Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Điền<br />
<br />
120<br />
<br />
KHẢO SÁT HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG WDM<br />
MMW/ROF SỬ DỤNG TIỀN KHUẾCH ĐẠI QUANG VÀ MÁY THU COHERENCE<br />
INVESTIGATING PERFORMANCE OF WDM MMW/ROF SYSTEM USING OPTICAL<br />
PREAMPLIFIER AND COHERENCE RECEIVER<br />
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Điền<br />
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; nvtuan@dut.udn.vn, nguyenvandieniuh@gmail.com<br />
Tóm tắt - Bài báo đề xuất một mô hình tính toán hiệu năng (SNR,<br />
BER) của hệ thống truyền dẫn tín hiệu vô tuyến sóng milimét qua<br />
sợi quang ghép kênh theo bước sóng (WDM MMW/RoF) sử dụng<br />
bộ tiền khuếch đại quang EDFA và máy thu Coherence. Tiến hành<br />
khảo sát các loại nhiễu trội bao gồm nhiễu phát xạ tự phát (ASE)<br />
tạo ra từ EDFA, nhiễu trộn bốn bước sóng (FWM) do hệ thống<br />
ghép nhiều bước sóng quang và nhiễu từ máy thu Coherence để<br />
xác định tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR), tỉ lệ lỗi bit (BER) của hệ<br />
thống. Tiếp đến, viết chương trình bằng Matlab, cho chạy chương<br />
trình và vẽ các đồ thị biểu diễn các đặc tính của hệ thống, chẳng<br />
hạn BER, SNR theo công suất máy phát, theo số kênh quang, theo<br />
độ khuếch đại G của EDFA, theo công suất dao động nội của máy<br />
thu Coherence, theo tốc độ bít từng kênh. Kết quả này có thể được<br />
sử dụng hiệu quả trong tính toán, thiết kế và khai thác hệ thống<br />
nhằm nâng cao dung lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu<br />
truyền dẫn trong hệ thống.<br />
<br />
Abstract - In this paper, a calculating model of Milimeter-Wave<br />
(MMW) Radio-over-Fiber WDM Fiber Optic Communication<br />
System (WDM MMW/RoF) using EDFA preamplifier and<br />
Coherence receiver is proposed. We then investigate dominant<br />
noises including Amplified Spontaneous Emission (ASE) noise<br />
from EDFA, Four Wave Mixing (FWM) noise created by the WDM<br />
and receiver’s noise to determine the SNR, BER of this system.<br />
After that, we write MatLab-based program and make it run to draw<br />
graphs that show system performance, such as BER, SNR versus<br />
number of optical channels, transmitter’s power, EDFA’s Gain,<br />
oscillator power of Coherence receiver, bit rate of each channel.<br />
The results could be used effectively in calculating, designing and<br />
exploting the WDM MMW/RoF system to improve the capacity so<br />
that signal quality is still ensured in this system.<br />
<br />
Từ khóa - WDM; RoF; Coherence; ASE; FWM; SNR; BER<br />
<br />
Key words - WDM; RoF; Coherence; ASE; FWM; SNR; BER<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Mạng di động 5G và 5G thế hệ tiếp theo đòi hỏi sự cải<br />
tiến đáng kể về hiệu suất, công suất, điện năng tiêu thụ, độ<br />
trễ, và số người dùng [1]. Hệ thống truyền dẫn tín hiệu vô<br />
tuyến qua sợi quang (RoF) kết hợp tính di động của thông<br />
tin di động và dung lượng cực lớn của thông tin sợi quang<br />
trở thành một trong những giải pháp tiềm năng đáp ứng với<br />
yêu cầu cao của mạng di động trong tương lai. Việc áp<br />
dụng các công nghệ quang điện hiện đại để tạo, truyền và<br />
