Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT VIỆC THỰC HÀNH XỬ TRÍ TRẺ BỆNH<br />
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÓ TRIỂN KHAI IMCI<br />
TẠI HAI HUYỆN TAM BÌNH VÀ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG<br />
Võ Minh Chương*, Đoàn Thị Ngọc Diệp **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em (XTLGBTE) được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra năm 1992<br />
nhằm mục tiêu làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ trẻ bệnh tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, Bộ Y tế<br />
đã triển khai chiến lược XTLGBTE vào Việt Nam từ năm 1995 và đạt được các kết quả khả quan.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kỹ năng xử trí trẻ bệnh của các nhân viên y tế tại các cơ sở y tế có triển khai chiến<br />
lược XTLGBTE tại hai huyện Tan Bình và Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Giám sát thực hành xử trí trẻ bệnh của 37 nhân viên y tế tại các cơ sở y tế của hai huyện Tam<br />
Bình và Bình Minh, cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế đánh giá đúng là 37,8% (14/ 37), phân loại bệnh đúng là<br />
59,5% (22/ 37), điều trị đúng là 35,1% (15/ 37), tham vấn đúng là 25,7% (9/ 35), xử trí lồng ghép các vấn<br />
đề của bệnh nhi đúng là 21,6% (8/37). Thời gian xử trí trẻ bệnh trung bình là 22,6 phút..<br />
Kết luận: Các tỷ lệ xử trí trẻ bệnh đạt được đều thấp chứng tỏ kỹ năng xử trí trẻ bệnh của nhân viên y<br />
tế ở các cơ sở y tế đã được huấn luyện IMCI chưa đạt được mục tiêu mong đợi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE IMCI SKILLS OF THE HEALTH WORKERS AT THE IMCI – IMPLEMENTED<br />
HEALTH STATIONS IN TWO DISTRICTS IN VINH LONG<br />
Vo Minh Chuong, Doan Thi Ngoc Diep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 99 - 102<br />
Background: IMCI strategy was launched by World Health Organization in 1992 with the target of<br />
decreasing the mortality and morbidity in children in developing countries. In Vietnam, Ministry of Health<br />
implemented IMCI strategy in 1995 and got some optimistic achievements.<br />
Objectives: To evaluate the IMCI skills of the health workers (HW) who were trained IMCI in several<br />
IMCI - implemented health stations in two districts in Vinh Long.<br />
Method: cross – sectional and descriptive study.<br />
Results: In observing IMCI skills of 37 health workers in IMCI – implemented health stations in two<br />
districts (Tam Binh and Binh Minh), we found that the proportion of the children who were correctly<br />
assessed by the HW is 37.8%; correctly classified is 59.5%; correctly treated is 35.1% and correctly<br />
consulted is 25.7%. The proportion of the children who were integratedly managed is 21.6%. The average<br />
time of the management for a child is 22.6 minutes.<br />
Conclusion: The proportions of the health workers managing the child were not good and that means<br />
their IMCI skills did not got the expected result.<br />
<br />
* : Bệnh viện Đa khoa Bình Minh, Vĩnh Long<br />
** : Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đặc điểm của NVYT tham gia nghiên cứu<br />
<br />
Hằng năm trên thế giới có khoảng 10 triệu<br />
trẻ em tử vong trước khi được 5 tuổi và khoảng<br />
70% các trường hợp tử vong này là do phối hợp<br />
các bệnh lý khác nhau như viêm phổi (19%), tiêu<br />
chảy (15%), sởi (9%), sốt rét (7%), nhiễm<br />
HIV/AIDS (3%)… Tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại các<br />
nước đang phát triển cao hơn gấp 10 lần tại các<br />
nước đã phát triển(6).<br />
<br />
Trong số 37 NVYT được lượng giá, có 21<br />
nam và 16 nữ. Tuổi phân bố khá đồng đều trong<br />
3 nhóm, từ 20 – 30 tuổi có 10 người, từ 30 – 40<br />
tuổi có 14 người và từ 40 – 50 tuổi có 13 người.<br />
Có 14 là bác sĩ, 13 y sĩ, 1 điều dưỡng và 9 nữ hộ<br />
sinh. Có 20 người có thời gian công tác dưới 10<br />
năm, 15 người từ 10 - 20 năm và 2 người từ 20 30 năm. Có 26 người tham gia khóa 11 ngày và<br />
11 người tham gia khóa 4 ngày do các bệnh viện<br />
huyện tự tổ chức.<br />
<br />
Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi Đồng Liên<br />
Hợp Quốc đưa ra chiến lược XTLGBTE năm<br />
1992 với mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ<br />
lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi(1,2,3,7). Năm 1995, Bộ<br />
Y tế đã triển khai chiến lược này thí điểm tại một<br />
số tỉnh, thành và sau đó mở rộng ra các tỉnh<br />
khác(3).Vĩnh Long là một trong số 4 tỉnh, thành<br />
được triển khai dự án IMCI do tổ chức DANIDA<br />
(Đan Mạch) tài trợ. Đề tài này nhằm mục đích<br />
đánh giá hiệu quả của việc triển khai chiến lược<br />
IMCI tại địa phương và giúp cho việc hoạch<br />
định kế hoạch trong tương lai.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm các nhân viên y tế (NVYT) của 10 trạm<br />
y tế và 2 phòng khám Nhi của hai Trung tâm y<br />
tế huyện Tam Bình và Bình Minh, tỉnh Vĩnh<br />
Long có tham gia các khóa huấn luyện<br />
XTLGBTE. Loại trừ các trường hợp không có<br />
mặt tại các cơ sở y tế trong thời gian thực hiện<br />
nghiên cứu. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
được thực hiện bằng cách quan sát các NVYT<br />
thực hành xử trí trẻ bệnh từ 1 tuần đến 5 tuổi và<br />
phỏng vấn các bà mẹ sau khi trẻ đã được khám<br />
và tham vấn điều trị. Các dữ kiện đánh giá được<br />
thực hiện theo các biểu mẫu của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới cung cấp.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 37 NVYT được đánh giá về kỹ năng<br />
XTLGBTE trong một đợt giám sát thường quy<br />
của Ban điều hành IMCI Tỉnh đối với hai huyện<br />
từ ngày 16/ 8 đến ngày 5/9/2005. Tại mỗi huyện,<br />
việc giám sát được thực hiện ở 4 trạm y tế xã, 1<br />
phòng khám đa khoa khu vực và 1 phòng khám<br />
Nhi của Trung tâm Y tế Huyện.<br />
<br />
Nhi<br />
Khoa<br />
2<br />
<br />
Đặc điểm trẻ bệnh trong nghiên cứu<br />
Có 37 trẻ bệnh được xử trí bởi 37 nhân viên y<br />
tế, có 14 trẻ nam và 23 trẻ nữ. Tất cả trẻ đều thuộc<br />
nhóm tuổi từ 2 tháng - 5 tuổi. Tuổi trung bình là<br />
21,5 tháng. 86% thuộc nhóm từ 2 – 36 tháng.<br />
<br />
Kết quả lượng giá kỹ năng xử trí trẻ bệnh<br />
của nhân viên y tế<br />
Kỹ năng đánh giá<br />
Có 14 trong số 37 NVYT đã thực hiện đúng<br />
hòan toàn phần đánh giá trẻ bệnh (37,8%). Nếu<br />
tính riêng từng phần thí có 37 người (100%)<br />
đánh giá đúng 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân<br />
và có kiểm tra cân nặng theo tuổi của trẻ. Hầu<br />
hết NVYT có kiểm tra chủng ngừa (36/37, 97%)<br />
và đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu<br />
máu (31/37, 84%) cho trẻ đến khám bệnh. Chỉ có<br />
22/37 (60%) người đánh giá đúng 4 triệu chứng<br />
chính ho/khó thở, tiêu chảy, sốt và vấn đề về tai.<br />
Bảng 1. Tỷ lệ đánh giá đúng đối với từng vấn đề của<br />
của nhân viên y tế (n=37).<br />
Các vấn đề cần đánh Bình<br />
giá ở trẻ bệnh<br />
Minh<br />
Dấu hiệu nguy hiểm toàn 21<br />
thân<br />
Bốn triệu chứng chính<br />
12<br />
Kiểm tra cân nặng theo<br />
21<br />
tuổi<br />
Kiểm tra tiêm chủng<br />
20<br />
Đánh giá dinh dưỡng,<br />
17<br />
thiếu máu<br />
Đánh giá vấn đề nuôi<br />
10<br />
dưỡng (*)<br />
Đánh giá vấn đề khác<br />
14<br />
<br />
Tam Tổng<br />
Bình<br />
số<br />
16<br />
37<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
100<br />
<br />
10<br />
16<br />
<br />
22<br />
37<br />
<br />
59,5<br />
100<br />
<br />
16<br />
14<br />
<br />
36<br />
31<br />
<br />
97,3<br />
83,8<br />
<br />
5<br />
<br />
15<br />
<br />
46,8<br />
<br />
10<br />
<br />
24<br />
<br />
65<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(*): tính trên tổng số 32 trẻ có chỉ định đánh giá vấn<br />
đề nuôi dưỡng<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Kỹ năng phân loại trẻ bệnh của NVYT<br />
Tất cả 37 (100%) BN được phân loại đúng về<br />
dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, 81% (30/37) BN<br />
được phân loại đúng và có 59,5% (22/37) được<br />
phân loại đúng về 4 triệu chứng chính. Tính<br />
chung, có 59,5% trẻ bệnh được phân loại đúng<br />
Bảng 2. Tỷ lệ các phân loại đúng của nhân viên y tế<br />
(n=37).<br />
<br />
Nhân viên y tế trong mẫu nghiên cứu được<br />
tham dự vào khóa học 11 ngày và 4 ngày. Các<br />
khóa học 11 ngày thường tổ chức kỹ lưỡng hơn<br />
và học viên có thời gian hơn để quan sát và<br />
chứng kiến gần như tất cả các dấu hiệu lâm sàng<br />
mà họ sẽ gặp hơn là khóa 4 ngày. Trình độ<br />
chuyên môn của NVYT không đồng đều (13 bác<br />
sĩ, 14 y sĩ, 1 điều dưỡng và 9 nữ hộ sinh) cũng là<br />
yếu tố ảnh hưởng chất lượng huấn luyện.<br />
<br />
Các vấn đề phân loại Bình Tam Tổng sốTỷ lệ (%)<br />
Minh Bình<br />
Dấu hiệu nguy hiểm<br />
21<br />
16<br />
37<br />
100<br />
toàn thân<br />
Bốn triệu chứng chính<br />
12<br />
10<br />
22<br />
59,5<br />
Dinh dưỡng và thiếu<br />
17<br />
13<br />
30<br />
81<br />
máu<br />
<br />
Kỹ năng điều trị trẻ bệnh của NVYT<br />
+ Xác định điều trị<br />
Có 2 trẻ phải chuyển viện viện gấp vì phân<br />
loại VIÊM PHỔI NẶNG HOẶC BỆNH RẤT<br />
NẶNG. Cả 2 trường hợp này trẻ đều được cho<br />
chuyển viện đúng và cho xử trí trước khi chuyển<br />
viện đúng.<br />
+ Điều trị tại cơ sở y tế<br />
Tỷ lệ nhân viên y tế điều trị đúng cho trẻ<br />
bệnh là 35,1% (13/ 37).<br />
<br />
Kỹ năng tham vấn<br />
Tỷ lệ người chăm sóc trẻ được tham vấn<br />
đúng là 25,7% (9/ 35).<br />
<br />
Kỹ năng xử trí lồng ghép đúng của nhân<br />
viên y tế<br />
Đánh giá kỹ năng XTLGBTE của nhân viên<br />
y tế dựa vào tỷ lệ phần trăm các nhiệm vụ thực<br />
hiện đúng trên tổng số các nhiệm vụ lẽ ra phải<br />
thực hiện. Có 9/37 người không đạt (