Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG<br />
VÀ HEN PHẾ QUẢN<br />
Phùng Minh Thịnh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**, Lê Thị Tuyết Lan***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát các đặc điểm và tỷ lệ VMDU trên bệnh nhân hen PQ có thử Skin Prick Test cùng các<br />
mối tương quan giữa VMDU và hen PQ về độ nặng và thời gian khởi phát. Đánh giá đặc điểm và mức độ dương<br />
tính của các dị nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tất cả bệnh nhân đủ 6 tuổi trở lên tới khám bệnh<br />
tại PK chức năng Hô Hấp từ tháng 6- 9 /2011, được BS chuyên khoa Phổi chẩn đoán hen PQ đơn thuần đều được<br />
đưa vào nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều được khám tai mũi họng (hỏi bệnh theo bảng câu hỏi ISAAC và<br />
khám nội soi mũi xoang) để tìm VMDU, sau đó tất cả các bệnh nhân đều được thử Skin Prick Test với nhóm dị<br />
nguyên đường hô hấp để chẩn đoán xác định VMDU (có kèm SPT(+)).<br />
Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân hen PQ có VMDU với SPT (+) là 75,1%. Trong đó VMDU loại gián đoạn là<br />
50,2%, dai dẳng là 49,8%. Loại nhẹ chiếm 44,4% loại nặng chiếm 55,6%.Tuổi càng cao thì càng ít bị VMDU, tỉ<br />
lệ VMDU giảm dần khi bậc hen PQ càng cao, tỉ lệ VMDU loại nặng tăng dần khi bậc Hen PQ càng cao, VMDU<br />
thường có trước hay cùng lúc với hen PQ (70%). Có khoảng 83% bệnh nhân có SPT (+) với ít nhất một loại dị<br />
nguyên và tỉ lệ này ở nam (90,1%) thì cao hơn nữ (77%), tuổi càng nhỏ thì khả năng và mức độ dương tính với<br />
nhiều loại dị nguyên càng mạnh.<br />
Kết luận: Mối liên quan VMDU và hen PQ khá chặt chẽ thể hiện ở tỉ lệ VMDU/hen PQ khá cao (75,1%) và<br />
trên bệnh nhân hen PQ nặng thường kèm VMDU nặng, VMDU thường khởi phát trước hay đồng thời với Hen<br />
PQ (70%).<br />
Từ khóa: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản.<br />
Từ viết tắt: VMDU (viêm mũi dị ứng), Hen PQ: hen phế quản.<br />
<br />
ABTRACT<br />
THE CORRELATION BETWEEN ALLERGIC RHINITIS AND ASTHMA<br />
Phung Minh Thinh, Nguyen Thi Ngoc Dung, Le Thi Tuyet Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 92 - 98<br />
<br />
Objective: Survey the characters and the rate of allergic rhinitis patients in asthma patients<br />
testing Skin prick test and the correlation between allergic rhinitis and asthma severity and the onset<br />
time. Assess the characteristics and extent of positive allergens.<br />
Method: Cross-sectional study described, all patients aged 6 years and older were diagnosed<br />
with lung specialist Doctor have asthma alone were included in the study from June - 9/2011 at<br />
Functional respiratory dept in Medicine University Hospital, all patients medical personnel were ENT<br />
examinated (asked patients according ISAAC questionnaires and endoscopic examinationed nasal<br />
<br />
* Khoa TMH BV Nguyễn Trãi<br />
** BV TMH TP.HCM, BM THM trường ĐHYD<br />
*** Hội Hô Hấp TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phùng Minh Thịnh. ĐT: 09093808077<br />
Email: thinhchtmh09@yahoo.com.vn<br />
<br />
90<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sinuses) to find out allergic rhinitis, then all patients were skin prick tested to respiratory<br />
