TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƢƠNG VỚI MỘT<br />
SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN NỮ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2<br />
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Ngô Thị Thu Trang*; Nguyễn Thị Phi Nga*; Lê Đình Tuân**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh với nhóm chứng trên 140 bệnh nhân (BN)<br />
điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh: 110 BN đái tháo đường (ĐTĐ)<br />
týp 2 và nhóm chứng: 30 BN không bị ĐTĐ. Kết quả:<br />
2<br />
<br />
- Đặc điểm về mật độ xương (MĐX): MĐX vùng cổ xương đùi (CXĐ) (0,611 ± 0,060 g/cm )<br />
2<br />
thấp hơn so với nhóm chứng (0,722 ± 0,184 g/cm ) (p < 0,01).<br />
- Mối liên quan giữa MĐX với một số đặc điểm ở BN nữ ĐTĐ týp 2:<br />
+ MĐX giảm ở nhóm đã mãn kinh so với nhóm chưa mãn kinh (p < 0,01).<br />
+ Tại CXĐ, nhóm có mức kiểm soát HbA1c kém, MĐX thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm kiểm soát HbA1c tốt/chấp nhận được (p < 0,01).<br />
+ Chưa thấy mối liên quan giữa MĐX với thời gian phát hiện ĐTĐ, nồng độ glucose huyết<br />
lúc đói, HOMA-IR và BMI.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Mật độ xương; Cổ xương đùi; Cột sống thắt lưng.<br />
<br />
SURVEY OF THE RELATIONSHIP BETWEEN BONE MINERAL<br />
DENSITY AND SOME OTHER RELATIVE FACTORS IN WOMEN<br />
WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN 103 HOSPITAL<br />
SUMMARY<br />
Research was designed as a cross-sectional descriptive study and comparative control group.<br />
Studied on 140 people who were divided into 2 groups: 110 women with type 2 diabetes and 30<br />
patients without diabetes were obtained treatment at 103 Hospital. The results were as followed:<br />
- Bone mineral density: bone mineral density of femora in women with type 2 diabetes (0.611 ±<br />
2<br />
2<br />
0.060 g/cm ) was lower than control group (0.722 ± 0.184 g/cm , p < 0.01).<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Đại học Y Dược Thái Bình<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan985@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 09/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/07/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/07/2014<br />
- The relationship between bone mineral density and other relevant factors in women with<br />
type 2 diabetes:<br />
<br />
110<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
+ Bone mineral density of postmenopausal women with type 2 diabetes was lower than patients<br />
who have not been menopause (p < 0.01).<br />
+ Bone mineral density of femora in patients with good and acceptable HbA1c control was<br />
higher than that in patients with poor HbA1c control (p < 0.01).<br />
+ There was no statistically significant relationship between bone mineral density and duration<br />
of diabetes, fasting blood glucose, HOMA-IR and BMI.<br />
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Bone mineral density; Lumbar spine; Femora.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đái tháo đường được đặc trưng bởi<br />
tình trạng tăng glucose huyết mạn tính và<br />
rối loạn chuyển hóa các chất carbonhydrat,<br />
protid, lipid. Tăng glucose huyết lâu ngày<br />
sẽ dẫn đến tổn thương, suy giảm chức<br />
năng của nhiều cơ quan bao gồm: tim,<br />
mắt, thận, hệ thần kinh. Các biến chứng<br />
ở bộ máy vận động tuy không gây nguy<br />
hiểm chết người ngay như những biến<br />
chứng kể trên, nhưng lại gây đau đớn,<br />
tàn phế và ảnh hưởng rất nhiều đến chất<br />
lượng cuộc sống. Một trong những biến<br />
chứng đó là loãng xương thứ phát do<br />
ĐTĐ. Loãng xương là một hội chứng với<br />
đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm,<br />
dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương [6].<br />
Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn<br />
nam giới không chỉ bởi loãng xương ảnh<br />
hưởng đến hơn 1/3 nữ giới ≥ 50 tuổi mà<br />
còn do sự giảm đột ngột hormon nữ ở độ<br />
tuổi 50. Trên thế giới và tại Việt Nam đã<br />
