Khảo sát hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một số cấu trúc điều kiện tiếng Việt
lượt xem 11
download
Cấu trúc điều kiện là một trong những cấu trúc mà ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó tỏ ra thích hợp trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong hội thoại, thông qua ngữ cảnh và tình huống giao tiếp, một phát ngôn điều kiện trần thuật hoặc một phát ngôn điều kiện nghi vấn có thể được chuyển đổi thành một hành vi gián tiếp mà ở đó hành vi “cố hữu” của nó đã bị chuyển đổi sang một hành vi khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một số cấu trúc điều kiện tiếng Việt
KHẢO SÁT HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT1 ___________________________________________________________Lê Thị Minh Hằng Theo Searle, khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được hiểu là một hành động tại lời (illocutionary act) được thực hiện một cách gián tiếp qua việc thực hiện một hành động tại lời khác [7,168]. Hay nói như Nguyễn Thiện Giáp, đó là “hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [5,55], phân biệt với hành động ngôn từ trực tiếp (khi có quan hệ trực tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc). Cấu trúc điều kiện là một trong những cấu trúc mà ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó tỏ ra thích hợp trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong hội thoại, thông qua ngữ cảnh và tình huống giao tiếp, một phát ngôn điều kiện trần thuật hoặc một phát ngôn điều kiện nghi vấn có thể được chuyển đổi thành một hành vi gián tiếp mà ở đó hành vi “cố hữu” của nó đã bị chuyển đổi sang một hành vi khác. – Câu điều kiện trần thuật chuyển sang hành vi gián tiếp từ chối: (Đây là câu trả lời của một cô gái trong tình huống bạn trai của một cô gái ngỏ lời mời cô đi chơi). (1) Nếu ba mẹ em biết thì sẽ đánh em chết mất. Qua thông báo trên, cô gái thực hiện hành vi gián tiếp là từ chối lời mời của người yêu. – Câu điều kiện nghi vấn chuyển sang hành vi gián tiếp cảnh báo: (Đây cũng là câu trả lời của một cô gái trong tình huống bạn trai của cô ngỏ lời mời cô đi chơi) (2) Nhỡ ba mẹ em biết thì sao? Câu trên mang dạng thức câu hỏi nhưng hoàn toàn không chờ đợi một câu trả lời ở người nghe; khi phát ngôn câu này, người nói chỉ thực hiện hành vi gián tiếp là cảnh báo một khả năng xấu có thể xảy ra, và từ đó can ngăn người nghe đừng nên rủ cô đi chơi. Mọi phát ngôn luôn tiềm tàng khả năng chuyển đổi hành vi gián tiếp này sang hành vi gián tiếp khác, tùy vào ngữ huống và điều kiện hội thoại nhất định chứ không đóng khung trong một sự tương ứng 1-1 giữa cấu trúc và chức năng, nói theo Nguyễn Thiện Giáp. Vì thế muốn biết một câu cụ thể có những hành vi ngôn ngữ gián tiếp nào và hành vi nào là chính yếu trong câu, nhất thiết phải căn cứ vào ngữ cảnh mà câu xuất hiện, nói cách khác, “tình huống không chỉ là nơi cho lời nói tồn tại và hoạt động, mà còn là yếu tố tác động trở lại lời nói, khiến cho các hàm ý xuất hiện tùy theo những điều kiện của nó” [6,111]. Một tình huống (T) tác động đến nhân vật (A) để (A) phát ra lời nói (X) có hành vi gián tiếp (N), nhưng nếu một tình huống (T’) tác động đến nhân vật (A) để (A) phát ra lời nói (X) thì (X) trong tình huống này có thể sẽ mang hành vi gián tiếp (N’) chứ không phải là (N) nữa. Chẳng hạn: (3) (Tình huống1: A nói, nhưng B không nghe được. Sau đó B bộc lộ) B: Anh nói chầm chậm một chút thì tôi mới nghe được. Bài đã đăng ở tạp san Khoa học xã hội & nhân văn, số 24-2003, Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM. 1 1 (Tình huống 2: A nói, B không nghe được nên ngắt lời A và nói) B: Anh nói chầm chậm một chút thì tôi mới nghe được. Hai nhân vật trong cùng một quan hệ, nhưng rõ ràng chúng mang hai hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau. Ở tình huống 1, phát ngôn của B biểu hiện một hành vi gián tiếp trách cứ: Tại A nói nhanh nên B không nghe được. Ở tình huống 2, phát ngôn của B biểu hiện hành vi yêu cầu: Anh làm ơn nói chậm lại một chút. (4) (Tình huống 1: Một người bị ai đó làm hư xe. Bạn anh ta nói) Nếu như người khác thì người ta bắt đền rồi. (Tình huống 2: Một người làm hư xe ai đó. Bạn anh ta cũng nói) Nếu như người khác thì người ta bắt đền rồi. Ở tình huống 1, phát ngôn của người bạn thực hiện một hành vi gián tiếp khuyên anh ta nên yêu cầu bồi thường, vì trong những trường hợp tương tự người ta thường làm như thế. Ở tình huống 2, phát ngôn của người bạn thực hiện một hành vi gián tiếp đánh giá tầm mức của sự việc và cũng gián tiếp cho rằng anh ta may mắn lắm nên không bị bắt đền, vì trong những trường hợp tương tự người ta đều yêu cầu bồi thường. Trong phần sau, chúng tôi sơ bộ trình bày một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thực hiện qua một số cấu trúc điều kiện thường thấy trong tiếng Việt. Vì vấn đề rất rộng và phức tạp, chúng tôi chỉ đề cập những cấu trúc điều kiện ở dạng trần thuật được người nói sử dụng như những biểu thức có sức tái hiện cao. Danh sách này chắc chắn chưa đầy đủ nhưng cũng phản ánh phần nào các đặc điểm dụng học của cấu trúc này. 1. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp của cấu trúc GIÁ/GIÁ MÀ 1.1. Hành vi gián tiếp yêu cầu, đề nghị Trong một phát ngôn có chứa GIÁ, GIÁ MÀ, PHẢI CHI thường biểu thị một mong muốn, một ước mơ của người nói. Ví dụ: (5) Giá có ai giúp mình một tay thì đỡ biết mấy! Người nói cho rằng mình sẽ “đỡ biết mấy” trong trường hợp “có ai giúp mình một tay”, mà trường hợp này rõ ràng là không có thực mà chỉ là mơ ước của người nói, vì có GIÁ đánh dấu. Nhưng trong những tình huống nhất định, phát ngôn trên có thể tạo ra một hiệu lực tại lời gián tiếp tương đương với một lời yêu cầu hoặc đề nghị. Thử hình dung phát ngôn đó là của một cô gái đang rất bận rộn và trước mặt cô ta là một đồng nghiệp đang rảnh rỗi; chắc hẳn câu đó không thể là lời bày tỏ một mong ước “thông thường”. Trong điều kiện “bình thường”, người nghe sẽ lập tức nhận ra rằng hành vi bày tỏ chỉ là một hành vi thứ yếu, còn điều chủ yếu mà người nói muốn thực hiện chính là hành vi đề nghị (được giúp đỡ). Người nghe, với cùng một tri thức về ngôn ngữ và văn hóa với cô gái, sẽ dễ dàng lĩnh hội được cái điều chủ yếu ấy thông qua một quá trình suy lý diễn ra rất nhanh trong đầu. Một lời nói “mơ ước” tưởng như là bâng quơ như: (6) Giá mà có ai mang cho mình một tách cà phê thì hay quá! cũng có hiệu lực khiến người đối thoại phải mang đến một tách cà phê thực sự. Dĩ nhiên, giữa người nói và người nghe phải có một quan hệ nhất định chứ không thể là hai người xa lạ, và người nói cũng phải tin chắc rằng người nghe có khả năng mang cà phê đến cho mình. Nghĩa là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp chỉ có thể thực hiện trong sự ràng buộc có tính quyết định của tình huống. 2 1.2. Hành vi gián tiếp phủ nhận, bác bỏ Cũng thông qua một câu điều kiện phản sự thật với GIÁ, GIÁ MÀ, PHẢI CHI, người nói có thể gián tiếp phủ nhận hoặc bác bỏ ý kiến của người đối thoại. Ví dụ: (7) A: Ông giám đốc của chị năng động ghê nhỉ! B: Giá mà được như chị nói thì công ty của tôi đã là một công ty hàng đầu. Phát ngôn của A nhằm nhận định một thuộc tính của “ông giám đốc”; lời đáp của B không trực tiếp bác bỏ nhận định ấy mà chỉ nêu lên một giả định phản sự thật – nghĩa là không có thực (-ông giám đốc năng động-công ty hàng đầu). Chính sự có mặt của giá đã gián tiếp phản bác nhận định của A, trong khi đó B lại ít chịu trách nhiệm về lời chê bai của mình vì hoàn toàn không có một hiển ngôn nào cho thấy B đã đánh giá thấp ông giám đốc. Cấu trúc giả định này tỏ ra đắc dụng cho những trường hợp người nói không tiện hoặc không muốn bác bỏ trực tiếp nhằm tránh xúc phạm thể diện người đối thoại. Tất nhiên, xét cấu trúc toàn câu thì không thể bỏ qua sự có mặt của các yếu tố tình thái, trong trường hợp này là đã. Tuy nhiên, câu trên hoàn toàn có thể tỉnh lược thành phần đứng sau mà hiệu lực gián tiếp vẫn không suy giảm: B: Giá mà được như chị nói.... 2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp của cấu trúc NHỠ/LỠ...THÌ... NHỠ/LỠ đánh dấu một khả năng xấu có thể có để từ đó trình bày cái sự tình hệ quả của nó. Với ngữ nghĩa của NHỠ/LỠ như thế, người ta thường sử dụng cấu trúc NHỠ/LỠ...THÌ... để thực hiện hành vi từ chối gián tiếp. Ví dụ: (8) Nhỡ ba mẹ nhìn thấy chúng mình đi chơi với nhau thì chết. Trước lời mời, bày tỏ sự lo lắng để rồi từ chối quả là đã làm nhẹ lòng người đưa ra lời mời. Nhưng trong tình huống khác, một cấu trúc tương tự sẽ được lĩnh hội như là một lời cầu xin, nhờ cậy: (9) Nhỡ ba mẹ nhìn thấy chị đi chơi với anh ấy thì chị chết. Khi nói với cậu em trai như thế, cô chị đã thực hiện hành vi gián tiếp cầu xin của mình (xin cậu em giữ bí mật, chẳng hạn) mà không cần thiết phải thêm một cấu trúc cầu khiến nào khác. Cấu trúc NHỠ/LỠ...THÌ... đặc biệt có thể dùng ở dạng bỏ lửng hoặc nghi vấn để bày tỏ, từ chối hoặc cảnh báo, tùy nội dung câu. Ví dụ: (10) a. Đi với anh, nhỡ bố mẹ nhìn thấy.... b. Đi với anh thế này, nhỡ bố mẹ nhìn thấy.... Câu (a) nếu được nói khi đáp lại lời mời của bạn thì đó là một hành vi từ chối; nếu được nói khi đã nhận lời thì đó là hành vi bày tỏ tâm trạng, thái độ. Trong khi câu (b) lại chỉ có thể được nói khi đang đi chơi, do vậy nó chỉ có thể là hành vi bày tỏ. Theo quan sát của chúng tôi, các cấu trúc như vừa đề cập được sử dụng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ đặc biệt mà toàn bộ sức nặng của nó dường như đặt trên từ nhỡ/lỡ. Câu (b) hoàn toàn có thể có dạng: b’. Đi với anh thế này, nhỡ.... mà hiệu lực không hề suy suyển. 3. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp của cấu trúc NẾU...THÌ... 3.1. Hành vi gián tiếp khẳng định hoặc phủ định, bác bỏ 3 Với câu hỏi tuyển lựa “có...không?”, “có phải...không?”, người ta sẽ nhận được một câu trả lời hoặc khẳng định/xác nhận “có”/”phải” hoặc một câu trả lời phủ định “không”/”không phải”. Tuy nhiên, trong hội thoại, các hành vi tại lời như hành vi trần thuật, hành vi hỏi cũng có thể trở thành lời đáp cho các câu hỏi tuyển lựa. Cấu trúc điều kiện NẾU...THÌ... có khả năng được sử dụng như một hành vi ngôn ngữ gián tiếp như thế. Thí dụ: (11) A: Đây có phải là phòng giải quyết khiếu nại không? B: Nếu cậu muốn vào Đảng thì mới lên chỗ này. Bằng cách nêu lên giả thiết “cậu muốn vào Đảng” mà người nói thừa biết không phải là mục đích của người hỏi, người nói gián tiếp