allergens confirmed the diagnosis of allergic rhinitis (have SPT (+)).<br />
Results: The rate of allergic rhinitis patients among asthma patients with SPT (+) is 75.1%. In<br />
which type of allergic rhinitis was 50.2% interrupt, 49.8% are persistent. Accounted for 44.4% of mild<br />
and 55.6% severe. Age higher are less allergic rhinitis, allergic rhinitis rates decrease as the higher level<br />
asthma, severe allergic rhinitis rate increase when the higher level asthma, allergic rhinitis often have<br />
before or simultaneously with asthma (70%). Approximately 83% of patients with SPT (+) with at least<br />
one allergen and the rate in men (90.1%) were higher than women (77%), smaller age and ability level<br />
of positive with a variety of increasingly powerful allergens.<br />
Conclusion: The association of allergic rhinitis and asthma closely reflected in the rate, severity<br />
of allergic rhinitis / asthma is quite high (75.1%), in patients with severe asthma often accompanied<br />
rhinitis severe allergies, allergic rhinitis usually starts before or simultaneously with asthma (70%).<br />
Keywords: Allergic rhinitis, asthma.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đã được biết từ<br />
lâu và thường gặp nhất trong các bệnh lý đường<br />
hô hấp trên, nó chiếm tỉ lệ từ 10 - 25% dân số(9).<br />
Bệnh VMDU thường tái đi tái lại và làm giảm<br />
chất lượng cuộc sống. Hen PQ là tình trạng viêm<br />
mạn tính ở đường dẫn khí gây phù nề, hẹp<br />
đường thở có thể tự hồi phục hay do điều trị<br />
nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn và là<br />
một trong những nguyên nhân gây tử vong<br />
hàng đầu thế giới. Bệnh hen PQ thực sự là gánh<br />
nặng về y tế và kinh tế cho mọi quốc gia.<br />
Trước đây hen PQ và VMDU được phân loại<br />
bệnh khác nhau lần lượt tác động lên đường hô<br />
hấp dưới và trên, nhưng gần đây những nghiên<br />
cứu sinh lý bệnh học xác nhận cả hai bệnh trên<br />
đều là biểu hiện của hội chứng viêm đường hô<br />
hấp mạn tính. Do vậy khi chỉ bị hen PQ hay<br />
VMDU thì bệnh không chỉ thể hiện tại một vị trí<br />
đặc biệt mà có rối loạn cả toàn bộ đường hô<br />
hấp(3). Hen PQ và VMDU thường xảy ra đồng<br />
thời trên một bệnh nhân, mối liên quan giữa hai<br />
bệnh này đã được xác minh trên cơ sở quan sát<br />
lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ học, miễn dịch học<br />
và kết quả điều trị(2). Thực chất hen PQ và<br />
VMDU đều là bệnh lý miễn dịch dị ứng có<br />
nguyên nhân từ phản ứng kháng nguyên –<br />
kháng thể IgE, các kháng nguyên thường là mạt<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt<br />
<br />
nhà, phấn hoa, lông súc vật, khói bụi công<br />
nghiệp v.v...<br />
Có khoảng 20 - 50% bệnh nhân VMDU có<br />
biểu hiện hen PQ. Tỉ lệ bệnh VMDU trong số<br />
người bị hen PQ là khá cao, theo y văn thì nó<br />
nằm trong khoảng 30-90% và nó có ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng tới tình trạng nặng và hậu quả của<br />
bệnh hen PQ. VMDU làm tăng nguy cơ bị hen<br />
PQ gấp 3 lần và làm tăng gấp hai lần nguy cơ<br />
