intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm giai đoạn năm 2015 – 2018 tại một bệnh viện hạng một ở Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kháng kháng sinh đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng của y tế toàn cầu, làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong. Bài viết trình bày khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm tại một bệnh viện hạng nhất ở TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2015 - 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm giai đoạn năm 2015 – 2018 tại một bệnh viện hạng một ở Tp. Hồ Chí Minh

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu KHẢO SÁT XU HƯỚNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GIAI ĐOẠN NĂM 2015 – 2018 TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG MỘT Ở TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Viết Ngọc*, Trần Thị Thu Hiền**, Nguyễn Ngọc Khôi*, Bùi Thị Hương Quỳnh*,*** TÓMTẮT Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng của y tế toàn cầu, làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm tại một bệnh viện hạng nhất ở TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2015 - 2018. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả các kết quả xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ của các bệnh phẩm tại bệnh viện từ 1/1/2015 đến ngày 31/12/2018. Thống kê tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn với từng loại kháng sinh được tổng hợp thành bảng kháng khuẩn đồ. Kết quả: Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình khoảng 5 ngày. Ba nhóm nhiễm khuẩn thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn vùng mặt, tai, mũi, họng và nhiễm khuẩn sản phụ khoa (tỷ lệ trên 15%). Trong 4 năm, tổng số kết quả kháng sinh đồ gồm 4.124 kết quả và có 27 loại vi khuẩn được phân lập. Các vi khuẩn gram âm đa số còn nhạy với colistin. Có sự gia tăng chủng Enterobacteriaceae tiết ESBL qua các năm. Acinetobacter spp. kháng đa số kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm tương đối cao với cefoperazone/ sulbactam (94,5%) và colistin (96%). Pseudomonas aeruginosa có xu hướng tăng sự nhạy cảm đối với kháng sinh cefoperazone/ sulbactam and aminoglycosides. Kết luận: Các vi khuẩn thường gặp ít nhạy cảm với các kháng sinh thường sử dụng. Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm ngày càng gia tăng. Cần có những nghiên cứu tiếp theo đánh giá tính hợp lý của liệu pháp kháng sinh trong điều trị các chủng vi khuẩn có tỷ lệ đề kháng cao. Từ khoá: đề kháng kháng sinh, vi khuẩn gram âm, tỷ lệ nhạy cảm ABSTRACT INVESTIGATION THE ANTIBIOTIC RESISTANCE TREND OF GRAM NEGATIVE BACTERIA IN THE PERIOD OF 2015 – 2018 AT A FIRST-CLASS HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Nguyen Viet Ngoc, Tran Thi Thu Hien, Nguyen Ngoc Khoi, Bui Thi Huong Quynh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 159 - 168 Background: Antibiotic resistance has long been a major concern in global healthcare, leading to increased treatment costs and mortality. Objective: To investigate the antibiotic resistance patterns of gram-negative bacteria at a first-class hospital in Ho Chi Minh City in the period of 2015-2018. Method: A cross-sectional study was carried out on all microbiology laboratory test reports, including culture results and antibiotic susceptibility data, from 01/01/2015 to 31/12/2018. The results of antibiotic susceptibility rates of each microorganism were used to create the hospital antibiogram. * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh *** Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: bthquynh@ump.edu.vn B – Khoa học Dược 159
