh bằng<br />
cả 2 xét nghiệm nuôi cấy thông thường và giải trình tự đoạn gen 16s rDNA. Kết quả giải trình tự được so sánh<br />
trên ngân hàng gen NCBI để định danh vi khuẩn. Cuối cùng so sánh 2 kết quả nuôi cấy và giải trình tự đoạn gen<br />
16s rDNA.<br />
Kết quả: Trong tổng số 72 mẫu làm xét nghiệm, có 39 mẫu dương tính với kỹ thuật PCR, 32 mẫu dương<br />
tính với phương pháp nuôi cấy thông thường. Nuôi cấy chỉ dương tính với các vi khuẩn: Acineto bacter<br />
baumannii (n=2), Pseudomonas (n=4), Pseudomonas aeruginosa (n=2), Staphylococci coagulase âm (n=2),<br />
Staphylococci coagulase âm kháng methicillin (n=20), Staphylococcus aureus (n=2). Nói chung, có 39/72 mẫu<br />
(chiếm 45,2 %) cho kết quả 16s rDNA dương tính, trong khi đó chỉ có 32/72 mẫu (tức 44,4%) nuôi cấy dương<br />
tính. Không có mẫu nào nuôi cấy dương tính cho kết quả định danh 16s rDNA âm tính.<br />
Kết luận: Giải trình tự đoạn gen 16s rDNA là phương pháp phù hợp để phát hiện và định danh vi khuẩn ở<br />
mắt nhiễm trùng. Xét nghiệm này cho kết quả nhanh và có thể phát hiện những vi khuẩn không phát hiện được<br />
bằng phương pháp nuôi cấy thông thường.<br />
Từ khóa: kỹ thuật PCR, DNA, định danh vi khuẩn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY VALUE TEST FOR IDENTIFICATION OF BACTERIA BASED ON GENE OF 16S rDNA<br />
IN INFECTION EYES<br />
Le Xuan Truong, Nguyen Vu Uyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 77 - 80<br />
Background: Conventional culture method for eye infection specimens often results in low positive and<br />
lasting results time pay. To shorten the duration of high culture as well as positive results are high, we mention<br />
about modern techniques in molecular biology. To evaluate the new technique, we conducted this research topic to<br />
develop methods of bacterial identification by molecular biology techniques in eye swabs, this new method will<br />
result in faster than culture.<br />
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM ** Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Mắt TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường<br />
ĐT: 01269872057<br />
Email: lxtruong57@yahoo.com<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Material and method: Patients indicated bacterial culture and antimicrobial susceptibility at Eye Hospital<br />
of Ho Chi Minh City from 02/09/2013 - 30/09/2013. Cross-sectional descriptive study. From 72 patients in<br />
survey, swabs were taken and cultured in BHI for 24 – 48 hours. After that, we parallel identify bacteria by both<br />
culture and sequencing 16s rDNA. Sequences were compared with sequences of known bacteria listed in the<br />
NCBI data bank. Finally, the results were compared with results obtained from conventional cultivation.<br />
Results: In 72 specimens, there are 39 specimens gave positive for PCR technique, 32 specimens gave<br />
positive conventional culture. Culture was only positive for: Acineto bacter baumannii (n=2), Pseudomonas<br />
(n=4), Pseudomonas aeruginosa (n=2), Staphylococci coagulase negative (n=2), Staphylococci coagulase negative<br />
resist methicillin (n=20), Staphylococcus aureus (n=2). In total, 45.2 % (39/72) analyzed specimens have 16s<br />
rDNA positive, whereas only 44.4% (32/72) were culture positive. No specimen positive by culture gave negative<br />
results by 16s rDNA.<br />
Conclusions: 16S rDNA sequence analyses are appropriated methods for the detection and identification<br />
ocular infections of bacteria that might not be detected by conventional cultivation and this PCR test gave quicker<br />
result.<br />
Keyword: PCR technique, DNA, identify bacteria<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Các bệnh lý nhiễm trùng ở mắt là bệnh lý<br />
thường gặp trong Nhãn khoa, định danh vi<br />
khuẩn là vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán và<br />
điều trị, nhưng việc định danh vi khuẩn<br />
không phải là dễ dàng vì một số vi khuẩn chỉ<br />
tăng trưởng trong môi trường nuôi cấy đặc<br />
biệt. Hơn nữa, lượng bệnh phẩm từ mắt<br />
thường rất ít nên nuôi cấy cho kết quả dương<br />
tính thấp và thời gian nuôi cấy lâu từ 3-4 ngày.<br />
Để giải quyết những khó khăn trên, chúng ta<br />
có thể ứng dụng các kỹ thuật mới vào việc<br />
định danh vi khuẩn trong Nhãn khoa bằng<br />
cách giải mã trình tự đoạn gen 16s rDNA với<br />
kỹ thuật PCR.<br />
Tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về<br />
VMNN (viêm mủ nội nhãn) của Bệnh viện<br />
Mắt Trung Ương “Ứng dụng PCR và giải trình<br />
tự trong chẩn đoán định danh nguyên nhân<br />
viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn”(1),<br />
nhiễm trùng ở Mắt có tác giả Nguyễn Thị Bình<br />
Minh, Phùng Thị Tục thuộc bệnh viện tỉnh Hà<br />
Tây thực hiện nghiên cứu “Nhận xét 84<br />
trường hợp viêm loét giác mạc điều trị tại<br />
Khoa Mắt bệnh viện tỉnh Hà Tây ”(3) và tác giả<br />
Vũ Hoàng Việt Chi, Phạm Thị Khánh Vân<br />
thực hiện nghiên cứu “Viêm loét giác mạc<br />
<br />
78<br />
<br />
nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt Trung Ương<br />
đặc điểm lâm sàng và vi sinh”(5).<br />
Các nghiên cứu trên chỉ ứng dụng sinh học<br />
phân tử vào các trường hợp VMNN mà chưa có<br />
nghiên cứu khả năng ứng dụng của xét nghiệm<br />
16s rDNA vào các bệnh nhiễm trùng Mắt vì vậy<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Tất cả bệnh nhân có chỉ định nuôi cấy vi<br />
khuẩn và làm kháng sinh đồ tại bệnh viện Mắt<br />
TP.Hồ Chí Minh từ 02/9/2013 – 30/9/2013.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Lấy mẫu thuận tiện trên những mẫu xét<br />
nghiệm được chỉ định nuôi cấy và làm kháng<br />
sinh đồ, bao gồm những mẫu nuôi cấy dương<br />
tính và âm tính.<br />
Mẫu xét nghiệm được lấy trên tăm bông<br />
vô trùng hay dịch mủ nội nhãn được đem<br />
nuôi cấy trong dung dịch BHI qua đêm.<br />
Sau 24 – 48 giờ dung dịch BHI được cấy<br />
chuyển lên thạch, các mẫu dung dịch BHI còn<br />
lại được làm xét nghiệm 16s rDNA dù vi<br />
khuẩn có mọc hay không.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Bảng 6. So sánh tỷ lệ dương tính ở các nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀNLUẬN<br />
Bảng 1. So sánh kết quả dương tính của 2 xét nghiệm<br />
Dương tính<br />
32 (44,4%)<br />
39 (54,2%)<br />
<br />
Nuôi cấy<br />
16s rDNA<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Ấn Độ<br />
(4)<br />
Đại Học Y Vienna, Áo<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Bảng 2. So sánh 2 xét nghiệm<br />
<br />
16s rDNA dương<br />
16s rDNA âm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nuôi cấy<br />
dương<br />
32<br />
0<br />
32<br />
<br />
Nuôi cấy<br />
âm<br />
7<br />
33<br />
40<br />
<br />
Tổng cộng<br />
39<br />
33<br />
72<br />
<br />
Độ nhạy của xét nghiệm 16s rDNA<br />
Ss = 32/32 = 100 %.<br />
Bảng 3. Kiểm định McNemar<br />
Nuôi cấy<br />
P<br />
Dương tính n Âm tính n<br />
Dương tính n<br />
32<br />
7<br />
16 s rDNA<br />
0,015<br />
Âm tính n<br />
0<br />
33<br />
<br />
Kiểm định McNemar với p = 0,015 cho<br />
thấy có sự khác biệt giữa 2 xét nghiệm.<br />
Bảng 4. Thống kê các mẫu dương tính được định<br />
danh bằng nuôi cấy<br />
Tên<br />
Acineto bacter baumannii<br />
Pseudomonas<br />
Pseudomonas aeruginosa<br />
Staphylococci coagulase âm<br />
Staphylococci coagulase âm<br />
kháng methicillin<br />
Staphylococcus aureus<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
4<br />
2<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
6,25<br />
12,5<br />
6,25<br />
6,25<br />
<br />
20<br />
<br />
62,5<br />
<br />
2<br />
32<br />
<br />
6,25<br />
100<br />
<br />
Bảng 5: Thống kê các mẫu dương tính được định<br />
danh bằng 16s rDNA<br />
Tên<br />
Acineto bacter calcoacetius<br />
Bacillus cereus<br />
Bulkhoderia cenocepacia<br />
Corynebacterium sp<br />
Kocuria sp.<br />
Pseudomonas aeruginosa<br />
Pseudomonas otitidis<br />
Staphylococcus aureus<br />
Staphylococcus epidermidis<br />
Staphylococcus heamolyticus<br />