khám cấp cứu ở bệnh nhân hen PQ. Có khoảng<br />
64% VMDU có trước hoặc đồng thời với hen PQ<br />
như vậy hen PQ cũng được coi là yếu tố nguy cơ<br />
khởi phát bệnh hen PQ(2,3).<br />
Việc khảo sát bệnh hen PQ cũng như VMDU<br />
bằng bảng câu hỏi ISAAC chuẩn quốc tế đã<br />
được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và Việt<br />
nam. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về<br />
mối liên quan, đặc điểm và tỉ lệ VMDU trên<br />
bệnh hen PQ tại Việt nam nên chúng tôi thực<br />
hiện đề tài này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
Tất cả các bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên tới<br />
khám bệnh tại phòng thăm dò chức năng hô hấp<br />
BV ĐHYD được Bs hô hấp chẩn đoán xác định<br />
Hen PQ đơn thuần.<br />
<br />
91<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
chiếm 49,8%.<br />
<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu với ước<br />
lượng khoảng tin cậy (1-α) của một tỉ lệ p với sai<br />
số biên d:<br />
<br />
Loại nhẹ chiếm 44,4%, loại nặng chiếm<br />
55,6%.<br />
<br />
n=<br />
<br />
Z<br />
<br />
2(1-α/2)<br />
<br />
× p × (1-p)<br />
<br />
d<br />
<br />
2<br />
<br />
Với:<br />
Xác suất sai lầm loại 1: α = 0,05, ta tính được<br />
Z : trị số từ bảng phân phối chuẩn.<br />
Z(1-α/2) = 1,96.<br />
d: sai số biên cho phép (d = 0,05).<br />
p: Do chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ VMDU<br />
trong hen PQ tại Việt Nam nên chúng tôi chọn p<br />
= 0,5 để có được cỡ mẫu lớn nhất n = 385. Trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi chọn 542 bệnh nhân,<br />
sau khi loại ra 23 người không hoàn tất hồ sơ còn<br />
519 bệnh nhân được thu dung.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được khám Tai<br />
mũi họng (hỏi bệnh theo bảng câu hỏi ISAAC và<br />
khám nội soi mũi xoang) để tìm VMDU, sau đó<br />
tất cả các bệnh nhân đều được thử Skin Prick<br />
Test với nhóm dị nguyên đường hô hấp để xác<br />
định chẩn đoán VMDU (có kèm SPT (+)).<br />
Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng<br />
phần mềm Stata10.0<br />
Y đức: Đề tài đã được duyệt qua hội đồng Y<br />
Đức của BV ĐHYD.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua khảo sát trên 519 bệnh nhân hen PQ<br />
chúng tôi nhận thấy như sau:<br />
Tỉ lệ BN nữ là 55% nhiều hơn ở BN nam là<br />
45% và tuổi trung bình BN nữ (30,7 ± 17,0) cao<br />
hơn ở BN nam (18,3 ± 14,7), có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Tỉ lệ và đặc điểm VMDU ở bệnh nhân hen<br />
PQ<br />
Tỉ lệ BN hen PQ có triệu chứng VMDU chưa<br />
qua thử SPT là 83,4 %<br />
Tỉ lệ BN hen PQ có VMDU với kết quả SPT<br />
(+) là 75,1% trong đó:<br />
Loại gián đoạn chiếm 50,2%, loại dai dẳng<br />
<br />
92<br />
<br />
Tỉ lệ nghẹt mũi và chảy mũi ở nhóm VMDU<br />
dai dẳng cao hơn nhóm VMDU gián đoạn, độ<br />
nặng của cả 4 TC cơ năng trong nhóm VMDU<br />
dai dẳng cũng cao hơn nhóm VMDU gián đoạn.<br />
Qua nội soi nhận thấy: bệnh nhân có niêm<br />
mạc mũi phù nề, tái, xám xanh nhạt (59%), có<br />
dịch nhày trong (42%), có CMD quá phát, phù nề<br />
mọng (56%).<br />
Tuổi càng cao thì càng ít bị VMDU.<br />
Triệu chứng ngứa mắt trên BN VMDU có tỉ<br />
