Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG <br />
LÂY QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU Ở NGƯỜI HIẾN MÁU <br />
TẠI BV HN VIỆT ĐỨC <br />
Vi Quỳnh Hoa, Đặng Thị Hòa, Quách Chính Nghĩa <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm các virus HBV, HCV, HIV và giang mai ở người hiến máu tại Bệnh viện <br />
Hữu nghị Việt Đức 2010‐2012. <br />
Đối tượng và phương pháp: ‐ Đối tượng: Huyết tương của người hiến máu. ‐ Phương pháp: Thống kê hồi <br />
cứu mô tả. <br />
Kết quả: Kết quả sàng lọc trên 56746 đơn vị máu thu được tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2010‐2012 có tỷ <br />
lệ dương tính với HBsAg, HCV, HIV, giang mai lần lượt là 0,9%, 0,23%, 0,03%, 0,03%. <br />
Kết luận: Tỷ lệ dương tính với HBsAg, HCV, HIV, giang mai trên người hiến máu tình nguyện <br />
(NHMTN) lần lượt là 0,98%, 0,23%, 0,03%, 0,03%. Tỷ lệ dương tính với HBsAg, HCV, HIV, giang mai trên <br />
người hiến máu chuyên nghiệp (NHMCN) lần lượt là 0,06%, 0,13%, 0,02%, 0,06%. <br />
Từ khóa: HBsAg, Kháng thể HCV, Kháng nguyên ‐ kháng thể HIV, kháng thể giang mai <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF SCREENING TRANSFUSION ‐ TRANSMISSIBLE INFECTIONS (TTIs) IN BLOOD <br />
DONOR AT VIETDUC HOSPITAL FROM 2010 TO 2012 <br />
Vi Quỳnh Hoa, Dang Thi Hoa, Quach Chinh Nghia <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 80 ‐ 83 <br />
Objective: To evaluate the TTls (HBV, HCV, HIV, Syphylis). <br />
Materials and method: Donors plasma were screened for HBsAg, anti HCV, HIV Ag/Ab, Syphilis. <br />
Retrospective and cross sectional desriptive study. <br />
Result: Results of screening tests of 56746 units blood donors at VietDuc Hospital (2010 ‐2012) for HBsAg, <br />
anti HCV, HIV Ag/Ab, Syphilis are 0.9%, 0.23%, 0.03%, 0.03% <br />
Conclusions: Percentage of reactive test in volunteer blood donors is 0.98%, 0.23%, 0.03%, 0.03% for <br />
HBsAg, HCV, HIV Ag‐ Ab accordingly. Percentage of reactive test in paid donors of paid donor is 0.06%, <br />
0.13%, 0.02%, 0.06% for HBsAg, HCV, HIV Ag‐ Ab accordingly. <br />
Keywords: HBsAg, anti HCV, HIV ‐ Al, anti Syphilis <br />
toàn truyền máu phòng lây các bệnh nhiễm <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
trùng qua đường máu được xem là nội dung <br />
Truyền máu là phương pháp điều trị hiệu <br />
then chốt được cả thể giới quan tâm(3). <br />
quả trong nhiều chuyên khoa và rất quan trọng, <br />
Theo quy chế truyền máu năm 2007 đã quy <br />
cần thiết để cứu sống người bệnh. Truyền máu <br />
định tất cả các đơn vị máu trước khi truyền cho <br />
cũng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng <br />
nếu như không được sàng lọc tốt. Đảm bảo an <br />
bệnh nhân phải được sàng lọc HBsAg, kháng <br />
Bệnh viện Việt Đức <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Vi Quỳnh Hoa <br />
<br />
82<br />
<br />
ĐT 0936410770 <br />
<br />
Email: hoaquynhvi2909@yahoo.com.vn <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thể HCV, kháng thể HIV, giang mai, ký sinh <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
trùng sốt rét. <br />
<br />
Tỷ lệ HBsAg, kháng thể HCV, kháng <br />
nguyên – kháng thể HIV, giang mai ở <br />
người hiến máu từ 2010 ‐ 2012 <br />
<br />
Xét nghiệm sàng lọc nhằm cung cấp cho <br />
bệnh nhân những đơn vị máu an toàn, giảm <br />
thiểu tối đa các bệnh lây truyền qua đường máu <br />
cũng chính là mục tiêu mà Bệnh viện Hữu nghị <br />
Việt Đức quan tâm hàng đầu(2). <br />
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến <br />
hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: <br />
“Xác định tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiễm trùng <br />
qua đường truyền máu ở người hiến máu tại <br />
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 2010‐2012”. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu: <br />
Là các mẫu huyết tương của người hiến máu <br />
đã được xét nghiệm sàng lọc HBsAg, kháng thể <br />
(KT) HCV, kháng nguyên – kháng thể (KN‐KT) <br />
HIV, giang mai từ 01/01/2010 đến 31/12/2012. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu: <br />
‐ Nghiên cứu hồi cứu thống kê mô tả. <br />
‐ Xét nghiệm ELISA sàng lọc HBsAg, KT <br />
HCV, KN‐ KT HIV được thực hiện trên hệ thống <br />
máy ELISA bán tự động của hãng Biorad: Máy ủ <br />
LT Biomax 500, máy rửa tự động PW 450, máy <br />
<br />
Bảng 1: Tỷ lệ HBsAg, KT HCV, KN‐KT HIV, giang <br />
mai ở người hiến máu từ 2010‐2012. <br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Loại<br />
XN lượng lượng Tỷ lệ lượng lượng Tỷ lệ lượng lượng Tỷ lệ<br />
mẫu mẫu<br />
% mẫu mẫu<br />
% mẫu mẫu<br />
%<br />
XN dương<br />
XN dương<br />
XN dương<br />
HBsAg16221 142 0,87%17610 169 0,95% 22915 206 0,89%<br />
KT<br />
16221 32 0,20%17610 49 0,28% 22915 45 0,20%<br />
HCV<br />
KN –<br />
KT 16221 6 0,03%17610 6 0,03% 22915 8 0,03%<br />
HIV<br />
Giang<br />
16221 5 0,03%17610 8 0,04% 22915 11 0,05%<br />
mai<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Tỷ lệ giang mai có xu hướng tăng nhẹ qua <br />
các năm. <br />
‐ Tỷ lệ HCV, HBV, HIV gần như không đổi <br />
qua các năm. <br />
<br />
Tỷ lệ HBsAg, kháng thể HCV, KN‐KT <br />
HIV, giang mai ở đơn vị máu hiến từ <br />
người hiến máu tình nguyện (NHMTN) và <br />
người hiến máu chuyên nghiệp (NHMCN) <br />
từ 2010‐2012 <br />
Bảng 2: Tỷ lệ HBsAg ở NHMTN và NHMCN từ <br />
2010‐2012. <br />
<br />
đọc PR 2000. <br />
+ Kỹ thuật phát hiện HBsAg bằng bộ kít <br />
Monolisa HBsAg Ultra (Biorad). <br />
+ Kỹ thuật phát hiện KT HCV bằng bộ kít <br />
HCV Phamatech (Mỹ). <br />
+ Kỹ thuật phát hiện KN‐ KT HIV bằng bộ <br />
kít Genscreen Ultra Ag‐Ab (Biorad). <br />
‐ Xét nghiệm giang mai bằng kỹ thuật ngưng <br />
kết hạt đặc hiệu TPPA (Fujirebio – Nhật Bản). <br />
‐ Số liệu được xử lý và phân tích bằng <br />
phương pháp thống kê. <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
NĂM<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
NHMTN<br />
Tổng<br />
Dương<br />
số<br />
Tỷ lệ %<br />
tính<br />
XN<br />
14022<br />
141<br />
1%<br />
16300<br />
168<br />
1,03%<br />
22080<br />
205<br />
0,92%<br />
<br />
NHMCN<br />
Tổng<br />
Dương<br />
số<br />
Tỷ lệ %<br />
tính<br />
XN<br />
2199<br />
1<br />
0,04%<br />
1310<br />
1<br />
0,07%<br />
835<br />
1<br />
0,11%<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Tỷ lệ HBsAg ở NHMTN cao hơn so với <br />
NHMCN qua các năm. <br />
‐ Tỷ lệ HBsAg ở NHMCN tăng dần theo các <br />
năm <br />
‐ Tỷ lệ HBsAg ở NHMTN thay đổi không <br />
đáng kể qua các năm <br />
<br />
83<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Bảng 3: Tỷ lệ HCV ở NHMTN và NHMCN từ <br />
2010‐2012. <br />
NHMTN<br />
NĂM<br />
<br />
NHMCN<br />
<br />
Tổng Dương<br />
Tổng Dương<br />
Tỷ lệ %<br />
Tỷ lệ %<br />
số XN<br />
tính<br />
số XN tính<br />
<br />
2010 14022<br />
2011 16300<br />
2012 22080<br />
<br />
29<br />
48<br />
45<br />
<br />
0,20% 2199<br />
0,29% 1310<br />
0,20% 835<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
<br />
0,14%<br />
0,08%<br />
0,12%<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Tỷ lệ HCV ở NHMTN và NHMCN thay <br />
đổi không đáng kể qua các năm. <br />
‐ Tỷ lệ HCV ở NHMTN cao hơn NCMCN. <br />
Bảng 4: Tỷ lệ HIV ở NHMTN và NHMCN từ <br />
2010‐2012. <br />
NHMTN<br />
NĂM<br />
<br />
NHMCN<br />
<br />
Tổng Dương<br />
Tổng Dương<br />
Tỷ lệ %<br />
Tỷ lệ %<br />
số XN<br />
tính<br />
số XN tính<br />
<br />
2010 14022<br />
2011 16300<br />
2012 22080<br />
<br />
5<br />
6<br />
8<br />
<br />
0,03% 2199<br />
0,03% 1310<br />
0,03% 835<br />
<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
0,04%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Tỷ lệ HIV ở NHMTN không đổi qua các <br />
năm. <br />
‐ Tỷ lệ HIV ở NCMCN giảm rõ rệt năm 2011, <br />
2012. <br />
Bảng 5: Tỷ lệ giang mai ở NHMTN và NHMCN từ <br />
2010‐2012. <br />
NHMTN<br />
NĂM<br />
<br />
NHMCN<br />
<br />
Tổng Dương<br />
Tổng Dương<br />
Tỷ lệ %<br />
Tỷ lệ %<br />
số XN<br />
tính<br />
số XN tính<br />
<br />
2010 14022<br />
2011 16300<br />
2012 22080<br />
<br />
3<br />
7<br />
11<br />
<br />
0,02% 2199<br />
0,04% 1310<br />
0,05% 835<br />
<br />
2<br />
1<br />
0<br />
<br />
0,09%<br />
0,08%<br />
0%<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Tỷ lệ giang mai tăng dần qua các năm lần <br />
lượt là 0,02%; 0,04%; 0,05% ở NHMTN. <br />
‐ Tỷ lệ giang mai giảm ở NCMCN <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tình hình sàng lọc máu tại Bệnh viện HN <br />
Việt Đức năm 2010‐2012 <br />
Trong năm 2010, lượng máu thu được là <br />
16221 đơn vị, năm 2011 là 17610 đơn vị tăng <br />
8,6% so với năm 2010, năm 2012 lượng máu <br />
<br />
84<br />
<br />
thu được là 22915 đơn vị, tăng 30,12 % so với <br />
năm 2011. Như vậy, lượng máu thu được từ <br />
NHMTN tăng mạnh theo các năm. Tuy nhiên, <br />
do nhu cầu sử dụng của người bệnh ngày một <br />
tăng nên lượng máu thu được vẫn chưa đáp <br />
ứng đủ với nhu cầu sử dụng, vì thế cần thúc <br />
đẩy hơn nữa phong trào hiến máu tình nguyện <br />
tới mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt là nhóm <br />
đối tượng trong độ tuổi lao động . <br />
Lượng máu thu được từ NCMCN giảm rõ <br />
rệt theo các năm. Năm 2010 với 2199 đơn vị, <br />
năm 2011 là 1310 giảm 40% so với năm 2010, <br />
năm 2012 lượng máu thu được là 835 giảm <br />
36,2% so với năm 2011. Đây là một tín hiệu tốt <br />
cho công tác tuyên truyền vận động hiến máu <br />
tình nguyện vì đây là nguồn máu an toàn. <br />
Tỷ lệ dương tính với HBsAg, HCV, HIV <br />
thay đổi không đáng kể qua các năm như sau: <br />
2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,9%, 0,23%, 0,03%. <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự <br />
như nghiên cứu của Viện HH‐TM TW giai <br />
đoạn 2009‐2011 có tỷ lệ dương tính HBsAg, <br />
HCV, HIV là 0,9%, 0,2%, và 0,02%. Tuy nhiên, <br />
so sánh với kết quả dương tính với HBsAg tại <br />
bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ năm 2008‐<br />
2011 là 2,26%(85) thì kết quả của chúng tôi thấp <br />
hơn. Như vậy chất lượng máu đã được cải <br />
thiện rõ rệt trong những năm gần đây, điều đó <br />
chứng tỏ rằng tỷ lệ người hiến máu tình <br />
nguyện và hiến máu nhắc lại tăng hơn so với <br />
những năm trước, đồng thời nhận thức về các <br />
bệnh lây truyền qua đường truyền máu của <br />
người hiến máu đã được nâng cao, chính vì <br />
vậy họ có khả năng tự sàng lọc đối với nhóm <br />
bệnh này(6). <br />
<br />
Tỷ lệ HBsAg, HCV, HIV và giang mai trên <br />
NHMTN và NHMCN từ năm 2010‐ 2012 <br />
Bảng 2 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ HBsAg ở <br />
NHMTN cao hơn so với NHMCN, tỷ lệ HBsAg <br />
ở NHMTN là 0,98%, ở NHMCN là 0,06%. So <br />
sánh với nghiên cứu của VHH‐TM TW thì tỷ lệ <br />
tương ứng lần lượt là 0,94% và 0,37%, có sự khác <br />
biệt ở đối tượng NHMCN này là do tỷ lệ <br />
NHMCN trong các năm đã giảm dần(1,4). Kết quả <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
này thu được là do trong những năm gần đây <br />
đã áp dụng xét nghiệm HBsAg test nhanh trước <br />
hiến máu vì thế đã giảm đi một lượng máu hủy <br />
do viêm gan. <br />
Bảng 3 tỷ lệ dương tính với HCV trên <br />
NHMTN là 0,23%, cao hơn so với NCMCN là <br />
0,13%. So với nghiên cứu của VHH‐TM TW, thì <br />
tỷ lệ này lần lượt là 0,19% và 0,32%. Như vậy, tỷ <br />
lệ dương tính với HCV trên NCMTN thay đổi là <br />
không đáng kể. <br />
Bảng 4 tỷ lệ dương tính với HIV trên <br />
NHMTN và NHMCN lần lượt là 0,03% và <br />
0,02%, tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của <br />
VHH‐ TM TW, tương ứng với các tỷ lệ là 0,02% <br />
và 0,03%. <br />
Bảng 5 tỷ lệ dương tính với giang mai trên <br />
NHMTN và NHMCN lần lượt là 0,03% và <br />
0,06%. Như vậy tỷ lệ dương tính với giang mai <br />
trên NHMTN thấp hơn so với NHMCN. <br />
NHMCN dù đã hiến máu nhiều lần nhưng vẫn <br />
có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, vì vậy <br />
chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa trong tuyên <br />
truyền giáo dục hiến máu tình nguyện vì đây là <br />
nguồn cho máu an toàn. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
KẾT LUẬN <br />
Tỷ lệ dương tính với HBsAg, HCV, HIV, <br />
giang mai từ năm 2010‐2012 lần lượt là 0,9%, <br />
0,23%, 0,03%, 0,03%. Trong đó tỷ lệ dương tính <br />
với HBsAg, HCV, HIV, giang mai trên NHMTN <br />
lần lượt là 0,98%, 0,23%, 0,03%, 0,03% trên <br />
NHMCN là 0,06%, 0,13%, 0,02% và 0,06%. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bạch Khánh Hòa (2012). “Kết Quả Sàng Lọc HBsAg, kháng <br />
thể HCV, kháng nguyên – kháng thể HIV, giang mai trên đối <br />
tượng người hiến máu tại VHHTM ̎ (2009‐ 2011),Tạp chí Y <br />
học Việt Nam, tập 396, tháng 8, số đặc biệt – 2012, tr441‐445. <br />
Bộ y tế (2007), “ Quy chế truyền máu ̎, tr45. <br />
Đỗ Trung Phấn (2000), ̎An toàn truyền máu ̎, Nhà xuất bản <br />
Khoa học Kỹ Thuật, tr51‐125. <br />
Nguyễn Anh Trí và cộng sự (2010), ̎ Tình hình sàng lọc các <br />
bệnh lây truyền máu ở Việt Nam, “thực trạng và giải pháp ̎, <br />
một số chuyên đề Huyết Học‐ Truyền Máu tập 3, tr83‐94. <br />
Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2012), “Kết quả sàng lọc <br />
các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu ở người <br />
hiến máu tại Hải Phòng 2000‐2011”, tạp chí y học Việt Nam, <br />
tập 396, tr280‐285. <br />
Đỗ Trung Phấn và cộng sự (2012), “Quá trình phát triển <br />
những kết quả và giá trị của công tác vận động hiến máu tình <br />
nguyện ở Việt Nam”, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền <br />
máu tập IV, nhà xuất bản y học, tr23‐25. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
30 tháng 7 năm 2013 <br />
<br />
Ngày phản biện: <br />
<br />
09 tháng 9 năm 2013 <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013: <br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
85<br />
<br />