thông báo chức năng của cái nơi đang được đề cập, và từ đó gián tiếp phủ định “đây không phải là phòng giải quyết khiếu nại”. Hành động phủ định gián tiếp đó sở dĩ thực hiện được là vì người nói tin chắc người hỏi có cùng một hiểu biết với mình rằng văn phòng Đảng không phải là nơi giải quyết khiếu nại. (Và tất nhiên, trong hội thoại, chỉ với điều kiện nhất định thì người đáp mới có thể đưa ra những phát ngôn không nhằm trực tiếp vào câu hỏi như thế). Ta cũng có thể gặp những câu giả thiết “cường điệu” nhằm khẳng định “có” cái sự tình mà người hỏi đang chất vấn. Trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu có một cặp thoại như sau: (12) Nữ: Anh có yêu tôi thật không? Nam: Nếu được chết lúc này dưới chân em tôi cũng không ngần ngại. Hành vi bày tỏ của người nam đã gián tiếp trả lời khẳng định cho câu hỏi, vì có một logic “không ngần ngại chết dưới chân em” “thật sự yêu em” mà hai người tham gia đối thoại cùng chia sẻ. Trong cấu trúc điều kiện, ở bộ phận sau thì có thể có tác tố tình thái phải biểu thị tính bắt buộc của sự tình mà vị từ sau nó diễn đạt, ta có biểu thức hành vi ngôn ngữ gián tiếp phủ nhận, bác bỏ: NẾU...THÌ... PHẢI...(CHỨ). (13) A: Chú vẽ hoa gì mà có màu đỏ vậy chú? B: Hoa lau đấy! B: Nếu hoa lau thì phải có màu trắng! Cả người nói và người nghe đều biết quan hệ “tất yếu” (phải) giữa “hoa lau” và “màu trắng”, cho nên sẽ không thể hiểu phát ngôn trên như là một hành vi nhận định, trần thuật đơn thuần. Người nói nêu ra quan hệ hiển nhiên ấy là để gián tiếp phủ nhận hay phản bác phát biểu “đây là hoa lau”. (xem vd (68)) Trường hợp vừa nói, về “cơ chế”, hoàn toàn giống như trường hợp sau đây: (14) (Rõ ràng là cậu Chín không ốm. Cậu đã bịa ra cớ ấy để gọi tôi lên Matxcơva. Không lẽ bên nhà có tin đột xuất). Nếu có, hẳn mẹ tôi đã đánh điện thẳng cho tôi. Câu (13) giống (14) ở chỗ cả hai đều thể hiện quá trình suy luận: [(nếu) X (thì) phải/hẳn Y] [không Y thì (chắc chắn) không X] như vậy chính tính hiện thực của Y (nghĩa là tình huống) sẽ quyết định ý nghĩa của phát ngôn: “không có màu trắng”, “mẹ tôi không gọi điện” “không phải hoa lau”, “không có tin nhà”. Và đó chính là cái “cơ chế” thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp (phản bác, phủ nhận) của những cấu trúc như thế. 4 Cấu trúc NẾU...THÌ...LÀM GÌ! cũng có khả năng tạo ra hiệu lực tại lời gián tiếp tương tự. Ví dụ: (15) A: Thầy nhảy sông tự vận rồi. B: Nếu thầy tự vận thì thầy cởi áo làm gì! Câu nói trên dựa vào kinh nghiệm: những người tự vận thực sự thì không bao giờ cởi áo trước khi tự vận. Xuất phát từ điều bình thường mang tính quy luật đó, hành vi gián tiếp có hiệu lực phản bác (hoặc nghi ngờ) ý kiến cho rằng “thầy tự vận”. Trong tiếng Việt có một lối dùng thú vị: người nói sử dụng nhận định của người đối thoại (X) làm tiền đề cho một suy luận mà hệ quả (Y) sẽ hiển nhiên sai. Như thế tiền đề (X) bị bác bỏ, nghĩa là nhận định của người đối thoại bị bác bỏ. Ví dụ: (16) A: Phim này hay. B: Nếu phim này hay thì tất cả phim trên thế giới đều là tuyệt tác. Rõ ràng không phải “tất cả phim trên thế giới đều là tuyệt tác” nên “phim này không hay”! Hành vi ngôn ngữ gián tiếp kiểu này thường chọn sự tình thể hiện ở bộ phận sau THÌ (hệ quả) là một điều gì đó hiển nhiên vô lý hoặc khó chấp nhận đối với suy nghĩ thông thường, có như thế quá trình suy diễn mới không bị tổn hại. Chẳng hạn, thêm một vài ví dụ: (17) a. Nếu ông ta làm giám đốc được thì tôi làm thủ tướng cũng được. b. Nếu cô ta được chọn làm người mẫu thì tôi thành hoa hậu mất! Cũng với logic trên, trong tiếng Việt, hành vi ngôn ngữ gián tiếp khẳng định, cam kết (phát ngôn của nình) hoặc phủ nhận, bác bỏ (phát ngôn của người đối thoại) có thể được thực hiện thông qua một lời thề, lời nguyền, khoác hình thức cấu trúc giả định. (Về mặt logic, kiểu câu này được Nguyễn Đức Dân phân tích trong sách “Logic, ngữ nghĩa, cú pháp”, Nxb ĐH&THCN, 1987, tr.198). Chẳng hạn: (18) a. Nếu tôi nói sai thì trời đánh thánh vật tôi. b. Em xin anh, em mất con tôm thật, em mà có gán cho ai thì em chết nhăn răng. Bởi vì không xảy ra sự kiện “trời đánh thánh vật” hay “chết nhăn răng” nên “tôi không nói sai”, “em chẳng gán cho ai chuyện đó cả”. Tức là hiệu lực ngôn ngữ gián tiếp đã được thực hiện. 3.2. Hành vi gián tiếp khích bác, mời mọc Hãy so sánh hai câu sau: (19) a. Anh quay trở lại đi! b. Nếu anh sợ thì quay trở lại đi. Câu (a) khác câu (b) ở chỗ nó chỉ thuần túy là một lời đề nghị hoặc yêu cầu. Câu (b) có thêm nếu, giả định rằng người nghe có thể đang sợ hãi một điều gì đó: người nói cũng đưa ra một đề nghị (như câu (a)) nhưng đề nghị đó chỉ ứng dụng cho trường hợp giả định “nếu anh sợ” là hiện thực. Tuy nhiên, trong tình huống cần mạo hiểm để làm một việc gì đó, câu (b) có hiệu lực gián tiếp là khích bác người nghe, khiến người nghe không thể “quay trở lại”, vì “quay trở lại” có nghĩa là “anh sợ”. Và việc “không quay trở lại” chính là ý muốn của người nói. Tương tự như câu (c) sau đây: c. Nếu không làm được thì để đó tôi làm cho. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ “hỏi” (Trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)
7 p | 135 | 24
-
Biểu tượng tính dục trong ca dao xứ Huế từ góc nhìn phân tích diễn ngôn
6 p | 137 | 19
-
Đặc điểm của thành phần rào đón ở hành vi hỏi trực tiếp trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)
8 p | 144 | 19
-
Nguyên tắc lịch sự của hành vi nịnh trong tiếng Hán (Qua ngữ liệu bộ phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam)
8 p | 111 | 9
-
Đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa nghi thức giới thiệu trong tiếng Anh của người Mỹ: Khảo sát trường hợp
5 p | 144 | 7
-
Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ của hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga
11 p | 121 | 7
-
Từ ngữ tình thái trong hành vi ngôn ngữ nịnh tiếng Việt
12 p | 78 | 5
-
Những đặc trưng về trường thông qua quá trình chuyển tác trong tiêu đề báo (khảo sát trên báo Quảng Nam)
14 p | 14 | 4
-
Hành vi trong lớp học của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
10 p | 4 | 3
-
Đặc điểm hành vi bắt nạt trực tuyến của giới trẻ học đường ở Việt Nam
12 p | 14 | 3
-
Hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt giai đoạn 1930-1945
5 p | 46 | 2
-
Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một
9 p | 4 | 2
-
Cách sử dụng từ ông, bà trong giao tiếp của người xứ Thanh
7 p | 64 | 1
-
Hành vi xin phép trong tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ góc độ lịch sự
2 p | 68 | 1
-
Vai trò chỉ tố tình thái nhận thức với các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp đối thoại Anh Việt
5 p | 60 | 1
-
Hiện tượng danh hóa trong ngôn ngữ văn bản hành chính (khảo sát qua văn bản hành chính cấp địa phương ở Quảng Nam. Đà Nẵng)
13 p | 10 | 1
-
Tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt giai đoạn 1930-1945
5 p | 87 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn