TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƢƠNG<br />
THẦN KINH NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH<br />
LỌC MÁU CHU KỲ<br />
Nguyễn Thị Thu Hải*; Nguyễn Thanh Bình**; Nguyễn Thị Thanh Bình**<br />
Lê Việt Thắng***; Lê Quang Cường****<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang biểu hiện lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại vi (TKNV) ở<br />
131 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận Nhân tạo,<br />
Bệnh viện Bạch Mai. BN được hỏi và khám bệnh để phát hiện các triệu chứng lâm sàng của<br />
tổn thương TKNV. Kết quả: biểu hiện lâm sàng tổn thương TKNV chiếm 89,3%, gồm 5<br />
nhóm: rối loạn cảm giác (80,9%), rối loạn phản xạ (64,1%), rối loạn dinh dưỡng (59,5%),<br />
hội chứng chân không nghỉ (53,4%), rối loạn vận động (37,4%). Các triệu chứng lâm sàng<br />
hay gặp nhất là giảm hay mất phản xạ gân gót (62,6%) và rối loạn cảm giác sâu, bao gồm<br />
cảm giác rung và cảm giác về tư thế, vị trí với tỷ lệ tương ứng là 42%, 43,5%. Tổn thương<br />
TKNV có các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, phong phú và thường gặp ở BN STMT lọc<br />
máu chu kỳ.<br />
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc máu chu kỳ; Bệnh thần kinh ngoại vi.<br />
<br />
SOME CLINICAL CHARACTERS OF PERIPHERAL<br />
NEUROPATHOLOGY IN PATIENTS WITH CHRONIC RENAL<br />
FAILURE UNDERGOING MAINTENANCE HAEMODIALYSIS<br />
SUMMARY<br />
A clinical cross-sectional descriptive study was carried out on group of 131 patients<br />
with chronic renal failure undergoing maintenance haemodialysis in order to describe<br />
symptoms and signs of peripheral neuropathy. Clinical manifestation was present in<br />
approximately 89.3%. Sensory symptoms and signs were most frequently, observed in<br />
80.9%. Tendon reflex loss or depression was detected in 64.1%. The prevalence of Restless<br />
legs syndrome was 53.4%. Weakness was evident in 37.4%, wasting developed in 36.6%.<br />
* Key words: Chronic renal failure; Maintenance dialysis; Peripheral neuropathy.<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Bệnh viện Lão khoa TW<br />
*** Bệnh viện 103<br />
**** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hải (thuhaimma@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 26/8/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/10/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 19/11/2013<br />
<br />
122<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tổn thương TKNV là một trong các<br />
biến chứng hay ở BN STMT. Có nhiều<br />
giả thuyết giải thích cơ chế tổn thương<br />
thần kinh ở BN STMT, trong đó, một<br />
nguyên nhân được nhiều tác giả chấp<br />
nhận là sự tích tụ các độc tố. Biến chứng<br />
TKNV làm giảm đáng kể chất lượng<br />
sống và là một trong những nguyên nhân<br />
gây tàn tật ở BN STMT lọc máu chu kỳ.<br />
Bệnh cảnh lâm sàng của tổn thương<br />
TKNV ở người STMT rất phong phú,<br />
song không phải lúc nào cũng đầy đủ và<br />
thường đan xen lẫn lộn với bệnh cảnh<br />
chung của STMT. Nghiên cứu một số<br />
đặc điểm lâm sàng của tổn thương<br />
TKNV ở BN STMT lọc máu chu kỳ đã<br />
được nhiều tác giả trên thế giới đề cập.<br />
Tuy nhiên, tại Việt Nam còn ít nghiên<br />
cứu quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát<br />
một số đặc điểm lâm sàng tổn thương<br />
TKNV ở BN STMT lọc máu chu kỳ sử<br />
dụng quả lọc có hệ số siêu lọc thấp.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
131 BN STMT lọc máu chu kỳ, tuổi ≥<br />
18, nguyên nhân suy thận gồm: viêm<br />
cầu thận mạn và viêm thận bể thận mạn,<br />
thời gian lọc máu ≥ 3 tháng, sử dụng quả<br />
lọc có hệ số siêu lọc thấp, tái sử dụng<br />
quả 6 lần, đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
- Loại trừ BN STMT do đái tháo đường,<br />
bệnh hệ thống. Những BN có bệnh lý<br />
thần kinh trước khi lọc máu, BN nghi ngờ<br />
mắc bệnh ngoại khoa, BN sốt, không đồng<br />
ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
- BN được hỏi bệnh để phát hiện các<br />
triệu chứng thần kinh cơ năng và khám<br />
lâm sàng bằng búa phản xạ, kim đầu tù<br />
và âm thoa để phát hiện các triệu chứng<br />
thực thể.<br />
- Đánh giá tổn thương TKNV trên các<br />
lĩnh vực: cảm giác, vận động, phản xạ và<br />
dinh dưỡng.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng<br />
chân không nghỉ theo Nhóm Nghiên cứu<br />
Hội chứng chân không nghỉ quốc tế<br />
(2011) (IRLS SG - International Restless<br />
Legs Syndrome Study Group) [5].<br />
- Đánh giá mức độ teo cơ theo Hồ<br />
Hữu Lương (1976): phân làm 4 độ dựa<br />
vào đo chu vi vòng đùi và cẳng chân. Độ<br />
1: teo cơ nhẹ; độ 2: teo cơ vừa; độ 3: teo<br />
cơ nặng; độ 4: rất nặng [3].<br />
- Đánh giá sức cơ theo Hội đồng<br />
Nghiên cứu Y học Anh (1994): chia 6<br />
mức (độ 0: nặng nhất; độ 5: bình<br />
thường). Độ 0: liệt hoàn toàn; độ 1:<br />
không có cử động khớp, nhưng có rung<br />
cơ hoặc có dấu hiệu co cơ; độ 2: chỉ có<br />
một vài cử động cơ nhưng bị khử bởi<br />
trọng lực; độ 3: có cử động chống lại<br />
trọng lực, nhưng không chống lại được<br />
123<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
trở kháng; độ 4: cử động thực sự chống<br />
lại được các trở kháng nhẹ; độ 5: sức<br />
mạnh cơ bình thường [2].<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi nghiên cứu cắt ngang 131<br />
BN STMT lọc máu chu kỳ tại Khoa<br />
Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới,<br />
nguyên nhân suy thận và thời gian lọc<br />
máu.<br />
ĐẶC ĐIỂM BN<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
SỐ LƯỢNG TỶ LỆ<br />
(n)<br />
%<br />
<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
<br />
42,6 ± 12,3<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
STMT<br />
<br />
Nam<br />
<br />
58<br />
<br />
44,3<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
73<br />
<br />
55,7<br />
<br />
Viêm cầu<br />
thận mạn<br />
<br />
108<br />
<br />
82,4<br />
<br />
Viêm thận<br />
bể thận<br />
mạn tính<br />
<br />
23<br />
<br />
17,6<br />
<br />
Thời gian lọc máu<br />
trung bình (tháng)<br />
<br />
46,4 ± 19,4<br />
<br />
Tuổi trung bình của BN lọc máu chu<br />
kỳ trong nghiên cứu 42,6 ± 12,3. Thời<br />
gian lọc máu trung bình 46,4 ± 19,4<br />
tháng. Tuổi trung bình của BN nghiên<br />
cứu này tương tự kết quả của Nguy n<br />
Trọng Hưng (44,8 ± 6,85) 1 . Đa số BN<br />
ở lứa tuổi lao động, số BN từ 31 - 50<br />
<br />
tuổi chiếm tới 47,3%. Tỷ lệ BN phân bố<br />
tương đối đều theo thời gian lọc máu. Số<br />
BN lọc máu < 12 tháng và từ 12 - 60<br />
tháng có tỷ lệ tương đương, số BN lọc<br />
máu > 60 tháng chiếm tỷ lệ thấp hơn<br />
(29%). Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN nữ<br />
nhiều hơn nam và BN STMT do viêm<br />
cầu thận mạn chiếm đa số.<br />
* Tỷ lệ BN có biểu hiện lâm sàng của<br />
tổn thương TKNV:<br />
Có ít nhất một biểu hiện lâm sàng:<br />
117 BN (89,3%); không có triệu chứng:<br />
14 BN (10,7%). Kết quả này tương tự<br />
nghiên cứu của Nguy n Trọng Hưng<br />
(86,3%), nhưng cao hơn so với Tilki<br />
(57,1%) 9 và Laaksonen (61,9%) 7 ,<br />
có l do BN của chúng tôi thường được<br />
phát hiện bệnh và điều trị muộn, không<br />
được theo d i, điều trị bảo tồn suy thận<br />
trước đó. Thêm vào đó, phương tiện và<br />
chất lượng điều trị lọc máu còn chưa<br />
đảm bảo hiệu quả lọc mong muốn<br />
* Phân bố BN theo tổn thương chức<br />
năng dây TKNV:<br />
Rối loạn cảm giác: 106 BN (80,9%);<br />
giảm hay mất phản xạ gân xương: 84<br />
BN (64,1%); rối loạn vận động: 49 BN<br />
(37,4%); rối loạn dinh dưỡng: 78 BN<br />
(59,5%); hội chứng chân không nghỉ: 70<br />
BN (53,4%).<br />
Trong 5 nhóm biểu hiện lâm sàng<br />
tổn thương TKNV, rối loạn cảm giác<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (80,9%), thấp nhất<br />
là rối loạn vận động (37,4%). Hội chứng<br />
124<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
chân không nghỉ thực chất là một rối<br />
loạn hỗn hợp cảm giác-vận động<br />
(sensory-motor disorder). Nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chân<br />
không nghỉ ở BN lọc máu chu kỳ cao<br />
hơn ở quần thể. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, hội chứng chân không nghỉ<br />
chiếm tỷ lệ khá cao (53,4%), phù hợp<br />
với l-Jahdali (50,2%) [4], Kavanagh<br />
(6,6 - 62%) [6].<br />
Bảng 2: Tỷ lệ BN có các triệu chứng rối<br />
loạn cảm giác.<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
LÂM SÀNG<br />
<br />
SỐ LƯỢNG TỶ LỆ<br />
(n = 131)<br />
%<br />
<br />
Rối loạn Dị cảm kiểu tê<br />
cảm giác bì, kim châm<br />
<br />
44<br />
<br />
33,6<br />
<br />
chủ quan Dị cảm kiểu<br />
kiến bò<br />
<br />
36<br />
<br />
27,5<br />
<br />
Nhiệt nghịch<br />
thường<br />
<br />
36<br />
<br />
27,5<br />
<br />
Bàn chân rát<br />
bỏng<br />
<br />
30<br />
<br />
22,9<br />
<br />
Tăng cảm<br />
<br />
10<br />
<br />
7,6<br />
<br />
Xúc giác<br />
<br />
36<br />
<br />
27,5<br />
<br />
Đau<br />
<br />
25<br />
<br />
19,1<br />
<br />
Nhiệt<br />
<br />
29<br />
<br />
22,1<br />
<br />
Rung<br />
<br />
55<br />
<br />
42,0<br />
<br />
Tư thế<br />
<br />
57<br />
<br />
43,5<br />
<br />
Rối loạn<br />
cảm giác<br />
khách<br />
quan (mất<br />
hay giảm<br />
cảm giác)<br />
<br />
Trong các rối loạn cảm giác chủ<br />
quan, triệu chứng dị cảm kiểu tê bì, kim<br />
châm chiếm tỷ lệ cao nhất (33,6%).<br />
Trong các rối loạn cảm giác khách quan,<br />
<br />
rối loạn cảm giác sâu chiếm ưu thế hơn<br />
cảm giác nông.<br />
Trên lâm sàng, tổn thương TKNV<br />
biểu hiện chủ yếu ở rối loạn cảm giác,<br />
rối loạn phản xạ gân xương, rối loạn<br />
dinh dưỡng, rối loạn vận động và hội<br />
chứng chân không nghỉ, trong đó, rối<br />
loạn cảm giác thường gặp nhất (80,9%).<br />
Kết quả cho thấy, các triệu chứng lâm<br />
sàng rất đa dạng, phong phú. Rối loạn<br />
cảm giác chủ quan là triệu chứng hay<br />
gặp. Đa số rối loạn cảm giác thường ở<br />
chi dưới, rối loạn cảm giác chi trên hay<br />
gặp là cảm giác tê bì, kim châm ở các<br />
đầu ngón tay. Trong các rối loạn cảm<br />
giác khách quan, rối loạn cảm giác sâu<br />
(rối loạn cảm giác rung 42%, rối loạn<br />
cảm giác về tư thế 43,5%) chiếm ưu thế<br />
hơn so với cảm giác nông. Nhận x t này<br />
của chúng tôi phù hợp với kết quả của<br />
một số tác giả trong và ngoài nước.<br />
Giảm hay mất cảm giác rung là một<br />
trong các dấu hiệu lâm sàng quan trọng<br />
giúp chẩn đoán sớm tổn thương TKNV<br />
ở người STMT. Theo Lee, BN STMT<br />
có ngưỡng tiếp nhận cảm giác rung cao<br />
hơn người bình thường. Do đó, đo<br />
ngưỡng tiếp nhận cảm giác rung là<br />
phương pháp có độ nhạy và hiệu quả cao<br />
trong chẩn đoán và đánh giá mức độ<br />
nặng của bệnh TKNV ở người STMT,<br />
đặc biệt trong giai đoạn sớm của bệnh và<br />
ở BN chưa được điều trị thay thế 8 .<br />
Nhiều ý kiến cho rằng, rối loạn cảm giác<br />
chủ quan s giảm nhanh sau khi BN<br />
được lọc máu đầy đủ, còn rối loạn cảm<br />
125<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
giác khách quan, nhất là cảm giác sâu rất<br />
khó hồi phục, do có thoái hóa sợi trục<br />
phần ngọn chi của các sợi thần kinh lớn<br />
có myelin.<br />
* Tỷ lệ BN có các rối loạn phản xạ:<br />
Giảm hay mất phản xạ gân gót: 82<br />
BN (62,6%); giảm hay mất phản xạ gối:<br />
31 BN (23,7%); giảm hay mất phản xạ<br />
gân xương chi trên: 52 BN (39,7%). Rối<br />
loạn phản xạ chi dưới có tỷ lệ cao hơn<br />
chi trên, trong đó, giảm hay mất phản xạ<br />
gân gót chiếm tỷ lệ cao nhất (62,6%).<br />
Theo một số tác giả nước ngoài, giảm<br />
hay mất phản xạ gân xương là một trong<br />
những triệu chứng lâm sàng hay gặp<br />
nhất, chiếm tới 93,3%. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 64,1%,<br />
trong đó, giảm hay mất phản xạ gân gót<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (62,6%). Giảm hay<br />
mất phản xạ gân xương chi dưới chiếm<br />
ưu thế so với chi trên trên, tổn thương có<br />
tính chất đối xứng. Tổn thương vận<br />
động thường xuất hiện ở giai đoạn<br />
muộn, sau tổn thương cảm giác và khó<br />
hồi phục hơn, mặc dù được lọc máu tích<br />
cực. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là<br />
yếu cơ.<br />
* Tỷ lệ BN theo phân độ sức cơ:<br />
Đa số BN trong nghiên cứu có sức cơ<br />
bình thường qua thăm khám (82 BN =<br />
62,6%). Không BN nào sức cơ yếu độ 1,<br />
2, 3 và liệt (sức cơ độ 0); độ 4: 49 BN<br />
(37,4%). Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi, phần lớn BN chưa bị ảnh hưởng<br />
nặng đến sức cơ. ếu cơ thường gặp ở<br />
<br />
các cơ chi dưới, làm BN rất mỏi, đi bộ<br />
chậm chạp, đi lên cầu thang phải nghỉ<br />
nhiều lần. Một số ít BN yếu cả cơ bàn<br />
tay khiến họ không thể tự tắm, tự mặc<br />
quần áo, cài cúc áo hay k o khóa quần.<br />
* Tỷ lệ BN có các triệu chứng rối<br />
loạn dinh dưỡng:<br />
Da khô, cứng: 78 BN (59,5%); lông,<br />
tóc rụng, xơ xác, d gãy: 44 BN<br />
(33,6%); móng tay mất bóng, sần sùi, d<br />
gãy: 44 BN (33,6%); teo cơ: 48 BN<br />
(36,6%). Trong rối loạn chức năng dinh<br />
dưỡng của hệ TKNV, chúng tôi thấy các<br />
triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở da<br />
chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, các triệu<br />
chứng này thường không đặc hiệu, đặc<br />
biệt ở BN STMT giai đoạn cuối. Chúng<br />
tôi chú ý tới dấu hiệu teo cơ. Teo cơ do<br />
nguyên nhân thần kinh ở BN trong<br />
nghiên cứu thường kèm theo rối loạn<br />
cảm giác và rối loạn phản xạ. Tỷ lệ teo<br />
cơ trong nghiên cứu tương tự kết quả<br />
của Nguy n Trọng Hưng (31,3%) 1 .<br />
Teo cơ chủ yếu gặp teo cơ khu trú, cơ<br />
chi dưới như cơ bàn chân, cẳng chân, cơ<br />
đùi. Chỉ có 6 BN teo cơ toàn thân<br />
(4,6%). Như vậy, các biểu hiện lâm sàng<br />
của tổn thương TKNV có tính chất lan<br />
tỏa, đối xứng, ứu thế chi dưới.<br />
* Tỷ lệ BN theo tình trạng tổn thương<br />
ít nhất một chức năng dây thần kinh cảm<br />
giác, phản xạ, vận động hoặc dinh dưỡng:<br />
Ít nhất 1 chức năng: 12 BN (9,2%);<br />
hai chức năng kết hợp: 27 BN (20,6%);<br />
126<br />
<br />