intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát vai trò của MoCA test trong tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân sau đột quỵ cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá thang điểm MoCA trong tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau quỵ cấp; So sánh thang điểm MoCA và thang điểm MMSE; Xác định sự liên quan giữa suy giảm nhận thức với các yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau đột quỵ cấp (tuổi, trình độ học vấn, vị trí tổn thương, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành và rung nhĩ, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát vai trò của MoCA test trong tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân sau đột quỵ cấp

  1. KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA MOCA TEST TRONG TẦM SOÁT SUY GIẢM NHẬN THỨC DO MẠCH MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ CẤP Vũ Anh Nhị*, Nguyễn Văn Quí** TÓM TẮT Mục tiêu Đánh giá thang điểm MoCA trong tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân sau đột quỵ cấp. So sánh thang điểm MoCA và thang điểm MMSE. Xác định mối liên quan giữa suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau đột quỵ cấp bởi thang điểm MoCA với các yếu tố nguy cơ (tuổi, trình độ học vấn, vị trí tổn thương, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành và rung nhĩ, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong 14 ngày đầu ổn định, không có rối loạn chức năng nặng, không rối loạn ngôn ngữ hay vận ngôn, không bệnh tâm thần đang hoạt động hay sa sút trí tuệ trước đó được chọn. Các bệnh nhân được đánh giá bởi thang điểm đánh giá nhận thức MoCA,MMSE. Kết quả: Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2010, chúng tôi có 85 bệnh nhân đột quỵ cấp ở khoa đột quỵ bệnh viện Nhân dân 115 và bệnh viện Quân Y 175 tham gia. Tỷ lệ nam:nữ = 1:1, tuổi trung bình 56,85±10,52, thời gian đột quỵ 4,09 ± 2,97 ngày. Có 49 (57,6%) bệnh nhân suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA và 33 (38,8%) theo thang điểm MMSE. Trong 36 trường hợp không suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE có 16 trường hợp suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA, ngược lại trong 23 trường hợp không suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA không có trường hợp nào suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE. Trong các nhóm suy giảm nhận thức, so sánh các lĩnh vực nhận thức của thang điểm MMSE cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa ở lĩnh vực nhận thức “định hướng và tập trung chú ý”, trong khi đó ở thang điểm MoCA là các lĩnh vực nhận thức “thị giác không gian/khả năng thực hiện, chú ý, trừu tượng, trí nhớ và định hướng”. Khi xét các yếu tố nguy cơ, yếu tố tuổi và trình độ học vấn liên quan với suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA. Kết luận: Thang điểm MoCA là thang điểm tầm soát tốt suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau đột quỵ cấp, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận “thị giác không gian/khả năng thực hiện, chú ý, trừu tượng, trí nhớ và định hướng”. Khi so sánh với thang điểm MMSE, thang điểm MoCA nhạy hơn và đánh giá tốt hơn các lĩnh vực nhận thức “thị giác không gian/khả năng thực hiện, trừu tượng và trí nhớ”. Nhưng cần có những nghiên cứu lớn hơn về thang điểm MoCA trong đánh giá suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân sau đột quỵ 3-6 tháng. ABSTRACT INVESTIGATION ABOUT THE ROLE OF MOCA TEST IN SCREENING FOR THE VASCULAR COGNITIVE IMPAIRMENT IN PATIENTS AFTER ACUTE STROKE Vu Anh Nhi*, Nguyen Van Qui** Objective To assess MoCA scale in screening for the vascular cognitive impairment in patients after acute stroke. To compare MoCA scale and MMSE scale in screening for the vascular cognitive impairment in patients after acute stroke. To determine the association between the vascular cognitive impairment in patients after acute stroke by MoCA scale with many risk factors (age , education, hypertension, diabetes, ischemic heart disease and atrial fibrillation, smoking, lipid dysfunction). Methods Descriptive cross-sectional study. Patients with ischemic stroke in 14 stable days first, with no severe dysfunction, without language disorders or dysarthria, active psychiatric illness or pre-existing dementia were selected. The patients were assessed by MoCA scale, MMSE. Results From September 2009 to April 2010, we investigated 85 patients who agreed to participate, in the Department of Stroke in 115 people's hospital and 175 military hospital. Proportion of Male:Female is 1:1, the mean age is 56.85±10.52, the duration of stroke is 4.09±2.97. There are 49 patients (57.6%) with cognitive impairment evaluating MoCA scale and 33 patients evaluating MMSE scale. In 36 cases without cognitive impairment according to MMSE scale, there are 16 cases with                                                                                                       * PGS.TS. Bộ môn Thần Kinh ĐHYD TPHCM ** BS. BV Quân y 175, email: drtomtich@gmail.com, ĐT: 0979 446 287
  2. cognitive impairment according to MoCA scale. In 23 cases without cognitive impairment according to MoCA scale, there is no circumstances with cognitive impairment according to MMSE scale. In the field of cognitive of MMSE scale, the difference is significant in the cognitive domain "orientation and attention", but in MoCA scale, that is the cognitive domain "visuospatial/executive, attention, abstraction, memory and orientation". When considering the risk factors, the education and the age related with cognitive impairment according to MoCA scale. Conclusion MoCA scale is a good screening test of vascular cognitive impairment in patients after acute stroke, especially in the fields of cognitive "visuospatial/executive, attention, abstraction, memory and orientation". When compared with the MMSE scale, MoCA scale is more sensitive and assess better the cognitive domains "visuospatial / executive, abstraction and memory". But there should be a larger study evaluating vascular cognitive impairment by MoCA scale in stroke patients after 3-6 months. Keywords: vascular cognitive impairment, stroke, MoCA, risk factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế rất lớn bao gồm tàn phế về chức năng vận động và nhận thức. Suy giảm nhận thức sau đột quỵ nằm trong nhóm suy giảm nhận thức do căn nguyên mạch máu, là nguyên nhân gây suy giảm nhận thức thường gặp thứ hai sau bệnh lý Alzheimer(19,). uy giảm nhận thức sau đột quỵ nếu được chẩn đoán sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng vận động và nhận thức. Các thang điểm tầm soát suy giảm nhận thức hiện có có các mặt hạn chế của nó. Thang điểm MoCA (Montreal cognitive assessment) của Nasreddine ra đời năm 1996 và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về suy giảm nhận thức từ năm 2006(8). Thang điểm MoCA được thiết kế nhạy cảm với suy giảm nhận thức nhẹ và xác định nhiều hơn những bất thường nhận thức do mạch máu, nhất là chức năng về khả năng thực hiện, sự chú ý, nhớ lại(20). Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thang điểm MoCA trong tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau quỵ cấp. - So sánh thang điểm MoCA và thang điểm MMSE. - Xác định sự liên quan giữa suy giảm nhận thức với các yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức do mạch máu ở bệnh nhân đột sau đột quỵ cấp (tuổi, trình độ học vấn, vị trí tổn thương, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành và rung nhĩ, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đột quỵ vào điều trị tại khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện Nhân dân 115 và Đơn vị đột quỵ bệnh viện Quân y 175 trong thời gian từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 5 năm 2011 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán đột quỵ của tổ chức Y tế thế giới: Khởi phát đột ngột với các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng thần kinh khu trú hoặc toàn thể của não kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân rõ ràng nào ngoài tổn thương mạch máu não. - Có hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. - Bệnh trong 14 ngày đầu. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân rối loạn chức năng nặng: hôn mê hay không có khả năng giao tiếp (thang điểm mRS>4). - Rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn vận ngôn ảnh hưởng đến việc đánh giá nhận thức: Thang điểm NIHSS với ngôn ngữ tốt và vận ngôn > 1. - Bệnh lý tâm thần đang tồn tại. - Sa sút trí tuệ đã tồn tại trước đó: dựa vào tiền sử và thang điểm IQCODE < 3,38. - Tiền sử đột quỵ trước đó.. Tiêu chuẩn khác: - Tăng huyết áp: dựa vào tiền sử Tăng huyết áp và tiêu chuẩn chẩn đoán Tăng huyết áp của JNC VI. - Đái tháo đường: dựa vào tiền sử Đái tháo đường và theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm 2011. - Hút thuốc lá: dựa vào hỏi bệnh nhân và người thân.
  3. - Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành và rung nhĩ): dựa vào hỏi tiền sử bệnh nhân, kết quả điện tâm đồ, men tim và siêu âm tim. - Rối loạn lipid máu: dựa vào tiền sử và tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lipid máu NCEP ATP III (2001) Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu Trực tiếp hỏi bệnh và phỏng vấn người nhà bằng bảng câu hỏi (Mẫu thu thập số liệu) bao gồm tuổi, trình độ học vấn, tiền căn hút thuốc lá, tăng HA, đái tháo đường, bệnh mạch vành và rung nhĩ, tiền căn đột quỵ. Thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, đánh giá suy giảm nhận thức bằng thang điểm MMSE, MoCA, đánh giá thang điểm IQCODE,NIHSS, mRS. Các bệnh nhân điều được làm các xét nghiệm thường quy của bệnh nhân đột quỵ trong đó chú ý các xét nghiệm đường huyết, lipid máu, men tim, điện tim, siêu âm tim, CT scan hoặc MRI sọ não. Xử lý phân tích số Kết quả được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ. Tính trung bình và độ lệch chuẩn. Sự so sánh được thực hiện với 2 phép kiểm ở mức ý nghĩa p < 0,05. - Phép kiểm Chi bình phương cho những biến số không liên tục ( so sánh các tỷ lệ ). - Trong trường hợp phép kiểm Chi bình phương không phù hợp, phép kiểm chính xác Fisher được sử dụng. - Sử dụng ANOVA một chiều và post-hot multiple comparisons so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA và MMSE, điểm trung bình của các lĩnh vực nhận thức của thang điểm MoCA và MMSE các nhóm suy giảm nhận thức. Phân tích số liệu bằng chương trình SPSS 16.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm về dân số học Tuổi Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 56,85± 10,527; nhỏ nhất 33 tuổi và lớn nhất 86 tuổi. Tập trung nhiều tuổi 45-65. Giới Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 51,8%, tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 48,2%. Tỷ lệ Nam:Nữ = 1:1 Nơi cư ngụ Tỉ lệ bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh là gần tương đương 54,1% và 45,9%. Trình độ học vấn Học vấn tập trung nhiều ở trình độ lớp 6-12, chiếm 63,5%. Thời gian đột quỵ Thời gian đột quỵ: 4,09 ± 2,979, sớm nhất ngày 1, xa nhất ngày 13. Tập trung ở 4 ngày đầu. Thang điểm mRS, NIHSS và IQCODE Thang điểm mRS: Trung bình 2,87 ± 0,897 Thang điểm NIHSS: Trung bình 4,62 ± 2,517 Thang điểm IQCODE: Trung bình 3,038 ± 0,115 Vị trí tổn thương Vị trí tổn thương vùng dưới vỏ đa số 65,9%, các vị trí khác vùng vỏ não 15,3%, tổn thương lỗ khuyết 11.8%, tổn thương đa ổ 7,1%. Yếu tố nguy cơ: Các yếu tố nguy cơ N % Hút thuốc lá. 9 10,6 Tăng huyết áp. 53 62,4 Đái tháo đường. 9 10,6 Bệnh mạch vành và rung 14 16,5 nhĩ. Rối loạn lipid máu 51 60 Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cao lần lượt 62,4% và 60%. Sự phân bố của MMSE Phân bố của thang điểm MMSE bình thường 23,73 ± 4,819, thấp nhất 8, cao nhất 30. Sự phân bố của MMSE Phân bố của thang điểm MoCA bình thường 21,13 ± 6,29, thấp nhất 7, cao nhất 30.
  4. Tỷ lệ suy giảm nhận thức theo MoCA,MMSE Suy giảm nhận Không suy giảm Thang điểm thức(%) nhận thức(%) MoCA 49(57,6) 36(42,4) MMSE 33(38,8) 52(61,2) Mối liên quan giữa thang điểm MMSE và MoCA. MoCA MMSE Tổng cộng MoCA ≥ 26 MoCA < 26 MMSE ≥ 24 36 16 52 MMSE < 24 0 33 33 Tổng cộng 36 49 85 Trong 36 trường hợp MMSE ≥ 24 có 16 trường hợp MoCA < 26. Trong 23 trường hợp MoCA ≥ 26 không có trường hợp nào MMSE < 24. Từ kết quả trên ta chia bệnh nhân thành 3 nhóm kết quả tầm soát nhận thức: Nhóm 1 (MoCA ≥ 26 và MMSE ≥ 24), nhóm 2 (MoCA < 26 và MMSE ≥ 24), nhóm 3 (MoCA < 26 và MMSE < 24). Điểm từng lĩnh vực nhận thức của thang điểm MoCA, MMSE theo nhóm suy giảm nhận thức Trong đánh giá các lĩnh vực nhận thức của thang điểm MoCA giữa các nhóm suy giảm nhận thức cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở một số lĩnh vực nhận thức “thị giác không gian/khả năng thực hiện, chú ý, ngôn ngữ, trừu tượng, trí nhớ, định hướng”, nhưng với lĩnh vực nhận thức “gọi tên” thì không có sự khác. Khi so sánh từng lĩnh vực nhận thức thì lĩnh vực nhận thức “thị giác không gian/khả năng thực hiện, chú ý, trừu tượng, trí nhớ và định hướng” là có sự khác nhau giữa 3 nhóm. Trong khi đó với thang điểm MMSE, các lĩnh vực nhận thức “định hướng, tập trung chú ý, nhớ lại, ngôn ngữ, khả năng trừu tượng” khác nhau giữa các nhóm, nhưng với lĩnh vực “ghi nhớ” thì không có sự khác. Khi so sánh từng lĩnh vực nhận thức thì lĩnh vực nhận thức “định hướng và tập trung chú ý” là có sự khác nhau giữa 3 nhóm. Vì 2 lĩnh vực nhận thức “định hướng và tập trung chú ý” của 2 thang điểm thực hiện đánh giá tương tự nhau, do đó thang điểm MoCA ưu thế trong việc xác định những thiếu sót ở các lĩnh vực nhận thức: thị giác không gian/khả năng thực hiện, trừu tượng và trí nhớ. Mối liên quan giữa thang điểm MoCA và và các yếu tố nguy cơ. Không suy Suy giảm Có ý Yếu tố nguy cơ giảm nhận nhận thức nghĩa thức Tuổi ≥65 1 (6,2) 15 (93,8)
  5. mạch, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu có liên quan với suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA nhưng không có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN Qua khảo sát 85 bệnh nhân đột quỵ cấp trong 14 ngày đầu đang điều trị tại đơn vị đột quỵ Bệnh viện Nhân dân 115 và bệnh viện Quân y 175, chúng tôi nhận thấy: - Độ tuổi nhóm nghiên cứu từ 23-86, trung bình 56,85 ± 10,527, nhiều nhất là tuổi từ 45 - 65, trong đó nam chiếm 51,8% và nữ chiếm 48,2%. - Thang điểm MoCA trung bình 21,13 ± 6,29 với cao nhất là 30, thấp nhất 7. Tỷ lệ suy giảm nhận thức sau đột quỵ cấp theo thang điểm MoCA là 57,6%, đây là tỉ lệ tương đối cao. - Trong 52 bệnh nhân không suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE có 16 (30,76%) bệnh nhân suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA so sánh với 36 bệnh nhân không suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA thì không có bệnh nhân nào suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE. Thang điểm MoCA nhạy hơn thang điểm MMSE trong những trường hợp suy giảm nhận thức nhẹ, những trường hợp mà thang điểm MMSE không nhận ra. - Trong đánh giá các lĩnh vực nhận thức thì thang điểm MoCA ưu thế trong việc xác định những thiếu sót ở các lĩnh vực nhận thức: thị giác không gian/khả năng thực hiện, trừu tượng và trí nhớ. - Trong các yếu tố nguy cơ, yếu tố trình độ học vấn và tuổi liên quan với suy giảm nhận thức theo thang điểm MoCA có ý nghĩa thống kê. Tài liệu tham khảo 1. Bour A, Rasquin S, Boreas A, Limburg M, Verhey F. How predictive is the MMSE for cognitive performance after stroke? J Neurol. 2010 Apr;257(4):630-7. 2. Dong Y, Sharma VK, Chan BP, Venketasubramanian N, Teoh HL, Seet RC, Tanicala S, Chan YH, Chen C. The Montreal Cognitive Assessment (MoCA) is superior to the Mini-Mental State Examination (MMSE) for the detection of vascular cognitive impairment after acute stroke.JNeurol Sci. 2010 Dec 15;299(1-2):15-8. 3. Đặng Hoàng Anh. Đặc điểm suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng test MMSE. Tạp chí Y Dược học quân sự, số 3-2012. 4. Đinh Văn Thắng. Nghiên cứu bước đầu một số đặc điểm của sa sút trí tuệ ở BN nhồi máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2005. Hội nghị khoa học Thần kinh lần thứ VI. Hội Thần kinh học Việt Nam. Hà Nội. tr.64-70. 5. Khedr EM, Hamed SA, El-Shereef HK, Shawky OA, Mohamed KA, Awad EM, Ahmed MA, Shehata GA, Eltahtawy MA. Cognitive impairment after cerebrovascular stroke: Relationship to vascular risk factors. Neuropsychiatr Dis Treat. 2009; 5: 103-16. 6. Lê Nguyễn Nhựt Tín, Vũ Anh Nhị, Phạm Văn Ý. Tần suất và yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quỵ: Khảo sát tiền cứu 218 bệnh nhân tại khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học Tp Hồ Chí Minh. Tập 12. Phụ bản số 1. 2008.tr 336-343. 7. MacKenzie G, Gould L, Ireland S, LeBlanc K, Sahlas D. Detecting cognitive impairment in clients with mild stroke or transient ischemic attack attending a stroke prevention clinic. Can J NeurosciNurs. 2011;33(1):47-50. 8. Nasreddine ZS, Phillips NA, Bédirian V, Charbonneau S, Whitehead V, Collin I, Cummings JL, Chertkow H. The Montreal Cognitive Assessment, MoCA: a brief screening tool for mild cognitive impairment. J Am Geriatr Soc. 2005 Apr;53(4):695-9. 9. Nguyễn Bá Thắng. Suy giảm nhận thức sau đột quỵ . Sa sút trí tuệ mạch máu. Hội nghị khoa học Thần kinh quý II-2011. Hội Thần kinh học TP.Hồ Chí Minh. 2011, tr.1-9. 10. Pendlebury ST, Mariz J, Bull L, Mehta Z, Rothwell PM. MoCA, ACE-R, and MMSE versus the National Institute of Neurological Disorders and Stroke-Canadian Stroke Network Vascular Cognitive Impairment HarmonizationStandards Neuropsychological Battery after TIA and stroke.Stroke. 2012 Feb;43(2):464-9. 11. Phạm Văn Trụ, Lê Hiếu. Áp dụng trắc nghiệm MoCA để chẩn đoán sàng lọc sa sút tâm thần tại khoa khám ngoại trú Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. 12. Phan Mỹ Hạnh, Vũ Anh Nhị. Sa sút trí tuệ sau đột quỵ nhồi máu não: tần suất và các yếu tố nguy cơ. Kỷ yếu công trình khoa học. Hội thần kinh học Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh. 2007, tr. 130-141. 13. Schweizer TA, Al-Khindi T, Macdonald RL. Mini-Mental State Examination versus Montreal Cognitive Assessment: rapid assessment tools for cognitive and functional outcome after aneurysmal subarachnoid hemorrhage. JNeurol Sci. 2012 May 15;316(1-2):137-40.
  6. 14. Serrano S, Domingo J, Rodríguez-Garcia E, Castro , del Ser T. Frequency of cognitive impairment without dementia in patients with stroke: a two-year follow-up study.Stroke. 2007 Jan; 38(1): 105-10. 15. Sundar U, Adwani S.Post-stroke cognitive impairment at 3 months.Ann Indian Acad Neurol. 2010 Jan;13(1):42-6. 16. Tamam B, Taşdemir N, Tamam Y. The prevalence of dementia three months after stroke and its risk factors. Turk Psikiyatri Derg. 2008 Spring;19(1):46-56. 17. Toglia J, Fitzgerald KA, O'Dell MW, Mastrogiovanni AR, Lin CD. The Mini-Mental State Examination and Montreal Cognitive Assessment in persons with mild subacute stroke: relationship to functional outcome. Arch Phys Med Rehabil. 2011 May;92(5):792-8. 18. Vũ Anh Nhị (2005). Sa sút trí tuệ. Trong sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 55-77. 19. Vũ Anh Nhị (2012). Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não. Sách giáo khoa Bộ môn Nội thần kinh. 20. Wright CB, DeKosky ST, Wilterdink JL, Vascular dementia, uptodate.com, October 9, 2009.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1