intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát một số chi nấm gây bệnh trên lục bình (Eichornia crassipes) tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này với mục đích khảo sát tần suất xuất hiện của các chi nấm gây bệnh trên lục bình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu dụng nấm để kiểm soát lục bình tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát một số chi nấm gây bệnh trên lục bình (Eichornia crassipes) tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

  1. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 KHẢO SÁT MỘT SỐ CHI NẤM GÂY BỆNH TRÊN LỤC BÌNH (Eichornia crassipes) TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: kimhuyen.codai@gmail.com TÓM TẮT Các mẫu lục bình có các triệu chứng bệnh như đốm lá, cháy lá hoặc hoại tử được thu thập từ các địa điểm khác nhau thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Tần suất xuất hiện của các chi nấm khác nhau và khả năng gây bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm đã được đánh giá. Kết quả phân lập và định danh bằng đặc điểm hình thái cho thấy có tất cả 106 mẫu phân lập nấm thuộc 7 chi nấm khác nhau bao gồm chi Curvularia spp., Colletotrichum spp., Rhizoctonia spp., Alternaria spp., Fusarium spp., Helminthosporium spp., Trichoderma spp. Tuy nhiên tần suất xuất hiện các chi nấm là khác nhau và xuất hiện thường xuyên nhất là chi Curvularia spp. và chi Colletotrichum spp. với tỷ lệ tương ứng đạt 36,8% và 29,2%. Trong đó, chi Colletotrichum spp. có khả năng gây bệnh cao nhất với tỉ lệ gây bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm là 17,2% và thấp nhất là Alternaria spp. với 0,7%. Từ khóa: lục bình, nấm gây bệnh lục bình, tần suất xuất hiện. ABSTRACT1 The survey for fungal pathogens of water hyacinth (Eichornia crassipes) in Ho Chi Minh City Water hyacinth samples with disease symptoms such as folier spots, leaf burn or necrosis were collected from different locations in Ho Chi Minh City (HCMC). The frequency of occurrence of different fungal genera were recorded and their pathogenicity was tested. The results of isolation and identification by morphological characterization showed the presence of 106 fungi associated with water hyacinth leaves belonging to 7 different genera including Curvularia spp., Colletotrichum spp., Rhizoctonia spp., Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo. 209
  2. Phạm Kim Huyền và ctv. Alternaria spp., Fusarium spp., Helminthosporium spp., Trichoderma spp. However, the percentages of presence were deferent and the most frequently were Curvularia spp. and Colletotrichum spp. reached 36.8% and 29.2%. respectively. In which, the highest pathogenicity on water hyacinth was Colletotrichum spp. with PDI of 17.2%, meanwhile the lowest pathogenicity was observed in Alternaria spp. with PDI of 0.7%. Keywords: Eichornia crassipes, fungal diseases on water hyacinth, frequency of occurrence. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ học được xem là biện pháp thay thế đang được quan tâm vì không tốn chi phí cho Lục bình (Eichhornia crassipes), bèo lao động, không cần đầu tư thiết bị tây hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật chuyên dụng, có tính hiệu quả lâu dài và thủy sinh nổi trên mặt nước thuộc họ không gây tác động đến hệ sinh thái Pontederiaceae, là loài xâm lấn thành (Viswam và ctv., 1989). Theo Perkins công nhất trong giới thực vật (Njoka, (1973), dùng thiên địch để kiểm soát sự 2004). Lục bình có tiềm năng lớn trong gây hại của lục bình lần đầu tiên được việc loại bỏ nhiều chất ô nhiễm trong đưa vào Mỹ đầu thập niên 70 và cho đến nước thải (Mangabeira và ctv., 2004). nay đã có 7 loài thiên địch được đưa vào Tuy nhiên, lục bình lại là loài cỏ dại độc 33 nước trên thế giới để kiểm soát lục hại nhất thế giới tại ít nhất 59 quốc gia bình (Julien và Griffith, 1998). Ngoài ra, (Harley và ctv., 1996). Trên thực tế, lục kiểm soát sinh học bằng cách sử dụng bình có thể tăng gấp đôi số lượng cây nấm gây bệnh cũng đã được nghiên cứu trong vòng 6 - 15 ngày (Kumar và ctv., và sử dụng thành công trong công tác 1985). Ba cây có thể sản xuất 3.000 cây kiểm soát lục bình. Cercospor apiaropi mới trong 50 ngày (Aston, 1973) hoặc là nguyên nhân gây ra sự suy giảm 140 triệu cây mỗi năm. Lục bình hình nghiêm trọng của lục bình tại Nam Phi thành các thảm dày đặc làm cản trở giao năm 1990 (Morris, 1990). Alternaria thông đường thủy; suy giảm chất lượng eichhorniae từng được xem là tác nhân và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học kiểm soát sinh học tiềm năng đối với lục (Gopal, 1987). Lục bình là điều kiện lý bình vào năm 1970 ở Ấn Độ (Nag Raj và tưởng cho muỗi phát triển, gây ảnh Ponnappa, 1970). Song các nghiên cứu hưởng đến sức khỏe con người (Viswam về nấm gây bệnh trên lục bình tại Việt và ctv., 1989). Để chống lại các vấn đề Nam còn hạn chế, do đó chúng tôi thực gây ra bởi lục bình, một số biện pháp hiện nghiên cứu này với mục đích khảo kiểm soát lục bình đã được áp dụng như sát tần suất xuất hiện của các chi nấm cơ giới, vật lý và hóa học, tuy nhiên các gây bệnh trên lục bình tại khu vực TP. biện pháp này được ứng dụng rất hạn chế Hồ Chí Minh nhằm tạo tiền đề cho các ở hầu hết các quốc gia vì khó áp dụng nghiên cứu dụng nấm để kiểm soát lục trên diện rộng và tính bền vững thấp. bình tại Việt Nam. Kiểm soát lục bình bằng biện pháp sinh 210
  3. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP quản lý mẫu bệnh thực vật của Shivas và NGHIÊN CỨU Beasley (2005). 2.1. Vật liệu 2.3. Phương pháp phân lập Các mẫu lá lục bình có triệu chứng Sử dụng các loại môi trường WA bệnh thu tại 5 địa điểm ở khu vực TP. Hồ (20g agar và 1 lít nước cất) và PGA (200 g Chí Minh. khoai tây, 20 g agar, 20 g D-glucôzơ và 1 Hóa chất: D-glucozo (C6H12O6, lít nước cất) để phân lập nấm. Các môi 99,5%, Xilong, Trung Quốc), bột Agar trường được hấp khử trùng ở điều kiện (100%, Hải Long, Việt Nam), đường đôi nhiệt độ 121°C và thời gian 20 phút. Các surcrozo (99,5%, Sigma-Aldrich). mẫu nấm gây bệnh được phân lập từ Dụng cụ và thiết bị: đĩa petri, lam mẫu bệnh dựa trên phương pháp của kính, lamen, ống đong, dao cấy, cốc Hurria và ctv. (2018). Các mẫu nấm sau đong, đèn cồn, cồn, thước đo. Tủ cấy vô trùng, tủ sấy khử trùng (180°C), nồi khi phân lập được