Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ THEO KINH NGHIỆM TRONG VIÊM<br />
NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN ............................................................................................................................ 144<br />
Trần Công Duy*, Trương Quang Bình*........................................................................................................................ 144<br />
ỨNG DỤNG CHIẾN LƯỢC HEN TOÀN CẦU (GINA) VÀO QUẢN LÝ HEN TẠI TIỀN GIANG ............. 149<br />
Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm* ................................................................................................................................... 149<br />
THỰC TRẠNG HEN PHẾ QUẢN TẠI TỈNH TIỀN GIANG ................................................................................ 155<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỐ ĐỊNH LIÊN HÀM LÊN SỨC KHỎE TOÀN THÂN CỦA BỆNH<br />
NHÂN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ<br />
........................................................................................................................................................................................ 161<br />
Lê Hoàng Hạnh**, Tạ Văn Trầm** Trương Nhựt Khuê * ............................................................................................ 161<br />
ĐỘT BIẾN GEN EGFR VÀ KRAS TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ............. 166<br />
Hoàng Anh Vũ*, Cao Văn Động**, Ngô Thị Tuyết Hạnh***, Đặng Hoàng Minh***, Phan Thị Xinh****, Hứa Thị Ngọc<br />
Hà***. ................................................................................................................................................................................ 166<br />
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ SINH VIÊN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: HƯỚNG DẪN LÝ<br />
THUYẾT THEO NHÓM NHỎ................................................................................................................................... 173<br />
Đoàn Thị Anh Lê*, Nguyễn Thị Phương Lan*, Trần Thị Hồng Thắm*, Phạm Thị Ánh Hương*, Trần Mỹ Bình* ... 173<br />
ÁP LỰC, HÀNH VI ĐỐI PHÓ VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG ............ 178<br />
Nguyễn Thị Ngọc Phương*, Trương Minh Hoàng Oanh* .......................................................................................... 178<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI KỸ NĂNG MỀM CỦA HỌC SINH-SINH VIÊN ........................................ 184<br />
Tạ Văn Trầm*, Trần Thanh Hải* ................................................................................................................................... 184<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM<br />
NHẬP CƯ Ở HÀN QUỐC ......................................................................................................................................... 190<br />
Nguyễn Hồ Phương Nga*............................................................................................................................................. 190<br />
SỰ CHÍNH XÁC TRONG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM KHI SỬ DỤNG<br />
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRI GIÁC GLASGOW .............................................................................................. 195<br />
Nguyễn Thị Hiền* ......................................................................................................................................................... 195<br />
QUAN NIỆM CỦA ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV ................................ 202<br />
