YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát tác dụng hiệp đồng in vitro của imipenem/colistin và meropenem/colistin đối với vi khuẩn acinetobacter baumannii trong viêm phổi bệnh viện
194
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình đề kháng của acinetobacter baumannii đối imipenem, meropenem và colistin và tác dụng phối hợp của colistin với imipenem hay meropenem đối với vi khuẩn này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát tác dụng hiệp đồng in vitro của imipenem/colistin và meropenem/colistin đối với vi khuẩn acinetobacter baumannii trong viêm phổi bệnh viện
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC DỤNG HIỆP ĐỒNG IN VITRO<br />
CỦA IMIPENEM/COLISTIN VÀ MEROPENEM / COLISTIN<br />
ĐỐI VỚI VI KHUẨN ACINETOBACTER BAUMANNII<br />
TRONG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br />
Nguyễn Hồng Tâm*, Phạm Hùng Vân**, Nguyễn Thanh Bảo***, Cao Minh Nga***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Acinetobacter baumannii đang là vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện và có tính đa kháng<br />
kháng sinh. Việc tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả đối với Acinetobacter baumannii đang là vấn đề cấp thiết của<br />
các nhà lâm sàng hiện nay.<br />
Mục tiêu: Đánh giá tình hình đề kháng của Acinetobacter baumannii đối imipenem, meropenem và colistin<br />
và tác dụng phối hợp của colistin với imipenem hay meropenem đối với vi khuẩn này.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, phân tích. Các chủng Acinetobacter baumannii gây viêm phổi<br />
bệnh viện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được lấy mẫu trong thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 05/2014.<br />
Kết quả: Số chủng Acinetobacter baumannii được nghiên cứu là 85. Tỷ lệ đề kháng với imipenem,<br />
meropenem, colistin lẩn lượt là 91,76%, 94,12% và 7,06%. Có 91,76% chủng đề kháng đồng thời imipenem và<br />
meropenem. Các phối hợp kháng sinh imipenem/colistin và meropenem/colistin hầu hết cho tác dụng hiệp đồng và<br />
cộng lực, tác dụng độc lập rất ít và không có tác dụng đối kháng. Hai phối hợp kháng sinh cho các tỷ lệ hiệp đồng<br />
và cộng lực khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Colistin ở các nồng độ dưới MIC có tác dụng chuyển các chủng<br />
Acinetobacter baumannii không nhạy imipenem hay meropenem thành nhạy. Ở tác dụng này,<br />
meropenem/colistin cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn imipenem/colistin.<br />
Kết luận: Acinetobacter baumannii đề kháng imipenem, meropenem với tỷ lệ rất cao. Phối hợp imipenem<br />
hay meropenem với colistin cho các tác dụng diệt khuẩn hiệu quả đối với Acinetobacter baumannii.<br />
Từ khóa: imipenem, meropenem, colistin, phối hợp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IN VITRO EFFECTS OF IMIPENEM OR MEROPENEM IN COMBINATION WITH COLISTIN<br />
AGAINST ACINETOBACTER BAUMANNII<br />
Nguyen Hong Tam, Pham Hung Van, Nguyen Thanh Bao, Cao Minh Nga<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 438 - 444<br />
Background: Acinetobacter baumannii are becoming a major cause of hospital acquired pneumonia and<br />
having multi-drug resistance ability. Nowadays, an effective treatment for Acinetobacter baumannii is the most<br />
important problem for the clinicians.<br />
Objective: To investigate the resistance ability of Acinetobacter baumannii to imipenem, meropenem and<br />
colistin and the effectiveness of their combinations.<br />
Method: Retrospective descriptive analysis study. Samples were collected from patients with HAP in<br />
Nguyen Tri Phuong Hospital from November 2013 to May 2014.<br />
**<br />
* Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế TP. HCM<br />
Khoa Vi sinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương<br />
Bộ môn Vi sinh, Khoa Y - Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Hồng Tâm<br />
ĐT: 0903 913 084<br />
Email: tam_nh@yahoo.com<br />
<br />
***<br />
<br />
438<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: 85 strains were studied. The resistance rate to imipenem, meropenem, colistin were 91,76%,<br />
94,12%, 7,06% respectively. There were 91,76% of the strains resistant to imipenem and meropenem<br />
simultaneously. Synergy effects and additive effects of two combinations were found in the majority of strains,<br />
there were a few indifference effects and no antagonism effect. The differences between the effect rates of two<br />
combinations was not statistically significant. Colistin in concentrations below the MIC had the transfer effect to<br />
make imipenem- or meropenem-nonsusceptible strains to susceptible ones. Meropenem/colistin had the transfer<br />
rates higher than imipenem/colistin.<br />
Conclusion: Acinetobacter baumannii had very high resistance rates to imipenem and meropenem. The<br />
combination of imipenem or meropenem with colistin showed positive effects on Acinetobacter baumannii.<br />
Key words: imipenem, meropenem, colistin, combination.<br />
thế, một trong số đó là giải pháp phối hợp<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
colistin với imipenem hay meropenem và giải<br />
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang trở thành một<br />
pháp này đã chứng tỏ được tính hiệu quả và khả<br />
trong những thách thức lớn đối với ngành y tế<br />
thi ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng tại Việt Nam,<br />
của mọi quốc gia trên thế giới. Điều đáng lo ngại<br />
cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh<br />
nhất của nhiễm khuẩn bệnh viện là làm trầm<br />
giá hiệu quả của các phối hợp kháng sinh trên<br />
trọng hơn tình trạng đề kháng kháng sinh, và đề<br />
đối với Acinetobacter baumannii(2,3,5,7,8,12,13,14,17,18,19).<br />
kháng kháng sinh tăng sẽ làm cho nhiễm khuẩn<br />
Việc tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát<br />
bệnh viện càng nan giải hơn, tạo thành vòng lẩn<br />
tác dụng hiệp đồng in vitro của imipenem /<br />
quẩn khó tìm thấy lối ra(1,14,15).<br />
colistin và meropenem / colistin đối với vi khuẩn<br />
Trong nhiễm khuẩn bệnh viện thì viêm<br />
Acinetobacter baumannii trong viêm phổi bệnh<br />
phổi bệnh viện là bệnh lý nhiễm khuẩn đứng<br />
viện” nhằm các mục tiêu:<br />
hàng thứ hai về mức độ phổ biến nhưng có tỷ<br />
1. Đánh giá tình hình đề kháng hiện nay của<br />
lệ tử vong đứng hàng đầu, nhất là đối với<br />
Acinetobacter baumannii đối với imipenem,<br />
những bệnh nhân được hỗ trợ thông khí cơ<br />
meropenem và colistin.<br />
học. Acinetobacter baumannii là một trong<br />
2. Khảo sát các tác dụng phối hợp của các<br />
những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất<br />
(4,15,16)<br />
phối<br />
hợp kháng sinh imipenem/colistin,<br />
hiện nay<br />
. Trong những năm gần đây,<br />
meropenem/colistin đối với Acinetobacter<br />
