intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sự liên hệ giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau khớp, cứng khớp và khó khăn khi cử động khớp gối. Thang điểm WOMAC là công cụ để lượng giá bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối. NSAIDs là thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp. Vì vậy, nghiên cứu được thiết kế nhằm tìm sự liên hệ giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sự liên hệ giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> KHẢO SÁT SỰ LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ<br /> ĐIỀU TRỊ CỦA NSAIDs TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI.<br /> Nguyễn Trung Kiên*, Lê Thị Huệ*, Đỗ Thị Kim Yến*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thoái hóa khớp gối là bệnh thuờng gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau<br /> khớp, cứng khớp và khó khăn khi cử động khớp gối. Thang điểm WOMAC là công cụ để lượng giá bệnh và theo<br /> dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối. NSAIDs là thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: tìm sự liên hệ giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh<br /> nhân thoái hóa khớp gối.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, bệnh nhân sử dụng NSAIDs 7 ngày. Mức độ cải thiện bệnh được<br /> đánh giá bằng thang điểm WOMAC trước và sau điều trị.<br /> Kết quả nghiên cứu: Có 90,5% BN bị thoái hoá khớp gối trên 60 tuổi. 66,7% BN bị thoái hoá 2 khớp. BN<br /> cái thiện tình trạng cứng khớp với điều trị NSAID theo thang điểm WOMAC, cải thiện 1,1 ± 1,67.<br /> Kết luận: NSAIDs có tác dụng cải thiện mức độ bệnh về mặt cứng khớp và tình trạng vận động của bệnh<br /> nhân. Không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị theo tuổi, BMI, thời gian mắc bệnh và số khớp gối bị thoái hóa.<br /> Không xảy ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa trong thời gian điều trị.<br /> Từ khoá: thoái hoá khớp gối, thuốc kháng viêm non-steroid<br /> <br /> ABSTRACT<br /> RELATIONSHIP BETWEEN CLINICAL CHARACTERISTICS OF KNEE OSTEOARTHRISTIS<br /> AND TREATMENT EFFECTIVENESS OF NSAIDS<br /> Nguyen Trung Kien, Le Thi Hue, Do Thi Kim Yen<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 130-134<br /> Knee osteoarthritis is common in older patients. Clinical manifestations are mainly joint pain, stiffness and<br /> difficult moving knee joints. WOMAC scale is a tool to evaluate the disease and treatment effectiveness. NSAIDs<br /> is often used in the treatment of osteoarthritis.<br /> Object: Relationship between clinical characteristics of knee osteoarthritis and treatment effectiveness of<br /> NSAIDs.<br /> Method: NSAIDs was used for 7 days. WOMAC scores were calculated before and after treatment.<br /> Results: There is 90.5% patients with knee osteoarthritis is over 60 years old. There is 66,7% of patients have<br /> osteoarthritis in both 2 knees. State of rigid of patient’s knee is improved with NSAID treatment when measuring<br /> by WOMAC level, that is 1,1 ± 1,6 points improved.<br /> Conclusion: NSAIDs have improved the symptoms of the disease especially stiffness and mobility status of<br /> the patients. The relationship between treatment effectiveness of NSAIDs and age, BMI, disease duration, number<br /> of osteoarthritic knee joint are not statiscally remarkable.<br /> Keywords: Knee osteoarthritis, Non-steroid anti-inflamation drugs<br /> nguyên nhân chính gây tàn phế cho người có<br /> MỞ ĐẦU<br /> tuổi và là nguyên nhân thứ tư gây tàn phế cho<br /> Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp, là<br /> * Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: Đỗ Thị Kim Yến<br /> ĐT: 0988535860<br /> Email: dinhthanhdat_66@yahoo.com<br /> <br /> 130<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> con người. Có đến 90% các trường hợp thay<br /> khớp gối và khớp háng là do thoái hóa. Thoái<br /> hóa khớp chiếm 30-35 các bệnh xương khớp và<br /> trên 50% các bệnh viêm khớp(Error! Reference source not<br /> found.).<br /> <br /> - Đang sử dụng NSAIDs thì xảy ra tác dụng<br /> phụ của thuốc khiến phải ngưng thuốc trước<br /> thời hạn.<br /> <br /> Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10-15% dân số thế<br /> <br /> - Bệnh nhân không hợp tác hoặc có bệnh nội<br /> khoa đang diễn biến không ổn định.<br /> <br /> (Error! Reference source not found.)<br /> <br /> giới<br /> <br /> Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những khớp<br /> chịu lực hay vận động nhiều như khớp gối, cột<br /> sống. Đó là quá trình lão hóa mang tính qui luật<br /> của các tế bào và tổ chức tại khớp và quanh khớp,<br /> hậu quả của sự mất quân bình giữa tổng hợp và<br /> thoái giáng sụn kết hợp với tình trạng viêm và<br /> chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp(4)<br /> Bệnh diễn tiến chậm nhưng dẫn đến tàn phế.<br /> Điều trị nội khoa chủ yếu gồm 2 nhóm thuốc(4):<br /> a. Điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: gồm<br /> những thuốc giảm đau, kháng viêm.<br /> b. Điều trị triệu chứng tác dụng chậm: gồm<br /> những thuốc làm thay đổi cấu trúc sụn khớp.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> 1. Hiệu quả điều trị của NSAIDs theo thang<br /> điểm WOMAC.<br /> 2. Sự liên hệ giữa hiệu quả điều trị với đặc<br /> điểm lâm sàng của bệnh nhân: tuổi, BMI, thời<br /> gian mắc bệnh thoái hóa khớp gối và số khớp<br /> gối bị thoái hóa.<br /> 3. Tác dụng phụ của NSAIDs: đau tức<br /> thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, dị ứng thuốc.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tiến cứu.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu.<br /> Bệnh nhân có chẩn đoán thoái hóa khớp gối<br /> theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối<br /> của Hội Thấp khớp học Mỹ ( ACR 1991), điều trị<br /> nội trú tại khoa Nội cơ xương khớp từ tháng 3/<br /> 2013 đến tháng 11/2013.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Chống chỉ định với NSAIDs.<br /> <br /> - Bệnh nhân được tiêm acid hyaluronic hoặc<br /> Corticoid nội khớp gối.<br /> <br /> - Thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn<br /> thương, viêm nhiễm.<br /> <br /> Thu thập số liệu.<br /> - Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng của bệnh<br /> nhân: Tuổi, giới, BMI, thời gian mắc bệnh và số<br /> khớp gối bị thoái hóa.<br /> - Thang điểm WOMAC là công cụ đánh giá<br /> tình trạng bệnh được số hóa cụ thể dựa vào 3<br /> mục gồm tình trạng đau khớp gối, tình trạng<br /> cứng khớp gối và mức độ khó khăn khi cử động<br /> khớp gối. Ở mỗi mục sẽ được cho điểm từ 0-1-23-4 điểm tùy theo mức độ bệnh nhân cho là bình<br /> thường, nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.<br /> - Đánh giá các triệu chứng đau khớp, cứng<br /> khớp, vận động khớp của BN dựa theo thang<br /> điểm WOMAC trước khi điều trị. Tính tổng số<br /> điểm của BN theo thang điểm.<br /> - Điều trị bằng Meloxicam 15mg tiêm bắp<br /> ngày 1 ống hoặc Meloxicam 7,5mg uống ngày 12 viên* 7 ngày.<br /> - Đánh giá lại các triệu chứng đau khớp,<br /> cứng khớp, vận động khớp của BN dựa theo<br /> thang điểm WOMAC sau 7 ngày điều trị. Tính<br /> tổng số điểm của BN<br /> - Thang điểm WOMAC.<br /> 0: Bình thường 1: Nhẹ 2: Trung bình 3: Nặng<br /> 4: Rất nặng<br /> Tình trạng đau khớp gối<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Đau khi đi bộ trên mặt phẳng<br /> Đau khi leo lên cầu thang<br /> Đau về đêm<br /> Đau khi ngồi nghỉ<br /> Đau khi đứng thẳng<br /> <br /> Tình trạng cứng khớp như thế nào<br /> 0<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 131<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Buổi sáng khi thức dậy<br /> Trong ngày<br /> <br /> Nhóm >80 tuổi có 3 BN chiếm tỉ lệ 14,5%<br /> BMI: Trung bình 21,96± 2,94, thấp nhất 16,<br /> cao nhất 26,2<br /> <br /> Mức độ khó khăn khi vận động<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Lên cầu thang<br /> Xuống cầu thang<br /> Đứng dậy ( từ ngồi chuyền<br /> sang đứng)<br /> Cúi xuống sàn nhà<br /> Đi trên mặt phẳng<br /> Leo lên hoặc xuống ô tô<br /> Đi mua hàng<br /> Làm việc nặng<br /> Làm việc nhẹ<br /> Mang vớ ( tất)<br /> Ngồi<br /> Nằm trên giường<br /> Đi vào nhà tắm hoặc Toilet<br /> <br /> Thời gian mắc bệnh: 3 năm: 8 bệnh nhân<br /> <br /> Hiệu quả điều trị giảm đau<br /> Với X là số điểm trung bình của triệu chứng<br /> đau theo thang điểm WOMAC<br /> Trước điều trị<br /> Sau điều trị<br /> Hiệu quả điều trị<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối<br /> theo ACR 1991<br /> 1 . Có gai xương ở rìa khớp( trên Xquang).<br /> 2 . Dịch khớp là dịch thoái hóa.<br /> 4 . Cứng khớp dưới 30 phút<br /> - Hiệu quả điều trị là tổng số điểm của BN<br /> trước điều trị trừ đi tổng số điểm sau 7 ngày<br /> điều trị.<br /> - Ghi nhận tác dụng phụ gồm: đau tức<br /> thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, dị ứng thuốc.<br /> 5 . Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.<br /> Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4<br /> hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với<br /> phép kiểm T- test có nghĩa khi p< 0,05.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu<br /> Tổng số bệnh nhân: 21<br /> <br /> X ± SD<br /> 12,81 ± 3,28<br /> 11,33 ± 1,87<br /> 1,48 ± 1,73<br /> <br /> P<br /> 0,403<br /> <br /> Hiệu quả điều trị cứng khớp<br /> Với X là số điểm trung bình của triệu chứng<br /> cứng khớp theo thang điểm WOMAC.<br /> Trước điều trị<br /> Sau điều trị<br /> Hiệu quả điều trị<br /> <br /> 3 . Tuổi trên 38.<br /> <br /> X ± SD<br /> 4,52 ± 1,75<br /> 3,43 ± 1,69<br /> 1,1 ± 1,67<br /> <br /> P<br /> 0,007<br /> <br /> Hiệu quả điều trị cải thiện vận động.<br /> Với X là số điểm trung bình về tình trạng<br /> vận động qua thang điểm WOMAC.<br /> Trước điều trị<br /> Sau điều trị<br /> Hiệu quả điều trị<br /> <br /> X ± SD<br /> 32,76 ± 8,12<br /> 21,57 ± 10<br /> 11,19 ± 9,57<br /> <br /> P<br /> 0,038<br /> <br /> Hiệu quả điều trị chung qua thang điểm<br /> WOMAC.<br /> Với X là tổng điểm trung bình qua thang<br /> điểm WOMAC.<br /> Trước điều trị<br /> Sau điều trị<br /> Hiệu quả điều trị<br /> <br /> X ± SD<br /> 50,1 ± 11,62<br /> 36,38 ± 15,1<br /> 13,72 ± 13,01<br /> <br /> P<br /> 0,01<br /> <br /> Liên hệ giữa hiệu quả điều trị với số khớp<br /> thoái hóa.<br /> <br /> Nam 12 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 57%<br /> Nữ 9 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 43%<br /> Tuổi: Nhóm < 60 tuổi có 2 BN chiếm tỉ lệ<br /> 9,5%<br /> Nhóm 60-80 tuổi có 16 BN chiếm tỉ lệ 76%<br /> <br /> 132<br /> <br /> Số khớp gối bị thoái hóa: 1 khớp có 7 BN<br /> chiếm tỉ lệ 33,3%, 2 khớp có 14 BN chiếm tỉ lệ<br /> 66,7%<br /> <br /> Với X là hiệu quả điều trị theo thang điểm<br /> WOMAC.<br /> Số khớp thoái hóa<br /> 1 khớp<br /> 2 khớp<br /> <br /> X ± SD<br /> 18,29 ± 14,41<br /> 11,5 ± 12,1<br /> <br /> P<br /> 0,308<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> Liên hệ giữa hiệu quả điều trị với thời gian<br /> mắc bệnh.<br /> Thời gian mắc bệnh<br /> Dưới 1 năm<br /> Từ 1 đến 3 năm<br /> Trên 3 năm<br /> <br /> X ± SD<br /> 20,33 ± 4,02<br /> 14,00 ± 5,3<br /> 9,57 ± 5,29<br /> <br /> P<br /> 0,104<br /> <br /> Với X là hiệu quả điều trị theo thang điểm<br /> WOMAC.<br /> <br /> Liên hệ giữa hiệu quả điều trị và tuổi của<br /> bệnh nhân<br /> Với X là hiệu quả điều trị theo thang điểm<br /> WOMAC.<br /> Nhóm tuổi<br /> < 60 Tuổi<br /> 60 – 80 Tuổi<br /> >80 Tuổi<br /> <br /> X ± SD<br /> 11,00 ± 15,55<br /> 14,81 ± 13,8<br /> 10,00 ± 9,64<br /> <br /> P<br /> 0,815<br /> <br /> Liên hệ giữa hiệu quả điều trị và BMI.<br /> Với X là hiệu quả điều trị theo thang điểm<br /> WOMAC.<br /> BMI<br /> < 18,5<br /> 18,5- 25<br /> > 25<br /> <br /> X ± SD<br /> 7,64 ± 4,41<br /> 14,79 ± 5,17<br /> 20,0 ± 2,83<br /> <br /> P<br /> 0,646<br /> <br /> Tác dụng phụ của NSAIDs .<br /> 100% bệnh nhân không có tác dụng phụ của<br /> NSAIDs trong thời gian tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Bước đầu nghiên cứu 21 bệnh nhân bị thoái<br /> hóa khớp gối có sử dụng NSAIDs trong 7 ngày<br /> điều trị nội trú tại khoa Nội Cơ xương khớp<br /> chúng tôi nhận thấy:<br /> - Theo y văn, thoái hóa khớp gối chủ yếu gặp<br /> ở nữ giới(2). Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ mắc<br /> lại chủ yếu ở nam, điều này có thể do cỡ mẫu<br /> của chúng tôi chưa đủ lớn để phản ánh đúng<br /> quần thể bệnh. Về tuổi mắc bệnh, đa số từ 60 –<br /> 80 tuổi, là độ tuổi chủ yếu ở đối tượng bệnh<br /> nhân điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất, cũng<br /> phù hợp với độ tuổi hay gặp ở bệnh nhân thoái<br /> hóa khớp gối.<br /> - Về hiệu quả điều trị: sử dụng thang điểm<br /> WOMAC để đánh giá, kết quả cho thấy:<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> + Ở mục giảm đau, bệnh nhân cải thiện, hiệu<br /> quả điều trị với số điểm 1,48 ± 1,73 với P = 0,403<br /> > 0,05 không có ý nghĩa thống kê.<br /> + Ở mục tình trạng cứng khớp, bệnh nhân<br /> cải thiện, hiệu quả điều trị với số điểm 1,1 ± 1,67<br /> với P = 0,007 có ý nghĩa.<br /> + Ở mục tình trạng vận động, bệnh nhân cải<br /> thiện, hiệu quả điều trị với số điểm 11,19 ± 9,57<br /> với P = 0,038 có ý nghĩa.<br /> + Hiệu quả điều trị chung qua thang điểm<br /> WOMAC: cải thiện với số điểm 13,72 ± 13,01 với<br /> P = 0,01 có ý nghĩa.<br /> Như vậy, thang điểm WOMAC là công cụ<br /> đơn giản, giúp đánh giá tình trạng thoái hóa<br /> khớp trên nhiều mặt; qua đó, giúp theo dõi,<br /> đánh giá kết quả điều trị.<br /> Với kết quả trên, NSAIDs cho thấy có hiệu<br /> quả điều trị trong bệnh thoái hóa khớp gối(4).<br /> Thuốc có hiệu quả rõ nhất về mặt cải thiện tình<br /> trạng cứng khớp và tình trạng vận động.<br /> - Về sự liên hệ giữa hiệu quả điều trị với đặc<br /> điểm lâm sàng của bệnh nhân:<br /> + Số khớp bị thoái hóa: hiệu quả điều trị của<br /> NSAIDs không phụ thuộc vào số khớp thoái hóa<br /> (P = 0,308 > 0,05 không có ý nghĩa thống kê).<br /> + Thời gian mắc bệnh: hiệu quả điều trị của<br /> NSAIDs không phụ thuộc vào thời gian mắc<br /> bệnh ( P = 0,104 > 0,05 không có ý nghĩa thống<br /> kê).<br /> + Chỉ số khối cơ thể: hiệu quả điều trị của<br /> NSAIDs không phụ thuộc vào BMI (P = 0,646 ><br /> 0,05 không có ý nghĩa thống kê).<br /> + Theo nhóm tuổi: hiệu quả điều trị của<br /> NSAIDs không phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân<br /> (P = 0,815 > 0,05 không có ý nghĩa thống kê).<br /> - Về tác dụng phụ của NSAIDs: Các bệnh<br /> nhân của chúng tôi không xuất hiện tác dụng<br /> phụ của NSAIDs trong thời gian tham gia<br /> nghiên cứu. Theo y văn, tác dụng phụ thường<br /> gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ<br /> dày- tá tràng. Có lẽ chúng tôi đã áp dụng biện<br /> pháp điều trị dự phòng bằng ức chế tiết acid dạ<br /> dày cho tất cả bệnh nhân, đồng thời liều thuốc<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> 133<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> sử dụng cho bệnh nhân đều là liều khuyến cáo<br /> nên tương đối an toàn.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - NSAIDs có hiệu quả trong điều trị thoái<br /> hóa khớp gối. Thuốc làm cải thiện có ý nghĩa<br /> thống kê tình trạng cứng khớp và vận động<br /> khớp theo thang điểm WOMAC.<br /> - Hiệu quả điều trị của NSAIDs không phụ<br /> thuộc vào tuổi, BMI, thời gian mắc bệnh và số<br /> khớp gối bị thoái hóa.<br /> - Tác dụng phụ của NSAIDs (đau tức<br /> thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, dị ứng thuốc):<br /> không xảy ra.<br /> - Nghiên cứu của chúng tôi chưa có cỡ mẫu<br /> đủ lớn và chưa có thời gian nghiên cứu đủ dài<br /> <br /> 134<br /> <br /> nên có thể chưa đánh giá đúng mức độ bệnh<br /> cũng như vai trò của thang điểm WOMAC trong<br /> thực hành lâm sàng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> Damjanov N (2008) Chiến lược quản lý đau trong bệnh cơ<br /> xương khớp năm 2008, đại học Belgrade Trường Y.<br /> Nguyễn Chí Bình(2002) Thoái hóa khớp, chẩn đoán và điều trị<br /> một số bệnh mãn tính ở người cao tuổi, viện lão khoa, dự án<br /> TCYTTG: VTN NCD 002/06.<br /> Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) Bệnh học cơ xương khớp nội<br /> khoa, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2012<br /> Trần Ngọc Ân (2000) Thoái hóa khớp, bài giảng bệnh học nội<br /> khoa, nhà xuất bản Y học..<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 07-04-2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 11-04-2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 20 – 05 - 2014<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2