Trương Minh Hoàng Oanh*, Cao Ngọc Nga*, Ria Lohuis-Heesink** ........................................................................ 202<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
143<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ<br />
THEO KINH NGHIỆM TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN<br />
Trần Công Duy*, Trương Quang Bình*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là một bệnh lý tim mạch gây nhiều biến chứng và<br />
tử suất cao làm tiêu tốn nhiều chi phí y tế và xã hội dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Ở Việt<br />
Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về VNTMNK trong những thập niên gần đây.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tác nhân gây bệnh và kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm của VNTMNK<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, hồi cứu trên bệnh nhân VNTMNK nhập khoa Nội tim mạch,<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2009.<br />
Kết quả: Trong 10 năm (2000-2009), có 225 bệnh nhân VNTMNK nhập viện. Tỉ lệ cấy máu dương tính là<br />
68,44%. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus (49,78%), tiếp theo là Staphylococcus aureus<br />
(7,11%). 91,11% bệnh nhân VNTMNK được điều trị theo kinh nghiệm ngay từ đầu. Kháng sinh được chọn lựa<br />
điều trị theo kinh nghiệm thường nhất là Penicillin + Gentamycine hoặc Ceftriaxone + Gentamycine.<br />
Kết luận: Streptococcus sp. và Staphylococcus aureus là các tác nhân gây bệnh VNTMNK phổ biến nhất.<br />
Hầu hết bệnh nhân được điều trị theo kinh nghiệm ngay từ đầu bằng kháng sinh.<br />
Từ khóa: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tiêu chuẩn Duke cải biên, tác nhân gây bệnh, kháng sinh điều trị<br />
theo kinh nghiệm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ETIOLOGIC AGENTS AND EMPIRIC THERAPEUTIC ANTIBIOTICS IN INFECTIVE ENDOCARDITIS<br />
Tran Cong Duy, Truong Quang Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 144 - 148<br />
Background: Infective endocarditis (IE) is a cardiovascular disease that causes many complications, high<br />
mortality and expensive health care and social costs despite many advances in diagnosis and treatment. There<br />
have not been many studies of IE in Viet Nam for recent decades.<br />
Objectives: survey etiologic agents and empiric therapeutic antibiotics in IE at Cho Ray Hospital.<br />
Methods: a retrospective, cross-sectional and descriptive study on patients with IE who were admitted to<br />
Department of Cardiology, Cho Ray Hospital from 1/2000 to 12/2009.<br />
Results: In ten years (2000-2009), there were 225 hospitalized patients with IE. Blood cultures were positive<br />
in 68.44% of cases. The most frequent causative agents were Streptococcus sp.(49.78%), followed by<br />
Staphylococcus aureus (7.11%). 91.11% of patients were treated empirically with antibiotics before the blood<br />
culture results. The most common antibiotics used were Penicillin + Gentamycine and Ceftriaxone +<br />
Gentamycine.<br />
Conclusions: Streptococcus sp. and Staphylococcus aureus were the most common pathogens. Majority of<br />
patients were treated empirically with antibiotics before the blood culture results.<br />
* Bộ môn Nội - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Công Duy<br />
ĐT: 0987276297<br />
<br />
144<br />
<br />
Email: dr.trancongduy@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: infective endocarditis, the modified Duke criteria, etiologic agents, empiric therapeutic<br />
antibiotics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh<br />
lý tim mạch gây nhiều biến chứng và tử suất cao<br />
làm tiêu tốn nhiều chi phí y tế và giảm sức lao<br />
động xã hội dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn<br />
đoán và điều trị(6). VNTMNK có xu hướng tăng<br />
mà không giảm trong hai thập niên gần đây(6).<br />
Tần suất bệnh mới mắc thay đổi từ 1,6 - 6 trường<br />
hợp/100.000 người-năm tùy quốc gia(4). Tỉ lệ<br />
VNTMNK chiếm 4,3% tổng số bệnh tim ở Việt<br />
Nam(9). Có nhiều tác nhân gây bệnh VNTMNK<br />
với mức độ nặng, diễn tiến bệnh và tiên lượng<br />
khác nhau. Bệnh lý này cần được điều trị đặc<br />
hiệu bằng kháng sinh. Trước khi kháng sinh ra<br />
đời, tỉ lệ tử vong là 100%. Trong thực hành lâm<br />
sàng, thầy thuốc cần điều trị kháng sinh theo<br />
kinh nghiệm sớm trước khi có kết quả cấy máu.<br />
Ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về các tác<br />
nhân gây bệnh và kháng sinh điều trị theo kinh<br />
nghiệm của VNTMNK trong những thập niên<br />
gần đây.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát các tác nhân gây bệnh VNTMNK.<br />
Khảo sát các kháng sinh điều trị theo kinh<br />
nghiệm trong bệnh VNTMNK.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Phương pháp cắt ngang mô tả, hồi cứu.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tiêu chuẩn chính<br />
- Cấy máu dương tính<br />
+ Vi khuẩn điển hình gây VNTMNK từ 2<br />
mẫu cấy máu riêng biệt (Streptococcus viridans,<br />
Streptoccus bovis, vi khuẩn nhóm HACEK,<br />
Staphylococcus aureus, Enterococcus mắc phải<br />
ngoài cộng đồng) mà không có một ổ nhiễm<br />
trùng nguyên phát hoặc<br />
+ Vi khuẩn có thể gây VNTMNK từ ≥ 2 mẫu<br />
cấy máu cách nhau trên 12 giờ hoặc từ cả 3 hay<br />
đa số trong ≥ 4 mẫu cấy máu mà lần đầu tiên và<br />
lần cuối cách nhau ít nhất 1 giờ hoặc<br />
+ Một mẫu cấy máu dương tính với Coxiella<br />
Burnetti hoặc nồng độ kháng thể IgG kháng pha<br />
I trên 1/800.<br />
- Bằng chứng có tổn thương nội tâm mạc<br />
trên siêu âm tim<br />
+ Khối di động trong tim, trên van hoặc cấu<br />
trúc nâng đỡ hoặc trên đường đi của dòng phụt<br />
ngược hoặc trên vật liệu ghép mà không thể giải<br />
thích đó là biến thể giải phẫu, hoặc<br />
+ Áp xe hoặc<br />
+ Sút một phần mới xuất hiện của van nhân<br />
tạo hoặc<br />
+ Hở van tim mới xuất hiện<br />
<br />
Tiêu chuẩn phụ<br />
- Bệnh tim có nguy cơ hoặc người chích ma<br />
túy tĩnh mạch.<br />
- Sốt ≥ 380C.<br />
<br />
Bệnh nhân nhập khoa Nội tim mạch, Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2009 được chẩn<br />
đoán xác định VNTMNK theo tiêu chuẩn Duke<br />
cải biên.<br />
<br />
- Hiện tượng mạch máu: thuyên tắc động<br />
mạch, nhồi máu phổi do sùi, phình mạch nhiễm<br />
trùng, xuất huyết não, xuất huyết kết mạc, sang<br />
thương Janeway.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa<br />
Tất cả bệnh nhân thỏa điều kiện chẩn đoán<br />
xác định của tiêu chuẩn Duke cải biên(7): 2 tiêu<br />
chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu<br />
chuẩn phụ hoặc 5 tiêu chuẩn phụ và có hồ sơ<br />
bệnh án đầy đủ.<br />
<br />
- Hiện tượng miễn dịch: Viêm cầu thận, nốt<br />
Osler, đốm Roth, yếu tố thấp.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
- Cấy máu dương tính nhưng không đủ để là<br />
tiêu chuẩn chính hoặc có bằng chứng huyết<br />
thanh học của nhiễm trùng đang diễn tiến bởi vi<br />
sinh vật có thể gây VNTMNK.<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không thỏa tiêu chuẩn chọn lựa.<br />
<br />
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và<br />
SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Trong 10 năm (2000 – 2009), có 225 bệnh<br />
nhân VNTMNK nhập khoa Nội tim mạch của<br />
bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Giới<br />
Có 125 bệnh nhân nam chiếm 56%, 100 bệnh<br />
nhân nữ chiếm 44%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,25/1.<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất: 13, tuổi lớn nhất: 88. Tuổi<br />
trung bình: 37,91 ± 15,37.<br />
<br />
Sử dụng kháng sinh trước nhập viện<br />
Sử dụng<br />
kháng sinh<br />
<br />
Không<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
67<br />
<br />
Uống<br />
23<br />
<br />
Tiêm<br />
135<br />
<br />
225<br />
<br />
29,78<br />
<br />
10,22<br />
<br />
60<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Kết quả cấy máu<br />
Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ VNTMNK<br />
đều được cấy máu, kết quả như sau<br />
Bảng 2: Kết quả cấy máu<br />
Cấy máu<br />
Số BN<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Không<br />
0<br />
0<br />
<br />
Có<br />
(+)<br />
154<br />
68,44<br />
<br />
Tổng<br />
(-)<br />
71<br />
31,56<br />
<br />
225<br />
100<br />
<br />
Tác nhân gây bệnh VNTMNK<br />
Bảng 3: Tác nhân gây bệnh<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Streptococcus sp.<br />
Staphylococcus aureus<br />
Staphylococcus coagulase (-)<br />
Vi khuẩn Gram (-)<br />
Vi nấm<br />
Vi khuẩn khác<br />
Cấy máu (-)<br />
Tổng<br />
<br />
146<br />
<br />
Streptococcus<br />
Bảng 4: Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus<br />
Số bệnh nhân<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Nhạy PNC<br />
91<br />
81,25<br />
<br />
Trung gian<br />
5<br />
4,46<br />
<br />
Kháng PNC<br />
16<br />
14,29<br />
<br />
Tỉ lệ Streptococcus nhạy với Penicillin còn khá<br />
cao (82,25%), trong khi đó có 14,29% trường hợp<br />
kháng Penicillin.<br />
<br />
Staphylococcus<br />
Bảng 5- Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus<br />
PNC<br />
Nhạy Kháng<br />
Số BN<br />
9<br />
19<br />
Tỉ lệ% 32,14 67,86<br />
<br />
Oxacillin<br />
Nhạy Kháng<br />
16<br />
12<br />
57,14 42,86<br />
<br />
Vancomycin<br />
Nhạy Kháng<br />
28<br />
0<br />
100<br />
0<br />
<br />
Khoảng 2/3 trường hợp Staphylococcus<br />
kháng Penicillin, gần 1/2 trường hợp kháng<br />
Oxacilline, 100% trường hợp nhạy với<br />
Vancomycine.<br />
<br />
Kháng sinh điều trị<br />
<br />
Bảng 1: Sử dụng kháng sinh trước nhập viện<br />
Có<br />
<br />
Kháng sinh đồ<br />
<br />
Điều trị dựa theo kinh nghiệm ngay từ đầu:<br />
205 bệnh nhân, chiếm 91,11%.<br />
Điều trị theo kháng sinh đồ ngay từ đầu: 20<br />
bệnh nhân, chiếm 8,89%.<br />
Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để<br />
điều trị theo kinh nghiệm là Penicillin G phối<br />
hợp với Gentamycin (58,54%), Ceftriaxone phối<br />
hợp với Gentamycine (10,24%).<br />
Bảng 6: Kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm<br />
Kháng sinh<br />
Penicillin G + Gentamycin<br />
Ceftriaxone + Gentamycin<br />
Khác<br />
Tổng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
120<br />
21<br />
84<br />
225<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
58,54<br />
10,24<br />
31,22<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Số bệnh nhân Tỉ lệ%<br />
112<br />
49,78<br />
16<br />
7,11<br />
12<br />
5,33<br />
7<br />
3,11<br />
1<br />
0,44<br />
6<br />
2,67<br />
71<br />
31,56<br />
225<br />
100<br />
<br />
Tuổi<br />
Qua các nghiên cứu(13,15) chúng tôi nhận thấy:<br />
ở phương Tây, tuổi mắc bệnh VNTMNK ngày<br />
càng cao vì tỉ lệ bệnh van tim do bệnh mạch<br />
vành và xơ hóa van tuổi già ngày càng tăng<br />
trong quần thể bệnh tim mạch. Khác với các<br />
nước phương Tây, trong các nghiên cứu tại Việt<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Nam(2,11,12), bệnh van tim hậu thấp là nhóm bệnh<br />
chủ yếu bị mắc bệnh VNTMNK, do đó độ tuổi<br />
mắc bệnh trẻ hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân<br />
của các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng tôi<br />
nhận thấy có sự gia tăng về tuổi bệnh nhân mắc<br />
bệnh VNTMNK từ năm 1978 đến nay (1978 –<br />
1982: 29,3 tuổi(4); 1986 - 1989: 32 tuổi(13); 1994–<br />
1998: 36,5 tuổi(12); 2000 – 2009: 37,91). Mặc dù sự<br />
gia tăng này chưa nhiều nhưng cũng thể hiện xu<br />
hướng theo qui luật: tuổi trung bình mắc bệnh<br />
VNTMNK ngày càng tăng như ở các nước<br />
phương Tây.<br />
<br />
Giới<br />
Tỉ lệ nam/nữ mắc bệnh trong nghiên cứu này<br />
là 1,25/1 (56% /44%). Tỉ lệ mắc bệnh nam/nữ gần<br />
bằng nhau phù hợp với các nghiên cứu khác:<br />
Đặng Thị Bảo Toàn (54%/46%)(1), Đặng Vạn<br />
Phước (49%/51%)(2), Trương Quang Bình<br />
(47%/53%)(12).<br />
<br />
Tỉ lệ cấy máu dương tính<br />
Trong các trong các nghiên cứu phương<br />
(5,7,8,10)<br />
Tây<br />
, tỉ lệ cấy máu dương tính cao hơn nhiều<br />
so với Việt Nam, dao động từ 86% đến 98%. Tuy<br />
nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ cấy máu dương tính tăng<br />
lên trong những năm gần đây. Nghiên cứu này<br />
có 68,44% bệnh nhân cấy máu dương tính, gấp<br />
đôi kết quả cấy máu theo nghiên cứu của<br />
Trương Quang Bình tại bệnh viện Chợ Rẫy vào<br />
thập niên 80, 90(11,12). Các nguyên nhân chủ yếu<br />
làm cho cấy máu âm tính ở bệnh nhân<br />
VNTMNK bao gồm việc sử dụng kháng sinh<br />
bừa bãi trước khi nhập viện và kỹ thuật cấy máu<br />
không đạt yêu cầu. Nguyên nhân của sự gia tăng<br />
tỉ lệ cấy máu dương tính tại bệnh viện Chợ Rẫy<br />
so với các thập niên trước đây là mặc dù tỉ lệ<br />
bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước nhập viện<br />
vẫn cao nhưng kỹ thuật cấy máu được cải thiện<br />
hơn.<br />
<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Trong các trường hợp cấy máu dương tính,<br />
Streptococcus sp. và Staphylococcus aureus<br />
chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lần lượt là 49,78% và<br />
7,11%. So sánh với các nghiên cứu trong và ngoài<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nước(2,6,12,14), chúng tôi nhận thấy: Streptococcus<br />
sp. và Staphylococcus aureus là 2 tác nhân gây<br />
bệnh VNTMNK ưu thế nhất ở các nước. Tuy<br />
nhiên, ở các nước phương Tây, tỉ lệ<br />
Streptococcus ngày càng giảm và Staphylococcus<br />
aureus ngày càng tăng lên và vượt qua<br />
Streptococcus. Còn ở Việt Nam, xu hướng này<br />
chưa xảy ra. Tỉ lệ Streptococcus vẫn cao nhất,<br />
Staphylococcus aureus đứng hàng thứ 2, phù<br />
hợp với các nghiên cứu khác của Đặng Vạn<br />
Phước(2), Trương Quang Bình(12). Sở dĩ tỉ lệ<br />
Staphylococcus aureus tăng lên là do số người<br />
nghiện thuốc chích đường tĩnh mạch ngày càng<br />
cao. Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, số lượng<br />
người nghiện thuốc chích đường tĩnh mạch rất<br />
ít. Các tác giả phương Tây nhận thấy nếu loại trừ<br />
bệnh nhân nghiện thuốc chích đường tĩnh mạch<br />
ra khỏi nghiên cứu thì tỉ lệ Staphylococcus<br />
aureus và Streptococcus gần bằng nhau(6).<br />
<br />
Kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn<br />
bệnh nhân (91,11%) được điều trị theo kinh<br />
nghiệm ngay từ đầu sau khi được cấy máu, chỉ<br />
một tỉ lệ ít (8,89%) bệnh nhân được điều trị theo<br />
kết quả cấy máu và kháng sinh đồ từ đầu. Kháng<br />
sinh được các bác sĩ chọn lựa điều trị theo kinh<br />
nghiệm nhiều nhất là Penicillin phối hợp với<br />
Gentamycine (58,54%) hoặc Ceftriaxone phối<br />
hợp với Gentamycine (10,24%). Lý do của việc<br />
điều trị theo kinh nghiệm ngay từ đầu không<br />
phải bằng Penicillin là do bệnh nhân đã được<br />
điều trị ở tuyến trước bằng thuốc này nhưng<br />
không khỏi và được chuyển lên bệnh viện Chợ<br />
Rẫy. Theo Trương Quang Bình(12), 100% trường<br />
hợp được điều trị kinh nghiệm ngay từ đầu, 75%<br />
bệnh nhân được điều trị bằng Penicillin và<br />
Gentamycine, số còn lại được điều trị theo kinh<br />
nghiệm bằng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone phối<br />
hợp với Gentamycine.<br />
<br />
147<br />
<br />