VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 36-38<br />
<br />
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC<br />
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Cao Cự Giác - Trường Đại học Vinh<br />
Nguyễn Thị Phượng Liên - Trường Đại học Sài Gòn<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; ngày sửa chữa: 31/07/2017; ngày duyệt đăng: 11/08/2017.<br />
Abstract: Renovation of teaching methods towards learner’s competence development, including<br />
self-study ability, has been concerned much in current period today. In this article, authors present<br />
results of a survey of the level of self-study competence in chemistry of high school students. These<br />
results can be seen as the foundation to propose solutions to enhance self-study ability for student<br />
in learning chemistry, thus improve teaching quality at high school.<br />
Keywords: Survey, self-study compentence, chemistry, high school.<br />
1. Mở đầu<br />
Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang có những bước<br />
đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu<br />
cầu của công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước<br />
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát<br />
triển cho học sinh (HS) những năng lực (NL) cốt lõi<br />
sau: - Các NL chung mà tất cả các môn học và hoạt<br />
động giáo dục đều góp phần hình thành, phát triển ở HS<br />
như: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; sáng tạo;<br />
- Các NL đặc thù, chủ yếu do một hoặc một vài môn<br />
học/hoạt động giáo dục hình thành, phát triển ở HS như:<br />
ngôn ngữ; tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội; công<br />
nghệ; tin học; thẩm mĩ; thể chất.<br />
Bên cạnh mục tiêu chính là hình thành, phát triển các<br />
NL cốt lõi, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn<br />
nhằm phát hiện, bồi dưỡng NL chuyên biệt (năng khiếu)<br />
cho HS [1]. Trong đó, năng lực tự học (NLTH) thuộc<br />
nhóm NL chung và theo chúng tôi có thể coi là yếu tố<br />
then chốt, quyết định sự thành bại cho việc hình thành và<br />
phát triển các NL còn lại.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số vấn đề lí luận<br />
2.1.1. Tự học (TH)<br />
2.1.1.1. Khái niệm TH. Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “TH<br />
là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các NL trí tuệ<br />
(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả<br />
cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất,<br />
động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như<br />
tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại<br />
khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, say mê khoa học, biến<br />
khó khăn thành thuận lợi,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực<br />
kiến thức nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành<br />
sở hữu của mình” [2; tr 59-60].<br />
Từ quan điểm về TH ở trên, theo chúng tôi: TH là<br />
quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập<br />
<br />
36<br />
<br />
tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc<br />
sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được<br />
mục đích nhất định.<br />
2.1.1.2. Vai trò của TH. TH là một giải pháp khoa học<br />
giúp người học giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng<br />
kiến thức lớn với quỹ thời gian hạn chế ở nhà trường. TH<br />
giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người, bởi nó là kết<br />
quả của sự hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn.<br />
Hoạt động TH của HS trung học phổ thông (THPT) còn<br />
có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục,<br />
nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông. Đổi<br />
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa sẽ<br />
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của<br />
người học trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học. Vì<br />
vậy, TH chính là con đường phát triển phù hợp với quy<br />
luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng<br />
đắn, cần được phát huy ở các trường phổ thông [3].<br />
Hoạt động “TH” lại có ý nghĩa đặc biệt đối với HS<br />
THPT, bởi nếu không có khả năng và phương pháp TH,<br />
tự nghiên cứu thì khi học lên các bậc học cao hơn,..., HS<br />
sẽ khó thích ứng, khó có thể thu được một kết quả học<br />
tập và nghiên cứu tốt. Hơn nữa, nếu không có khả năng<br />
TH, chúng ta sẽ không thực hiện được phương châm<br />
“Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề<br />
ra vào tháng 4/1996 [2].<br />
2.1.2. NLTH hóa học<br />
2.1.2.1. Khái niệm NL có rất nhiều định nghĩa khác nhau<br />
dưới các góc độ Xã hội học, Triết học, Tâm lí học, Giáo<br />
dục học và Kinh tế học.<br />
Theo Từ điển Tiếng Việt, NL là “khả năng, điều<br />
kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt<br />
động nào đó” [4; tr 660-661]. Theo Phạm Minh Hạc:<br />
“NL là một tổ hợp phức tạp những thuộc tính tâm lí của<br />
mỗi người, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất<br />
định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả”<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 36-38<br />
<br />
[5; tr 334]. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “NL là tổ hợp các<br />
thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu<br />
cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động<br />
đó có kết quả” [6; tr 178].<br />
Như vậy, NL là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá<br />
nhân, được hình thành và phát triển trong một lĩnh vực<br />
hoạt động cụ thể. Theo chúng tôi, NL được hiểu là khả<br />
năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không<br />
chỉ biết và hiểu (know-what).<br />
2.1.2.2. NLTH hóa học. Hóa học là môn học thực<br />
nghiệm, song song với quá trình tiếp thu, nghiên cứu cơ<br />
sở lí thuyết, người học còn phải trực tiếp quan sát hoặc<br />
làm các thí nghiệm trực quan nhằm phát hiện, giải thích<br />
hiện tượng, bản chất và tái khẳng định cơ sở khoa học.<br />
NLTH hóa học là một NL chuyên biệt của người học<br />
với môn Hóa học. Có thể hiểu là khả năng nghiên cứu tài<br />
liệu hóa học nhằm tác động vào các yếu tố cơ bản của<br />
hóa học theo các hình thức cơ bản như: - NLTH hóa học<br />
trong giờ lên lớp; - NLTH hóa học ngoài giờ lên lớp.<br />
2.2. Khảo sát mức độ biểu hiện NLTH môn Hóa học<br />
của HS THPT<br />
2.2.1. Mục đích điều tra<br />
Tìm hiểu mức độ biểu hiện NLTH môn Hóa học của<br />
HS THPT. Đó là cơ sở để định hướng nghiên cứu và đề<br />
xuất các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS THPT.<br />
2.2.2. Phương pháp điều tra:<br />
- Gửi trực tiếp cho giáo viên (GV) và HS, thu phiếu<br />
điều tra góp ý.<br />
- Sử dụng công nghệ thông tin: Để thuận lợi trong quá<br />
trình điều tra, xử lí và phân tích dữ liệu, chúng tôi đã sử<br />
dụng công cụ tạo “Biểu mẫu” của Google Drive. Sau khi<br />
thiết kế xong nội dung phiếu điều tra, chúng tôi sẽ gửi<br />
đường link đến GV và HS để xin ý kiến về những nội<br />
dung đã thiết kế, kết quả thu được sẽ xử lí dữ liệu bằng<br />
các hàm có sẵn trong phần mềm Microsoft Excel.<br />
2.2.3. Tiến trình điều tra<br />
Trong các năm học 2015-2016 và 2016-2017, chúng<br />
tôi tiến hành lấy ý kiến tham khảo của 72 GV giảng dạy<br />
môn Hóa học và 1268 HS ở các trường THPT, bao gồm:<br />
THPT Thống Nhất A (Đồng Nai), THPT Bàu Hàm<br />
(Đồng Nai), THPT Long Khánh (Đồng Nai), THPT Dân<br />
tộc nội trú tỉnh Đồng Nai (Đồng Nai), THPT Tam Phước<br />
(Đồng Nai), THPT Ngô Quyền (Đồng Nai); THPT Trấn<br />
Biên (Đồng Nai), THPT Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh),<br />
THPT Tạ Quang Bửu (TP. Hồ Chí Minh), THPT An Lạc<br />
(TP. Hồ Chí Minh), THPT Sa Đéc (Đồng Tháp), THPT<br />
Phan Bội Châu (Quảng Bình), THPT Đô Lương 1 (Nghệ<br />
An), THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), THPT Anh Sơn 1<br />
(Nghệ An), THPT Thanh Chương 1 (Nghệ An), THPT<br />
<br />
37<br />
<br />
Chu Văn An (Quảng Ngãi), THPT Hoàng Mai (Nghệ<br />
An). Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thiết<br />
kế 02 mẫu phiếu điều tra, gồm “Phiếu điều tra HS” và<br />
“Phiếu lấy ý kiến GV” với hệ thống các câu hỏi tự chọn.<br />
2.2.4. Phân tích kết quả điều tra<br />
2.2.4.1. Thống kê kết quả điều tra<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Câu 1: Các<br />
mức độ của<br />
NLTH môn<br />
Hóa học<br />
của HS ở<br />
trường<br />
THPT<br />
<br />
Câu 2:<br />
Những biểu<br />
hiện của<br />
mức độ<br />
“Thu thập<br />
và chọn lọc<br />
tài liệu”<br />
<br />
Câu 3:<br />
Những biểu<br />
hiện của<br />
mức độ<br />
“Đọc và<br />
hiểu tài<br />
liệu”<br />
Câu 4:<br />
Những biểu<br />
hiện của<br />
mức độ<br />
“Phân tích<br />
các dữ kiện<br />
từ tài liệu”<br />
<br />
Nội dung lựa chọn<br />
Thu thập và chọn lọc tài<br />
liệu<br />
Đọc và hiểu tài liệu<br />
Phân tích các dữ kiện từ<br />
tài liệu<br />
Vận dụng các dữ kiện từ<br />
tài liệu<br />
Mức độ khác<br />
Biết thu thập các tài liệu<br />
liên quan đến kiến thức<br />
hóa học trong sách giáo<br />
khoa, sách bài tập, tài liệu<br />
tham khảo, tạp chí khoa<br />
học,...<br />
Sử dụng công cụ tìm<br />
kiếm tài liệu trực tuyến<br />
trên mạng internet, diễn<br />
đàn,...<br />
Biết trao đổi với GV, bạn<br />
bè,... để hỗ trợ tìm kiếm<br />
tài liệu<br />
Chọn lọc những tài liệu từ<br />
nguồn tin cậy, chính<br />
thống<br />
Biểu hiện khác<br />
Đọc được các nguồn tài<br />
liệu hóa học khác nhau<br />
bằng tiếng Việt<br />
Bước đầu đọc được một<br />
số tài liệu bằng tiếng Anh<br />
Hiểu được nội dung của<br />
các tài liệu<br />
Biểu hiện khác<br />
Tóm tắt được những dữ<br />
kiện cần sử dụng trong tài<br />
liệu vào mục đích học tập,<br />
nghiên cứu<br />
Biết trao đổi dữ liệu thu<br />
thập với thầy cô giáo để<br />
xác nhận tính chính xác<br />
của thông tin<br />
<br />
%<br />
GV<br />
chọn<br />
<br />
% HS<br />
chọn<br />
<br />
66,7<br />
<br />
62,5<br />
<br />
81<br />
<br />
62,5<br />
<br />
57,1<br />
<br />
54,2<br />
<br />
76,2<br />
<br />
60,4<br />
<br />
4,8<br />
<br />
4,2<br />
<br />
76,2<br />
<br />
79,2<br />
<br />
71,4<br />
<br />
54,2<br />
<br />
57,1<br />
<br />
62,5<br />
<br />
52,4<br />
<br />
54,2<br />
<br />
0<br />
<br />
4,2<br />
<br />
71,4<br />
<br />
52,1<br />
<br />
28,6<br />
<br />
14,6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
75<br />
<br />
4,8<br />
<br />
10,4<br />
<br />
61,9<br />
<br />
75<br />
<br />
57,1<br />
<br />
54,2<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 36-38<br />
<br />
Câu 5:<br />
Những biểu<br />
hiện của<br />
mức độ<br />
“Vận dụng<br />
các dữ kiện<br />
từ tài liệu”<br />
<br />
Nêu và giải quyết các vấn<br />
đề thông qua dữ liệu thu<br />
được trong quá trình TH<br />
Biểu hiện khác<br />
Tổng hợp được các kiến<br />
thức hóa học trọng tâm<br />
phục vụ cho quá trình học<br />
tập (dưới dạng sơ đồ tư<br />
duy, bảng biểu, biểu đồ,<br />
đồ thị,...)<br />
Giải được các bài tập hóa<br />
học trên cơ sở kiến thức<br />
TH được<br />
Tự đề xuất các vấn đề khó<br />
và tìm cách giải quyết<br />
thông qua nguồn học liệu<br />
TH<br />
Đánh giá được các kết<br />
luận trong tài liệu, đặc<br />
biệt chỉ ra những nội dung<br />
chưa chính xác cần bổ<br />
sung<br />
Tìm hiểu, giải thích, vận<br />
dụng các kiến thức vào<br />
thực tiễn cuộc sống<br />
Biểu hiện khác<br />
<br />
76,2<br />
<br />
54,2<br />
<br />
0<br />
<br />
10,4<br />
<br />
71,4<br />
<br />
54,2<br />
<br />
81<br />
<br />
62,5<br />
<br />
52,4<br />
<br />
52,1<br />
<br />
hóa học đang quan tâm; - Tóm tắt được những dữ kiện cần<br />
sử dụng trong tài liệu vào mục đích học tập, nghiên cứu;<br />
- Biết trao đổi dữ liệu thu thập với thầy cô giáo để xác nhận<br />
tính chính xác của thông tin; - Nêu và giải quyết các vấn<br />
đề thông qua dữ liệu thu được trong quá trình TH.<br />
Ở mức độ “Vận dụng các dữ kiện từ tài liệu”, đa số<br />
GV và HS đều đồng ý các biểu hiện sau: - Tổng hợp<br />
được kiến thức hóa học trọng tâm, phục vụ quá trình<br />
học tập (dưới dạng sơ đồ tư duy, bảng biểu, biểu đồ, đồ<br />
thị,...); - Giải được các bài tập hóa học dựa trên kiến<br />
thức TH được; - Tự đề xuất các vấn đề khó và tìm cách<br />
giải quyết thông qua nguồn học liệu TH; - Đánh giá<br />
được các kết luận trong tài liệu, chỉ ra những nội dung<br />
chưa chính xác cần bổ sung; - Tìm hiểu, giải thích, vận<br />
dụng các kiến thức vào thực tiễn.<br />
3. Kết luận<br />
<br />
52,4<br />
<br />
52,1<br />
<br />
52,4<br />
<br />
54,2<br />
<br />
0<br />
<br />
4,2<br />
<br />
2.2.4.2. Nhận xét kết quả. Với kết quả thu được cho thấy,<br />
đa số GV và HS đều cho rằng NLTH môn Hóa học gồm<br />
4 mức độ thành phần là: - Thu thập và chọn lọc tài liệu;<br />
- Đọc và hiểu tài liệu; - Phân tích các dữ kiện từ tài liệu;<br />
- Vận dụng các dữ kiện từ tài liệu.<br />
Ở mức độ “Thu thập và chọn lọc tài liệu”, đa số GV<br />
và HS đều thống nhất các biểu hiện sau: - Biết thu thập<br />
các tài liệu liên quan đến kiến thức hóa học trong sách<br />
giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo, tạp chí khoa<br />
học,...; - Sử dụng công cụ tìm kiếm tài liệu trực tuyến trên<br />
mạng internet, diễn đàn,...; - Biết trao đổi với GV, bạn<br />
bè,... để tìm kiếm tài liệu; - Chọn lọc các tài liệu từ nguồn<br />
tin cậy, chính thống.<br />
Ở mức độ “Đọc và hiểu tài liệu”, đa số GV và HS<br />
đều đồng ý các biểu hiện sau: - Đọc được các nguồn tài<br />
liệu hóa học khác nhau bằng tiếng Việt; - Hiểu được nội<br />
dung của các tài liệu.<br />
GV và HS vẫn chưa thống nhất với biểu hiện “Bước<br />
đầu đọc được một số tài liệu bằng tiếng Anh”. Điều này<br />
phản ánh NL sử dụng tiếng Anh học thuật cần phải có<br />
những tác động tích cực.<br />
Ở mức độ “Phân tích các dữ kiện từ tài liệu”, đa số<br />
GV và HS đều đồng ý các biểu hiện sau: - Phân tích dữ<br />
kiện từ các tài liệu để làm sáng tỏ kiến thức hoặc vấn đề<br />
<br />
38<br />
<br />
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể<br />
(8/2017), giáo dục ở phổ thông chú trọng việc hình thành<br />
và phát triển cho HS những NL cốt lõi, trong đó có<br />
NLTH. Phát triển NLTH cho HS là một trong những mục<br />
tiêu phát triển NL cho HS ở trường THPT trong giai đoạn<br />
hiện nay. Với những kết quả khảo sát các mức độ biểu<br />
hiện của NLTH môn Hóa học ở trên sẽ giúp GV có thể<br />
đề xuất được giải pháp khả thi trong việc bồi dưỡng<br />
NLTH môn Hóa học cho HS THPT nhằm góp phần nâng<br />
cao chất lượng dạy học.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông tổng thể.<br />
[2] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) - Nguyễn Kỳ - Vũ<br />
Văn Tảo - Bùi Tường (1998). Quá trình dạy - tự học.<br />
NXB Giáo dục.<br />
[3] Cao Cự Giác (2010). Phương pháp tổ chức cho sinh<br />
viên tự học và tự nghiên cứu đáp ứng theo yêu cầu<br />
đào tạo theo học chế tín chỉ. Kỉ yếu Hội thảo khoa<br />
học “Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá<br />
trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Trường Đại học<br />
Vinh, tháng 4/2010, tr 41-42.<br />
[4] Viện Ngôn Ngữ (2003). Từ điển Tiếng Việt. NXB<br />
Đà Nẵng.<br />
[5] Phạm Minh Hạc (chủ biên, 1988). Tâm lí học (tập 1).<br />
NXB Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên, 2007). Tâm lí học đại<br />
cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[7] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và<br />
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng<br />
phát triển năng lực học sinh.<br />
<br />