Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT SIÊU ÂM CA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT–DENGUE ĐỘ I, II<br />
Ở TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ<br />
Trần Thị Hữu Trí*, Phạm Hùng Lực**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết-Dengue (SXH-D) đang là vấn đề y tế trầm trọng ở các tỉnh đồng bằng sông<br />
Cửu Long, hiện nay chưa có thuốc điều trị SXH-D và chưa có phương pháp nào hữu hiệu để ngăn ngừa vào sốc,<br />
do đó ngoài trị số dung tích hồng cầu (DTHC) và tiểu cầu (TC), cần bổ sung các trị số cận lâm sàng khác trong<br />
đó có giá trị của SA để tiên đoán sốc trong SXH-D.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các dấu hiệu “dày thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch ổ bụng” và<br />
“dịch màng phổi” trên siêu âm và tìm sự quan hệ giữa siêu âm và tiên lượng sốc trong sốt xuất huyết độ I, II.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cúu cắt ngang được thực hiện trên 38 bệnh nhi sốt xuất huyết tại<br />
khoa sốt xuất huyết bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các dấu hiệu “dầy thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch trong ổ bụng” và<br />
“dịch màng phổi” là 77,3%; 78,6%; 80%; 100% trong nhóm SXH chuyển độ. Và 4 dấu hiệu này giúp tiên đoán<br />
vào sốc trong bệnh nhi SXH cần được khảo sát sớm.<br />
Kết luận: Dấu hiệu “dày thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch trong ổ bụng” và “dịch màng phổi”<br />
giúp tiên đoán vào sốc trong bệnh nhi SXH cần được khảo sát sớm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ULTRASONIC DIAGNOSIS OF DENGUE HEMORRHAGIC FEVER IN CHILDREN<br />
AT CANTHO CHILDREN HOSPITAL<br />
Tran Thi Huu Tri, Pham Hung Luc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 35 - 38<br />
Background: Dengue hemorrhagic fever (DHF) has increased in the Mekong delta. Anti DHF virus drugs<br />
and effective methods preventing DHF shock are not available at the present time. Beside hematocrite and platelet,<br />
ultrasonic features could also be used to predict DHF shock.<br />
Objectives: To identify the relationship between ultrasonic signs of thickened gall bladder wall,<br />
pericholecystic fluid, pleural effusion and ascites and DHF shock.<br />
Method: This is a cross sectional study of 38 children with DHF in Can Tho Children Hospital.<br />
Results: The proportion of “thickened gall bladder wall”, “pericholecystic fluid”, “ascites” and “pleural<br />
effusion” were 77.3%, 78.6%, 80%, 100%, respectively in the patients getting worse.<br />
Conclusion: Ultrasound features of thickened gall bladder wall, pleural effusion and ascites can help to<br />
predict DHF shock.<br />
huyết tương, có thể dẫn tới sốc giảm thể tích<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
tuần hoàn và rối loạn đông máu. Hiện nay SXHSốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một bệnh<br />
D đang là vấn đề y tế trầm trọng ở các tỉnh đồng<br />
nhiễm siêu vi cấp tính gây bởi virus Dengue do<br />
bằng sông Cửu Long(1).<br />
muỗi Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh<br />
Tại Cần Thơ, tần số mắc bệnh SXH-D có<br />
chủ yếu với đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ **Trường Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
khuynh hướng tăng trong những năm gần đây<br />
năm 2003 có 1079 ca đến năm 2005 là 1912 ca(3).<br />
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh<br />
SXH-D và chưa có phương pháp nào hữu hiệu<br />
để ngăn ngừa vào sốc. Do đó, vấn đề đặt ra là<br />
làm thế nào dự đoán được những trường hợp có<br />
thể rơi vào sốc trong khi đó dấu hiệu tiền sốc<br />
trên lâm sàng thường không phát hiện, đôi khi<br />
không phản ảnh trung thực tăng tính thấm mao<br />
mạch đang xảy ra trong cơ thể, do đó ngoài trị số<br />
dung tích hồng cầu (DTHC) và tiểu cầu (TC), cần<br />
bổ sung các trị số cận lâm sàng khác trong đó có<br />
giá trị của siêu âm (SA) để tiên đoán sốc trong<br />
SXH-D.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu sau:<br />
- Xác định tỷ lệ độ dày thành túi mật và dịch<br />
dưới bao gan.<br />
- Xác định tỷ lệ dịch ổ bụng và dịch màng<br />
phổi.<br />
- Xác định mối liên hệ kết quả siêu âm và<br />
bệnh SXH-D không sốc (độ I, II) trong giá trị tiên<br />
lượng tiền sốc SXH.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Với tỷ lệ tiên đoán vào sốc SXH của dấu<br />
hiệu trên siêu âm là 95%(2) thì cỡ mẫu được tính<br />
là 38 bệnh nhi nằm tại Khoa Sốt Xuất Huyết<br />
Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu<br />
- Bệnh nhi được chẩn đoán sốt xuất huyết<br />
(độ I, II) theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế<br />
Giới (WHO) và<br />
- Test nhanh SXH (Rapid test) (+) và gia đình<br />
bệnh nhi đồng ý tham gia.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các bệnh nhi có các bệnh lý kèm theo như<br />
dịch ổ bụng và/hoặc màng phổi như suy tim, xơ<br />
gan, viêm gan mãn, hội chứng thận hư, nhiễm<br />
khuẩn huyết và thương hàn hay gia đình bệnh<br />
nhi không đồng ý tham gia.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.<br />
Phương pháp thu thập số liệu: dựa trên mẫu<br />
bệnh án.<br />
- Xét nghiệm công thức máu và Rapid test và<br />
siêu âm bụng được thực hiện tại bệnh viện Nhi<br />
đồng Cần Thơ.<br />
- Nhập và phân tích số liệu theo phần mềm<br />
thống kê SPSS.13.0<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong 38 trường hợp khảo sát có 19 trường<br />
hợp vào sốc (chuyển độ). Thường bệnh nhi vào<br />
sốc vào ngày 4 ngày 5 của bệnh (chiếm 52,7%).<br />
Điều này cũng tương tự như những nghiên cứu<br />
khác trong và ngoài nước.<br />
Tỷ lệ vào sốc vào ngày thứ 6 cao 42%.<br />
Bảng 1: Kết quả khảo sát siêu âm trên 38 ca sốt xuất<br />
huyết độ I, II (không sốc)<br />
Dấu hiệu siêu âm<br />
Dày thành túi<br />
• Có<br />
mật<br />
• Không<br />
Tụ dịch dưới<br />
bao gan:<br />
Dịch ổ bụng:<br />
Dịch màng<br />
phổi:<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
22<br />
16<br />
<br />
57,9<br />
42,1<br />
<br />
• Có<br />
<br />
14<br />
<br />
36,8<br />
<br />
• Không<br />
• Có<br />
<br />
24<br />
15<br />
<br />
63,2<br />
39,5<br />
<br />
• Không<br />
<br />
23<br />
<br />
60,5<br />
<br />
• Có<br />
<br />
06<br />
<br />
15,8<br />
<br />
• Không<br />
<br />
32<br />
<br />
84,2<br />
<br />
Dấu hiệu dày thành túi mật<br />
Tỷ lệ dấu hiệu dày thành túi mật ở những<br />
trường hợp chuyển độ (sốc) là 77,3%, và 22,7%<br />
ca không vào sốc.<br />
Bảng 2: Mối liên hệ giữa dày thành túi mật và SXH<br />
Dày thành<br />
SXH<br />
túi mật Có sốc (%) Không sốc (%)<br />
Có<br />
17 (77,3)<br />
5 (22,7)<br />
không<br />
2 (12,5)<br />
14 (87,5)<br />
Tổng<br />
<br />
19<br />
<br />
19<br />
<br />
P và Test<br />
χ2 = 15,545<br />
P < 0,001<br />
<br />
Tỷ lệ SXH có sốc, có dày thành túi mật chiếm<br />
tỷ lệ rất cao 77,3%; và ngược lại tỷ lệ SXH không<br />
sốc có dày thành túi mật chiếm tỷ lệ thấp 22,7%.<br />
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Nên dấu hiệu dầy thành túi mật là một dấu hiệu<br />
giúp tiên đoán vào sốc ở trẻ sốt xuất huyết.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
Điều này cũng được nhận xét bởi Nguyễn<br />
Ngọc Rạng(6); Võ Thịnh và CS(9); Sơn Thị Sophi,<br />
Trần Thị Hữu Trí(7).<br />
<br />
Dấu hiệu dịch dưới bao gan<br />
Tỷ lệ dấu hiệu tụ dịch bao gan ở nhóm trẻ<br />
sốt xuất huyết chuyển độ (sốc) là 78,6%<br />
Bảng 3: Mối liên hệ giữa dịch dưới bao gan và SXH<br />
Dịch dưới bao<br />
SXH<br />
gan<br />
Có sốc (%) Không sốc %<br />
• Có<br />
11 (78,6)<br />
3 (21,4)<br />
• Không<br />
8 (33,3)<br />
16 (66,7)<br />
Tổng<br />
19<br />
19<br />
<br />
P và Test<br />
χ2 =7,28<br />
P