có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở<br />
BN ĐTĐ týp 2, tuy nhiên, loãng xương ở<br />
BN nữ ĐTĐ týp 2 còn nhiều vấn đề chưa<br />
rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm:<br />
<br />
111<br />
<br />
- Đánh giá MĐX bằng phương pháp<br />
hấp thụ tia X năng lượng kép ở BN nữ<br />
ĐTĐ týp 2.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa MĐX với<br />
một số đặc điểm ở BN nữ ĐTĐ týp 2.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
140 người, chia làm hai nhóm:<br />
- Nhóm nghiên cứu: 110 BN nữ bị ĐTĐ<br />
týp 2, điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết,<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Nhóm chứng: 30 BN không bị ĐTĐ<br />
có độ tuổi tương đương nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ 11 - 2010<br />
đến 3 - 2013.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: theo<br />
WHO (1999) [10] khi có 1 trong 3 tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau<br />
ăn) ≥ 7,0 mmol/l.<br />
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1<br />
mmol/l.<br />
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp<br />
dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dựa<br />
vào một số tiêu chuẩn của WHO (1985)<br />
có vận dụng phù hợp với điều kiện Việt<br />
Nam [11]:<br />
<br />
lớn) và cột sống thắt lưng (CSTL) (từ<br />
<br />
+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau<br />
tuổi 30, BN thường béo.<br />
<br />
máy HOLOGIC QDR 4500 tại Bệnh viện<br />
<br />
+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng<br />
mạch máu sớm.<br />
<br />
+ MĐX (tính bằng gr) chất khoáng trên<br />
<br />
+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,<br />
peptid C bình thường<br />
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose<br />
huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và<br />
thuốc viên.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN đang dùng thuốc biphosphonate,<br />
phụ nữ có thai.<br />
+ BN có tiền sử chấn thương cột sống,<br />
gãy CXĐ, ngã nhiều lần, dị dạng về xương<br />
khớp, bất động kéo dài, giảm chức năng<br />
vận động nặng.<br />
+ BN mắc các bệnh mạn tính: suy thận<br />
mạn không do ĐTĐ, suy gan mạn, đa u<br />
tủy xương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,<br />
hội chứng kém hấp thu.<br />
+ BN không hợp tác, các trường hợp<br />
không thu thập đủ số liệu nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
L1 - L4) bằng phương pháp đo hấp thụ<br />
tia X năng lượng kép (Dual energy X-ray<br />
absorptiometry DEXA). Tiến hành trên<br />
Quân y 103.<br />
diện xương vừa đo được (tính bằng cm2).<br />
- Đánh giá mức độ kiểm soát HbA1c,<br />
glucose huyết, BMI dựa theo khuyến cáo<br />
của Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam năm<br />
2009.<br />
- Tính chỉ số đánh giá kháng insulin theo<br />
HOMA-IR (Homeostatis Model Assessment Insulin Resistance) dựa vào công thức<br />
của Matthews DR (1985) bằng phương<br />
pháp HOMA [5]:<br />
HOMA-IR = [Insulin lúc đói (U/ml) x<br />
glucose lúc đói (mmol/l)]/22,5<br />
+ HOMA-IR < 2,5: không kháng<br />
insulin.<br />
+ HOMA-IR ≥ 2,5: kháng insulin.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh:<br />
mãn kinh tự nhiên được xác định khi<br />
không còn hành kinh nữa sau 12 tháng<br />
liên tiếp và không do một nguyên nhân<br />
<br />
- Tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh đối<br />
chứng giữa nhóm BN và nhóm chứng.<br />
<br />
sinh lý hay bệnh lý nào khác gây ra [8].<br />
<br />
- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu được hỏi và<br />
thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký theo<br />
mẫu nghiên cứu thống nhất.<br />
- Đo MĐX tại CXĐ (ở 4 vị trí CXĐ, tam<br />
<br />
và chia thành hai nhóm: < 15 năm và<br />
<br />
giác Ward, liên mấu chuyển, mấu chuyển<br />
<br />
112<br />
<br />
Thời gian mãn kinh tính bằng năm<br />
≥ 15 năm.<br />
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm tuổi, nhân trắc, kinh nguyệt.<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, BMI, tình trạng kinh nguyệt và thời gian mãn kinh.<br />
