Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT VI TRÙNG HỌC VÀ ĐÁP ỨNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ <br />
VIÊM PHÚC MẠC Ở BỆNH NHÂN THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC <br />
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY <br />
Trần Lê Quân* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Viêm phúc mạc là một trong những biến chứng quan trọng hàng đầu của bệnh nhân thẩm phân <br />
phúc mạc liên tục ngoại trú. <br />
‐ Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm phúc mạc, tỷ lệ các loại vi trùng gây viêm phúc mạc và đáp ứng kháng sinh <br />
điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị bằng thẩm phân phúc mạc <br />
liên tục ngoại trú. <br />
Phương pháp nghiên cứu: đòan hệ hồi cứu. <br />
Kết quả: Trong ba năm từ 01/01/2009 đến 31/12/2011 có 650 bệnh nhân được điều trị thay thế thận bằng <br />
phương pháp CAPD tại khoa Thận, bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có 321 đợt bệnh nhân bị viêm phúc mạc đã <br />
nhập viện điều trị. Tỷ lệ viêm phúc mạc cho các năm 2009, 2010, và 2011 lần lượt là 0,357; 0,481 và 0,575. Tỷ lệ <br />
cấy dịch thẩm phân dương tính là 36,4% (vi trùng gram dương chiếm 16,2%, vi trùng gram âm chiếm 20,2%). <br />
Có 276/321 (86%) trường hợp đáp ứng kháng sinh. Vi trùng gram dương có tỷ lệ đáp ứng kháng sinh cao hơn <br />
so với vi trùng gram âm (96,2% so với 83,1%, p = 0,025). Phối hợp kháng sinh hiệu quả nhất là cephazoline và <br />
ceftazidime. <br />
Kết luận: tỷ lệ viêm phúc mạc hiện nay là khoảng 0,575 đợt/bệnh nhân‐năm. Vi khuẩn thường gặp nhất là <br />
vi khuẩn gram âm. Kháng sinh hiệu quả, có lợi và kinh tế nhất là cặp kháng sinh cephazoline và ceftazidime. <br />
Từ khóa: viêm phúc mạc, thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú, vi trùng, đáp ứng kháng sinh <br />
<br />
ABSTRACT <br />
BACTERIA AND ANTIBIOTIC RESPONSE OF PERITONITIS IN CAPD PATIENTS OF CHORAY <br />
HOSPITAL <br />
Tran Le Quan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 97 ‐ 103 <br />
Background: Peritonitis is still one of the most important complications of continuous ambulatory <br />
peritoneal dialysis (CAPD). <br />
‐ Objective: calculate the peritonitis rate of CAPD patients, rate of agents that cause peritonitis and of <br />
antibiotic response of CAPD peritonitis patients. <br />
Method: retrospective cohort. <br />
Results: From 01/01/2009 to 12/31/2011 there were 650 patients followed the CAPD program in <br />
Nephrology Department of ChoRay hospital. There were 321 cases of peritonitis admitted. The peritonitis rate of <br />
the year 2009, 2010 and 2011 was 0.357, 0.481 and 0.575 patient‐year respectively. Positve culture rate was <br />
36.4% (including 16.2% gram positive and 20.2% gram negative bacteria). 276/321 cases (86%) responsed to <br />
antibiotic treatment. Gram positive bacteria had higher response rate than gram negative one (96.2% vs 83.1%, p <br />
= 0.025). Most effective antibiotic combination was cefazolin and ceftazidime. <br />
Conclusion: the peritonitis rate of CAPD patients was 0.575 patient‐year. Most popular bacteria were gram <br />
* Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Lê Quân <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
<br />
ĐT: 0906623939 <br />
<br />
Email: tlquan4@gmail.com <br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
negative. Most effective antibiotic combination was cefazolin and ceftazidime. <br />
Keywords: peritonitis, continuous ambulatory peritonium dialysis, bacteria, antibiotic response<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Viêm phúc mạc là một trong những biến <br />
chứng quan trọng hàng đầu của bệnh nhân <br />
thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú <br />
(CAPD)(5). Các loại vi trùng gây bệnh và đáp <br />
ứng kháng sinh là mối quan tâm hàng đầu khi <br />
điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân CAPD. Tuy <br />
nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá việc điều trị <br />
viêm phúc mạc đặc thù với tình hình đề kháng <br />
kháng sinh tại Việt Nam. Do đó cần có một <br />
nghiên cứu đánh giá tình hình điều trị viêm <br />
phúc mạc và các kết quả của điều trị, để từ đó có <br />
thể có nhận định tốt hơn về tình hình điều trị <br />
viêm phúc mạc ở những bệnh nhân thẩm phân <br />
phúc mạc. <br />
Nghiên cứu này phân tích tần suất viêm <br />
phúc mạc, tần suất các tác nhân vi sinh, độ nhạy <br />
cảm của chúng với kháng sinh và kết quả điều <br />
trị viêm phúc mạc. Qua đó có thể giúp các thầy <br />
thuốc lâm sàng có cái nhìn rõ hơn về các chủng <br />
vi khuẩn gây bệnh, đáp ứng của các chủng vi <br />
khuẩn đối với kháng sinh, hiệu quả điều trị và <br />
giúp các thầy thuốc có hướng chọn lựa kháng <br />
sinh khởi đầu theo kinh nghiệm tốt hơn, theo <br />
tình hình nước ta. <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định tỷ lệ viêm phúc mạc ở bệnh nhân <br />
suy thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị <br />
bằng thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú. <br />
Khảo sát tỷ lệ các loại vi trùng gây viêm <br />
phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn <br />
cuối đang được điều trị bằng thẩm phân phúc <br />
mạc liên tục ngoại trú. <br />
Khảo sát đáp ứng một số kháng sinh điều trị <br />
viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn giai <br />
đoạn cuối đang được điều trị bằng thẩm phân <br />
phúc mạc liên tục ngoại trú. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu là một nghiên cứu hồi cứu mô tả <br />
khảo sát những bệnh nhân thẩm phân phúc mạc <br />
liên tục ngoại trú bị viêm phúc mạc phải nhập <br />
<br />
98<br />
<br />
khoa Nội Thận Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời <br />
gian 3 năm từ đầu 2009 đến cuối 2011. <br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Hồi cứu hồ sơ bệnh nhân. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ: <br />
‐ Những bệnh nhân đã được chẩn đoán <br />
viêm phúc mạc từ các bệnh viện khác chuyển <br />
đến <br />
‐ Những bệnh nhân bị viêm phúc mạc sau <br />
khi được đặt catheter Tenckhoff trong vòng 14 <br />
ngày. <br />
‐ Những bệnh nhân viêm phúc mạc tử vong <br />
trong vòng 48 giờ kể từ lúc nhập viện. <br />
‐ Những bệnh nhân có đợt viêm phúc mạc <br />
xuất hiện trong vòng 28 ngày kể từ lúc kết thúc <br />
điều trị đợt viêm phúc mạc trước và có kết quả <br />
cấy vi khuẩn của 2 đợt giống nhau thì gọi là <br />
viêm phúc mạc tái phát và vẫn được tính là liên <br />
tục với đợt viêm phúc mạc trước đó, không tính <br />
là một đợt viêm phúc mạc mới(12). <br />
Định nghĩa một số biến số: <br />
+ Cấy: lấy 50ml dịch thẩm phân quay ly tâm <br />
3000 vòng trong thời gian 15 phút và đưa cặn <br />
lắng vào môi trường cấy. <br />
+ Kháng sinh ban đầu: kháng sinh theo phác <br />
đồ, được sử dụng ngay khi có khả năng chẩn <br />
đoán viêm phúc mạc. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, <br />
kháng sinh ban đầu theo phác đồ bao gồm: <br />
Cephazolin 1g phối hợp với Ceftazidim 1g ngâm <br />
trong túi dịch ban đêm. <br />
+ Đáp ứng điều trị: khi dịch đục trở nên <br />
trong, đánh giá bằng mắt thường, xét nghiệm <br />
dịch thẩm phân có dưới 100 bạch cầu/1 ml dịch <br />
+ Không đáp ứng là sau khi đã dùng những <br />
loại kháng sinh có thể, nhưng tình trạng viêm <br />
phúc mạc không cải thiện, dịch thẩm phân vẫn <br />
còn đục/mờ. <br />
+ Kết thúc 1 ca nghiên cứu: khi kết thúc đợt <br />
điều trị kháng sinh đối với những trường hợp có <br />
đáp ứng kháng sinh hoặc khi rút catheter <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Tenckhoff hoặc bệnh nhân tử vong đối với <br />
những trường hợp không đáp ứng kháng sinh. <br />
Các số liệu được khảo sát tính chuẩn, trình <br />
bày trung vị và các khoảng dao động. Dùng <br />
thống kê mô tả xác định tần suất các biến số. Sử <br />
dụng phần mềm Excel và SPSS để nhập số liệu <br />
và phân tích số liệu. Các phép kiểm thống kê có <br />
ngưỡng có ý nghĩa được chọn là p