Acinetobacter baumannii tăng rất nhanh khả<br />
baumanni gây viêm phổi bệnh viện.<br />
năng đề kháng kháng sinh, đặt ra những thách<br />
thức vô cùng lớn cho các nhà lâm sàng cũng<br />
như vi sinh y học(3,10,15). Tìm ra giải pháp đối<br />
phó hợp lý với Acinetobacter baumannii là vấn<br />
đề đầu tiên phải nghĩ đến khi muốn cải thiện<br />
tình trạng viêm phổi bệnh viện nói riêng và<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung, ít nhất là<br />
trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Trước đây, để điều trị nhiễm khuẩn do<br />
Acinetobacter baumannii, người ta dùng thường<br />
dùng hai loại kháng sinh thuộc nhóm<br />
carbapenem là imipenem và meropenem.<br />
Nhưng trong vài năm gần đây, Acinetobacter<br />
baumannii bắt đầu đề kháng carbapenem với tỷ<br />
lệ cao buộc chúng ta phải có giải pháp mới thay<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Các mẫu vi khuẩn Acinetobacter baumannii<br />
sau khi phân lập và định danh từ đàm và dịch<br />
hút phế quản của những bệnh nhân nội trú của<br />
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ<br />
tháng 11/2013 đến tháng 05/2014 được chẩn đoán<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là các chủng Acinetobacter baumannii gây<br />
viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương được chọn mẫu và xét nghiệm trong<br />
thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 05/2014.<br />
<br />
439<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
viêm phổi bệnh viện theo tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
của ATS 2005.<br />
<br />
của phối hợp meropenem/colistin trên<br />
Acinetobacter baumannii là tương đương nhau.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Mẫu không được bảo quản đúng cách trong<br />
quá trình vận chuyển và định danh lại không<br />
phải Acinetobacter baumannii.<br />
<br />
Các tác dụng phối hợp của colistin với<br />
imipenem hay meropenem<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, phân tích.<br />
Định danh Acinetobacter baumannii bằng bộ định<br />
danh IDS14 GNR của Công ty Nam Khoa. Phân<br />
loại kháng, nhạy, trung gian với kháng sinh dựa<br />
theo tiêu chuẩn phân loại CLSI 2013. Đánh giá<br />
tác dụng phối hợp kháng sinh bằng phương<br />
pháp vi pha loãng trên khay 96 giếng và tính chỉ<br />
số FIC để kết luận phối hợp kháng sinh có tác<br />
dụng hiệp đồng, cộng lực, độc lập hay đối<br />
kháng. So sánh các tỷ lệ bằng các test thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng số chủng Acinetobacter baumannii thu<br />
thập được từ các mẫu đàm và dịch hút phế quản<br />
phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu của nghiên<br />
cứu này là 85 chủng.<br />
<br />
Tính đề kháng của Acinetobacter<br />
baumannii đối với imipenem, meropenem,<br />
colistin<br />
Các chủng Acinetobacter baumannii kháng<br />
imipenem và meropenem với tỷ lệ rất cao (lần<br />
lượt là 91,76% và 94,12%), đồng thời chúng nhạy<br />
với colistin cũng với tỷ lệ rất cao (92,94%).<br />
91,76% chủng đề kháng đồng thời imipenem và<br />
meropenem.<br />
Các phối hợp imipenem/colistin và<br />
meropenem/colistin đều cho tác dụng hiệp đồng<br />
và cộng lực khá cao, tác dụng độc lập rất ít và<br />
không có tác dụng đối kháng. Khi xét riêng<br />
những chủng kháng imipenem hay meropenem<br />
thì các tỷ lệ tác dụng cũng tương tự. Như vậy<br />
tính chất đề kháng của Acinetobacter baumannii<br />