kiểm chứng theo quy hấp khử trùng, cân điện tử, bếp điện từ, tắc Koch trên lá lục bình trong điều kiện lò viba, kính hiển vi quang học phòng thí nghiệm theo phương pháp của Olympus CX3. Barnett và ctv. (1972) và đánh giá cấp độ gây bệnh của nấm sau 7 ngày theo 2.2. Phương pháp thu và bảo quản Naseema và ctv. (2001). mẫu bệnh Thu các mẫu lá lục bình có các triệu 2.4. Định danh nấm gây bệnh trên lục chứng bị nhiễm bệnh tại 5 địa điểm ở khu bình dựa vào đặc điểm hình thái vực TP. HCM: sông Đồng Nai, kênh Tân Việc xác định các nấm khác nhau dựa Hóa - Lò Gốm, kênh Rạch Dừa, sông trên đặc điểm hình thái được mô tả bởi Rạch Chiếc, Hồ Đất - Thủ Đức (bao Gilman và ctv. (1959), Barnett (1960), gồm các hệ sinh thái khác nhau ở TP. Ellis (1976), Holliday và ctv. (1993), HCM như hệ sinh thái sông, kênh rạch Aneja (2003) và Domsch và ctv. (2007). và hồ), mỗi địa đểm thu 40 mẫu bệnh Tính tần suất xuất hiện chi nấm (Ray và trên lá và bảo quản theo phương pháp Hill, 2012) theo công thức: Số lượng phân lập trong 1 chi Tần suất xuất hiện chi nấm =  100 Tổng số mẫu nấm được phân lập Dựa trên tần suất xuất hiện của (10 - 20%) hoặc không thường xuyên chúng, theo El-Morsy (2004) các giống (< 10%). Tính khả năng gây bệnh của các nấm phân lập được phân loại là rất chi nấm theo công thức (Praveena and thường xuyên (> 20%), thường xuyên Naseema, 2004): Số lá cấp 1  1+...+ Số lá cấp 4  4 Khả năng gây bệnh = 100 Tổng số lá điều tra  4 211
  4. Phạm Kim Huyền và ctv. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN nhau như vàng úa, hoại tử, đốm lá, cháy lá và thối rữa từ 5 địa điểm khác nhau tại 3.1. Kết quả xác định một số loài nấm khu vực TP. HCM. Từ các mẫu bệnh thu gây bệnh trên lục bình dựa vào đặc điểm hình thái học được phân lập được tất cả 200 mẫu phân lập (MPL) nấm. Kết quả chủng Koch cho 3.1.1. Kết quả phân lập mẫu bệnh thấy có 106 MPL gây ra triệu chứng Thu thập được tất cả 200 mẫu lục bệnh trên lá lục bình. bình bị bệnh có các triệu chứng khác D E F A B C Hình 1. Lá lục bình 7 ngày sau chủng (Lá không xuất hiện triệu chứng bệnh (A) và lá xuất hiện triệu chứng bệnh (B), lá đối chứng (C), lá có triệu chứng đốm lá (D), cháy lá (E) và hoại tử (F)) Từ các lá có triệu chứng khác nhau Kết quả cho thấy hình thái tản nấm và như đốm lá (hình 1D), cháy lá (hình 1E) hình thái bào tử sau khi tái phân lập từ và hoại tử (hình 1F), tiến hành tái phân vết bệnh chủng nhân tạo đều giống với lập nấm từ những vết bệnh do chủng đặc điểm hình thái ban đầu (hình 2). nhân tạo và quan sát đặc điểm hình thái. A B Hình 2. Hình thái tản nấm và bào tử của một MPL thuộc chi Rhizoctonia spp. sau khi tái phân lập từ vết bệnh nhân tạo (B) và MPL ban đầu (A) 3.1.2. Định danh nấm gây bệnh trên lục Chi Rhizoctonia spp. có hai dạng bình dựa vào đặc điểm hình thái hình thái đặc trưng (hình 3). Dạng 1 (hình Dựa trên đặc điểm hình thái tản nấm 3A): Sợi nấm còn non không màu, khi và bào tử đã ghi nhận sự hiện diện của 7 trưởng thành có màu nâu nhạt. Sợi nấm chi nấm khác nhau. phân nhánh vuông góc, hơi thắt lại và có 212