Staphylococcus hominis<br />
Streptococcus intermedius<br />
Streptococus mitis<br />
Streptococus oralis<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
5<br />
12,83<br />
2<br />
5,14<br />
2<br />
5,14<br />
18<br />
46,16<br />
3<br />
7,69<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
1<br />
2,56<br />
39<br />
100<br />
<br />
% Sinh học phân % Nuôi cấy<br />
tử dương tính dương tính<br />
31,6%<br />
22%<br />
45%<br />
22%<br />
54,2%<br />
44.4%<br />
<br />
Theo nghiên cứu của trường Đại Học Y<br />
Vienna, Áo(4), tỷ lệ dương tính của PCR là 45%<br />
trong khi đó nuôi cấy dương tính chỉ có 22%.<br />
Kết quả của xét nghiệm 16s rDNA của<br />
nghiên cứu chúng tôi là 54,2% và nuôi cấy là<br />
44,4% phù hợp với thống kê bệnh viện Mắt hàng<br />
tháng về tỷ lệ nuôi cấy dương tính, kết quả này<br />
của nghiên cứu chúng tôi có thể khác biệt vì sự<br />
phân bố mẫu của nghiên cứu trên đối với vi<br />
khuẩn và nấm có sự khác biệt, nghiên cứu ở Ấn<br />
Độ(2) có 48 mẫu là vi khuẩn và 66 mẫu là nấm.<br />
Nói chung cả 3 nghiên cứu đều cho thấy<br />
khả năng định danh vi khuẩn tốt hơn của kỹ<br />
thuật sinh học phân tử so với phương pháp<br />
nuôi cấy cổ điển và có khả năng phát hiện<br />
những trường hợp âm tính giả của nuôi cấy do<br />
hạn chế của kỹ thuật.<br />
Các mẫu nuôi cấy âm tính và cho 16s rDNA<br />
dương tính, trong đó có một số loại vi khuẩn<br />
không phát hiện trên nuôi cấy như: Bacillus<br />
cereus, Corynebacterium sp., Kocuria sp., tuy số<br />
lượng không nhiều nhưng góp phần giúp chúng<br />
ta không bỏ sót chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Xét nghiệm 16s r DNA cho tỷ lệ dương tính<br />
54,2% cao hơn kết quả nuôi cấy chỉ có 44,4%.<br />
Kỹ thuật sinh học phân tử mới 16s rDNA là<br />
công cụ hữu ích giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều<br />
trị trong bệnh lý nhiễm trùng ở mắt. Đây là một<br />
xét nghiệm với độ nhạy cao là 100%.<br />
Các mẫu nuôi cấy âm tính nhưng 16s rDNA<br />
dương tính góp phần giúp chúng ta không bỏ<br />
sót chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
1.<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung Ương (2009). “Ứng dụng PCR và giải<br />
trình tự trong chẩn đoán định danh nguyên nhân viêm mủ<br />
nội<br />
nhãn<br />
nội<br />
sinh<br />
do<br />
vi<br />
khuẩn”,<br />
http://www.thuvienykhoa.vn/chi-tiet-tai-lieu/ung-dung-pcr-<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
80<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
va-giai-trinh-tu-trong-chan-doan-dinh-danh-nguyen-nhanviem-mu-noi-nhan-noi-sinh-do-vi khuan/5177.yhoc<br />
Kim E, Chidambaram JD, Srinivasan M, Lalitha P, Wee<br />
D, Lietman TM, Whitcher JP, Van Gelder RN (2008)<br />
“Prospective comparison of microbial culture and polymerase<br />
chain reaction in the diagnosis of corneal ulcer”. Am J<br />
Ophthalmol, 146 (5): 714-23;723 e1.<br />
Nguyễn Thị Bình Minh, Phùng Thị Tục (2000) “Nhận xét 84<br />
trường hợp viêm loét giác mạc điều trị tại Khoa Mắt bệnh<br />
viện tỉnh Hà Tây (1999-2000)”, bệnh viện Mắt Trung Ương,<br />
http://www.vnio.vn/Cac-so-TCNK-Cong-trinh-nghien-cuuTCNK-so-2/nhn-xet-84-trng-hp-viem-loet-giac-mc-iu-tr-tikhoa-mt-bnh-vin-tnh-ha-tay-1999-2000.html,<br />
Schabereiter-Gurtnerm C, et al (2001). “16S-rDNA-based<br />
identification of bacteria from conjunctival swabs by PCR and<br />
<br />
5.<br />
<br />
DGGE fingerprinting”. Invest Ophthalmol Vis Sci, 42 (6),<br />
1164-71.<br />
Vũ Hoàng Việt Chi, Phạm Thị Khánh Vân (2011). “Viêm loét<br />
giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt Trung Ương đặc<br />
điểm<br />
lâm<br />
sàng<br />
và<br />
vi<br />
sinh”,<br />
http://thaythuocvietnam.com.vn/Viem-loat-giac-mac-nhiemtrung-tai-Benh-vien-Mat-Trung-Uong-dac-diem-lam-sang-vavi-sinh-di1239--n7597.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:01/11/2013<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:26/11/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />