Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ THUỐC CHỐNG <br />
TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH <br />
BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG 10/2011‐ 3/2013 <br />
Đôn Thị Thanh Thủy*, Đỗ Công Tâm*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên*, Lý Huy Khanh*, Hà Thanh Yến <br />
Trang*, Trần Triệu Thanh Trúc* <br />
Mở đầu: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được của bệnh tim mạch. Có nhiều thuốc điều <br />
trị tăng huyết áp có hiệu quả, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc với nhau. Sự lựa chọn thuốc khởi đầu <br />
nên dựa vào tuổi, chủng tộc, tác dụng phụ lên chuyển hóa, yếu tố nguy cơ tim mạch, và quan trọng nhất là xem <br />
xét các bệnh phối hợp. <br />
Mục tiêu: Khảo sát cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp Cứu <br />
Trưng Vương. Khảo sát tình hình kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu sau 1 tuần theo khuyến cáo ESC <br />
2007. <br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. <br />
Kết quả: Khảo sát việc sử dụng thuốc chống tăng huyết áp ở 510 bệnh nhân. <br />
Cơ cấu sử dụng thuốc: Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất; tăng huyết áp <br />
không có bệnh lý kèm theo thì thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men chuyển, <br />
kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, nhóm chẹn thụ thể bêta, lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay; tăng huyết áp <br />
ở người suy tim thì lợi tiểu chiếm tỉ lệ cao nhất 47,7%, thứ 2 là ức chế men chuyển 43,2%, thấp nhất chẹn thụ <br />
thể bêta có 11,4%; tăng huyết áp ở người có bệnh thận mạn thì ức chế kênh Canxi chiếm tỉ lệ cao nhất 60,5% kế <br />
đến là lợi tiểu (Furosemid 50,0%), ức chế thần kinh trung ương 39,5%; tăng huyết áp ở người có đái tháo đường <br />
thì ức chế men chuyển chiếm tỉ lệ cao nhất 63,6%. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu: Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao <br />
(81,7%); có đái tháo đường: 79,3%, so với không có đái tháo đường 82,0%; có bệnh thận mạn đạt 60,5%, so với <br />
không có bệnh thận mạn 83,1%; có bệnh mạch vành là 79,5%, so với không có bệnh mạch vành là 82,1%; có suy <br />
tim là 72,7% so với không suy tim đạt 82,2%; có đột quỵ là 67,7% so với không có đột quỵ là 82,3%; cao tuổi là <br />
80,9% so với không cao tuổi là 82,5%. <br />
Kết luận: Tăng huyết áp không có bệnh lý kèm theo thì thuốc được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men <br />
chuyển, kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, chẹn bêta. Lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay. Tăng huyết áp có <br />
các bệnh lý đi kèm, thuốc chống tăng huyết áp thay đổi theo bệnh kèm.Sử dụng viên thuốc phối hợp cố định liều <br />
còn quá ít. Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao (81,7%), nhưng THA có bệnh phối hợp thì tỉ lệ đạt HA mục tiêu <br />
không cao. Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất. <br />
Từ khóa: Tăng huyết áp, thuốc chống tăng huyết áp. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SURVEY ON THE USE AND EFFECTIVENESS OF ANTIHYPERTENSION DRUGS IN <br />
HYPERTENSION PATIENS AT CARDIOVASCULAR DEPARMENT OF TRUNG VUONG <br />
EMERGENCY HOSPITAL <br />
Don Thi Thanh Thuy, Do Cong Tam, Nguyen Thi My Duyen, Ly Huy Khanh, Ha Thanh Yen Trang, <br />
Tran Trieu Thanh Truc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 21 ‐ 32 <br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương <br />
Tác giả liên lạc: Bs.CKI Đôn Thị Thanh Thủy ĐT: 0903955093<br />
<br />
Email: donthanhthuy_1963@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Background: Hypertension is a risk factor of cardiovascular disease, it can be adjusted. There are many <br />
antihypertension drugs is effective, can be used alone or in combination. The initial choice of antihypertension <br />
drugs should be based on age, race, adverse effects on metabolism, cardiovascular risk factors, and most <br />
importantly consider the coordinate diseases. <br />
Objectives: Survey structure used antihypertension drugs used. Survey of blood pressure control in <br />
research subjects after 1 week as recommended by ESC 2007. <br />
Methods: cross‐sectional description. <br />
Result: After looking at 510 patients during the time of October 2011 to October 2012 who were using use <br />
of antihypertensive drugs at cardiovascular deparment, we came up with the following conclusions: Most used <br />
medications were ACE inhibitors; in second place is Calcium antagonists. Beta‐blockers, Diuretics are not first <br />
choices. In HBP together with heart failures, Diuretics got the highest success rate at 47.7%, second place is ACE <br />
inhibitors at 43.2%, Beta‐blockers lowest at 11.4%, in HBP with Renal failure, Calcium antagonists got the <br />
highest success rate at 60.5%, second place is Diuretics (Furosemid 50.0%), in HBP with diabetes, ACE <br />
inhibitors got the highest success rate at 63.6%. Percentage achieving common goals high blood pressure <br />
(81.7%), 79.3% of patients with diabetes reached their desired blood pressure comparing to 82.0% without; <br />
60.5% of patients with Renal failure reached their desired blood pressure comparing to 83.1% without; 79.5% of <br />
patients with Coronary heart disease got their blood pressure under control, comparing to 82.1% without; 72.7% <br />
of patients with heart failures got their blood pressure under control, comparing to 82.2% without; 67.7% of <br />
patients with strokes got their blood pressure under control, comparing to 82.3% without; 80.9% of elder patients <br />
reached their desired blood pressure, comparing to 82.5% of younger patients. <br />
Conclusions: Hypertension without morbidities, the antihypertension drug is indicated most ACE <br />
inhibitors, followed by calcium channel inhibitors, beta‐blockers. Diuretics are not indicated debut. Hypertension <br />
accompanied with the disease, antihypertensive drug is vary with comorbidities. Using tablet fixed‐dose <br />
combination was too little. Percentage achieving common goals high blood pressure (81.7%), but the hypertensive <br />
patients in collaboration with the proportion achieving BP goals are not high. Coordinate 2 antihypertension <br />
drugs to achieve BP goals accounted for the highest percentage. <br />
Keywords: Hypertension, antihypertension drug. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ <br />
chủ yếu của bệnh tim mạch. Hằng năm trên thế <br />
giới có hàng triệu người tử vong do bệnh tim <br />
mạch như nhồi máu cơ tim, đột quị, bệnh <br />
thận(16). Mục đích của điều trị THA là hạ huyết <br />
áp, ngăn ngừa hoặc phục hồi tổn thương cơ <br />
quan đích(5), đồng thời không gây ra tác dụng <br />
phụ và không làm thay đổi lối sống một cách <br />
thái quá. <br />
Hiện tại có nhiều thuốc điều trị THA có hiệu <br />
quả, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp các <br />
nhóm thuốc với nhau(11). Sự lựa chọn thuốc khởi <br />
đầu nên dựa vào tuổi, chủng tộc, yếu tố nguy cơ <br />
tim mạch, và quan trọng nhất là xem xét các <br />
bệnh phối hợp(7). <br />
<br />
22<br />
<br />
Do đặc điểm tình hình bệnh tật ở Bệnh viện <br />
Cấp cứu Trưng Vương, THA luôn chiếm số <br />
lượng lớn tại phòng khám và tỉ lệ điều trị nội trú <br />
của bệnh THA với các biến chứng của nó cũng <br />
gia tăng, sử dụng thuốc của các thầy thuốc đa <br />
dạng, phong phú. Hơn nữa ở Việt Nam chưa có <br />
nhiều nghiên cứu về cơ cấu dùng thuốc. <br />
<br />
Mục tiêu <br />
‐ Khảo sát cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng <br />
huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp Cứu <br />
Trưng Vương. <br />
‐ Khảo sát tình hình kiểm soát được huyết áp <br />
ở đối tượng nghiên cứu sau 1 tuần theo khuyến <br />
cáo ESC 2007. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các bệnh nhân >18 <br />
tuổi nhập viện được chẩn đoán THA và có kê <br />
đơn điều trị THA <br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân dùng <br />
thuốc dãn mạch không phải đưa HA về mục <br />
tiêu mà để điều trị suy tim, suy thận, đái tháo <br />
đường. Những bệnh nhân THA thứ phát. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả cắt <br />
ngang. <br />
Tiêu chuẩn đánh giá: Đạt HA mục tiêu <br />