  5. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 vách ngăn gần điểm phân nhánh. Dạng 2 Hình thành hạch nấm do các tế bào tràng (hình 3B): Tản nấm có màu xám đen, có hạt nén ép chặt, xốp, không có sự phân các sợi bông màu trắng nổi trên bề mặt. hóa về cấu trúc giữa ruột và vỏ hạch. A B Hình 3. Hình thái tản nấm và hình thái bào tử của Rhizoctonia spp. (A, B là hai dạng hình thái khác nhau của chi Rhizoctonia spp.) Chi Colletotrichum spp. có hai dạng bầu dục hơi cong, đơn bào, không màu, bên đặc điểm hình thái khác nhau (hình 4): trong có giọt dầu hình tròn màu xanh vàng. Dạng 1 (hình 4A): Tản nấm màu trắng đến Dạng 2 (hình 4B): Tản nấm có màu trắng trắng xám, mọc bung trên môi trường và đục, có tạo hạt trên bề mặt. Bào tử nhỏ, tạo các vòng tròn đồng tâm. Bào tử hình trong suốt, hình trụ hai đầu cùn. A B Hình 4. Hình thái tản nấm và hình thái bào tử của Colletotrichum spp. (A, B là hai dạng hình thái khác nhau của chi Colletotrichum spp.) Chi Curvularia spp. có tản nấm màu có màu nâu đến nâu đậm. Bào tử phân xám đen, mọc bung xù trên mặt thạch. sinh non và trưởng thành thường có hình Bào tử hơi cong và phình to ở tế bào thứ elip. Bào tử trưởng thành nhẵn, màu đậm, ba tính từ cuống bào tử, thường có ba có 6 - 10 vách ngăn ngang, 0 - 3 vách vách ngăn, màu nâu đậm (hình 5A). ngăn dọc, vách ngăn dọc đầu tiên xuất hiện ở vị trí ngăn thứ 2 - 3 của bào tử và Chi Alternaria spp. thì tản nấm tạo các vách ngăn dọc khác ở vị trí có đường các vòng tròn đồng tâm, đều, hơi dày, có kính bào tử lớn hơn so với các vị trí khác màu nâu đậm. Cành bào tử phân đa bào, (hình 5B). 213
  6. Phạm Kim Huyền và ctv. A B Hình 5. Hình thái tản nấm và hình thái bào tử của Curvularia spp. (A) và Alternaria spp. (B) Chi Fusarium spp. có tản nấm mọc Chi Trichoderma spp. trên môi bung cao trên mặt thạch, có màu trắng đục trường PGA, khi còn non khuẩn lạc có đến trắng hồng. Bào tử phân sinh gồm 2 dạng sợi bông màu trắng, sau khoảng 4 loại: bào tử nhỏ và bào tử lớn. Bào tử nhỏ ngày bề mặt khuẩn lạc xuất hiện các đám đơn bào, hình trứng và hình hạt dưa gang, bào tử màu xanh lục, dạng bột trên bề mọc thành chuỗi hoặc tụ lại thành bọc giả. mặt. Bào tử hình trứng ngắn, vách nhẵn Bào tử lớn hình trăng khuyết, thường từ (hình 6B). 3 - 5 ngăn ngang (hình 6A). A B Hình 6. Hình thái tản nấm và hình thái bào tử của Fusarium spp. (A) và Trichoderma spp. (B) Chi Helminthosporium spp. với đặc thẳng, ít khi cong. Bào tử có 2 - 9 vách điểm hình thái tản nấm có màu nâu đến ngăn ngang, phần lớn 4 - 5 ngăn màu nâu nâu đậm, mọc bung cao trên môi trường. nhạt (hình 7). Bào tử phân sinh hình thoi tương đối Hình 7. Hình thái tản nấm và hình thái bào tử của Helminthosporium spp. 214
  7. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 là 2 chi phổ biến nhất với tần suất xuất 3.2. Tần suất xuất hiện và khả năng hiện của 2 chi lần lượt là 36,8% và gây bệnh của một số chi nấm 29,2%. Tiếp theo là Rhizoctonia spp. với Dựa vào hình 8 về biểu đồ thể hiện tần tần suất xuất hiện 18,9%. Các chi nấm suất xuất hiện của các chi nấm đã phân còn lại xuất hiện với mức độ không lập, Curvularia spp. và Colletotrichum spp. thường xuyên. 2,829% 1,890% 4,719% 5,669% Curvularia spp. Colletotrichum spp. Rhizoctonia spp. 36,783% 18,866% Trichoderma spp. Helminthosporium spp. Fusarium spp. 29,244% Alternaria spp. Hình 8. Biểu đồ thể hiện tần suất xuất hiện của các chi nấm Khả năng gây bệnh trên lục bình theo trên khắp thế giới có phổ ký chủ rộng từng chi lần lượt là chi Colletotrichum spp. (Walker, 1956). Trên lục bình (17,2%), Curvularia spp. (12,7%), Rhizoctonia solani ghi nhận xuất hiện Rhizoctonia spp. (7,1%), Trichoderma spp. trên nhiều ở các quốc gia thuộc khu vực (2,8%), Helminthospora spp. (1,9%), Nam Mỹ, Brazil, Mexico, Panama, Fusarium spp. (0,9%) và Alternaria Puerto Rico và một số nước châu Á như spp. (0,7%). Ấn Độ, Malaysia và Indonesia và được xem là loài nấm ký sinh có độc lực cao, 3.3. Thảo luận chung gây ra sự phân hủy lục bình nhanh nhất Các dạng triệu chứng bệnh trên lục (Charudattan, 1990, 2001; George và ctv., bình thường gặp trong quá trình thu thập 2017). Curvularia spp. và Alternaria sp. mẫu bệnh lục bình từ các địa điểm khác là hai chi nấm thường xuất hiện với tần nhau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là suất cao, gây hại trên lục bình và có tiềm đốm lá, cháy lá và hoại tử. Các triệu năng trong kiểm soát sự phát triển của lục chứng tương tự cũng ghi nhận xuất hiện bình (Karim và ctv., 2012), trong đó chi với mức độ thường xuyên, chủ yếu gây ra Alternaria sp. ghi nhận gây hại trên lục bởi các chi nấm khác nhau như bình mạnh tại quốc gia như Ethiopia Alternaria sp. (Shabana và ctv., 2001), (Firehun và ctv., 2017; Samuel, 2012), Curvularia spp., Fusarium sp., Iraq (Hurria và ctv., 2018), Ấn Độ Cercospora sp. hoặc Rhizoctonia solani (Govindan và ctv., 2020) và được đánh (Samuel và ctv., 2012; Charudattan, giá cho hiệu quả kiểm soát lục bình lên 2001). Rhizoctonia solani là một trong tới 97% nếu kết hợp cùng hai loại bọ những loại nấm phân bố rộng rãi nhất Neochetina eichhorniae và Neochetina 215
  8. Phạm Kim Huyền và ctv. bruchichi (Firehun và ctv., 2017). Kết 5. Charudattan R. (1990), Biological control of aquatic weeds by means of fungi. In: Aquatic quả của nghiên cứu này ghi nhận sự xuất Weeds: the ccology and management of hiện của các chi nấm phổ biến như nuisance aquatic vegetation (eds. A.H. Pietrse Curvularia spp., Rhizoctonia spp., and K.J. Murphy). Oxford University Press, UK: p. 186 - 201. Alternaria spp. và một số chi khác ít phổ biến hơn Colletotrichum spp., Fusarium spp., 6. Charudattan R. (2001), Biological control of water hyacinth by using pathogens: Helminthosporium spp., Trichoderma spp. opportunities, challenges, and recent Đồng thời ghi nhận được khả năng gây developments. In: Julien MH, Hill MP, bệnh trên lá lục bình trong điều kiện Center TD, Jianqing D (eds), Biological and integrated control of water hyacinth, phòng thí nghiệm. Là các kết quả bước Eichhornia crassipes. ProceedinGS. of the đầu tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, phát Second Meeting of the Global Working triển ứng dụng các chi nấm này vào kiểm Group for the Biological and Integrated Control of Water Hyacinth, Eichhornia soát lục bình trong thực tế. crassipes, Beijing, China, 9 - 12 October, 2000. Australian Centre for International 4. KẾT LUẬN Agricultural Research (ACIAR) ProceedinGS. 102: p. 21 - 28. Đã thu thập và phân lập được 106 7. Domsch H., Gams W. and Anderson T.H. MPL gây bệnh trên lục bình tại khu vực (2007), Compendium of soil fungi (2nd edn). TP. HCM thuộc 7 chi khác nhau: Taxonomically revised by W. Gams, Eching: Rhizoctonia spp., Colletotrichum spp., IHW-Verlag, 672 pp. Curvularia spp., Alternaria spp., 8. Ellis M.B. (1976), More dermatiaceous Fusarium spp., Helminthosporium spp., hypomycetes. Kew, Surrey: Commonwealth Mycological Institute, 507 pp. Trichoderma spp., trong đó chi 9. EL-Morsy E.M. (2004), Evaluation of Curvularia spp. có tần suất hiện cao nhất microfungi for the biological control of water (36,8%). Tuy nhiên khả năng gây bệnh hyacinth in Egypt. Fungal Diversity 16:p. 35 - 51. trên lục bình của các loài nấm theo từng 10. Firehun Yirefu, P.C. Struik, E.A. Lantinga & chi cho thấy Colletotrichum spp. là chi có Taye Tessema (2017), Occurrence and tỉ lệ gây bệnh cao nhất 17,2%. diversity of fungal pathogens associated with water hyacinth and their potential as biocontrol agents in the Rift Valley of TÀI LIỆU THAM KHẢO Ethiopia, International Journal of Pest 1. Aneja K.R. (2003), Experiments in Management, 63:4,p. 355 - 363. Microbiology, Plant Pathology and 11. George T.O., David M.M. and Hillary T.N. Biotechnology. 4th Ed. New Delhi: New Age (2017), Isolation and Identification International. Publishers, p. 189 - 217. Rhizoctonia Solani On The Water Hyacinth (Eichhornia Crassipes [Mart] Solms. 2. Aston H.I. (1973), Aquatic Plants of Australia, Laubach) in the Winam Gulf (Lake Victoria, Melboume University press: 366 pp. Kenya). IOSR Journal of Agriculture and 3. Barnett H.L. and Hunter B.B. (1972), Illustrated Veterinary Science (IOSR-JAVS) e-ISSN: genera of imperfect fungi. Burgess Pub. Co., 2319 - 2380, p-ISSN: 2319 - 2372, 10:8, P. Minneapolis, Minnesota, USA, 241 pp. 39 - 43. 4. Barnett H.L. (1960), Illustrated genera of 12. Gilman J.C. (1959), A manual of soil fungi imperfect fungi. Minneapolis, Minnesota: (revised 2nd edn). Calcutta: Oxford and IBH Publishing, 382 pp. Burgess. 216
  9. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 13. Gopal B. (1987), Water hyacinth. Elsevier 23. Nag Raj T.R. and Ponnappa K.M. (1970), Scrience Publishers, Amsterdam, 471 pp. Blight of waterhyacinth caused by Alternaria 14. Govindan V. and Gunasekaran A. (2020), eichhorniae sp. nov Trans Brit Mycol Soc 55: Endophytes Fungi Associated With a Water p. 123 - 130. Hyacinth of Eichhornia Crassipes (Mart.) 24. Naseema A. and Balakrishnan S. (2001), Solms. International Journal of Scientific Bioherbicidal potential of fungal pathogens of Research in Biological Sciences 7(3), p. 62 - 66. water hyacinth. In: Sankaran KV, Murphy 15. Harley K.L.S., Julien M.H. and Wright A.D. ST, Evans HC (eds), Alien weeds in moist (1996), Water Hyacinth - a tropical tropical zones: banes and benefits. worldwide problem and methods for its ProceedinGS. of the Workshop, Kerala Forest control. Second International weed control Research Institute, Peechi, India, 2 - 4 congress, Copenhagen, p. 639 - 644. November 1999. KFRI and CABI Bioscience, UK, p. 115 - 121. 16. Holliday P. (1993), A dictionary of plant pathogens. New Delhi: Cambridge 25. Njoka S.W. (2004), The biology and impact University Press. of Neochetina weevil on water hyacinth, Bruchi crassipes in lake Victoria Basin, 17. Hurria H.A. and Hussein S.M. (2018), Kenya. Ph.D thesis. School of Graduate Detection of fungi associated with water Studies at Moi University, Kenya. hyacinth Eichhornia crassipes in Iraq and their pathogenicity under controlled 26. Perkins B.D. (1973), Potential for waterhyacinth condition. Journal of Biodiversity and management with biological agents. Environmental Sciences (JBES) ISSN: 2220 - ProceedinGS. of the 4th Conference on 6663 (Print) 2222 - 3045 (Online) 12 (2), p. Ecological Animal Contributions by Habitat 24 - 31. Management, Tallahassee, Florida, p. 53 - 64. 18. Julien M.H. and Griffiths M.W. (1998), 27. Praveena R. and Naseema A. (2004), Fungi Biological Control of Weeds. A World occurring on water hyacinth [Eichhornia Catalogue of Agents and their target weeds, Crassipes(Mart.) Solms] in Kerala.Jornal of 4th edition, Wallingford, UK. CABI Tropical Agriculture 42(1 - 2): p. 21 - 23. Publishing, 223 pp. 28. Ray P. and Hill M.P. (2012), Fungi associated 19. Karim D., Rachid L., Mamourou D. and with Eichhornia crassipes in South Africa Haïssam J. (2012), Fungi occurring on and their pathogenicity under controlled waterhyacinth (Eichhornia crassipes [Martius] conditions, Article in African Journal of Solms-Laubach) in Niger River in Mali and Aquatic Science 37(3), p. 323 - 331. their evaluation as mycoherbicides. J. Aquat. 29. Samuel T., Temam H., Taye T., Firehun Y., Plant Manage. 50: p. 25 - 32. Butner C. and Monika G., 2012. Exploration 20. Kumar L. (1985), Studies on vegetative of fungal pathogens associated with water reproduction rate of water hyacinth and water hyacinth (Eichhornia crassipes (Mart.) chestnut. Indian J. Agric. Res., 19: p. 54 - 58. Solms-Laubach) in Ethiopia, African Journal of Agricultural Research Vol. 7(1), p. 11 - 18. 21. Mangabeira P.A.O., Labejof L., Lamperti A., Almeida A.A.F., Oliveira A. H., Escaig F., 30. Shabana Y.M., Charudattan R., DeValerio J.T. Severo M.I.G., Silva D.C., Saloes M., Mielke and Elwakil M.A. (1997), An evaluation of M.S., Lucena E.R., Martinis M.C., Santana hydrophilic polymers for formulating the K. B., Gavrilov K. L., Galle P. and Levi-Setti bioherbicide agents Alternaria cassiae and R. (2004), Accumulation of chromium in root A. eichhorniae. Weed Technology, 11, p. tissues of Eichhornia crassipes (Mart.) 212 - 220. Solms. in Cachoeira river-Brazil. Applied 31. Viswam K., Srinivasan R. and Panicker K.N. Surface Science, p. 497 - 501. (1989), Laboratory studies on the host plant 22. Morris M.J. (1990), Cercospora piaropi preference of Mansoniaannulifera, the vector recorded on the aquatic weed, Eichhornia of brugian filariasis. Entomol, 14: p. 183 - 186. crassipes, in South Africa. Phytophylatica 22: 32. Walker J.C. (1956), Plant Pathology, TMH p. 255 - 256. publishing company limited.N.Y. 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2