Nhãm ®t®<br />
(n = 110)<br />
<br />
Nhãm chøng<br />
(n = 30)<br />
<br />
40 - 49, n (%)<br />
<br />
11 (10,0)<br />
<br />
4 (13,3)<br />
<br />
50 - 59, n (%)<br />
<br />
34 (30,9)<br />
<br />
5 (16,7)<br />
<br />
60 - 69, n (%)<br />
<br />
37 (33,6)<br />
<br />
11 (36,7)<br />
<br />
≥ 70, n (%)<br />
<br />
28 (25,5)<br />
<br />
10 (33,3)<br />
<br />
≤ 23 n (%)<br />
<br />
40 (36,4)<br />
<br />
10 (33,3)<br />
<br />
> 23 n (%)<br />
<br />
70 (63,6)<br />
<br />
20 (66,7)<br />
<br />
Chưa mãn kinh, n (%)<br />
<br />
14 (12,7)<br />
<br />
5 (16,7)<br />
<br />
Đã mãn kinh, n (%)<br />
<br />
96 (87,3)<br />
<br />
25 (83,3)<br />
<br />
< 15<br />
<br />
40 (41,7)<br />
<br />
9 (36,0)<br />
<br />
chØ tiªu<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BMI<br />
<br />
Tình trạng kinh nguyệt<br />
<br />
Thời gian mãn kinh (năm)<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
≥ 15<br />
<br />
56 (58,3)<br />
<br />
16 (64,0)<br />
<br />
Không có sự khác biệt về độ tuổi, BMI và tình trạng kinh nguyệt giữa nhóm ĐTĐ và nhóm<br />
chứng (p > 0,05).<br />
Bảng 2: Chỉ số HOMA-IR, HbA1c, thời gian phát hiện ĐTĐ và glucose huyết.<br />
chØ tiªu<br />
<br />
Sè l-îng (n =110)<br />
<br />
Tû lÖ (%)<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Liên mấu chuyển<br />
<br />
0,558 ± 0,115<br />
<br />
0,572 ± 0,096<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
Tam giác Ward<br />
<br />
0,807 ± 0,190<br />
<br />
0,896 ± 0,186<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Toàn bộ CXĐ<br />
<br />
0,611 ± 0,061<br />
<br />
0,829 ± 0,121<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
L1<br />
<br />
0,703 ± 0,136<br />
<br />
0,729 ± 0,153<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
L2<br />
<br />
0,720 ± 0,155<br />
<br />
0,741 ± 0,168<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
L3<br />
<br />
0,760 ± 0,168<br />
<br />
0,806 ± 0,164<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
L4<br />
<br />
0,778 ± 0,024<br />
<br />
0,820 ± 0,181<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Toàn bộ CSTL<br />
<br />
0,746 ± 0,157<br />
<br />
0,772 ± 0,184<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
MĐX ở hầu hết các vị trí tại CXĐ (CXĐ, liên mấu chuyển, tam giác Ward và toàn bộ CXĐ)<br />
của nhóm ĐTĐ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. MĐX tại tất cả các vị trí<br />
của CSLT ở nhóm ĐTĐ có xu hướng thấp hơn so với nhóm chứng, nhưng sự khác biệt chưa có<br />
ý nghĩa thống kê.<br />
3. Liên quan giữa MĐX với một số đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa MĐX với tuổi.<br />
chØ tiªu<br />
<br />
CXĐ<br />
<br />
CSTL<br />
<br />
40 - 49 (n = 11)<br />
<br />
0,642 ± 0,033<br />
<br />
0,902 ± 0,102<br />
<br />
50 - 59 (n = 34)<br />
<br />
0,628 ± 0,068<br />
<br />
0,824 ± 0,192<br />
<br />
60 - 69 (n = 37)<br />
<br />
0,608 ± 0,060<br />
<br />
0,701 ± 0,093<br />
<br />
≥ 70 (n = 28)<br />
<br />
0,583 ± 0,050<br />
<br />
0,642 ± 0,067<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tuổi càng cao, MĐX có xu hướng càng giảm.<br />
Bảng 5: Liên quan giữa MĐX với tình trạng kinh nguyệt.<br />
CXĐ<br />
<br />
CSTL<br />
<br />
Đã mãn kinh (n = 96)<br />
<br />
0,605 ± 0,065<br />
<br />
0,713 ± 0,126<br />
<br />
Chưa mãn kinh (n = 14)<br />
<br />
0,656 ± 0,048<br />
<br />
0,939 ± 0,155<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 15 (n = 40)<br />
<br />
0,620 ± 0,072<br />
<br />
0,774 ± 0,169<br />
<br />
≥ 15 (n = 56)<br />
<br />
0,595 ± 0,051<br />
<br />
0,676 ± 0,086<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
chØ tiªu<br />
<br />
Tình trạng kinh nguyệt<br />
<br />
Thời gian mãn kinh (năm)<br />
<br />
Ở nhóm đã mãn kinh, MĐX tại CXĐ, CSTL thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa<br />
mãn kinh (p < 0,01). Tại CSTL, nhóm giảm E2 huyết thanh MĐX thấp hơn so với nhóm E2 huyết<br />
thanh bình thường (p < 0,01).<br />
<br />
114<br />
<br />