không ảnh hưởng đến kết quả phối hợp kháng<br />
sinh. So sánh giữa 2 phối hợp với nhau thì sự<br />
khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê, tức<br />
là tác dụng của phối hợp imipenem/colistin và<br />
<br />
440<br />
<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
<br />
45.88<br />
<br />
58.82<br />
51.76<br />
<br />
32.94<br />
<br />
20<br />
<br />
8.24<br />
2.36<br />
<br />
0<br />
đồng<br />
Cộng<br />
lựckiểuĐộc<br />
lập đốiĐối kháng<br />
Biểu đồ 1:Hiệp<br />
Phân bố<br />
theo tỷ<br />
lệ % các<br />
tác dụng<br />
với Acinetobacter baumannii của hai phối hợp kháng<br />
sinh<br />
Tác dụng của colistin ở nồng độ thấp hơn<br />
MIC chuyển Acinetobacter baumannii từ<br />
không nhạy imipenem hay meropenem<br />
thành nhạy<br />
<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
100100<br />
<br />
66.67<br />
<br />
01.25<br />
<br />
22.67<br />
8.75 4.11<br />
0<br />
<br />
Imi/Col<br />
<br />
Mer/Col<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố theo tỷ lệ % các chủng<br />
Acinetobacter baumannii chuyển từ không nhạy<br />
imipenem hay meropenem thành nhạy khi có sự phối<br />
hợp với colistin ở các mức nồng độ thấp hơn MIC<br />
Colistin ở các nồng độ dưới MIC có khả năng<br />
chuyển các chủng Acinetobacter baumannii không<br />
nhạy imipenem hoặc meropenem thành nhạy.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Cụ thể ở mức nồng độ 0,5µg/mL colistin, tỷ lệ<br />
chuyển chủng bắt đầu rõ rệt và tăng dần theo<br />
nồng độ colistin. Khi meropenem phối hợp<br />
colistin ở mức nồng độ 1µg/mL colistin, 100%<br />
các chủng Acinetobacter baumannii không nhạy<br />
meropenem đều chuyển thành nhạy. So sánh tác<br />
dụng chuyển chủng của imipenem/colistin với<br />
meropenem/colistin ở các mức nồng độ dưới<br />
MIC của colistin, thì ở nồng độ 0,5µg/mL colistin<br />
trở xuống thì sự khác nhau có ý nghĩa về mặt<br />
thống kê (α = 0,05); còn ở nồng độ từ 1µg/mL<br />
colistin trở lên thì sự khác nhau không có ý<br />
nghĩa về mặt thống kê.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tính đề kháng của Acinetobacter baumannii<br />
Các chủng Acinetobacter baumannii trong<br />
nghiên cứu có tính đề kháng rất cao với<br />
imipenem (91,76%) và meropenem (94,12%), phù<br />
hợp với các nghiên cứu tương tự gần đây ở Việt<br />
Nam và nước ngoài(6,12,16). Một điểm đáng lưu ý là<br />
meropenem tuy được đưa vào điều trị sau<br />
imipenem nhưng tỷ lệ đề kháng của<br />
Acinetobacter baumannii đối với hai kháng sinh<br />
này hiện nay đã tương đương nhau.<br />
Kết quả này thống nhất với nhiều công trình<br />
nghiên cứu khác cả trong và ngoài nước(6,13,14,16).<br />
Một số nghiên cứu khác cho tỷ lệ đề kháng<br />
imipenem và meropenem thấp hơn một ít, từ<br />
60% đến 80%(4,8,10,11,14,15), có thể do khác biệt về dân<br />
số nghiên cứu và có thể là thời điểm nghiên cứu.<br />
Các chủng được đưa vào nghiên cứu này là<br />
những chủng được phân lập từ đàm và dịch hút<br />
phế quản của những bệnh nhân viêm phổi bệnh<br />
viện, là những chủng Acinetobacter baumannii đã<br />
được chứng minh là có tính kháng thuốc mạnh<br />
nhất(6,10,11). Ngoài ra, một số cuộc nghiên cứu đã<br />
được tiến hành cách nay tương đối đã lâu (2008<br />
trở về trước)(4,6,14), trong khi gần đây, Acinetobacter<br />
baumannii đang tăng rất nhanh tỷ lệ đề kháng<br />
với carbapenem(4,11,14). Về khả năng diệt khuẩn<br />
của colistin, kết quả này hoàn toàn thống nhất<br />
với tất cả các nghiên cứu trước đây là loại kháng<br />
sinh này còn rất hiệu quả với Acinetobacter<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
baumannii trong cả in vitro lẫn in vivo, với tỷ lệ<br />
rất cao - trên 90%, và duy trì khả năng này qua<br />
nhiều năm(4,5,6,7,9,11,13,15,16). So sánh hoạt tính của<br />
từng loại thuốc đối với Acinetobacter baumannii<br />
thông qua giá trị MIC90, chúng tôi nhận thấy<br />
meropenem có hoạt tính mạnh hơn imipenem.<br />
Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Phạm<br />
Hùng Vân và nhóm MIDAS(14). Colistin cho hoạt<br />
tính mạnh nhất trong cả ba loại thuốc. Khi<br />
nghiên cứu về tính chất cùng kháng với nhiều<br />
loại thuốc, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các chủng<br />
đề kháng cùng lúc với imipenem và meropenem<br />
đặc biệt cao, chiếm đại đa số trong số các chủng<br />
kháng imipenem hay meropenem. Kết quả này<br />
cũng tương đối phù hợp với một số nghiên cứu<br />
khác tại Việt Nam(12,14).<br />
Qua kết quả này, kết hợp với các công trình<br />
nghiên cứu tham khảo, có thể thấy xu hướng<br />
tăng dần tính đề kháng với carbapenem của<br />
Acinetobacter baumannii ở Việt Nam cũng như<br />
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt trong vài năm<br />
gần đây(3,9,10,11,12,13,14,15,19). Đây thực sự là một thông<br />
tin đáng báo động buộc chúng ta phải thường<br />
xuyên theo dõi tình hình đề kháng kháng sinh<br />
của Acinetobacter baumannii cũng như quản lý<br />
việc sử dụng kháng sinh chặt chẽ hơn.<br />
<br />
Tác dụng hiệp đồng và cộng lực của colistin<br />
với imipenem hay meropenem đối với<br />
Acinetobacter baumannii<br />
Imipenem/colistin và meropenem/colistin<br />
đều cho các tác dụng phối hợp tốt - hiệp đồng<br />
hoặc cộng lực - đối với Acinetobacter baumannii<br />
với tỷ lệ rất cao, và không có tác dụng đối kháng.<br />
Một nghiên cứu của Ziad Daoud và cộng<br />
sự với phương pháp tương tự cũng cho kết quả<br />
tương tự về tỷ lệ cộng lực và hiệp đồng của phối<br />
hợp meropenem/colistin. Ngược lại, với phối<br />
hợp imipenem/colistin, trong khi nghiên cứu của<br />
chúng tôi cho tỷ lệ cộng lực gấp đôi hiệp đồng<br />
thì nghiên cứu của Ziad Daoud cho tỷ lệ cộng<br />
lực áp đảo - gấp 8 lần. Tuy nhiên, do số mẫu của<br />
nghiên cứu trên khá ít (n=11) nên kết quả này có<br />
thể không mang tính đại diện cao.<br />
(5)<br />
<br />
441<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Một nghiên cứu tương tự khác của Alex van<br />
Belkum(18) mới được thực hiện cũng dùng kỹ<br />
thuật bàn cờ để đánh giá tác dụng phối hợp<br />
kháng sinh meropenem/colistin đối với 27 mẫu<br />
Acinetobacter baumannii đa kháng được thu thập<br />
từ một bệnh viện tại Thụy Sĩ, thì các phối hợp<br />
kháng sinh cũng không cho tác dụng đối kháng<br />
và độc lập, trong khi tỷ lệ hiệp đồng gấp đôi tỷ lệ<br />
cộng lực. Sự khác biệt giữa kết quả của chúng tôi<br />
với nghiên cứu này có thể là do sự khác biệt về<br />
tình trạng sử dụng kháng sinh giữa hai nơi thực<br />
hiện nghiên cứu dẫn đến khác biệt về tính nhạy<br />
cảm của Acinetobacter baumannii đối với<br />
meropenem.<br />
Một tham khảo đáng giá khác là công trình<br />
của Oren Zusman(19) đã tổng hợp kết quả từ rất<br />
nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo khoa<br />
học từ năm 1987 đến 2013 về tác dụng hiệp<br />
đồng in vitro của các phối hợp kháng sinh<br />
giữa polymyxin với các kháng sinh thuộc<br />
nhóm carbapenem đối với các vi khuẩn Gram<br />
âm, thì kết quả cho thấy tỷ lệ hiệp đồng và<br />
cộng lực của các phối hợp tính chung – kể cả<br />
doripenem/colistin – đối với Acinetobacter<br />
baumannii khi phát hiện bằng kỹ thuật bàn cờ<br />
lần lượt là 32% và 39%, trong đó tỷ lệ hiệp<br />
đồng của các phối hợp chứa meropenem và<br />
doripenem là tương đương nhau. Khi sử dụng<br />
kỹ thuật theo dõi thời gian diệt khuẩn thì tỷ lệ<br />
hiệp đồng của các phối hợp trên là 77%. Như<br />
vậy, xét trên nhiều mặt, kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi có nhiều điểm rất phù hợp với<br />
kết quả nghiên cứu này.<br />
<br />
Tác dụng chuyển chủng Acinetobacter<br />
baumannii từ không nhạy imipenem hay<br />
meropenem thành nhạy khi phối hợp với<br />
colistin<br />
Colistin có tác dụng chuyển các chủng<br />
Acinetobacter baumannii từ không nhạy<br />
imipenem hay meropenem thành nhạy ở các<br />
mức nồng độ dưới MIC của colistin. Kết quả<br />
này tương đối phù hợp với một nghiên cứu<br />
tương tự của Hsieh-Shong Leu(8) đối với phối<br />
<br />
442<br />
<br />
hợp imipenem/colistin. Tuy nhiên, colistin<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi cần có mức<br />
nồng độ cao hơn một bậc mới đạt được tỷ lệ<br />
chuyển đổi tương đương với nghiên cứu của<br />
tác giả Leu. Sự không đồng nhất này có thể là<br />
do nghiên cứu của tác giả Leu đã được thực<br />
hiện cách nay khá lâu (từ 1998 đến 2005) nên<br />
khi đó, tính đề kháng của Acinetobacter<br />
baumannii chưa ở mức cao như hiện nay.<br />
Riêng đối với phối hợp meropenem/colistin,<br />
cho đến nay chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu<br />
nghiên cứu nào xem xét về tác dụng chuyển<br />
đổi này nên không có điều kiện so sánh.<br />
Việc chứng minh colistin ở các hai nồng độ<br />
0,5µg/mL và 1µg/mL và dưới MIC có khả năng<br />
giúp chuyển đổi các chủng Acinetobacter<br />
baumannii từ không nhạy imipenem hay<br />
meropenem thành nhạy cũng rất có ý nghĩa về<br />
mặt thực tiễn vì đây là mức nồng độ mà colistin<br />
dễ dàng đạt được trong dịch cơ thể sau vài giờ<br />
điều trị với liều thông thường, có nghĩa là các<br />
phối hợp kháng sinh trên hứa hẹn mang lại hiệu<br />
quả điều trị cao và khả thi, đặc biệt là phối hợp<br />
meropenem/colistin.<br />
<br />
So sánh tác dụng của imipenem và<br />
meropenem trong các phối hợp với colistin<br />
đối với Acinetobacter baumannii.<br />
Trong nghiên cứu này, imipenem tương<br />
đương với meropenem trong việc tạo ra các tác<br />
dụng hiệp động hay cộng lực với colistin. Trong<br />
nghiên cứu của Oren Zusman(19), khi xét chung<br />
các kết quả được tiến hành bằng nhiều kỹ thuật –<br />
bàn cờ, Etest, theo dõi thời gian diệt khuẩn, thì tỷ<br />
lệ hiệp đồng của imipenem/colistin là 56% so với<br />
meropenem/colistin là 86% và tác giả đã chứng<br />
minh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như<br />
vậy, sự khác biệt so với kết quả của chúng tôi có<br />
thể lý giải là do nghiên cứu của Oren Zusman<br />
được khảo sát trên một quãng thời gian khá dài –<br />
16 năm kể từ 1987 – nên tính đề kháng của<br />
Acinetobacter baumannii có sự biến động lớn,<br />
đồng thời tác giả tính chung cả kỹ thuật theo dõi<br />
thời gian diệt khuẩn là kỹ thuật đã được công<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn