intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư tại một Bệnh viện chuyên khoa ung bướu

Chia sẻ: ViAnkanra2711 ViAnkanra2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm sai lệch và đặc điểm thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn, các biện pháp bảo hộ lao động trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư tại một Bệnh viện chuyên khoa ung bướu

  1. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI MỘT BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU HOÀNG THỊ LÊ HẢO1, BẠCH VĂN DƯƠNG2 TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm sai lệch và đăc điểm thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn, các biện pháp bảo hộ lao động trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để phát hiện sai lệch và hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ sai lệch. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ các quan sát có sai lệch chiếm tỉ lệ rất cao. Điều dưỡng không thực hiện tốt kỹ thuật vô khuẩn và các biện pháp bảo hộ lao động. Yếu tố liên quan tới sai lệch bảo gồm nhóm thuốc, chia nhỏ liều, kiểu chuẩn bị phức tạp và số liều thuốc. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ sai lệch rất cao trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc ung thư. Xây dựng hướng dẫn, phổ biến và tập huấn cho điều dưỡng, tập trung vào các thuốc đường tĩnh mạch có kiểu chuẩn bị phức tạp, có thể cải thiện sự an toàn cho bệnh nhân. Từ khóa: Khảo sát, sai lệch, chuẩn bị thuốc, thực hiện thuốc, thuốc điều trị ung thư. ABSTRACT Survey on the preparation and administration of chemotherapy at the Oncology Hospital Purpose: This study aimed to survey characteristic deviations and characteristic implementation aspetic techniques, labor protection methods in the preparation and administration process of chemotherapy. Methods: The study used a direct observation method to detect deviations and logistic regression to determine the factors that influence the deviation rate. Results: The rate of observations had deviation very highly. Nurses perform poorly aspetic techniques and labor protection methods. Factors associated with deviations were drug class, complexity of preparation, dose subdivision and total dose. Conclusion: This study showed a very high rate of deviation in the preparation and administration process of chemotherapy. Building instructions, educational interventions, focusing on intravenous medications with complex preparation procedure, are likely to improve patient safety. Keywords: Survey, deviations, preparation medication, administration medication, chemotherapy. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời giảm thiểu các nguy Ung thư đang là một trong những nguyên nhân cơ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình sử hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới[1]. Để điều trị dụng thuốc không thể tránh khỏi xảy ra các sai sót. ung thư có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, Những hậu quả của sai sót liên quan đến thuốc là trong đó hóa trị liệu là một trong những phương kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và pháp thường được sử dụng. Việc sử dụng hóa trị gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân, thậm liệu rất phức tạp do thuốc điều trị ung thư là thuốc có chí dẫn tới tử vong[3]. Trong một nghiên cứu, sai sót chỉ số điều trị hẹp, độc tính cao dù ở liều điều trị và trong sử dụng thuốc điều trị ung thư là nguyên nhân bệnh nhân ung thư là nhóm bệnh nhân dễ xuất hiện phổ biến thứ hai trong các sai sót liên quan đến các phản ứng có hại do họ có khả năng chịu đựng thuốc có thể dẫn tới tử vong (chiếm 15,4% số kém[2]. 1 ThS. Dược học Trưởng Khoa Dược - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 2 DS Lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 145
  2. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT trường hợp tử vong do sai sót liên quan đến thích hợp cho việc quan sát (cấp cứu, điều dưỡng từ thuốc)[4]. Việc cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân chối quan sát). là một quá trình phức tạp. Sai sót có thể xảy ra ở bất Phương pháp nghiên cứu kỳ thời điểm nào và giai đoạn nào trong thực hành lâm sàng, từ giai đoạn kê đơn của bác sĩ, cấp phát Thiết kế nghiên cứu của dược sĩ đến giai đoạn chuẩn bị và thực hiện Nghiên cứu mô tả tiến cứu. thuốc của điều dưỡng[5]. Trong đó, chuẩn bị và thực hiện thuốc là công việc có nguy cơ sai sót cao nhất Phương pháp nghiên cứu trong công việc thực hành của điều dưỡng[6]. Kỹ thuật quan sát trực tiếp, không can thiệp. Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị và thực hiện Nội dung tiến hành nghiên cứu thuốc điều trị ung thư có thể gây nên những ảnh Người quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi hưởng bất lợi tới sức khỏe của các nhân viên y tế là 02 dược sĩ lâm sàng. Nội dung tiến hành để thu trong thời gian tiếp xúc với nhóm thuốc độc hại này. thập số liệu như sau: Tại thời điểm khảo sát, tại bệnh viện chưa có nghiên cứu nào được triển khai về thực hành thuốc trên Bước 1: Khảo sát thực tế khoa phòng. bệnh nhân ung thư, chưa có hướng dẫn chi tiết về Bước 2: Xây dựng mẫu phiếu thu thập thông tin. quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư, kỹ thuật vô khuẩn cũng như hướng dẫn an toàn Bước 3: Nghiên cứu thử nghiệm và điều chỉnh khi thao tác với thuốc độc hại. bộ công cụ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát Bước 4: Quan sát và thu số liệu chính thức. đặc điểm sai lệch và đặc điểm thực hiện các kỹ thuật Chỉ tiêu nghiên cứu vô khuẩn, các biện pháp bảo hộ lao động trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của Tỉ lệ các quan sát có sai lệch trong quy trình điều dưỡng. chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Định nghĩa sai lệch Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi xác định “sai lệch” là bất kỳ sự khác Là quan sát ứng với việc chuẩn bị và thực hiện biệt nào trong quá trình điều dưỡng chuẩn bị và thực mỗi liều thuốc điều trị ung thư đường tiêm truyền hiện thuốc so với (1) y lệnh của thầy thuốc hoặc (2) được điều dưỡng thực hành cho bệnh nhân điều trị khuyến cáo cách sử dụng thuốc được tổng hợp từ nội trú tại 2 Khoa Nội I và Nội II của một Bệnh viện các y văn theo thứ tự ưu tiên (hướng dẫn pha truyền chuyên khoa Ung Bướu. một số thuốc điều trị ung thư của khoa Dược bệnh viện[8], tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc được Một quan sát là những ghi nhận của người sử dụng tại hai khoa nghiên cứu, Australian quan sát liên tục trong quá trình chuẩn bị và thực Injectable drugs handbook 4th[9], AHFS Drug hiện một liều thuốc trên một bệnh nhân tính từ khi Information 2011[10], Dược thư quốc gia Việt Nam điều dưỡng chuẩn bị liều thuốc đó cho đến khi điều 2015[11], Martindale 37th[12], BCCA chemotherapy dưỡng kết thúc việc thực hiện thuốc của mình[7]. preparation and stability chart 2016[13]). Trong các Địa điểm, thời gian tiến hành quan sát: trường hợp y lệnh của thầy thuốc/ khuyến cáo cách Nghiên cứu được thực hiện tại 2 khoa lâm sàng sử dụng thuốc không thống nhất thì chúng tôi ưu tiên của một Bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu, từ tháng y lệnh của thầy thuốc. 1 đến tháng 10 năm 2018. Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả quan sát của người quan sát về việc chuẩn bị và thực hiện trên bệnh nhân được điều (Ghi chú (a): Liều bị bỏ lỡ là liều được bác sĩ chỉ định dưỡng thực hành trong thời gian quan sát. nhưng bệnh nhân không được dùng thuốc) Bệnh nhân được lựa chọn trước để việc quan sát Tỉ lệ các sai lệch cụ thể xảy ra trong quy trình được thuận tiện (bệnh nhân cùng nhóm điều dưỡng chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của thực hiện). điều dưỡng. Tiêu chuẩn loại trừ: Trong nghiên cứu, chúng tôi phân loại thành 14 Những quan sát nằm ngoài thời gian quan sát sai lệch cụ thể, được mô tả trong Bảng 1. của người nghiên cứu, những trường hợp không 146 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  3. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Bảng 1. Phân loại sai lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc STT Tên sai lệch Mô tả sai lệch Giai đoạn chuẩn bị thuốc 1 Sai thuốc Chuẩn bị thuốc không có trong chỉ định[3],[14] 2 Bỏ lỡ thuốc Thuốc được chỉ định nhưng không được chuẩn bị[3],[14] 3 Sai liều Lượng thuốc được phân liều cho bệnh nhân khác với liều thuốc được chỉ định[3],[14], bao gồm tính sai thể tích dung dịch thuốc. Đối với thuốc tiêm thì giới hạn đánh giá sai liều nhỏ hơn hay lớn hơn 10% so với lượng thuốc được bác sĩ chỉ định[15],[16]. 4 Sai liều do lỗi chuẩn bị Liều thuốc không được chuẩn bị chính xác do lỗi chuẩn bị[3]. 5 Sai do thêm liều Bệnh nhân được dùng thêm một liều thuốc vượt tổng mức liều chỉ định bởi bác sĩ hoặc được dùng thêm một liều thuốc khi bác sĩ đã dừng chỉ định[3]. 6 Sai dạng bào chế Sử dụng dạng bào chế khác so với dạng bào chế được kê đơn của bác sĩ[3],[14] 7 Thuốc có nguy cơ bị hỏng Chuẩn bị một loại thuốc hết hạn sử dụng hoặc tính chất vật lý/hóa học của dạng bào chế bị thay đổi hay do dùng thuốc không được bảo quản cẩn thận trong điều kiện thích hợp nên dạng bào chế bị thay đổi[3],[14]. 8 Sai kỹ thuật chuẩn bị Kỹ thuật chuẩn bị thuốc không đúng quy trình hay bỏ lỡ thao tác khi chuẩn bị thuốc so với khuyến cáo. Sai kỹ thuật chuẩn bị thuốc bao gồm sai loại dung môi hoàn nguyên, sai loại dung môi pha loãng, sai thể tích dung môi hoàn nguyên hoặc sai thể tích dung môi pha loãng so với chỉ định trong đơn thuốc bởi bác sĩ hoặc các khuyến cáo, nguy cơ tương kỵ giữa các thuốc hoặc dung môi trộn cùng, sai kỹ thuật lắc so với các khuyến cáo[14],[17]. 9 Lỗi sai chuẩn bị khác Bất kỳ các sai lệch nào khác trong giai đoạn chuẩn bị không thuộc các lỗi sai trên[17]. Giai đoạn thực hiện thuốc 10 Bỏ lỡ thuốc Liều thuốc không được dùng cho bệnh nhân[3]. 11 Sai kỹ thuật thực hiện thuốc Sử dụng quy trình không thích hợp hoặc kỹ thuật không đúng trong thực hiện thuốc[3] 12 Sai tốc độ thực hiện thuốc Sai tốc độ thực hiện thuốc được ghi nhận khi điều dưỡng thực hiện sai khác 10% tốc độ được chỉ định/khuyến cáo[16]. 13 Sai đường dùng Sai đường dùng được ghi nhận khi điều dưỡng thực hiện đường dùng khác với chỉ định/khuyến cáo[3],[18]. 14 Lỗi sai thực hiện khác Bất kỳ các sai lệch nào khác trong giai đoạn thực hiện thuốc không thuộc các lỗi sai trên[17]. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ sai lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng. Tỉ lệ quan sát không thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng. Tỉ lệ lượt điều dưỡng thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng. Xử lý kết quả Trong nghiên cứu không có quan sát nào được xem là bỏ lỡ thuốc nên tổng số liều thuốc được quan Số liệu được lưu trữ và phân tích bằng phần sát cộng với số liều thuốc bị bỏ lỡ bằng tổng số liều mềm thống kê SPSS 20. Sử dụng hồi quy logistic đa thuốc được quan sát, là 399 quan sát. Tỉ lệ quan sát biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ sai có sai lệch được mô tả trong Bảng 2. lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm sai lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng Tỉ lệ quan sát có sai lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 147
  4. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Bảng 2. Tỉ lệ quan sát có sai lệch trong quy trình và sau mỗi lần thực hiện thuốc) và sai tốc độ truyền chuẩn bị và thực hiện thuốc (78,2%). Số quan sát có sai lệch (%) Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sai lệch trong quy Khoa trình chuẩn bị và thực hiện thuốc Giai đoạn Giai đoạn Cả 2 chuẩn bị thực hiện giai đoạn Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến, các Nội I (n=217) 180 (82,9) 210 (96,8) 216 (99,5) yếu tố nhóm thuốc, dạng liều kê đơn so với dạng đóng gói và kiểu chuẩn bị ảnh hưởng tới tỉ lệ sai lệch Nội II (n=182) 182 (100) 186 (99,5) 182 (100) trong giai đoạn chuẩn bị thuốc. Về nhóm thuốc, nguy Cả 2 khoa (N=399) 362 (90,7) 391 (98,0) 398 (99,7) cơ gặp sai lệch khi chuẩn bị các thuốc thuộc nhóm “kháng chuyển hóa” và nhóm “các chất có nguồn Tỉ lệ quan sát có sai lệch ở cả 2 giai đoạn là gốc từ thực vật” thấp hơn đáng kể so với nhóm 99,7%, trong giai đoạn chuẩn bị là 90,7% và trong “alkyl hóa” với OR lần lượt là OR=0,02, 95% CI: giai đoạn thực hiện thuốc là 98,0%. Hầu hết các 0,00-0,17, p
  5. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Không khử trùng sản phẩm sau khi 399 100,0 hiện, các biện pháp được thực hiện với tỉ lệ cao là chuẩn bị xong đeo khẩu trang (70,2%) và đeo găng (66,4%), nhưng Không sử dụng kim thông khí khi rút 320 100,0 các biện pháp như mặc áo bảo hộ, rửa tay sau khi thuốc ra khỏi lọ thực hiện và đặt miếng thấm hút dưới vị trí truyền để Giai đoạn thực hiện thuốc ngăn thuốc rò rỉ ra đều không được thực hiện. Không sát khuẩn tay trước khi thực 399 100,0 BÀN LUẬN hiện thuốc Khi bàn luận tỉ lệ sai lệch trong giai đoạn chuẩn Không sát khuẩn cổng nối chai 399 100,0 bị và thực hiện thuốc, chúng tôi chủ yếu so sánh tỉ lệ truyền này với nghiên cứu của Nguyễn Thùy Giang Không sát khuẩn nắp chai dịch trước 212 53,1 (2014)[19]. Việc so sánh với các nghiên cứu khác trên khi truyền thế giới liên quan tới thuốc điều trị ung thư là khó khăn do các nghiên cứu không sử dụng cách phân Các thao tác hoàn toàn không được thực hiện loại và phương pháp tính toán giống nhau. trong các QS bao gồm không sát khuẩn nắp chai dich và nắp lọ/ ống thuốc trước khi chuẩn bị, không Trong giai đoạn chuẩn bị, sai lệch do không dán sát khuẩn cổng nối chai truyền, không sát khuẩn tay nhãn chai khi chuẩn bị và sai kỹ thuật chuẩn bị là hai trước khi thực hiện, không sử dụng gạc tiệt trùng để loại sai lệch phổ biến nhất, cũng tương tự nghiên bọc quanh kim tiêm và nắp lọ trước khi rút thuốc, cứu của Nguyễn Thùy Giang 2014[19]. Việc không không sử dụng kim thông khí khi rút thuốc ra khỏi lọ, dán nhãn chai mà viết trực tiếp với các thông tin vắn không khử trùng sản phẩm sau khi chuẩn bị xong, tắt có thể gây ra nhầm lẫn khi chuẩn bị, thậm chí có không sử dụng kim thông khí khi rút thuốc ra khỏi lọ. thể nhẫm lẫn giữa 2 bệnh nhân với nhau khi thực hiện thuốc, bởi trên nhãn chai tự viết về tên bệnh Kết quả áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động nhân không được viết theo tên đầy đủ, không được trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc của điều ghi kèm cùng với tuổi và chẩn đoán. Sai kỹ thuật dưỡng được chúng tôi trình bày trong Bảng 5. chuẩn bị thường liên quan đến sai lệch do sai thể Bảng 5. Tỉ lệ thực hiện các biện pháp bảo hộ tích dung môi hoàn nguyên, sai thể tích dung môi lao động trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc pha loãng và sai kỹ thuật lắc của một số thuốc cần thao tác đặc biệt. Điều này có thể do phần hoàn Các biện pháp bảo hộ Số lượt Tỉ lệ (%) nguyên không được chỉ định trong y lệnh của bác sĩ lao động thực hiện và điều dưỡng thường thực hành theo thói quen. Giai đoạn chuẩn bị thuốc (N=39) Việc sử dụng sai dung môi có thể gây ra giảm độ Găng 39 100,0 hòa tan của bột thuốc, có thể dẫn đến lẫn bột thuốc khi truyền cho bệnh nhân. Sử dụng sai dung môi Áo bảo hộ 32 82,1 cũng có thể dẫn đến giảm độ ổn định, hoạt tính của Khẩu trang 39 100,0 thuốc và gây ra khả năng thuốc bị tủa, lắng đọng [20],[21]. Sai thể tích dung môi pha loãng cũng góp Kính bảo hộ 1 2,6 phần sai lệch tốc độ truyền[16]. Mũ trùm tóc 39 100,0 Trong giai đoạn thực hiện, sai lệch do sai Rửa tay sau khi tháo găng (n=25) 16 64,0 kỹ thuật thực hiện thuốc và sai tốc độ thực hiện là Chuẩn bị trong tủ hốt 25 64,1 hai loại sai lệch phổ biến nhất trong giai đoạn thực Giai đoạn thực hiện thuốc (N=399) hiện thuốc, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thùy Giang (2014)[19], nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn. Sai kỹ Găng 265 66,4 thuật thực hiện chủ yếu liên quan tới không tráng Áo bảo hộ 0 0,0 rửa dây truyền trước và sau mỗi lần thực hiện thuốc, Khẩu trang 283 70,9 vỏ chai truyền sau sử dụng không được hủy vỏ ngay, thuốc không được truyền hết hoàn toàn và Mũ trùm tóc 17 4,3 nguy cơ tương kỵ. Sai tốc độ thực hiện thuốc có thể Rửa tay sau khi thực hiện 0 0,0 do điều dưỡng thường điều chỉnh tốc độ theo thói Đặt miếng thấm hút dưới vị trí 0 0,0 quen mà không kiểm tra lại tốc độ truyền trong phiếu truyền để ngăn thuốc rò rỉ ra công khai truyền dịch dẫn tới sai tốc độ khi bác sĩ có thay đổi tốc độ trong y lệnh giữa các bệnh nhân, Trong giai đoạn chuẩn bị, điều dưỡng thực hiện thiếu nhận thức về nguy cơ, áp lực trong công việc, đeo găng và khẩu trang, mũ trùm tóc ở 100% số thiếu quy trình hợp lý, tiếng ồn và bị gián đoạn trong trường hợp quan sát, trong khi chỉ có một trường khi thực hiện thuốc. Tốc độ truyền không phù hợp có hợp đeo kính bảo hộ (2,6%). Trong giai đoạn thực thể gây ra một số ảnh hưởng đến bệnh nhân như TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 149
  6. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT gây sốc hoặc quá tải dịch, dẫn đến thoát mạch, dụng các thiết bị kiểm soát tốc độ tiêm truyền[21], gây đau, gây viêm và một số phản ứng bất lợi khác. cải thiện chất lượng đào tạo nhân viên, sử dụng các Một số sai lệch chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng gây ảnh sản phẩm được chuẩn bị sẵn từ công ty dược [24], hưởng nghiêm trọng như thực hiện thuốc có nguy giới thiệu và hướng dẫn các chương trình đào tạo cơ bị hỏng, thực hiện thuốc sai bệnh nhân, sai thứ cho điều dưỡng, kiểm tra thông tin trên phiếu công tự thực hiện thuốc so với chỉ định. khai truyền dịch trước khi thực hiện và lưu ý các thuốc có nguy cơ cao gặp sai lệch[27],[28]. Các nghiên Khi tìm mối liên quan của các yếu tố ảnh hưởng cứu đã khẳng định rằng đào tạo, xây dựng quy trình tới tỉ lệ sai lệch, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan chuẩn và các hướng dẫn là cách tiếp cận thành giữa tỉ lệ sai lệch với một số yếu tố như nhóm thuốc, công để giảm thiểu tỉ lệ các sai lệch liên quan đến dạng liều kê đơn so với dạng đóng gói, kiểu chuẩn bị thuốc, đặc biệt trong môi trường thực hành có nguồn và số liều thuốc điều trị ung thư của bệnh nhân trong lực hạn chế[27],[28],[29]. Ngoài ra, kiểm tra chéo giữa ngày. Tăng số lượng liều thuốc bệnh nhân sử dụng hai nhân viên y tế trong quá trình chuẩn bị và thực trong ngày ảnh hưởng tới nguy cơ gặp sai lệch có hiện thuốc cũng là một kỹ thuật thiết yếu để giảm thể do việc sử dụng đồng thời nhiều liều thuốc sẽ thiểu các sai lệch liên quan đến thuốc[30]. dẫn tới nguy cơ gặp các tương kỵ khi thực hiện, tăng cơ hội nhầm lẫn giữa các thuốc. Việc chia nhỏ Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các liều làm tăng nguy cơ gặp sai lệch trong giai đoạn quan sát khi chuẩn bị và thực hiện thuốc, kỹ thuật vô chuẩn bị thuốc có thể do nhiều lý do như tính nhầm khuẩn hầu hết không được thực hiện. Tỉ lệ này liều, rút liều sai do lấy thể tích quá nhỏ hoặc quá lẻ. tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thùy Giang Các thuốc chuẩn bị theo kiểu hoàn nguyên và pha 2014[19]; cao hơn nghiên cứu tại Malaysia (2013) loãng có dạng bào chế là bột pha dung dịch tiêm (98,7% không sát khuẩn nắp lọ/ ống thuốc)[21] và truyền nên giai đoạn chuẩn bị phức tạp hơn, nguy nghiên cứu đa trung tâm tại 3 quốc gia Pháp, Đức, cơ gặp sai lệch cao hơn khi so sánh với kiểu chuẩn Anh của Cousin và cộng sự (2005) (tỉ lệ không sát bị “dung dịch tiêm truyền, cần pha loãng”. Một khuẩn nắp lọ/ ống thuốc tương ứng 96%, 42%, 1% nghiên cứu trước đó về dùng thuốc đường tĩnh và ít nhất 1 sai lệch về thực hiện kỹ thuật vô khuẩn mạch chỉ ra rằng các thuốc có giai đoạn chuẩn bị tương ứng 19%, 58%, 100% các trường hợp)[20]. gồm nhiều bước phức tạp liên quan đến nguy cơ Điều này có thể do tại cơ sở nghiên cứu của chúng gặp sai lệch cao hơn so với các thuốc có giai đoạn tôi không có khu vực chuẩn bị thuốc chuyên dụng, chuẩn bị đơn giản[22],[23]. Theo một tổng quan hệ không có đầy đủ trang thiết bị và tài liệu hướng dẫn thống của McDowell và cộng sự (2010) cho thấy nào về quy trình vô khuẩn đối với thuốc tiêm truyền. rằng nếu loại trừ bước hoàn nguyên (đối với các Tỉ lệ thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động thuốc có giai đoạn chuẩn bị phức tạp) bằng cách trong giai đoạn chuẩn bị thuốc chiếm tỉ lệ cao, nhưng thay bằng thuốc tiêm có giai đoạn chuẩn bị đơn giản trong giai đoạn thực hiện thuốc chiếm tỉ lệ thấp. sẽ giảm thiểu 83% sai lệch[24]. Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ thực hiện tại cơ sở Để giảm thiểu sai lệch, hướng dẫn quy trình kỹ không phải là trang phục bảo hộ được khuyến cáo thuật khám chữa bệnh chuyên ngành ung bướu của dùng cho chuẩn bị thuốc gây độc tế bào. Theo các Bộ Y Tế (2013) khuyến nghị nên tráng ven truyền hướng dẫn, nhân viên y tế tham gia vào quy trình bằng dịch đẳng trương sau mỗi lượt truyền và số thao tác với thuốc gây độc tế bào cần được trang bị lượng cụ thể sẽ do bác sĩ quy định[25]. Tại bệnh viện, tủ an toàn sinh học hoặc tủ vô trùng cách ly, áo bảo hướng dẫn pha truyền một số thuốc điều trị ung thư hộ có khả năng chống thấm và khẩu trang có màng của khoa Dược[8] cũng đã đề cập một số thông tin về lọc. Tình trạng áp dụng không tốt các biện pháp bảo loại dung môi, thể tích dung môi, các thuốc cần bao hộ cá nhân trong khu vực chuẩn bị và thực hiện tránh sáng sau khi chuẩn bị xong và khoảng nồng độ không đảm bảo an toàn, sẽ làm tăng nguy cơ phơi khuyến cáo của một số thuốc, các bác sĩ và điều nhiễm nghề nghiệp của các điều dưỡng với các dưỡng có thể tham khảo khi kê đơn, chuẩn bị và thuốc độc hại, gây ra những tác động cấp tính và lâu thực hiện thuốc cũng giảm thiểu được sai lệch. dài tới sức khỏe và sinh sản trong tương lai. Nguyên Nhưng trong tài liệu này chưa đề cập tới vấn đề nhân dẫn đến vấn đề này có thể do điều dưỡng tương kỵ - tương hợp khi thực hiện thuốc. Để giảm chưa nhận thức được đầy đủ về nguy cơ khi tiếp xúc thiểu nguy cơ gặp tương kỵ của các thuốc ở khoa, với thuốc điều trị ung thư đối với sức khỏe, khối khoa Dược bệnh viện nên trang bị cho mỗi khoa lượng công việc quá lớn, không có quy trình thao tác bảng khuyến cáo về tính tương hợp – tương kỵ của chuẩn, không có chương trình đào tạo cho điều dung môi – thuốc, thuốc – thuốc. Khuyến cáo dung dưỡng, không có khu vực chuẩn bị thuốc tập trung môi tráng rửa dây truyền thường là NaCl 0,9% hoặc và thiếu trang bị bảo hộ dành cho chuẩn bị thuốc glucose 5% với thể tích 20ml[26]. Ngoài ra, bệnh viện gây độc tế bào[31],[32]. nên xây dựng quy trình hướng dẫn tiêm truyền, sử 150 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  7. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Ưu điểm và hạn chế 2. Müller T. (2003), Typical Medication Errors in Oncology: Analysis and Prevention Strategies, Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương Onkologie. 26, tr. 539–544. pháp quan sát trực tiếp, được xem là “chuẩn vàng” để phát hiện sai lệch liên quan đến thuốc. Các ảnh 3. Allan E. L. and Baker K. N. (1990), hưởng đến việc chuẩn bị và thực hiện thuốc do sự Fundamentals of medication error research, có mặt của người quan sát được trung hòa bằng American Journal of Healthy-System Pharmacy. khảo sát khoa phòng, nghiên cứu thử nghiệm 2-3 47(3), tr. 555-71. ngày/ khoa trước khi bắt đầu nghiên cứu chính thức, 4. Phillips Jerry., Beam Sammie., Brinker Allen. et điều dưỡng không được biết mục đích thực sự của al (2011), Retrospective analysis of mortalities nghiên cứu và tạo môi trường thân thiện, thoải mái associated with medication errors, American giữa người quan sát và đối tượng quan sát. Journal of Health-System Pharmacy. 59(19), tr. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu tương đối ngắn 1835-1841. có thể không thể phát hiện được các sai lệch xảy ra 5. NCC MERP The National Coordinating Council với tần suất thấp. Nghiên cứu chỉ có một quan sát for Medication Error Reporting and Prevention, viên nên không quan sát hết được tối đa số liều About Medication errors. thuốc sử dụng và các sai lệch trong quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc của điều dưỡng. Nghiên cứu 6. Jones J. H. and Treiber L. (2010), When the 5 của chúng tôi chưa đánh giá được sai lệch do sai Rights Go Wrong: Medication Errors From the thời điểm thực hiện thuốc bởi trong y lệnh không chỉ Nursing Perspective, J Nurs Care Qual. 25(3), tr. định thời điểm thực hiện thuốc, không thu được hết 240-247. các thông tin của một liều quan sát như việc tráng 7. Dương Thị Thanh Tâm (2014), Đánh giá an toàn dây truyền sau mỗi lượt thực hiện thuốc, có truyền trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một cơ sở y hết thuốc hay không và vỏ chai truyền sau sử dụng tế ở Việt Nam, Luận Văn Thạc sỹ Dược Học, có được hủy ngay, trong các trường hợp liều thuốc đó được thực hiện bằng thiết bị truyền tự động do Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. khoảng thời gian truyền quá dài, nằm ngoài thời gian 8. Khoa Dược Bệnh viện Chuyên khoa Ung Bướu quan sát. Nghiên cứu chỉ mới dừng lại ghi nhận các (2011), Hướng dẫn pha truyền một số thuốc điều sai lệch và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ trị ung thư, Hà Nội. sai lệch, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các sai lệch này lên bệnh nhân. 9. Burridge Nicolette Society of Hospital Pharmacists of Australia (2011) Australian KẾT LUẬN injectable drugs handbook, chủ biên, Society of Nguy cơ gặp sai lệch trong quy trình chuẩn bị Hospital Pharmacists of Australia, Collingwood. và thực hiện thuốc chiếm tỉ lệ cao. Một số sai lệch 10. American Society of Health-System Pharmacists cụ thể xảy ra phổ biến như sai kỹ thuật thực hiện, (2011), AHFS drug information essentials 2011, sai tốc độ thực hiện, sai lệch do không dán nhãn American Society of Health-System khi chuẩn bị và sai kỹ thuật chuẩn bị. Các yếu tố Pharmacists, Bethesda, Md. ảnh hưởng tới tỉ lệ sai lệch như nhóm thuốc, dạng liều kê đơn so với dạng đóng gói, số liều thuốc điều 11. Bộ Y Tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, trị ung thư của bệnh nhân trong ngày và kiểu chuẩn chủ biên, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. bị. Vấn đề thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn và các 12. Sean C. Sweetman. (2009), Martindale: The biện pháp bảo hộ lao động đều không được Complete Drug Reference, Pharmaceutical thực hiện tốt. Cần xây dựng tài liệu hướng dẫn, Press, London, UK. phổ biến và tập huấn cho các điều dưỡng tham gia vào quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị 13. British Columbia Cancer Agency (2016), BC ung thư, nhằm cải thiện tính an toàn, hợp lý của việc Cancer Agency Chemotherapy Preparation and sử dụng thuốc tại bệnh viện. Stability Chart© version 2.00. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14. Wirtz Veronika., Taxis Katja. and Barber Nick. D. (2003), An observational study of intravenous 1. International Agency for research on cancer, truy medication errors in the United Kingdom and in cập ngày 10/02/2018, tại trang web Germany. 25(3), tr. 104-111. http://globocan.iarc.fr/Pages/fact_sheets_populat ion.aspx. 15. Backer K. N., Flynn A. E., Pepper A. G. et al (2002), Medication errors observed in 36 health TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 151
  8. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT care facilities, Arch Intern Med. 162, tr. 1897- medicines: a systematic review and Bayesian 1903. analysis, Qual Saf Health Care. 19, tr. 341-345. 16. 1Dhamija Mayank., Kapoor Gauri. and Juneja 25. Bộ Y Tế (2013), Danh mục hướng dẫn quy trình Atul. (2014), Infusional Chemotherapy and kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên nghành Medication Errors in a Tertiary Care Pediatric ung bướu, Ban hành kèm theo Quyết định số: Cancer Unit in a Resource-limited Setting, J 3338/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Pediatr Hematol Oncol. 36(7), tr. e412–e415. Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội. 17. Nguyen Huong-Thao., Nguyen Tuan-Dung., Van 26. Gray Alistair., Wright Jane., Goodey Vincent. et den Heuvel E. R. et al (2015), Medication Errors al (2011), Injectable Drugs Guide, 1st ed. in Vietnamese Hospitals: Prevalence, Potential 27. Manias E., Williams A. andLiew D. (2012), Outcome and Associated Factors, tr. 1-12. Interventions to reduce medication errors in adult 18. 18. Backer K. N., Flynn A. E. and Pepper A. G. intensive care: A systematic review, Br J Clin (2002), Observation method of detecting Pharmacol. 74, tr. 411-423. medication errors, Am J Health-Syst Pharm. 59, 28. Romero CM., Salazar N., Rojas L. et al (2013), tr. 2314-6. Effects of the implementation of a preventive 19. Nguyễn Thùy Giang (2014), Khảo sát cách sử interventions program on the reduction of dụng thuốc chống ung thư tại khoa Phụ Ung Thư medication errors in critically ill adult patients, J Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Khóa luận tốt Crit Care. 28, tr. 451-460. nghiệp Dược Sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội, 29. Nguyen Huong Thao, Pham Hong Tham, Vo Hà Nội. Dang Khoa, et al (2014), The effect of a clinical 20. Cousins D H., Sabatier B., Begue D. et al (2005), pharmacist-led training programme on Medication errors in intravenous drug intravenous medication errors: A controlled preparation and administration: a multicentre before and after study, BMJ Qual Saf. 23, tr. audit in the UK, Germany and France, Quality 319-324. and Safety Health care. 14, tr. 190-195. 30. Schwappach D L B., Pfeiffe Yvonne. and Taxis 21. Ong WM. and Pharm MClin. (2013), Medication Katja. (2016), Medication double-checking Errors in Intravenous Drug Preparation and procedures in clinical practice: a cross-sectional Administration, Medical Journal of Malaysia. survey of oncology nurses’ experiences, BMJ. 6, 68(1), tr. 52-7. tr. e011394. 22. American Society of Hospital Pharmacists 31. Boiano J. M., Steege A. L. andSweeney M. H. (1993), ASHP guidelines on preventing (2015), Adherence to Precautionary Guidelines medication errors in hospitals, Am J Hosp for Compounding Antineoplastic Drugs: A Survey Pharm. 50, tr. 305-14. of Nurses and Pharmacy Practitioners, Journal of Occupational and Environmental Hygiene, tr. 23. Taxis Katja. and Barber Nick. (2003), 1-50. Ethnographic study of incidence and severity of intravenous drug errors, British Medical Journal. 32. Gambrell J. and Moore S. (2005), Assessing 326(7391), tr. 684. Workplace Compliance With Handling of Antineoplastic Agent, Clinical Journal of 24. McDowell Sarah E., Mt-Isa Shahrul., Ashby Oncology Nursing, tr. 473-477. Deborah. et al (2010), Where errors occur in the preparation and administration of intravenous 152 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2