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 Results: The average duration of antibiotic therapies was 5 days. The three most common types of infections were respiratory tract infections, facial-ear-nose-throat infections, and gynecological infections (over 15%). In the research period, there were 4.124 microbiology laboratory test reports and 27 types of isolated bacteria. Most of gram-negative bacteria were susceptible to colistin. There was an increased prevalence of ESBL-producing Enterobacteriaceae over the period. Acinetobacter spp have become resistant to multiple agents with the exception of colistin and cefoperazone/ sulbactam, with the susceptible rates of 94.5% and 96%, respectively. Pseudomonas aeruginosa susceptible rates to cefoperazone/ sulbactam and aminoglycosides increased. Conclusion: The antibiotic resistance has been getting worse. Many gram-negative bacteria have developed resistance to commonly used antibiotics. Further studies are required to evaluate the appropriateness of antibiotic therapies for the infections caused by the pathogens with high resistance rate. Keywords: antibiotic resistance, gram-negative bacteria, susceptibile rate ĐẶTVẤNĐỀ thực hiện nhiều loại phẫu thuật cao, chuyên sâu và tiếp nhận điều trị nhiều người bệnh bị nhiễm Từ khi được phát minh, kháng sinh là một khuẩn nặng. Với quy mô và cơ cấu bệnh tại bệnh trong những phương pháp điều trị quan trọng viện, việc sử dụng kháng sinh và mức độ kháng trong nền y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả thuốc luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bệnh viện các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng, phòng ngừa đã xây dựng chương trình quản lý kháng sinh các biến chứng nhiễm khuẩn từ các can thiệp y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy và phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực kháng sinh được kê đơn là không cần thiết hoặc trạng đề kháng kháng sinh, đặc biệt của vi khuẩn không phù hợp. Tại Mỹ, theo thống kê, có 20-50% gram âm tại bệnh viện trong giai đoạn dài. Do đó kháng sinh kê đơn không phù hợp(1,2). Tại bệnh chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu khảo sát viện Bạch Mai, theo thống kê năm 2013 tỷ lệ đơn mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thuốc kháng sinh cho điều trị ngoại trú là 29%, gram âm trong giai đoạn 2015 – 2018. một con số tương đối cao so với giới hạn báo động của WHO(3). Sử dụng kháng sinh không hợp lý có ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU thể dẫn tới thất bại điều trị, tăng tác dụng phụ Thiết kế nghiên cứu nghiêm trọng và tăng chi phí điều trị. Việc lạm Mô tả cắt ngang. dụng kháng sinh cũng góp phần làm tăng đề Đối tượng nghiên cứu kháng kháng sinh, trở thành một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng Hồ sơ bệnh án điện tử của tất các các bệnh đồng(4). Sự gia tăng đáng kể mức độ phổ biến và nhân có kê đơn sử dụng kháng sinh trích từ tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm cephalosporin phần mềm kê đơn của bệnh viện, giai đoạn thế hệ 3 và 4 của các tác nhân vi khuẩn gây bệnh 2015 – 2018. gram âm đã và đang là mối quan ngại. Tại Việt Kết quả xét nghiệm vi sinh và kháng sinh Nam, 56,4% các chủng Escherichia coli được phân đồ của các bệnh phẩm từ bệnh nhân giai đoạn lập từ các bệnh viện khu vực miền Trung kháng 2015 – 2018. với ceftazidime. Tỷ lệ kháng carbapenem đã ở Thu thập số liệu về đặc điểm chung của bệnh mức đáng báo động tại các bệnh viện thuộc khu nhân, loại bệnh lý nhiễm khuẩn, tần suất của các vực phía Bắc với hơn 50% các chủng Acinetobacter vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhạy, trung gian, kháng imipenem. Tỷ lệ kháng fluoroquinolon ở kháng theo từng loại vi khuẩn cho mỗi loại kháng các chủng Klebsiella được phân lập từ các bệnh sinh được chọn làm kháng sinh đồ. Trình bày dữ viện thuộc khu vực phía Nam đã lên tới hơn liệu đề kháng kháng sinh qua bảng kháng khuẩn 60%(5). Bệnh viện nghiên cứu là bệnh viện hạng I đồ là tổng hợp các tỷ lệ vi khuẩn nhạy cảm đối với 160 B – Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu từng loại kháng sinh qua các năm 2015 – 2018. khuẩn vùng mặt, tai, mũi, họng và nhiễm Phương pháp xử lý thống kê khuẩn khác (tỷ lệ trên 15%) (Bảng 1). Các phép kiểm thống kê được thực hiện với Khảo sát sự nhạy cảm của vi khuẩn gram âm phần mềm Excel 2010, SPSS 20.0. Sử dụng thống gây bệnh từ năm 2015 - 2018 kê mô tả để trình bày số liệu về phân bố bệnh Từ năm 2015 đến 2018, tổng số phiếu kết nhân theo tuổi, giới, bệnh lý nhiễm khuẩn và tỷ lệ quả kháng sinh đồ thu được là 4.124 mẫu. nhạy cảm của vi khuẩn với từng loại kháng sinh. Trong đó, có 27 loại vi khuẩn phân lập được. Vấn đề đạo đức Chúng tôi chỉ khảo sát tính nhạy cảm của những loại vi khuẩn có số lượng mẫu n ≥ 70. Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo Do đó, số loại vi khuẩn khảo sát ít hơn số đức của bệnh viện. Mọi thông tin cá nhân của loại vi khuẩn phân lập được. Vi khuẩn gram bệnh nhân được bảo mật hoàn toàn. âm (n = 2.904) chiếm đa số gấp 2,8 lần so với vi KẾTQUẢ khuẩn gram dương (n = 1.052). Vi khuẩn gram Đặc điểm của bệnh nhân trong giai đoạn dương gồm 4 loại: Enterococcus spp., nghiên cứu Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Tuổi trung bình của bệnh nhân sử dụng Streptococcus spp. Vi khuẩn gram âm gồm 9 kháng sinh tại bệnh viện cao nhất là năm 2015 loại: Escherichia coli, Escherichia fergusonii, (35,75 ± 22,06 tuổi) và thấp nhất là năm 2017 Enterobacter spp., Citrobacter spp., Klebsiella spp., (34,13 ± 21,89 tuổi). Tỷ lệ bệnh nhân nữ sử Proteus spp., Acinetobacter spp., Pseudomonas spp., dụng kháng sinh tại bệnh viện trong 4 năm Neisseria gonorrhoeae. Để khảo sát mức độ đề đều trên 50% và cao hơn bệnh nhân nam. Thời kháng kháng sinh tại bệnh viện, chúng tôi gian trung bình sử dụng kháng sinh của bệnh dùng bảng kháng khuẩn đồ thể hiện sự nhạy nhân từ năm 2015 - 2018 khoảng 5 ngày. Thời cảm của vi khuẩn, từ đó suy ra tỷ lệ đề kháng. gian sử dụng trung bình năm 2016 là cao nhất Sự nhạy cảm của các vi khuẩn gram âm đối (5,51 ± 4,77). Ba nhóm nhiễm khuẩn thường với kháng sinh từ năm 2015 - 2018 được thể gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm hiện qua Bảng 2. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trong giai đoạn nghiên cứu Đặc điểm* 2015 2016 2017 2018 Tuổi, năm (Trung bình ± SD) 35,75 ± 22,06 35,07± 24,58 34,13 ± 21,89 35,12 ± 21,87 Giới (Nữ) 60,5% (9.513) 53,7% (7.242) 59,1% (15.999) 56,3% (12.973) Thời gian sử dụng kháng sinh, ngày (Trung bình ± SD) 4,76 ± 4,49 5,51 ± 4,77 4,57 ± 4,30 4,84 ± 4,77 Các NK cơ, xương, khớp 0,6% (95) 0,5% (65) 1,1% (301) 1,1% (262) bệnh lý NK da và mô mềm 6,7% (1.048) 6,9% (933) 7,2% (1.960) 5,0% (1.144) nhiễm NK đường hô hấp 19,7% (3.096) 21,6% (2.909) 15,6% (4.225) 14,4% (3.310) khuẩn (NK) NK hệ thần kinh trung ương 0,1% (17) 0,1% (13) 0,1% (27) 0,0% (10) NK huyết, sốc NK, sốt giảm bạch cầu trung tính 1,6% (245) 1,6% (221) 1,1% (308) 0,7% (156) NK vùng mặt, tai, mũi, họng 15,3% (2.403) 18,5% (2.490) 20,7% (5.621) 14,3% (3.286) NK niệu - sinh dục 6,9% (1.087) 2,3% (315) 3,5% (958) 1,1% (256) NK sản phụ khoa 21,7% (3.406) 11,1% (1.497) 19,9% (5.382) 17,7% (4.068) NK tiêu hóa 10,4% (1.631) 10,7% (1.444) 6,9% (1.871) 9,6% (2.219) NK tim mạch 0,0% (5) 0,0% (5) 0,0% (4) 0,0% (4) NK khác 16,5% (2.586) 24,8% (3.348) 22,0% (5.968) 32,3% (7.453) Nhiều bệnh NK 0,6% (97) 1,8% (240) 1,7% (467) 3,8% (872) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Tổng (15.716) (13.480) (27.092) (23.040) *Số trung bình được trình bày bằng: trung bình ± SD, tỷ lệ được trình bày bằng: % (tổng số mẫu);SD (Standard deviation): Độ lệch chuẩn - NK: Nhiễm khuẩn B – Khoa học Dược 161
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 Bảng 2. Sự nhạy cảm của các vi khuẩn gram âm gây bệnh qua các năm 2015 – 2018 Vi khuẩn Gram (- Escherichia coli (n = 642) Klebsiella spp. (n = 452) E. fergusonii (n = 437) ) Năm 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 (số lượng) (96) (145) (174) (227) (50) (50) (173) (179) (32) (60) (126) (219) ESBL (+) 10,4 22,7 32,7 30,4 - - 12,0 13,9 12,5 20 53,2 44,3 Beta-lactam Amoxicillin + acid 18,5 28,2 53,8 56,7 41,7 39,5 46,1 46,0 3,1 31,0 46,4 56,0 clavulanic Ampicillin 0,0 - - 0,0 - - 0,0 - 7,1 - - 0,0 Cefepime 42,4 42,6 53,7 54,7 54,2 61,7 61,9 59,8 21,9 46,6 44,0 47,9 Cefoperazone 25,0 36,8 40,8 41,3 40,5 51,5 50,4 47,1 16,7 35,7 21,1 35,2 Cefoperazone + 89,0 96,4 95,3 95,2 81,3 69,6 84,6 85,8 100,0 96,6 100,0 97,1 sulbactam Cefotaxime 26,1 31,9 34,0 36,5 18,8 45,5 45,6 48,6 13,3 35,7 23,4 35,9 Cefoxitin 51,9 63,8 66,7 76,3 27,5 47,7 49,4 53,2 25,0 60,0 74,8 69,8 Ceftazidime 34,8 38,5 35,7 48,3 37,5 50,0 47,9 54,1 19,4 36,4 29,5 38,8 Ceftriaxone 27,0 34,1 33,5 39,0 31,1 47,9 46,2 48,2 12,5 33,9 27,0 35,7 Cefuroxime 17,9 40,0 22,4 35,9 0,0 - 22,0 35,9 4,5 27,3 18,5 26,2 Ertapenem 77,8 - 88,0 84,4 - - 58,2 63,4 - - 94,3 93,2 Imipenem 86,2 92,3 93,1 91,5 62,2 58,3 72,9 76,2 100,0 96,5 100,0 95,3 Meropenem 95,5 79,0 88,2 95,1 48,7 54,3 64,5 74,5 100,0 81,5 94,1 97,1 Piperacillin + 75,3 89,7 88,5 84,8 52,3 63,6 72,6 69,1 89,5 94,3 97,6 93,9 tazobactam Ticarcillin + acid 79,0 60,7 78,4 79,5 47,1 59,5 70,4 64,9 87,5 67,3 89,9 85,7 clavulanic Quinolon Ciprofloxacin 19,6 31,9 22,2 34,1 46,7 54,8 58,9 50,9 10,7 35,3 27,0 40,1 Levofloxacin 24,4 35,3 25,5 36,1 49,0 54,2 57,0 56,4 10,3 34,5 32,4 42,2 Ofloxacin - - - - - - - - - - - - Aminosid Amikacin 92,3 92,0 97,1 97,6 71,9 85,0 99,3 85,9 100,0 95,6 96,7 98,6 Gentamicin 48,8 55,2 66,5 64,7 65,0 77,1 64,2 65,3 50,0 50,0 52,1 60,9 Tobramycin 46,3 51,0 68,8 77,1 57,7 66,7 58,4 62,4 50,0 68,2 55,3 74,4 Khác Chloram* 72,7 73,3 60,0 86,5 64,3 69,2 45,3 60,7 - 70,6 73,9 48,0 Colistin 92,0 - 100,0 92,6 85,7 60,0 85,0 88,2 - - - 80,0 Co-trimoxazol - - - - - - 38,5 52,0 - - - 40,4 Doxycyclin 20,6 33,3 40,6 56,4 42,4 70,5 52,8 63,6 66,7 28,3 30,3 45,9 Tetracyclin - - - - - - - - - - - - 162 B – Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Vi khuẩn Gram (- Acinetobacter spp. (n = 398) N. gonorrhoeae (n = 310) Proteus spp. (n = 207) ) 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 Năm (số lượng) (56) (94) (118) (130) (62) (108) (71) (69) (24) (39) (74) (70) ESBL (+) - - - - - - - - - - 9,4 7,1 Beta-lactam Amoxicillin + acid 0,0 5,1 0,0 1,7 - - - - 54,2 48,7 81,1 81,2 clavulanic Ampicillin - - 0,0 0,0 0,0 0,0 - - - - - - Cefepime 5,4 9,1 1,7 4,7 20,0 28,6 38,5 35,3 94,4 86,8 89,7 91,3 Cefoperazone 0,0 2,0 1,8 1,7 - - 0,0 0,0 78,9 63,2 77,1 83,7 Cefoperazone + 89,8 64,6 76,3 94,5 - - - - 100,0 100,0 98,6 98,5 sulbactam Cefotaxime 1,8 3,5 0,9 0,0 30,6 35,2 41,2 43,3 79,2 74,3 77,3 83,3 Cefoxitin 3,4 3,1 0,9 0,0 24,6 24,0 32,4 32,4 75,0 64,1 91,7 93,8 Ceftazidime 1,8 7,6 0,9 4,8 8,9 8,5 15,5 19,4 87,0 86,1 83,1 92,4 Ceftriaxone 0,0 2,2 0,9 0,0 19,4 21,2 22,5 21,7 79,2 89,5 75,0 83,6 Cefuroxime 0,0 0,0 0,0 0,0 16,4 11,4 5,7 5,8 - - 73,0 92,3 Ertapenem - 7,7 0,9 0,8 - - - - - - 97,4 100,0 Imipenem 13,2 12,6 1,8 6,3 - - - - 70,6 82,9 97,1 100,0 Meropenem 11,1 8,0 0,9 5,6 - - - - 95,5 74,3 85,3 98,4 Piperacillin + 9,1 11,1 5,9 6,3 - - - - 94,1 100,0 94,2 100,0 tazobactam Ticarcillin + acid 7,0 14,9 3,4 5,6 - - - - 100,0 82,9 96,9 98,2 clavulanic Quinolon Ciprofloxacin 2,2 9,1 3,5 2,4 - 0,0 1,4 1,4 64,3 50,0 57,5 50,0 Levofloxacin 4,7 11,6 2,6 5,6 0,0 - - - 77,3 62,2 64,2 53,1 Ofloxacin - - - - - 0,0 0,0 1,6 - - - - Aminosid Amikacin 8,1 23,7 8,7 11,0 - - - - 94,4 96,9 97,2 97,0 Gentamicin 7,3 22,9 5,3 7,8 - - - - 69,6 64,3 60,0 50,7 Tobramycin 5,9 26,0 7,9 7,0 - - - - 71,4 60,0 60,6 66,7 Khác Chloram* 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - - - - 36,4 18,2 - Colistin 98,1 88,0 94,8 96,0 - - - - - - - - Co-trimoxazol - - - - - - - - - - - 14,3 Doxycyclin 66,0 69,9 89,7 73,4 - - - - 15,8 6,3 8,3 12,9 Tetracyclin - - - - - 0,0 0,0 0,0 - - - - B – Khoa học Dược 163
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 Vi khuẩn Gram (-) Pseudomonas spp. (n = 200) Enterobacter spp. (n = 188) Citrobacter spp. (n = 70) 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 2015 2018 Năm (số lượng) 2016 (5) 2017 (8) (32) (47) (54) (67) (13) (61) (53) (61) (42) (15) ESBL (+) - - - - - 3,3 3,7 9,8 - - - 13,0 Beta-lactam Amoxicillin + acid 0,0 0,0 0,0 8,6 33,3 33,9 36,0 36,4 33,3 20,0 60,0 46,2 clavulanic Ampicillin - - - 8,3 - - - - 0,0 - - - Cefepime 41,9 53,5 43,1 69,8 81,8 67,9 77,1 64,4 37,8 100,0 60,0 84,6 Cefoperazone 26,9 46,9 28,9 59,0 55,6 58,3 65,0 62,8 5,4 60,0 50,0 58,3 Cefoperazone + 38,1 48,5 45,7 74,6 90,9 87,9 87,5 87,5 83,3 100,0 80,0 100,0 sulbactam Cefotaxime 3,2 15,2 7,8 18,8 50,0 45,5 60,0 49,0 4,8 100,0 60,0 66,7 Cefoxitin - 6,9 0,0 12,9 36,4 46,3 43,1 44,2 55,6 80,0 80,0 66,7 Ceftazidime 35,5 57,5 31,5 65,2 72,7 55,0 59,6 56,9 27,0 100,0 50,0 69,2 Ceftriaxone 3,4 6,5 5,6 23,0 66,7 49,1 55,8 55,2 2,4 80,0 60,0 46,2 Cefuroxime - - 0,0 6,7 - 36,4 20,0 26,5 - - 10,0 36,4 Ertapenem - - 2,5 25,9 - - 54,8 56,7 - 20,0 40,0 90,0 Imipenem 39,3 50,0 37,3 66,7 77,8 81,1 62,7 83,0 95,2 80,0 80,0 100,0 Meropenem 16,0 34,0 35,3 69,8 83,3 61,8 67,3 76,9 - 20,0 60,0 100,0 Piperacillin + 54,8 72,1 66,0 75,8 91,7 81,5 75,0 75,9 94,6 80,0 80,0 100,0 tazobactam Ticarcillin + acid 36,7 40,0 47,2 70,5 90,9 70,2 68,8 70,2 - 20,0 90,0 100,0 clavulanic Quinolon Ciprofloxacin 39,1 53,5 46,0 62,9 - 50,9 66,7 59,3 7,7 60,0 50,0 41,7 Levofloxacin 24,1 45,5 38,5 62,5 61,5 54,4 65,1 64,9 28,6 60,0 50,0 46,2 Ofloxacin - - - - - - - - - - - - Aminosid Amikacin 60,0 55,6 42,6 81,0 75,0 88,4 78,8 87,5 92,5 80,0 90,0 100,0 Gentamicin 35,5 35,7 34,6 69,8 58,3 59,5 58,8 58,5 17,1 40,0 50,0 91,7 Tobramycin 28,6 40,6 32,7 73,8 - 60,9 36,0 65,4 42,9 20,0 10,0 10,0 Khác Chloram* - - 0,0 30,6 - 54,5 60,0 40,0 82,1 - 30,0 - Colistin 93,1 90,0 91,3 90,3 - - 87,5 75,0 - - - - Co-trimoxazol - - 0,0 10,4 - - 29,4 29,4 - - - - Doxycyclin 10,0 10,0 16,7 30,0 - 44,4 59,1 60,9 45,2 40,0 40,0 30,0 Tetracyclin - - - - - - - - - - - - Chú thích: Chloram*: Chloramphenicol Cách đọc bảng: Mỗi ô được biểu thị bằng tỷ lệ nhạy cảm tích lũy với kháng sinh tỷ lệ nhạy cảm ≥ 90% tỷ lệ nhạy cảm 70-89% tỷ lệ nhạy cảm < 70% Dấu (-) nếu vi khuẩn không được thường quy thử độ nhạy cảm với kháng sinh tương ứng 164 B – Khoa học Dược
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu BÀNLUẬN Klebsiella spp. với ceftriaxone, aztreonam, piperacillin/tazobactam, ciprofloxacin, Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các vi gatifloxacin, amikacin đều cao (65 - 87%), riêng khuẩn gram âm đa số còn nhạy với colistin imipenem lên đến 100%. Như vậy nghiên cứu của (Acinetobacter spp. có tỷ lệ nhạy trên 88%). Tỷ lệ chúng tôi về tỷ lệ nhạy cảm của Klebsiella spp. nhạy cảm với ciprofloxacin không cao thấp hơn, với ceftriaxon (dưới 50%), imipenem (Neisseria gonorrhoeae chỉ còn nhạy 1,4% với (dưới 80%). ciprofloxacin). Tỷ lệ vi khuẩn gram âm sinh ESBL có xu hướng tăng theo thời gian từ Escherichia fergusonii năm 2015 đến 2018 (Escherichia coli tăng từ 10,4% Tỷ lệ Escherichia fergusonii sinh ESBL từ năm lên 30,4%, Klebsiella spp. tăng từ 12% lên 13,9%). 2015 - 2018 có xu hướng tăng lần lượt từ 12,5%, 20%, 53,2%, 44,3%, tỷ lệ này cao hơn Escherichia Escherichia coli coli. Tương tự Escherichia coli, Escherichia fergusonii Tỷ lệ Escherichia coli sinh ESBL gia tăng từ còn nhạy cảm khá cao amikacin, năm 2015 - 2018 lần lượt là 10,4%, 22,7%, 32,7%, cefoperazon/sulbactam, ertapenem, imipenem, 30,4%. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so với meropenem, piperacillin/ tazobactam (trên 90%). nghiên cứu của tác giả Chu Thị Hải Yến tại bệnh viện Trưng Vương năm 2014 (40%) và nghiên Acinetobacter spp. cứu của tác giả Trần Thị Thủy Trinh tại bệnh Acinetobacter là vi khuẩn gram âm hiếm khí viện An Bình năm 2013 (49,7%)(5,7). Tương tự kết được tìm thấy ở nhiều nơi như ở đất, nước, da, quả nghiên cứu của tác giả Chu Thị Hải Yến(5), niêm mạc, chất tiết và môi trường bệnh viện. chúng tôi nhận thấy Escherichia coli hiện có tỷ lệ Trong những năm gần đây Acinetobacter là một nhạy cảm cao với cefoperazon/sulbactam tác nhân quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh (khoảng 90%) và vẫn còn tính nhạy cảm bởi viện và tình trạng kháng thuốc với các loại imipenem (năm 2017 là 93,1%). Với kháng sinh kháng sinh đã đến mức báo động. Từ năm 2015 - piperacillin/tazobactam (năm 2017 nhạy 89,7%) 2018, Acinetobacter spp. có tỷ lệ nhạy cảm thay nhạy cảm cao hơn tại bệnh viện Trưng Vương đổi tăng giảm tùy kháng sinh, đối với (năm 2014 kháng 42%). So với nghiên cứu của cefoperazone/ sulbactam từ 89,8% tăng thành tác giả Hoàng Tiến Mỹ tại bệnh viện Chợ Rẫy 94,5%, đối với imipenem giảm từ 11,1% thành năm 2010(8), tỷ lệ nhạy với gentamicin và 5,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, năm 2018, tobramycin thấp (39,13%) và (36,96%) trong khi Acinetobacter spp. kháng đa số kháng sinh, chỉ còn đó tỷ lệ này trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn nhạy với cefoperazone/ sulbactam (94,5%), (trên 50%). Có nhiều loại kháng sinh có tỷ lệ colistin (96%), doxycyclin (73,4%). Kết quả nhạy cảm trên 75% có thể sử dụng hiệu quả này phù hợp với kết quả của tác giả Chu Thị trong lâm sàng đó là: amikacin, cefoperazon/ Hải Yến(5) là Acinetobacter baumannii có tỷ lệ đề sulbactam, colistin, ertapenem, imipenem, kháng kháng sinh rất cao hầu như với tất cả meropenem, piperacillin/ tazobactam, ticarcillin/ kháng sinh hiện có trong bệnh viện. Có 94% acid clavulanic. kháng sinh khảo sát đã bị đề kháng trên 70%. Tuy Klebsiella spp. nhiên, phối hợp cefoperazone/ sulbactam vẫn còn có tỷ lệ đề kháng thấp 16%. Imipenem là một Tỷ lệ Klebsiella spp. sinh ESBL có xu hướng kháng sinh chủ lực có hiệu quả đối với vi khuẩn tăng từ năm 2017 là 12%, năm 2018 là 13,9%. Tỷ này cũng đã có tỷ lệ bị đề kháng lên tới 78%. lệ này thấp hơn nghiên cứu của bệnh viện Trưng Vương năm 2014, Klebsiella pneumoniae sinh ESBL So với nghiên cứu của tác giả Hoàng Tiến là 30%(5). Nghiên cứu của tác giả Sader HS (2004) Mỹ chỉ có nhóm carbapenem có tỷ lệ nhạy cảm (8) thực hiện tại Mỹ La Tinh(9): tỷ lệ nhạy cảm của ở mức trên 50%: imipenem (63,64%), B – Khoa học Dược 165
  8. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 meropenem (66,67%), các nhóm khác điều có tỷ amoxicillin/acid clavulanic, các cephalosporin lệ dưới 50%. Thì tỷ lệ đề kháng carbapenem của thế hệ 2, fluoroquinolon, fosfomycin từ 50-93%, chúng tôi cao hơn (tỷ lệ kháng trên 90%). kháng các cephalosporin thế hệ 3 từ 27-54%, Như vậy hiện nay, ngoài colistin, chúng tôi kháng aminoglycosid, cefepim, carbapenem, nhận thấy chỉ còn có cefoperazon/ sulbactam là piperacillin/ tazobactam từ 7-20%. có thể còn hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn Kết quả của chúng tôi giống kết quả của tác Acinetobacter baumannii. giả Nguyễn Hoàng Nam khảo sát tại bệnh viện Neisseria gonorrhoeae Thống Nhất giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018(12), Proteus spp. còn nhạy 100% với ertapenem. Mức độ nhạy của Neisseria gonorrhoeae có xu hướng tăng từ năm 2015- 2018. Tỷ lệ Nghiên cứu của chúng tôi Proteus spp. nhạy của cefepim, cefotaxim, cefoxitin, nhạy cảm trên 80% với rất nhiều kháng sinh ceftriaxon năm 2015 lần lượt là 20%, 30,6%, như amoxicillin/ acid clavulanic, amikacin, 24,6%, 19,4%; năm 2018 lần lượt là 35,3%, cephalosporin thế hệ 3, carbapenem. Điều này 43,3%, 32,4%, 21,7%. Dữ liệu kháng sinh đồ là một dấu hiệu đáng mừng, vì Proteus spp. là về vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae tương đối một nguyên nhân phổ biến khác gây ra nhiễm ít, nhiều kháng sinh không được thử độ nhạy khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn mắc cảm. Penicillin, tetracyclin đã bị đề kháng hoàn phải ở bệnh viện. Proteus spp. còn nhạy cảm toàn. Ceftriaxone nhạy khoảng 20%, với nhiều kháng sinh thì có nhiều sự lựa chọn ciprofloxacin nhạy dưới 2%. Nhìn chung tại trong điều trị. bệnh viện nghiên cứu, vi khuẩn Neisseria Pseudomonas spp. gonorrhoeae đã đề kháng tất cả các kháng sinh (độ Pseudomonas spp. là một trong những tác nhạy dưới 50%). Theo tác giả Nguyễn Hữu An nhân quan trọng nhất gây nhiễm khuẩn bệnh khảo sát về tình hình kháng kháng sinh lậu cầu viện, không những vi khuẩn này là một tác nhân khuẩn tại viện Pasteur(10): 100% chủng lậu cầu thường gặp mà còn do tình trạng kháng thuốc khuẩn phân lập được kháng với tetracylin, cao ngày mỗi gia tăng. Pseudomonas aeruginosa có ofloxacin. Tỷ lệ lậu cầu kháng với penicillin và xu hướng tăng sự nhạy cảm đối với kháng sinh ciprofloxacin lần lượt là 78,33% và 95%. Tỷ lệ tại bệnh viện. Từ năm 2015 đến 2018, tỷ lệ nhạy nhạy cảm với cefixime và ceftriaxone lần lượt là với cefoperazon/ sulbactam tăng từ 38,1% lên 70,27% và 51,67%. So với kết quả trên, tỷ lệ đề 74,6%, amikacin tăng từ 60% lên 81%, kháng tại bệnh viện nghiên cứu cao hơn. tobramycin từ 28,6% lên 73,8%. Proteus spp. Trong nghiên cứu này, Pseudomonas aeruginosa Tỷ lệ Proteus spp. sinh ESBL có xu hướng có tỷ lệ nhạy cao nhất với colistin (lớn hơn 90%), giảm: năm 2017 là 9,4%, năm 2018 là 7,1%. Tỷ lệ nhạy trung bình với carbapenem (50-70%). Kết này thấp hơn nghiên cứu của bệnh viện Trưng quả này tương đồng với nghiên cứu của tác Vương năm 2014 (Proteus mirabilis là 28%)(5). giả Hoàng Tiến Mỹ(8), chỉ có nhóm Nghiên cứu của Hoàng Tiến Mỹ các kháng carbapenem là còn nhạy trên 50% nhưng sinh có tỷ lệ nhạy cảm trên 50% chỉ còn 4 loại đó cũng chỉ ở mức 75,58% với imipenem và là: ticarcillin/ acid clavulanic (54,55%), 57,58% với meropenem. Tất cả các nhóm piperacillin/ tazobactam (63,64%), imipenem kháng sinh còn lại đều có tỷ lệ nhạy cảm thấp (72,73%) và meropenem (72,73%)(8). Proteus spp. hơn 50%. Kết quả của chúng tôi cũng tương kháng cao với tất cả các kháng sinh còn lại. tự với nghiên cứu của tác giả Trần Quang Nghiên cứu của tác giả Trần Quang Thịnh năm Thịnh năm 2017 tại bệnh viện Đa khoa Bưu 2017(11), Proteus spp. kháng cao với Điện(11), tỷ lệ kháng carbapenem từ 24 - 34%. 166 B – Khoa học Dược
  9. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Enterobacter spp. có tỷ lệ nhạy cảm dưới 40%. các nhóm kháng Tỷ lệ Enterobacter spp. sinh ESBL có xu sinh còn lại đều có tỷ lệ nhạy cảm dưới 40%. hướng tăng theo thời gian, năm 2015 không ghi KẾTLUẬN nhận, năm 2016 là 3,3%, năm 2017 là 3,7%, năm Tại bệnh viện nghiên cứu, tình hình đề 2018 là 9,8%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm có Escherichia coli và Escherichia fergusonii và tương chuyển biến phức tạp trong giai đoạn 2015 - đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh 2018. Các chủng vi khuẩn tiết ESBL có xu tại bệnh viện An Bình là 6%(7). So với nghiên cứu hướng gia tăng. Nhìn chung, tỷ lệ đề kháng của tác giả Phạm Hùng Vân năm 2009, có 2,5% quinolon và carbapenem ngày càng cao. Enterobacter spp. kháng được imipenem nhưng Kháng sinh bảo toàn hiệu lực tốt nhất trên vi vẫn còn nhạy hoàn toàn với meropenem(13), tỷ lệ khuẩn gram âm là colistin. Cần có những đề kháng carbapenem của Enterobacter spp. trong nghiên cứu tiếp theo đánh giá tính hợp lý của nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, năm 2018, tỷ liệu pháp kháng sinh trong điều trị các chủng lệ nhạy với ertapenem là 56,7%, imipenem là vi khuẩn có tỷ lệ đề kháng cao. 83%, meropenem là 76,9%. TÀILIỆUTHAMKHẢO Citrobacter spp. 1. Camins BC, King MD, Wells JB, et al (2009). Impact of an Citrobacter spp. là loại vi khuẩn thuộc nhóm antimicrobial utilization program on antimicrobial use at a đường ruột, được nhiều y văn thế giới ghi nhận large teaching hospital: a randomized controlled tria. Infection Control and Hospital Epidemiology, 30(10):931-938. như là vi khuẩn đa kháng thuốc trong nhiễm 2. Fridkin SK, Baggs J, Fagan R, et al (2014). Vital signs: khuẩn bệnh viện. Tỷ lệ Citrobacter spp. sinh ESBL improving antibiotic use among hospitalized patients. Morbidity and Mortality Weekly Report, 63(9):194-200. năm 2018 là 13%. 3. Trần Nhân Thắng (2013). Khảo sát tình hình sử dụng kháng Với 70 chủng phân lập từ năm 2015 - 2018, sinh trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Y Học Thực Hành, 878(8):84-88. qua khảo sát tính nhạy cảm kháng sinh với 4. Huttner A, Harbarth S, Carlet J, et al (2013). Antimicrobial các kháng sinh thuộc nhóm vi khuẩn đường resistance: a global view from the 2013 World Healthcare- ruột, chúng tôi nhận thấy Citrobacter spp. còn Associated Infections Forum. Antimicrobial Resistance and Infection Control, 2(31):2047-2994. nhạy cảm khá cao năm 2018 với tỷ lệ nhạy 5. GARP-Việt Nam (2010). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng trên 90% trên các nhóm carbapenem kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009, pp.1-39. (ertapenem, imipenem và meropenem), GARP-Việt Nam, Hà Nội. 6. Chu Thị Hải Yến, Phạm Thị Huỳnh Giao, Nguyễn Thị Hiếu amikacin, cefoperazon/sulbactam, Hòa, Trần Ngọc Thảo, Hồ Thị Hòa (2014). Khảo sát tỷ lệ đề piperacillin/tazobactam, ticarcillin/acid kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(5):75-82. clavulanic. Đặc biệt tỷ lệ nhạy cảm 7. Trần Thị Thủy Trinh, Nguyễn Thanh Bảo (2014). Tình hình đề meropenem tăng dần theo thời gian năm 2016 kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại là 20%, năm 2017 là 60% và 2018 là 100%. Đây bệnh viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013. Y Học Thành Phố có thể do sự sai sót trong quá trình báo cáo dữ Hồ Chí Minh, 18(1):296-303. liệu của khoa vi sinh hoặc có thể là tín 8. Hoàng Tiến Mỹ (2012). Khảo sát tính đa kháng thuốc kháng sinh của các trực khuẩn gram (-) phân lập tại bệnh viện Chợ hiệu đáng mừng vì tỷ lệ nhạy cảm của vi Rẫy. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(1):226-233. khuẩn tăng theo thời gian thì kết quả điều trị 9. Sader HS, Jones RN, Gales AC, Silva JB, Pignatari AC (2004). cho hiệu quả tốt hơn. Citrobacter spp. đã đề SENTRY antimicrobial surveillance program report: latin american and brazilian results for 1997 through 2001. Brazilian kháng đến 90% với tobramycin. Nghiên cứu Journal Infection Disease, 8(1):25-79. của tác giả Hoàng Tiến Mỹ năm 2010 tại bệnh 10. Nguyễn Hữu An, Lê Văn Bảy, Lý Thành Hữu, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh, Cao Hữu Nghĩa (2017). Tình viện Chợ Rẫy(8), Citrobacter spp. còn nhạy cảm hình kháng kháng sinh lậu cầu khuẩn được phân lập trên mẫu 100% với nhóm carbapenem (imipenem và bệnh phẩm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng meropenem), các nhóm kháng sinh còn lại đều 01 - 2015 đến tháng 06 – 2017. Y Học Dự Phòng, 27(11):235. B – Khoa học Dược 167
  10. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 11. Trần Quang Thịnh (2017). Khảo sát tình hình quản lý sử bệnh viện tại Việt Nam. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, dụng kháng sinh tiêm tại bệnh viện đa khoa Bưu Điện 14(2):279-286. thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2017 và đề xuất giải pháp cải tiến. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Ngày nhận bài: 26/11/2019 Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Hoàng Nam (2019). Khảo sát tình hình đề kháng và Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2019 việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 bệnh viện Thống Nhất. Y Học Việt Nam, 478(2):174-179. 13. Phạm Hùng Vân, MIDAS và nhóm nghiên cứu (2010). Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng imipenem và meropenem của trực khuẩn Gram (-) dễ mọc: kết quả trên 16 168 B – Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2