chuyển đổi các tín hiệu vô tuyến tần số cao (ví dụ dải tần<br />
milimét) được coi là một trong những giải pháp đầy hứa<br />
hẹn vì nó giúp tăng công suất hệ thống và giảm chi phí, độ<br />
trễ, và độ phức tạp của các vị trí anten [2], [3]. RoF đã thu<br />
hút sự chú ý của các nhà mạng cho các ứng dụng mạng truy<br />
cập thế hệ tiếp theo bao gồm việc truyền thông di động 5G<br />
đến truyền tải tín hiệu cáp truyền hình (CATV) hoặc tín<br />
hiệu vệ tinh [4]. Nhờ những đặc tính ưu việt của nó, RoF<br />
đã và đang sử dụng các tuyến quang có độ tuyến tính cao,<br />
góp phần làm giảm số trạm lặp trên đường truyền và phân<br />
phối tín hiệu vô tuyến từ trạm trung tâm (CS) tới các trạm<br />
gốc (BS) và ngược lại, như được biểu diễn trong Hình 1.<br />
<br />
Bài báo khảo sát sự kết hợp RoF với kỹ thuật ghép kênh<br />
quang phân chia theo bước sóng (WDM) để nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng băng thông, tăng dung lượng, cung cấp số kênh<br />
truyền dẫn đa dạng với các bước sóng khác nhau được truyền<br />
trên một sợi quang. Khi hệ thống khảo sát có khoảng cách<br />
truyền dẫn dài (chẳng hạn hệ thống RoF truyền dẫn tín hiệu<br />
giữa đất liền và các đảo) thì suy hao trên đường truyền rất<br />
lớn. Trường hợp này, việc sử dụng máy thu quang<br />
Coherence kết hợp bộ khuếch đại EDFA là giải pháp thích<br />
hợp với ưu điểm vượt trội so với máy thu tách sóng trực tiếp<br />
(DD). Máy thu quang Coherence với bộ dao động nội đặt tại<br />
máy thu (cấu hình tiền khuếch đại quang) cho phép tăng<br />
công suất tín hiệu đến đầu vào máy thu, bù đắp những tổn<br />
hao trên đường truyền, cải thiện độ nhạy máy thu, tăng tốc<br />
độ thông tin, đặc biệt là sự linh hoạt trong việc lựa chọn kênh<br />
quang trong môi trường đa kênh dựa trên sự thay đổi tần số<br />
dao động nội nhằm khôi phục tín hiệu ban đầu [5].<br />
Hệ thống WDM RoF sử dụng bộ khuếch đại EDFA<br />
cùng chủ điểm của bài báo đã được khảo sát trong những<br />
năm gần đây, chẳng hạn [10], tuy nhiên các tác giả mới chỉ<br />
khảo sát khoảng cách truyền dẫn đến 100 km và chưa đề<br />
cập máy thu Coherence trong hệ thống, đồng thời chỉ sử<br />
dụng phần mềm Optisystem mô phỏng chứ chưa xây dựng<br />
mô hình tính toán SNR và BER. Bài báo [11] khảo sát ảnh<br />
hưởng của một số loại khuếch đại quang như SOA, EDFA,<br />
Raman đến đặc tính của hệ thống WDM/SCM RoF và tìm<br />
độ khuếch đại phù hợp để nâng cao đặc tính của hệ thống.<br />
Tuy nhiên, các tác giả cũng chưa đề cập và chưa khảo sát<br />
máy thu Coherence để nâng cao khoảng cách truyền dẫn.<br />
Khác với các bài báo cùng chủ điểm, nội dung của bài<br />
báo này tập trung phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các<br />
loại nhiễu đến hiệu năng SNR, BER của hệ thống WDM<br />
<br />
Hình 1. Mô hình hệ thống RoF tiêu biểu<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1<br />
<br />
MMW/RoF sử dụng EDFA và máy thu Coherence.<br />
2. Mô hình tính toán và tỉ số công suất tín hiệu trên<br />
nhiễu SNR, tỉ lệ lỗi bit BER<br />
Mô hình tính toán của hệ thống truyền dẫn tín hiệu vô<br />
tuyến qua sợi quang ghép kênh theo bước sóng (WDM<br />
MMW/RoF) sử dụng bộ tiền khuếch đại quang EDFA và<br />
máy thu Coherence được biểu diễn như Hình 2.<br />
<br />
Với m =<br />
<br />
121<br />
<br />
E i (t ) A<br />
là hệ số điều chế. Phổ của tín hiệu<br />
Eo<br />
<br />
quang sau khi điều chế được biểu diễn như Hình 3. Đây là<br />
kiểu điều chế AM hai biên (DSB) có tần số sóng mang là<br />
tần số ánh sáng của laser phát quang s , 2 biên tần tương<br />
ứng với 2 tần số s + và<br />
<br />
s − .<br />
<br />
Hình 3. Phổ của tín hiệu sau khi điều chế quang<br />
<br />
E phat và Pphat (công suất quang đưa vào sợi quang sau<br />
khi qua bộ ghép quang) được biểu diễn như sau:<br />
<br />
Pphat = K1<br />
<br />
2<br />
E phat<br />
<br />
(4)<br />
<br />
2 Z LASER<br />
<br />
Trong đó, Z LASER là trở kháng ra của laser, K1 là hệ<br />
số tổn hao trong bộ ghép quang.<br />
<br />
Pphat sau khi qua bộ ghép<br />
<br />
quang sẽ được đưa vào sợi quang để truyền đến máy thu.<br />
Tại máy thu Coherence, tín hiệu quang đến máy thu và tín<br />
hiệu quang từ laser dao động nội cùng tác động lên<br />
photodiode trong mạch giải điều chế quang, chuyển đổi<br />
thành dòng điện tín hiệu, được biểu diễn như sau [5], [6]:<br />
<br />
I P ( t ) = 2 R PS PLO cos[(S − LO )t<br />
+ ( t )] cos ( t )<br />
<br />
Hình 2. Mô hình tính toán hệ thống WDM MMW/RoF<br />
<br />
Sóng vô tuyến tần số được điều chế ASK bởi luồng<br />
tín hiệu số NRZ và được biểu diễn bởi biểu thức:<br />
<br />
s( t ) = Ei ( t ) A cos t<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó, Ei(t) là bit 0 hoặc bit 1. Sóng s(t) này được<br />
đưa vào bộ điều chế quang để chuyển đổi thành tín hiệu<br />
quang và truyền qua sợi quang đến máy thu.<br />
Tín hiệu quang từ Laser phát quang được cho bởi:<br />
<br />
ELaser ( t ) = Eo coss t + s <br />
<br />
Trong đó, Eo , s ,<br />
<br />
(2)<br />
<br />
s lần lượt là biên độ, tần số và<br />
<br />
pha của tín hiệu quang từ laser. Sau khi qua điều chế, tín<br />
hiệu quang được biểu diễn như sau:<br />
<br />
E phat( t ) = Eo + s( t )cos( st + s ) =<br />
<br />
E ( t )A<br />
<br />
= Eo 1 + i<br />
cos t cosst + s <br />
Eo<br />
<br />
<br />
= Eo 1 + m cos t cos( st + s )<br />
<br />
(3)<br />
<br />
(5)<br />
<br />
PS[W], PLO[W] lần lượt là công suất quang đến máy thu<br />
và công suất quang từ laser dao động nội. Thông thường,<br />
người ta chọn PLO >> PS. LO là tần số của tín hiệu quang<br />
của laser dao động nội. (t) là độ lệch pha giữa 2 sóng<br />
quang. R là hệ số chuyển đổi quang điện, cosθ(t) thể hiện<br />
độ lệch phân cực giữa hai sóng quang.<br />
Giả thiết (t)=0 nhờ sử dụng vòng khóa pha OPLL. Khi<br />
sử dụng phương pháp điều chế và giải điều chế ASK đổi<br />
tần, công suất tín hiệu điện tại đầu ra của photodiode được<br />
biểu diễn như sau [5]:<br />
1<br />
1<br />
2<br />
Psignal = RL I p = RL (2 R PS PLO cos (t )) 2<br />
4<br />
4<br />
(6)<br />
= RL R 2 PS PLO cos2 (t )<br />
RL [Ω] là điện trở tải của photodiode.<br />
Tổng công suất nhiễu tại máy thu bao gồm công suất<br />
nhiễu do EDFA và máy thu Coherence tạo ra (PEDFA-CO) và<br />
công suất nhiễu trộn bốn bước sóng (PFWM) sinh ra do hệ<br />
thống sử dụng kỹ thuật ghép kênh WDM. Trong đó các<br />
2<br />
thành phần của PEDFA-CO gồm nhiễu bắn SH<br />
, nhiễu nhiệt<br />
<br />
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Điền<br />