lệ là 58,2%, VMDU loại nặng có 65,9% BN ngứa<br />
mắt.<br />
<br />
Liên quan VMDU với HPQ<br />
Tỉ lệ VMDU trên bệnh HPQ giảm dần khi<br />
tuổi càng cao.<br />
Tỉ lệ VMDU trên bệnh HPQ giảm dần khi<br />
bậc HPQ càng cao.<br />
Có mối liên quan giữa độ nặng của VMDU<br />
với độ nặng của HPQ: tỉ lệ VMDU loại nặng trong<br />
HPQ tăng dần khi bậc HPQ càng cao.<br />
Tỉ lệ VMDU có trước HPQ là 50%, tỉ lệ HPQ<br />
có trước VMDU là 31%, tỉ lệ VMDU có đồng thời<br />
VMDU là 19%, trong đó lưu ý:<br />
<br />
Ở nhóm VMDU có trước<br />
Trong 4 nhóm tuổi (< 21t; 21-30t; 31-40t; > 40t)<br />
từ khi khởi phát VMDU thì lần lượt trung bình<br />
sau khoảng 2,9; 4,4; 6,9 và 11,8 năm thì có thêm<br />
bệnh hen PQ. Như vậy trong nhóm VMDU có<br />
trước hen PQ, độ tuổi càng nhỏ thì khả năng<br />
khởi phát hen PQ càng sớm.<br />
Ở nhóm hen PQ có trước<br />
Trong 4 nhóm tuổi (< 21t; 21-30t; 31-40t; > 40t)<br />
từ khi khởi phát hen PQ thì lần lượt trung bình<br />
sau khoảng 4,1; 8,2; 10,6 và 9,9 năm thì có thêm<br />
bệnh VMDU. Như vậy trong nhóm hen PQ có<br />
trước ở độ tuổi càng nhỏ thì càng nhanh khởi<br />
phát VMDU, khoảng thời gian này dài hơn so<br />
với khoảng thời gian tương tự ở nhóm VMDU có<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
trước, trong độ tuổi dưới 40.<br />
<br />
Ở nhóm VMDU có đồng thời hen PQ<br />
Trong 4 nhóm tuổi (< 21t; 21-30t; 31-40t; > 40t)<br />
thì tuổi khởi phát hen PQ cùng VMDU lần lượt<br />
là 5,9; 21,0; 30,0 và 39,1 tuổi.<br />
<br />
Kết quả thử Skin prick test<br />
Tỉ lệ bệnh nhân dương tính<br />
Với ít nhất 1 loại dị nguyên là 83%, với ít<br />
nhất 2 loại dị nguyên là 67,5%, với ít nhất 3 loại<br />
dị nguyên là 51,8%, với cả 11 loại dị nguyên là<br />
0,19%.<br />
Mạt bụi nhà D.p có tỉ lệ dương tính cao nhất<br />
là 52,2%, thấp nhất là dị nguyên lông chó với<br />
7,8%. Nếu thử một bộ gồm 3 loại dị nguyên mạt<br />
bụi nhà (D.p, D.f, B.t) thì cho tỉ lệ dương tính là<br />
67,2%. Nhóm Lông thú: có tỉ lệ dương tính là<br />
17,2%, nhóm Gián là 26,2%, nhóm Nấm mốc là<br />
31,0% và nhóm Phấn hoa là 24,7%.<br />
Tuổi càng cao thì khả năng dương tính với nhiều<br />
loại dị nguyên càng thấp.<br />
Tuổi càng nhỏ mức độ phản ứng dương tính với<br />
dị nguyên càng mạnh.<br />
Tỉ lệ SPT(+) ở nam (90,1%), cao hơn ở nữ (77%),<br />
nam có tỉ lệ dương tính nhiều hơn nữ ở hầu hết<br />
các loại dị nguyên ngoại trừ với dị nguyên nấm<br />
mốc thì nữ thì có tỉ lệ dương tính nhiều hơn nam.<br />
Bảng 1: Bảng chi tiết triệu chứng VMDU và kết quả<br />
thử SPT<br />
T/CVMDU<br />
Không<br />
Tổng số<br />
Có (n= 433)<br />
(n= 86)<br />
(N= 519)<br />
Kết quả SPT<br />
SPT(+)<br />
90,7% (390) 9,3% (40)<br />
430<br />
SPT(-)<br />
48,3% (43) 51,7% (46)<br />
89<br />
<br />
Số liệu được trình bày theo tỉ lệ % và (tần<br />
suất)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Giới<br />
Trong tổng số 519 bệnh nhân hen PQ trong<br />
mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận số lượng nữ<br />
nhiều hơn nam giới, tỉ lệ Nam là 45% và Nữ là<br />
55% gần giống kết quả nghiên cứu ở Tây Ban Nha<br />
của A Valero(7) với tỉ lệ Nam là 47% và Nữ là 53%.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuy nhiên theo GINA, giới nam là yếu tố<br />
nguy cơ hen PQ ở trẻ em. Trước tuổi 14, tỉ lệ hen<br />
PQ ở bé trai lớn gấp đôi bé gái. Khi trẻ càng lớn,<br />
khoảng cách này dần thu hẹp. Vào độ tuổi 14-17,<br />
hai tỉ lệ này gần như nhau. Trước khi đạt tuổi<br />
trưởng thành trở đi thì tỉ lệ hen PQ ở nữ đã cao<br />
hơn nam(1,4). Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng có sự phù hợp với nghiên cứu trên ở độ<br />
tuổi 14 trở xuống, tỉ lệ hen PQ ở trẻ Nam là 68%<br />
gấp hơn hai lần ở trẻ nữ là 32%. Ở độ tuổi trên 14<br />
tới 17 tuổi, tỉ lệ hen PQ ở trẻ Nam là 52% xấp xỉ<br />
trẻ nữ là 48%.Từ 18 tuổi trở lên thì tỉ lệ HPQ ở<br />
Nam là 25% nhỏ hơn nhiều so với ở nữ là 75%.<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
chúng tôi là 25,2 ± 17,1 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 6,<br />
tuổi lớn nhất là 81. Chúng tôi cũng ghi nhận có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi trung bình giữa<br />
nam (18,3 ± 14,67) và Nữ (30,7 ± 16,97). Giới nữ<br />
có tuổi trung bình lớn hơn nam.<br />
<br />
Đặc điểm và tỉ lệ bệnh VMDU trên bệnh<br />
nhân hen PQ<br />
Tỷ lệ VMDU có SPT(+) là 75,1%, tỉ lệ này so<br />
với nghiên cứu của Ohta (4) ở Nhật năm 2009 là<br />
66,2% thì cao hơn và so với nghiên cứu của<br />
Navarro (5) 89,5% thì thấp hơn, lý do có thể một<br />
số bệnh nhân VMDU do các loại dị nguyên khác<br />
mà chúng tôi không có.<br />
Tỉ lệ VMDU nặng ở nghiên cứu của chúng<br />
tôi là 55,6% thấp hơn 76,2% so với nghiên cứu<br />
của Ohta(6). Có thể do đặc điểm địa lý ở Nhật bản<br />
lạnh hơn đất nước chúng tôi nên bệnh dai dẳng<br />
hơn.<br />
Triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi nhiều<br />
hơn ở nhóm bệnh nhân VMDU dai dẳng. Ở đây<br />
có vai trò của pha đáp ứng muộn với sự xâm<br />
nhập của các loại tế bào viêm cùng các hóa chất<br />
trung gian gây viêm và gây triệu chứng chính là<br />
nghẹt mũi kèm chảy mũi và đây cũng là triệu<br />
chứng kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày<br />
sau khi khởi phát một đợt VMDU.<br />
Độ nặng của các TC cơ năng trong nhóm<br />
VMDU dai dẳng thì cao hơn nhóm gián đoạn.<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
VMDU dai dẳng có sự đáp ứng miễn dịch với<br />
mức độ mạnh hơn, giải phóng nhiều hóa chất<br />
trung gian gây viêm hơn, huy động được nhiều<br />
tế bào viêm hơn nên có TC lâm sàng nặng và kéo<br />
dài hơn.<br />
Tỉ lệ ngứa mắt chiếm 58,2% trong số bệnh<br />
nhân VMDU, tỉ lệ ngứa mắt trên bệnh nhân<br />
VMDU loại nặng (65,9%) thì cao hơn trong<br />
VMDU loại nhẹ (48,6%) có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Diễn tiến VMDU theo tuổi<br />
Tỉ lệ kết hợp VMDU và hen PQ giảm dần theo<br />
tuổi<br />
Tuổi càng cao thì tỉ lệ kết hợp VMDU và<br />
HPQ càng giảm, ở tuổi 18 trở xuống tỉ lệ này là<br />
83,9%, ở tuổi 19- 44 chiếm tỉ lệ 69,2%, ở tuổi 4564 chiếm tỉ lệ 63,6% và ở tuổi trên 64 thì chỉ<br />
chiếm 40%, có sự phù hợp với nghiên cứu tương<br />
tự của Navarro(5).<br />
Tỉ lệ VMDU với kết quả thử SPT<br />
Tỉ lệ VMDU trong nhóm SPT (+) là 90,6% cao<br />
hơn nhiều so với tỉ lệ VMDU trong nhóm SPT(-)<br />
là 48,3%, rõ ràng trong nhóm thử test lẩy da<br />
dương tính đã xác định được bệnh nhân có bị dị<br />
ứng thì khả năng bị VMDU là rất cao. Trong<br />
nhóm SPT (-) không xác định được bệnh nhân có<br />
bị dị ứng thì khả năng có hay không có VMDU<br />
là đều nhau. Tương tự như vậy tỉ lệ không<br />
VMDU trong nhóm SPT (+) là 9,3% thấp hơn<br />
nhiều so với tỉ lệ không VMDU trong nhóm SPT<br />
(-) là 51,7%.<br />
<br />
Phân tích dị nguyên<br />
Có 430 bệnh nhân thử test da dương tính với<br />
ít nhất một dị nguyên chiếm tỉ lệ 82,9% tỉ lệ này<br />
thấp hơn nghiên cứu Oneair(5) của Navarro là<br />
95,5%. Lý do là Navarro thử 13 loại dị nguyên,<br />
còn của chúng tôi là 11 dị nguyên, nhưng cao<br />
hơn kết quả trong nghiên cứu RINAIR(8) của<br />
Vizuete là 59,7%. Lý do là Vizuete nghiên cứu<br />
bệnh nhân HPQ từ 16 tuổi trở lên còn chúng tôi<br />
nghiên cứu bệnh nhân HPQ từ 6 tuổi trở lên.<br />
Trong 11 loại DN thì tỉ lệ dương tính với Mạt<br />
nhà Dermatophagoides pteronyssinus (D.p) là cao<br />
<br />
94<br />
<br />
nhất với 52% chủ yếu là dương tính mức độ nhẹ<br />
và vừa (chiếm 75% số dương tính trong nhóm<br />
này) cao hơn so với nghiên cứu của Navarro(5) là<br />
50%. Tiếp theo là mạt nhà Dermatophagoides<br />
farinae với tỉ lệ dương tính là 49% cao hơn so với<br />
nghiên cứu Oneair là 44%, chủ yếu là dương tính<br />
mức độ nhẹ và vừa (chiếm 88% số dương tính<br />
trong nhóm này).<br />
Nếu tính gộp cả 3 loại dị nguyên này thành<br />
nhóm mạt thì có 349 bệnh nhân dương tính<br />
chiếm 67,2% trong tổng số bệnh nhân thử test da<br />
cao hơn kết quả của Yuen(10) là 63%.<br />
Kết quả thử test da dương tính với lông thú<br />
nuôi trong nhà cụ thể là lông mèo và lông chó<br />
lần lượt là 12% và 8% không cao như nghiên cứu<br />
của Navarro(5) là 30%. Trong khi đó dị nguyên<br />
gián lại gây chú ý với kết quả dương tính là 26%,<br />
Nhóm dị nguyên nấm mốc ở đây có 4 loại là:<br />
Alternaria, Aspergilus, Botrytis và Stemphylium<br />
chiếm tỉ lệ lần lượt là 15%, 15%, 13% và 10%.<br />
Nếu tính chung cả nhóm nấm mốc thì tỉ lệ dương<br />
tính lên tới 31% trong tổng số bệnh nhân thử test<br />
da. Phấn hoa từ lâu đã biết đến khả năng gây dị<br />
ứng theo mùa, nhiều bệnh nhân bị VMDU vào<br />
một mùa cố định trong năm có liên quan tới<br />
Phấn hoa của mùa đó. Trong nghiên cứu này<br />
chúng tôi thử là dị nguyên Phấn hoa mimosa, kết<br />
quả có 25% bệnh nhân dương tính.<br />
Số bệnh nhân dương tính với từ 1 đến 4 loại<br />
dị nguyên chiếm phần lớn trong số người thử<br />
test dương tính (73%). Nếu dương tính với từ 1<br />
đến 6 dị nguyên thì tỉ lệ này lên tới 90,5%.<br />
Tỉ lệ dương tính của SPT không khác nhau<br />
giữa các bậc hen PQ (p = 0,192), và cũng không<br />
khác nhau giữa các loại VMDU (p = 0,58).<br />
Tuổi càng trẻ thì dương tính với càng nhiều<br />
loại dị nguyên và tuổi càng cao thì số loại dị<br />
nguyên dương tính trung bình trên mỗi bệnh<br />
nhân càng giảm.<br />
<br />
Phân tích mối liên quan giữa VMDU và<br />
hen PQ<br />
So sánh phân loại hen PQ theo GINA cho<br />
thấy tỉ lệ bệnh nhân hen PQ có kết hợp VMDU<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />