Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VỎ THÂN VỪNG QUẢ<br />
XOAN (CAREYA ARBOREAE ROXB. LECYTHIDACEAE)<br />
Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh, Đỗ Mộng Quỳnh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trong số các thảo dược được dùng để trị bệnh đái tháo đường, mặc dù Vừng quả xoan (Careya<br />
arboreae) chưa được đưa vào nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhưng trên thế giới đã có một số công trình nghiên<br />
cứu cho thấy Vừng quả xoan có các tác dụng như: kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác động của cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan trên bệnh đái tháo đường<br />
type 2 được đánh giá trên chuột nhắt được gây bệnh đái tháo đường.<br />
Phương tiện và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng ngẫu nhiên thực hiện tại Phòng<br />
thí nghiệm Y Dược Cổ Truyền - Khoa Y Học Cổ Truyền - ĐHY Dược TP. HCM. Tác động hạ đường huyết của<br />
cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan được đánh giá trên chuột được gây đái tháo đường bằng alloxan.<br />
Kết quả: Cao Vừng quả xoan làm giảm nồng độ đường huyết của chuột sau 15 ngày dùng đường uống liều<br />
2g/kg/ngày.<br />
Kết luận: Tác động hạ đường huyết của cao Vừng được xác định trên mô hình chuột nhắt được gây đái tháo<br />
đường.<br />
Từ khóa: Cây Vừng quả xoan, tác động hạ đường huyết.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON THE EXPERIMENTAL HYPOGLYCEMIC EFFECT OF CAREYA ARBOREAE ROXB.<br />
LECYTHIDACEAE<br />
Nguyen Tran Chau Do Mai Anh, Do Mong Quynh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 175 - 179<br />
Background: Although Careya Arboreae have not been widely used and studied but it has showed some<br />
effects such as: antimicrobial, anti-oxidant, and anti α-glucosidase.<br />
Objectives: In this study, the efficacy of Careya Arboreae extract in type 2 diabetes mellitus was evaluated<br />
on diabetic mice induced by alloxan.<br />
Materials and Methods: This experimental case study (randomized, controlled) was conducted in<br />
Pharmacological Laboratory of Traditional Medicine Faculty - University of Medicine and Pharmacy in HCM<br />
city. The hypoglycemic effect of Careya Arboreae was evaluated in diabetic mice induced by alloxan.<br />
Results: The Careya Arboreae extracts reduced plasma glucose levels of all mice after 15 days of oral dose of<br />
2g/kg per day.<br />
Conclusions: The hypoglycemic effect of Careya Arboreae was determined in diabetic mice models.<br />
Keywords: Careya Arboreae, hypoglycemic effect.<br />
<br />
<br />
<br />
Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
** Khoa Dược –Đại học Y dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh ĐT: 0977979257 email:maianhyhct@ump.edu.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
175<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có tác<br />
động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự<br />
thiếu hụt insulin. Do sự gia tăng quá độ của tỷ<br />
lệ bệnh nhân đái tháo đường nên việc điều trị<br />
bệnh và những biến chứng phức tạp của căn<br />
bệnh này đòi hỏi chi phí khá cao. Trong số các<br />
thảo dược được dùng để trị bệnh đái tháo<br />
đường, mặc dù Vừng quả xoan chưa được đưa<br />
vào nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhưng trên<br />
thế giới đã có một số công trình nghiên cứu cho<br />
thấy Vừng quả xoan có tác dụng điều trị các<br />
bệnh: tiêu chảy, kháng khuẩn, kháng khối u,<br />
chống oxy hoá, tác động ức chế enzyme αglucosidase (4,2). Vì vậy, đề tài này thực hiện với<br />
mục tiêu thử tác dụng điều trị bệnh đái tháo<br />
đường từ dịch chiết nước vỏ thân Vừng quả<br />
xoan.<br />
<br />
Gây đái tháo đường thực nghiệm (5,1)<br />
Chuột sau khi đã nuôi ổn định, trọng lượng<br />
22-27g. Chọn những chuột khoẻ mạnh để gây<br />
bệnh. Chuột được bỏ đói qua đêm. Sau đó tiến<br />
hành cân để xác định trọng lượng, lấy máu xác<br />
định glucose huyết lúc đói, tiêm tĩnh mạch đuôi<br />
ngay sau đó dung dịch alloxan pha trong nước<br />
muối sinh lý 2% liều 60mg/kg thể trọng (tính<br />
theo alloxan monohydrat).<br />
<br />
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Nguyên liệu<br />
Vỏ thân Vừng quả xoan (Careya arborea Roxb.<br />
Lecythidaceae) được thu hái tại Iagrai Gia Lai,<br />
xay thành bột thô. Độ ẩm trung bình của dược<br />
liệu: 10,81%. Dịch chiết nước được cô cách thuỷ<br />
thành dạng cao đặc. Độ ẩm của cao: 24,05%<br />
<br />
Động vật thí nghiệm<br />
Chuột được mua ở viện Pasteur, giống<br />
Swiss abino, phái đực, khoẻ mạnh, cân nặng từ<br />
22-27g (khoảng 4-6 tuần tuổi). Do viện Pasteur<br />
Tp. HCM cung cấp, được nuôi ổn định từ 2- 4<br />
ngày trước khi làm thí nghiệm.<br />
<br />
Hoá chất thử nghiệm<br />
Alloxan monohydrat (Sigma Aldrich)<br />
NaCl 0,9%<br />
Acarbose (Glucobay )<br />
®<br />
<br />
Thiết bị<br />
Que thử nước tiểu: 10 thông số HT-10A<br />
Máy ly tâm: Sigma<br />
Máy đo UV/Vis: HITACHI U-1900<br />
<br />
176<br />
<br />
Thức ăn và nước uống được cho trở lại 30<br />
phút sau khi tiêm. Sau 72 giờ ghi nhận lại đường<br />
huyết lúc đói, đường niệu, để xác định tình<br />
trạng đái tháo đường ở chuột.<br />
<br />
Phương pháp định lượng glucose huyết (3)<br />
Phần huyết tương sau khi ly tâm với tốc độ<br />
3000 vòng/ 5 phút ở nhiệt độ 200C sẽ được sử<br />
dụng để xác định glucose huyết bằng phương<br />
pháp enzyme màu (phương pháp glucose<br />
oxidase).<br />
Phương pháp xác định đường niệu<br />
Sử dụng phương pháp dùng que thử để<br />
phát hiện nhanh và chính xác glucose, có trong<br />
nước tiểu.<br />
Phương pháp điều trị<br />
Sau 72 giờ tiêm alloxan, chọn những con<br />
chuột đủ điều kiện để đưa vào điều trị:<br />
Đường huyết đói (sau 12 giờ nhịn đói) <br />
250mg/dl và 400mg/dl<br />
Đường niệu dương tính.<br />
Cho chuột uống cao Lộc vừng với liều 2g/kg<br />
và liều 2g cao/kg kết hợp acarbose 30mg/kg theo<br />
dõi trong 15 ngày, cứ mỗi 5 ngày lấy máu thử<br />
glucose huyết lúc đói (sau 8 giờ nhịn đói).<br />
<br />
Phương pháp phân tích kết quả<br />
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm<br />
minitab 15. Các đồ thị được vẽ bằng phần mềm<br />
sigma plot 10.0. Số liệu trước khi xử lý thống kê<br />
sẽ được kiểm tra về phân phối đồng đều,<br />
phương sai tương đương. Dùng T-test hay<br />
Mann-Whitney để so sánh giữa các số liệu.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Khảo sát invivo tác động ức chế α – glucosidase trên chuột bình thường của cao Lộc vừng<br />
<br />
Đường huyết (mg/dl)<br />
(mg/dl)<br />
<br />
Khảo sát hiệu quả gây tăng đường huyết của saccharose<br />
<br />
Thời gian (phút)<br />
<br />
Hình 1: Sự thay đổi đường huyết giữa 2 nhóm chuột uống saccharose<br />
thời điểm 60 phút sau khi uống saccharose, sau<br />
Trên biểu đồ cho thấy: nhóm 1 đường huyết<br />
đó giảm dần cho đến khi kết thúc thực nghiệm.<br />
tăng nhưng không cao bằng nhóm 2. Sử dụng<br />
saccharose ở liều 4g/kg để làm nhóm chứng<br />
Khảo sát hiệu quả ức chế α-glucosidase của<br />
trong quá trình khảo sát tác dụng ức chế αacarbose<br />
glucosidase của cao Lộc vừng. Mặt khác cho<br />
Chuột được uống acarbose với liều<br />
thấy đường huyết của các nhóm đạt đỉnh tại<br />
50mg/kg, 30mg/kg và 10mg/kg ngay trước khi<br />
<br />
Đường huyết (mg/dl)<br />
<br />
uống saccharose.<br />
<br />
Thời gian (Phút)<br />
<br />
Hình 2: Sự thay đổi đường huyết của các nhóm<br />
Acarbose liều 30mg/kg làm giảm có ý nghĩa<br />
đỉnh đường huyết tại thời điểm 60 phút (p 0,05) và<br />
khác với lô trắng không gây bệnh.<br />
Bảng 2: Tỉ lệ glucose niệu âm tính (%) qua các thời<br />
điểm:<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
Ngày 1<br />
<br />
Ngày 5<br />
<br />
Chứng (BL)<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9,2<br />
<br />
16,4<br />
<br />
0<br />
<br />
22<br />
<br />
36,4<br />
<br />
42,7<br />
<br />
0<br />
<br />
14,2<br />
<br />
21,1<br />
<br />
29,7<br />
<br />
0<br />
<br />
28,4<br />
<br />
41,7<br />
<br />
52,8<br />
<br />
Acarbose<br />
9<br />
30mg/kg<br />
Cao LV<br />
10<br />
2g/kg<br />
Acarbose +<br />
9<br />
Cao LV<br />
<br />
Ngày 10 Ngày 15<br />
<br />
Sau 5 ngày theo dõi, glucose huyết các nhóm<br />
chuột ở các lô bệnh có/không điều trị đi vào ổn<br />
định và khác có ý nghĩa thống kê so với lô trắng.<br />
Hiệu quả điều trị của nhóm chuột uống cao vẫn<br />
chưa thể hiện rõ và glucose huyết vẫn còn duy<br />
trì ở mức cao. Tuy nhiên ở nhóm chuột uống<br />
acarbose và nhóm kết hợp acarbose/cao đã thể<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hiện hiệu quả điều trị, glucose huyết giảm và<br />
khác có ý nghĩa thống kê so với lô chứng<br />
(p250mg/dl). Trong khi đó nồng độ glucose<br />
huyết ở nhóm chuột uống acarbose và kết hợp<br />
acarbose/cao tiếp tục giảm, khác có ý nghĩa với<br />
glucose huyết nhóm chứng. Đặc biệt với nhóm<br />
chuột được điều trị kết hợp acarbose và cao,<br />
glucose huyết giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn<br />
chọn bệnh (< 190mg/dl).<br />
Sau 15 ngày theo dõi, ở nhóm chuột uống<br />
cao Lộc vừng hay cao Lộc vừng kết hợp<br />
acarbose đã thể hiện hiệu quả điều trị, glucose<br />
huyết giảm khác có ý nghĩa thống kê so với lô<br />
chứng (p