<br />
122<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
TH<br />
<br />
<br />
<br />
, nhiễu phách<br />
<br />
2<br />
ASE<br />
<br />
được biểu diễn như sau [6], [7]:<br />
<br />
2 SH = 2 SH _ S + 2 SH _ LO + 2 SH _ ASE<br />
=2<br />
<br />
e 2<br />
hf<br />
<br />
BeGPphat + 2<br />
<br />
e 2<br />
hf<br />
<br />
2<br />
TH<br />
=<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
ASE<br />
<br />
=<br />
<br />
2<br />
<br />
+<br />
<br />
ASE _ S<br />
<br />
2<br />
<br />
(7)<br />
<br />
Be PLO + 4e nsp ( G − 1 )Be Bo<br />
2<br />
<br />
4 KTBe<br />
RL<br />
<br />
ASE _ LO<br />
<br />
+<br />
<br />
2<br />
<br />
ASE _ ASE<br />
<br />
(9)<br />
<br />
=4<br />
<br />
( e )<br />
PphatnspG( G − 1 )Be<br />
hf<br />
<br />
+4<br />
<br />
( e )2<br />
PLO nsp ( G − 1 )Be + 4( e )2 [ nsp ( G − 1 )] 2 Be Bo<br />
hf<br />
<br />
PEDFA−CO = 2 RL = ( 2 SH + 2 ASE + 2TH )RL<br />
<br />
(10)<br />
Với Be [Hz] và Bo [Hz] lần lượt là băng thông nhiễu điện<br />
của máy thu và bộ lọc quang. Pphat [W] là công suất phát<br />
đưa vào sợi quang. nsp là hệ số nhiễu phát xạ tự phát của<br />
EDFA. là hiệu suất lượng tử của photodiode, e là điện<br />
tích electron. hf là năng lượng photon của ánh sáng đến.<br />
α [1/lần] là tổn hao công suất do sợi gây ra trên toàn tuyến.<br />
G là độ khuếch đại của EDFA. K [J/K] là hằng số<br />
Boltzmann. T [°K] là nhiệt độ tại máy thu.<br />
Công suất nhiễu trộn 4 bước sóng (tổng nhiễu tích lũy)<br />
tại tần số fh được tính theo biểu thức [8]:<br />
(11)<br />
P ( f ) = P ( f )<br />
h<br />
<br />
f k = fi + f j − f h<br />
<br />
pqr<br />
<br />
fi<br />
<br />
h<br />
<br />
fj<br />
<br />
Với fi, fj, fk là tần số của 3 kênh bất kỳ trong N kênh. Hệ<br />
thống khảo sát gồm 2 phân đoạn L1 = L(11 ) + L(21 ) và<br />
<br />
L2 = L<br />
<br />
(2)<br />
1<br />
<br />
+L<br />
<br />
(2)<br />
2<br />
<br />
thì công nhiễu từng thành phần<br />
<br />
Ppqr ( f h ) được biểu diễn như sau [8]:<br />
P<br />
1024 6<br />
( d . )2 . phat<br />
. exp− 1( L(11 ) + L(21 ) + L(12 ) + L(22 ) )<br />
4 2 2<br />
n0 . .c<br />
Aeff2<br />
3<br />
<br />
Ppqr ( f h ) =<br />
<br />
G 3 . exp− 1( L(11 ) + L(21 ) ) + i . ( 1 ) <br />
<br />
2<br />
<br />
1 − exp( −1 + i .1 )L(11 )<br />
<br />
<br />
<br />
+<br />
<br />
−<br />
i<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
1<br />
G .<br />
<br />
(1) <br />
<br />
<br />
1<br />
−<br />
exp<br />
(<br />
−<br />
<br />
+<br />
i<br />
<br />
<br />
)<br />
L<br />
2<br />
2<br />
2<br />
exp( −1 + i1 )L(11 ) <br />
<br />
<br />
<br />
2 − i 2<br />
<br />
<br />
<br />
1,2 [rad/m] là pha phối hợp của sợi 1 và 2 trên 1 phân<br />
đoạn.<br />
1,2 = ( f i − f k )( f j − f k )<br />
<br />
(13)<br />
<br />
<br />
dD1,2 ( k ) <br />
D1,2 ( k ) − ( f i − f k ) + ( f j − f k )<br />
2c d <br />
<br />
<br />
(1) = 1 L1(1) + 2 L(21) là pha phối hợp tích luỹ<br />
trong phân đoạn 1; L = L1 + L2 là độ dài tuyến sợi quang.<br />
<br />
L1 = L + L và L2 = L + L tương ứng là 2 phân<br />
(2)<br />
1<br />
<br />
(2)<br />
2<br />
<br />
trong đó D1 và D2 tương ứng là hệ số tán sắc của sợi SMF<br />
và sợi DSF. c [m/s] là vận tốc ánh sáng. n0 là chiết suất của<br />
sợi; [m] là bước sóng; d là hệ số suy giảm (d = 3 nếu<br />
i = j k, d = 6 nếu i j k); [m3/W.s] là độ cảm ứng phi<br />
tuyến bậc 3; Aeff [m2] là diện tích hiệu dụng của lõi sợi. 1,<br />
2 [1/m] lần lượt là suy hao của 2 loại sợi SMF và DSF.<br />
D1,2(k) [s/m2] là tán sắc của 2 loại sợi tại bước sóng k.<br />
dD1,2/d [s/m3] là độ biến thiên tán sắc của sợi.<br />
Khi EDFA đặt ở cuối tuyến (đầu vào máy thu) theo<br />
phương án tiền khuếch đại thì:<br />
<br />
L2 = L(12 ) + L(22 ) = 0<br />
trong đó cả L(12 ) và L(22 ) đều bằng 0: L(12 ) = L(22 ) = 0 . Khi<br />
số kênh càng lớn, số tổ hợp các bước sóng mới tạo ra do<br />
hiệu ứng trộn 4 bước sóng càng nhiều, lúc đó việc tính tổng<br />
công suất nhiễu của tất cả số bước sóng mới trùng với bước<br />
sóng của kênh sẵn có được thể hiện qua biểu thức (11).<br />
Từ các biểu thức (6), (10) và (11), tỉ số công suất tín<br />
hiệu và công suất nhiễu (SNR) ở đầu ra của máy thu<br />
Coherence ở kênh h tương ứng với tần số fh trong N kênh<br />
được biểu diễn như sau:<br />
SNR( f h ) =<br />
=<br />
<br />
Psignal ( f h )<br />
PEDFA −CO ( f h ) + PFWM ( f h )<br />
RL R 2 PS PLO cos 2 (t )<br />
2 RL + PFWM ( f h )<br />
<br />
(14)<br />
<br />
Trong đó, Psignal( f h ) , PEDFA_ CO ( f h ) và PFW M( f h ) lần lượt là<br />
các công suất tín hiệu, công suất nhiễu do EDFA và máy<br />
thu Coherence tạo ra và công suất nhiễu trộn bốn bước sóng<br />
tương ứng với tần số fh. Sau khi qua máy thu Coherence tín<br />
hiệu trở về dạng sóng vô tuyến điều chế ASK s(t) như biểu<br />
thức (1). Sau đó tín hiệu này được đưa vào mạch giải điều<br />
chế RF (Hình 1) để khôi phục lại tín hiệu số NRZ ban đầu.<br />
Quan hệ giữa BER và SNR theo phương pháp giải điều chế<br />
ASK được biểu diễn như biểu thức [5], [6]:<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
SNR<br />
)<br />
2<br />
<br />
(15)<br />
<br />
3. Kết quả tính toán và thảo luận<br />
Bảng 1. Các giá trị của hệ thống RoF sử dụng tiền khuếch đại<br />
EDFA và máy thu Coherence<br />
Thông số<br />
<br />
22k <br />
<br />
c<br />
2<br />
k<br />
<br />
(1)<br />
2<br />
<br />
D1L(11 ) + D2 L(21 ) = 0<br />
<br />
BER = 0,5erfc(<br />
(12)<br />
<br />
(1)<br />
1<br />
<br />
(SMF) và đoạn L(21 ) là sợi quang tán sắc dịch chuyển<br />
(DSF) theo phương pháp bù tán sắc hoàn toàn:<br />
<br />
(8)<br />
<br />
2<br />
<br />
FW M<br />
<br />
đoạn (ở 2 bên bộ khuếch đại EDFA), trong mỗi phân đoạn<br />
(chẳng hạn L1 ) sử dụng đoạn L(11 ) là sợi quang đơn mode<br />
<br />
Định nghĩa<br />
<br />
Giá trị và đơn vị<br />
<br />
RL<br />
<br />
Trở tải của photodiode<br />
<br />
Rb<br />
<br />
Tốc độ bit mỗi kênh<br />
<br />
50 Ω<br />
<br />
L<br />
<br />
Chiều dài của sợi quang<br />
<br />
150 km<br />
<br />
(1)<br />
1<br />
<br />
L<br />
<br />
Sợi quang đơn mode (SMF)<br />
<br />
10 km<br />
<br />
L(21 )<br />
<br />
Sợi quang tán sắc dịch<br />
chuyển (DSF)<br />
<br />
140 km<br />
<br />
10 Gbit/s<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1<br />
<br />
fRF<br />
<br />
Tần số RF<br />
<br />
G<br />
<br />
Độ khuếch đại EDFA<br />
<br />
nsp<br />
<br />
Hệ số nhiễu phát xạ tự phát<br />
của EDFA<br />
<br />
min-max Dải bước sóng quang<br />
PLO<br />
Pphat<br />
<br />
Công suất quang của laser<br />
dao động nội<br />
C. suất quang đưa vào sợi<br />
<br />
60 GHz<br />
<br />
123<br />
<br />
3.2. Quan hệ của BER theo G của EDFA và số kênh N<br />
<br />
10 dB - 40 dB<br />
1,26<br />
1.530 nm - 1.565 nm<br />
–5 dBm - +5 dBm<br />
–5 dBm - +5 dBm<br />
<br />
no<br />
<br />
Chiết suất lõi sợi quang<br />
<br />
<br />
<br />
Độ cảm ứng phi tuyến bậc 3<br />
<br />
4.10-15 m3/W.s<br />
<br />
Aeff<br />
<br />
Diện tích hiệu dụng của lõi<br />
sợi<br />
<br />
50.10-12 m2<br />
<br />
D1<br />
<br />
Hệ số tán sắc của sợi mode<br />
SMF<br />
<br />
18 ps/nm.km<br />
<br />
D2<br />
<br />
Hệ số tán sắc của sợi tán sắc<br />
dịch chuyển DSF<br />
<br />
–1,29 ps/nm.km<br />
<br />
dD1,2()<br />
<br />
Độ biến thiên tán sắc của sợi<br />
<br />
0,07 ps/nm.km<br />
<br />
1,5<br />
<br />
3.1. Quan hệ của SNR theo công suất phát (Pphat) và số<br />
kênh N<br />
<br />
Hình 4. Quan hệ giữa SNR và công suất phát tương ứng với số<br />
kênh khác nhau với G = 30 dB, PLO=5 dBm, Rb = 10 Gbit/s,<br />
L = 150 km<br />
<br />
Hình 4 biểu diễn mối quan hệ giữa SNR theo sự biến<br />
thiên của công suất phát Pphat từ –5 dBm đến 5 dBm với số<br />
kênh khác nhau (N = 1, 16, 24, 32, 40, 48 và 56) tương ứng<br />
với G = 30 dB, PLO = 5 dBm, Rb = 10 Gbit/s, L = 150 km.<br />
Qua đó ta thấy trong trường hợp hệ thống chỉ truyền 1 kênh,<br />
khi công suất phát Pphat tăng lên thì SNR tăng tuyến tính. Đối<br />
với trường hợp đa kênh, khi tăng Pphat đến một ngưỡng nhất<br />
định thì ảnh hưởng của hiệu ứng trộn 4 bước sóng (FWM)<br />
của hệ thống tăng nhanh, dẫn đến tổng công suất nhiễu cao,<br />
SNR của hệ thống giảm. Điều này được giải thích là khi Pphat<br />
tăng thì công suất các kênh quang đưa vào sợi Pphat tăng lên,<br />
làm cho công suất nhiễu FWM Ppqr ( f h ) trong biểu thức (12)<br />
và công suất nhiễu FWM tổng PFW M( f h ) trong biểu thức<br />
(11) cũng tăng lên. Do đó, dựa vào biểu thức (14), SNR của<br />
hệ thống giảm. Hơn nữa số kênh truyền càng lớn, số bước<br />
sóng mới tạo ra càng nhiều, công suất nhiễu FWM càng tăng<br />
làm SNR càng giảm, điều này được thể hiện khi số kênh N<br />
càng tăng lên thì SNR của hệ thống càng giảm và khi N = 56<br />
thì SNR có giá trị thấp nhất.<br />
<br />
Hình 5. Quan hệ giữa BER và G tương ứng với số kênh khác<br />
nhau tại Pphat = 5 dBm, PLO = 5 dBm, L = 150 km, Rb = 10 Gbit/s<br />
<br />
Hình 5 biểu diễn mối tương quan của BER biến thiên<br />
theo độ khuếch đại G từ 10 đến 40 dB với các số kênh khác<br />
nhau (N = 1, 16, 24, 32, 40, 48 và 56) tương ứng Pphat =5<br />
dBm, PLO = 5 dBm, L = 150 km, Rb = 10 Gbit/s. Ta nhận<br />
thấy, khi G tăng lên và nằm trong khoảng từ 10 dB đến 25<br />
dB thì BER giảm xuống. BER trong khoảng này không phụ<br />
thuộc vào số kênh hệ thống, nghĩa là các đặc tuyến BER<br />
tương ứng với các kênh khác nhau nhưng gần như trùng<br />
nhau, do chúng ít phụ thuộc vào số kênh. Điều này được<br />
giải thích là khi G còn nhỏ (< 25 dB) thì nhiễu do EDFA<br />
và máy thu Coherence tạo ra là nhiễu trội so với nhiễu trộn<br />
4 bước sóng (FWM), mà loại nhiễu này không phụ thuộc<br />
vào số kênh N. Tuy nhiên khi G > 25 dB thì nhiễu FWM<br />
tăng nhanh, trở thành nhiễu trội trong hệ thống và làm cho<br />
BER tăng lên đáng kể. Ảnh hưởng của số kênh càng tăng<br />
cũng làm cho đặc tính BER càng xấu đi và các đặc tuyến<br />
BER ngày càng tách riêng ra, số kênh càng nhiều thì BER<br />
càng xấu, vì khi đó hiệu ứng trộn bốn bước sóng tạo ra càng<br />
nhiều bước sóng mới càng tăng, tác động vào các bước<br />
sóng của hệ thống làm chất lượng tín hiệu càng giảm. Cũng<br />
từ Hình 5, ta thấy khi số kênh truyền và độ khuếch đại G<br />
thay đổi, BER của hệ thống cũng thay đổi trong khoảng từ<br />
10-19 đến 10-4. Đặc biệt, với số kênh xác định (chẳng hạn<br />
như N = 56 kênh) thì G thay đổi từ 30 dB đến 31 dB sẽ cho<br />
giá trị BER tương ứng trong khoảng từ 10-12 đến 10-9.<br />
3.3. Quan hệ của SNR theo tốc độ bít và số kênh N<br />
<br />
Hình 6. Quan hệ giữa SNR và tốc độ bít tương ứng với các số kênh<br />
khác nhau với Pphat = 1 dBm, PLO = 5 dBm, L = 150 km, G = 30 dB<br />
<br />
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Điền<br />
<br />
124<br />
<br />
Hình 6 biểu diễn mối quan hệ giữa SNR và tốc độ bít<br />
Rb tương ứng với số kênh khác nhau (N = 1, 16, 24, 32, 40,<br />
48 và 56) ứng với trường hợp Pphat = 1 dBm, PLO = 5 dBm,<br />
L = 150 km, G = 30 dB. Qua đó, ta thấy khi tốc độ bít Rb<br />
tăng lên thì SNR giảm. Điều này được giải thích là vì khi<br />
Rb tăng thì băng thông bộ lọc quang Bo và băng thông nhiễu<br />
điện của máy thu Be đều tăng lên (Be = 0,75 Rb), làm cho<br />
các loại nhiễu nhiệt, nhiễu bắn và nhiễu liên quan với phát<br />
xạ tự phát (ASE) do EDFA tạo ra cũng tăng lên, như thể<br />
hiện trong các biểu thức nhiễu (7), (8) và (9). Do đó, nhiễu<br />
tổng PEDFA−CO tăng lên dẫn đến SNR giảm. Ngoài ra, hệ<br />
thống càng nhiều kênh, SNR càng giảm do ngoài tác dụng<br />
của các nhiễu kể trên còn có thêm ảnh hưởng của nhiễu<br />
trộn bốn bước sóng FWM, mà nhiễu FWM này tăng tỉ lệ<br />
với số kênh như thể hiện trong biểu thức (11), (12). Kết quả<br />
là khi số kênh càng tăng thì SNR càng giảm. Chẳng hạn<br />
với cùng một giá trị tốc độ bít Rb = 5 Gb/s, SNR của hệ<br />
thống lần lượt khoảng 29 dB, 28 dB, 27 dB, 25,5 dB và<br />
23,8 dB tương ứng với số kênh là 24, 32, 40, 48 và 56 kênh.<br />
3.4. Quan hệ của BER theo công suất dao động nội và số<br />
kênh N<br />
<br />
Hình 7. Quan hệ giữa BER và công suất dao động nội ứng với<br />
các số kênh khác nhau với Pphat = 3 dBm, L = 150 km, G =30 dB<br />
<br />
Hình 7 biểu diễn đặc tuyến của BER thay đổi theo công<br />
suất dao động nội (PLO) tương ứng với số kênh khác nhau (N<br />
= 1, 16, 24, 32, 40, 48 và 56) ứng với trường hợp Pphat = 3<br />
dBm, L = 150 km, G = 30 dB, Rb = 10 Gbit/s. Từ đồ thị này<br />
ta nhận thấy rằng, công suất dao động nội càng tăng lên thì<br />
giá trị BER càng giảm. Điều này được giải thích là khi PLO<br />
tăng lên thì công suất tín hiệu Psignal trong biểu thức (6) và<br />
(14) tăng lên, làm SNR tăng, dẫn đến BER giảm xuống.<br />
Ngoài ra, tương ứng cùng một PLO, khi số kênh truyền càng<br />
nhiều thì BER càng tăng lên (chất lượng tín hiệu càng giảm).<br />
Chẳng hạn, tương ứng với PLO = 5 dBm, hệ thống có số kênh<br />
N = 32, 40, 48 thì BER có giá trị tương ứng là khoảng 10-30,<br />
<br />
10 và 10 . Điều này được giải thích là khi hệ thống càng<br />
nhiều kênh, công suất nhiễu trộn bốn bước sóng FWM càng<br />
tăng, như thể hiện trong biểu thức (11). Điều này làm SNR<br />
giảm và BER tăng lên vì chúng biến thiên theo chiều ngược<br />
nhau, thể hiện trong biểu thức (14).<br />
-19<br />
<br />
-12<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Bài báo đã đề xuất được mô hình và xây dựng được các<br />
biểu thức tính toán hiệu năng của hệ thống WDM<br />
MMW/RoF sử dụng máy thu Coherence kết hợp bộ tiền<br />
khuếch đại EDFA. Trên cơ sở đó, bài báo đã tiến hành khảo<br />
sát, so sánh, đánh giá hệ thống khi sử dụng nhiều kênh<br />
truyền khác nhau và tốc độ bít khác nhau. Sự phụ thuộc của<br />
chất lượng tín hiệu vào số kênh, công suất phát, độ khuếch<br />
đại cũng như sự thay đổi tốc độ bít đã được phân tích, so<br />
sánh và đánh giá. Qua kết quả tính toán cho thấy, khi sử<br />
dụng hệ thống truyền dẫn đa kênh mặc dù chịu ảnh hưởng<br />
của các nhiễu không mong muốn nhưng có thể đảm bảo về<br />
SNR, BER trong khoảng số kênh truyền nhất định.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] P. Rost et al., “Mobile Network Architecture Evolution Toward 5G”,<br />
IEEE Communications Magazine, Vol. 54, No. 5, May 2016, pp. 84-91.<br />
[2] T. S. Rappaport et al., “Millimeter Wave Mobile Communications for<br />
5G Cellular: It Will Work!”, IEEE Access, Vol. 1, 2013, pp. 335-349.<br />
[3] P. T. Dat, A. Kanno, N. Yamamoto and T. Kawanishi, “5G Transport<br />
Networks: The Need for New Technologies and Standards”, IEEE<br />
Communications Magazine, Vol. 54, No. 9, September 2016, pp. 18-26.<br />
[4] D. Novak et al., “Radio-Over-Fiber Technologies for Emerging<br />
Wireless Systems”, IEEE Journal of Quantum Electronics, Vol. 52,<br />
No. 1, Jan. 2016, pp. 1-11.<br />
[5] K. Kikuchi, “Fundamentals of Coherent Optical Fiber<br />
Communications”, Journal of Lightwave Technology, Vol. 34, No.<br />
1, Jan.1, 1 2016, pp. 157-179.<br />
[6] Govind P. Agrawal, Fiber-Optic Communication Systems, John<br />
Wiley & Sons, Inc., NewYork, Third Edition, 2002.<br />
[7] G. Keiser, Optical Fiber Communications, 3rd ed., McGraw-Hill,<br />
Inc., 2000.<br />
[8] W. Zeiler, F. D. Pasquale, P. Bayel, J. Midwinter, “Modeling of<br />
Four-Wave Mixing and Gain Peaking in Amplified WDM Optical<br />
Communication Systems and Networks”, Journal of Lightwave<br />
Technology, Vol. 14, No. 9, September 1996, pp. 1933-1942.<br />
[9] A. Stohr et al., Coherent Radio-over-Fiber THz Communication<br />
Link for High Data-Rate 59 Gbit/s 64-QAM-OFDM and Real-Time<br />
HDTV Transmission, Optical Fiber Communication Conference,<br />
January 2017.<br />
[10] Mukesh Kumar, Sandeep Singh, Jay Singh, Rohini Saxena,<br />
“Performance Analysis of WDM/SCM System Using EDFA”,<br />
International Journal of Advanced Research in Computer Science<br />
and Software Engineering, Vol. 2, Issue 6, June 2012.<br />
[11] Sakshi Sharma, Kamaljeet Singh Bhatia, Harsimrat Kaur, “Effect of<br />
Optical Amplifiers on the Performance of SCM Radio over Fiber<br />
Systems”, Journal of Optical Communications, Vol. 36, 2015.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 21/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 21/5/2018)<br />
<br />