intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2023. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang 180 người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 THE DIETARY INTAKE OF CHRONIC KIDNEY FAILURE PATIENTS PERIODIC HEMODIALYSIS AT BAC NINH PROVINCE GENERAL HOSPITAL Nguyen Thi Minh Anh1, Truong Thi Thuy Duong2*, Le Thi Thanh Hoa2 1Health insurance, Social insurance of Bac Ninh province, 2TNU - University of Medicine and Pharmacy ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 16/10/2023 To evaluate the dietary intake of chronic kidney failure patients periodic hemodialysis at Bac Ninh Province General Hospital in 2023. Revised: 29/11/2023 The study was conducted according to a descriptive method with a Published: 30/11/2023 cross-sectional design in 180 patients with chronic kidney failure patients periodic hemodialysis. Research results showed that: The KEYWORDS patient's dietary intake energy reached 62.1% of the recommendations. The amount of dietary intake protein reached Dietary intake 91.8%, lipid reached 53.8% and carbohydrates reached 63.0% Patients compared to the recommended needs. The amount of calcium, iron, vitamin A, vitamin B2 in the patient's diet were lower than the Chronic kidney failure recommended needs, especially iron and vitamin A. However, the Periodic dialysis amount of animal protein, phosphorus, vitamin B1, vitamin PP và vitamin Bac Ninh Province General C in the patient's dietary intake met the recommended needs. The Hospital amount of sodium consumed in the dietary intake was guaranteed to be within the allowed limit. The dietary intake didn’t not meet some essential nutrients compared to the recommended needs for patients. The dietary intake didn’t meet some essential nutrients compared to the recommended needs for patients. KHẨU PHẦN ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CÓ CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH Nguyễn Thị Minh Ánh1, Trương Thị Thùy Dương2*, Lê Thị Thanh Hoa2 1Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 16/10/2023 Nghiên cứu nhằm đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Ngày hoàn thiện: 29/11/2023 năm 2023. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với Ngày đăng: 30/11/2023 thiết kế cắt ngang 180 người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lượng khẩu phần ăn của người TỪ KHÓA bệnh đạt được 62,1% so với khuyến nghị. Lượng protein khẩu phần ăn đạt 91,8%, lipid khẩu phần ăn của người bệnh đạt 53,8% và lượng Khẩu phần ăn glucid khẩu phần ăn đạt 63,0% so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng Người bệnh canxi, sắt, vitamin A, vitamin B2 trong khẩu phần ăn của người bệnh đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt là sắt và vitamin A. Tuy Suy thận mạn tính nhiên, lượng protein động vật, phospho, vitamin B1, vitamin PP, Lọc máu chu kỳ vitamin C trong khẩu phần ăn của người bệnh đáp ứng đủ so với nhu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cầu khuyến nghị. Lượng muối natri tiêu thụ trong khẩu phần đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Khẩu phần ăn chưa đáp ứng đủ một số chất dinh dưỡng cần thiết so với nhu cầu khuyến nghị cho người bệnh. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8993 * Corresponding author. Email: truongthithuyduong@tnmc.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 391 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 1. Giới thiệu Bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng nhanh, điều trị mất nhiều chi phí. Giai đoạn điều trị thay thế của suy thận mạn thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Ở người bệnh suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ, có những biểu hiện thường gặp như: tụt huyết áp, nhức đầu, buồn nôn, loạn nhịp tim… và nhiều biến chứng lâu dài như: tăng huyết áp không kiểm soát được, biến chứng tim mạch (suy tim, thiếu máu cơ tim…), hô hấp (phù phổi, tràn dịch màng phổi), suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương. Trong đó, biến chứng suy dinh dưỡng là phổ biến hơn cả [1]. Có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng dinh dưỡng với sự tiến triển của bệnh suy thận mạn tính ở người bệnh lọc máu chu kỳ [2]. Thiếu protein - năng lượng, thiếu các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, nhiễm trùng, ít vận động thể lực, nhiều bệnh lý khác phối hợp như thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Hiện tượng mất các chất dinh dưỡng trong quá trình lọc máu, tình trạng tăng dị hóa và lọc máu cũng là yếu tố góp phần gây thiếu protein - năng lượng [3], [4]. Đa số người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp do họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cùng với sự hiểu biết về dinh dưỡng còn hạn chế, vì vậy ảnh hưởng không tốt đến tình trạng dinh dưỡng và khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh. Trong các phương pháp điều trị được áp dụng đối với người bị bệnh thận mạn, chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm giảm đáng kể mức độ nặng của bệnh thận mạn [5]-[7]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang và Trương Thị Thùy Dương (2022) tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương cho thấy, khẩu phần ăn của người bệnh cung cấp thiếu về tổng năng lượng (chỉ đạt 72,2%) và một số chất dinh dưỡng sinh năng lượng (Protein đạt 92,8%, Lipid đạt 91,0%, Glucid chỉ đạt 68,6%) cũng như một số chất sinh năng lượng (Vitamin B2 đạt 98,0%, đặc biệt vitamin A chỉ đạt 18,1% và sắt chỉ đạt 33,8%) [8]. Việc đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh để từ đó đề ra những biện pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2023. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ 3 lần/tuần và lọc đủ 3,5 giờ/lần, làm đầy đủ các xét nghiệm tại Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh mắc bệnh phối hợp như nhiễm trùng cấp, những người bệnh bị chấn thương, trong thời kỳ phẫu thuật. Những người bệnh liệt không tự vận động được hoặc nằm bất động. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian: Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023. * Địa điểm: Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang. * Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu: Cỡ mẫu là toàn bộ khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ đang điều trị tại Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi điều tra được 180 người bệnh đang điều trị tại Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. http://jst.tnu.edu.vn 392 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 Phương pháp chọn mẫu Chọn chủ đích toàn bộ người bệnh suy thận mạn tính đang lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần và lọc đủ 3,5 giờ/lần tại Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu * Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, thu nhập bình quân trong tháng, thời gian điều trị, khu vực sinh sống. * Khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu - Tổng năng lượng của khẩu phần. Tỷ lệ % năng lượng phân bố ở các bữa ăn. - Tỷ lệ protein, lipid, glucid, lượng Vitamin A, B1, B2, PP, C, chất xơ trong khẩu phần. - Mức đáp ứng năng lượng và một số chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị với khẩu phần ăn của người bệnh. 2.5. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu được thu thập dựa vào bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn. - Phương pháp điều tra khẩu phần ăn: Điều tra khẩu phần ăn bằng phương pháp hỏi ghi thực phẩm 24 h qua [9]: Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng ăn uống trong 1 ngày kể từ lúc thức dậy của ngày hôm qua cho tới trước khi thức dậy của ngày hôm nay (ngày hôm nay là ngày điều tra). Bắt đầu từ bữa ăn gần nhất rồi hỏi ngược dần theo thời gian. 2.5.2. Cách thức điều tra khẩu phần ăn - Bệnh nhân mô tả chi tiết tất cả thức ăn, đồ uống ngày hôm qua đã được tiêu thụ, bao gồm tên thực phẩm, tên hãng thực phẩm nếu là những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, đồ gói… và số lượng (SL) tiêu thụ theo yêu cầu. - Điều tra viên sử dụng các đơn vị đo lường thông dụng (bát, đĩa,...) có các kích cỡ hợp lý để đối tượng có thể trả lời một cách chính xác. Đồng thời, điều tra viên sử dụng thêm các đơn vị đong đo ở địa phương để so sánh với đơn vị chung khi cần thiết. - Phải luôn có trạng từ (bao nhiêu?...) hoặc tính từ (gì?...) trong khi đặt câu hỏi về các thức ăn đã được tiêu thụ. - Điều tra viên là nhóm nghiên cứu (gồm nhà nghiên cứu và các cán bộ y tế thuộc Khoa dinh dưỡng) đã được tập huấn kỹ về phương pháp điều tra khẩu phần. 2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu về năng lượng và số lượng gram các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (protein, lipid và glucid) của khẩu phần ăn dựa vào nhu cầu khuyến nghị cho người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ của Bộ Y tế năm 2015 [10] (Xem Bảng 1), nhu cầu về một số chất dinh dưỡng không sinh năng lượng (vitamin và chất khoáng) dựa vào nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 [10]. Bảng 1. Nhu cầu về một số chất dinh dưỡng không sinh năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 Thành phần Nhu cầu khuyến nghị Năng lượng (Kcal) 1800 Protein (g) (động vật và thực vật) 60 Protein động vật (g) 50 - 70 Lipid (g) 40,0 Glucid (g) 280 - 314 Canxi (mg) 800 Phospho (mg) < 1200 http://jst.tnu.edu.vn 393 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 Thành phần Nhu cầu khuyến nghị Sắt (mg) 24 - 28 Natri (mg) ≤ 3000 Vitamin A (µg) 500 - 600 Vitamin B1 (mg) 0,6 - 0,8 Vitamin B2 (mg) 0,825 - 1,1 Vitamin PP (mg) 9,9 - 13,2 Vitamin C (mg) 85 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được quy đổi từ thức ăn chín sang số gram thực phẩm sống. Sau đó tên thực phẩm được mã hóa, nhập lượng thực phẩm sống và xử lý trên phần mềm Word Access 2013 sẽ ra kết quả năng lượng và các chất dinh dưỡng của 180 đối tượng nghiên cứu. Sau đó đưa toàn bộ số liệu này vào phần mềm SPSS 26.0 để tính năng lượng và số gram các chất dinh dưỡng trung bình. 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên theo quyết định số 851/ĐHYD-HĐĐĐ, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng Đạo đức chấp thuận và được sự đồng ý của Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Đối tượng tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu, hoàn toàn tự nguyện và các thông tin thu thập được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu. - Các số liệu được cất giữ theo đúng qui định bảo mật và chỉ phục vụ nghiên cứu. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới Đặc điểm chung Số lượng % Nhóm tuổi < 40 51 28,4 40 - 60 80 44,4 > 60 49 27,2 Giới Nam 103 57,2 Nữ 77 42,8 Trình độ học vấn Từ tiểu học trở xuống 23 12,8 Trung học cơ sở 80 44,4 Trung học phổ thông 61 33,9 Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học 16 8,9 Nghề nghiệp Cán bộ viên chức 15 8,3 Làm ruộng 69 38,4 Kinh doanh, buôn bán 22 12,2 Nội trợ 14 7,8 Khác 60 33,3 Tổng số 180 100,0 http://jst.tnu.edu.vn 394 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 Nhận xét: Trong tổng số 180 người bệnh, người bệnh ở nhóm tuổi 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%), tiếp đến là nhóm tuổi dưới 40 và nhóm tuổi > 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (27,2%). Giới nam chiếm tỷ lệ 57,2% nhiều hơn nữ giới (42,8%). Người bệnh có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở (44,4%); thấp nhất là trung cấp/ cao đẳng/ đại học/ sau đại học chiếm 8,9%. Có 38,4% người bệnh làm ruộng, 33,3% người bệnh làm các nghề khác và chỉ có 7,8% là nội trợ. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Thu nhập trung bình hàng tháng của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi < 40 40 - 60 > 60 Chung Thu nhập SL % SL % SL % SL % trung bình/tháng ≥ 3.000.000 đồng/ tháng 11 21,6 13 16,3 10 20,4 34 18,9 < 3.000.000 đồng/ tháng 40 78,4 67 83,7 39 79,6 146 81,1 Chung 51 100,0 80 100,0 49 100,0 180 100,0 Nhận xét: Trong các nhóm tuổi, tỷ lệ thu nhập bình quân dưới 3.000.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao hơn thu nhập trên 3.000.000 đồng/tháng. Phân bố người bệnh theo thời gian điều trị và khu vực sống được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Phân bố người bệnh theo thời gian điều trị và khu vực sinh sống Thời gian điều trị < 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm Tổng số Khu vực sinh sống SL % SL % SL % SL % Thành thị 33 18,3 26 14,4 12 6,7 71 39,4 Nông thôn 50 27,8 44 24,4 15 8,3 109 60,6 Tổng số 83 46,1 70 38,9 27 15,0 180 100,0 p > 0,05 Nhận xét: Thời gian điều trị dưới 5 năm, từ 5 - 10 năm hay trên 10 năm của người bệnh sống ở khu vực nông thôn đều chiếm tỷ lệ cao hơn người bệnh sống ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự khác biệt về thời gian điều trị của người bệnh sống ở thành thị và nông thôn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.2. Khẩu phần ăn của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ Thành phần các chất dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Thành phần các chất dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Chung ≤ 60 tuổi > 60 tuổi Thành phần các chất dinh (n= 180) (SL = 131) (SL = 49) dưỡng (người/ngày) X ± SD Năng lượng (Kcal) 1117,4 ± 438,2 1168,1 ± 522,6 1098,4 ± 402,8 Protein (g) 55,1 ± 29,2 59,5 ± 37,7 53,5 ± 25,2 Lipid (g) 21,5 ± 16,6 24,5 ± 21,5 20,4 ± 14,3 Glucid (g) 176,3 ± 61,6 178,0 ± 63,4 175,7 ± 61,1 Canxi (mg) 373,4 ± 154,0 476,7 ± 135,3 334,7 ± 106,6 Phospho (mg) 681,6 ± 394,8 737,5 ± 493,6 660,7 ± 350,8 Sắt (mg) 8,5 ± 1,3 10,6 ± 2,0 7,7 ± 1,2 Natri (mg) 531,3 ± 258,6 560,2 ± 244,9 520,5 ± 299,0 Vitamin A (µg) 116,9 ± 59,9 129,1 ± 76,5 112,3 ± 53,7 Vitamin B1 (mg) 1,4 ± 1,0 1,5 ± 1,3 1,3 ± 0,9 Vitamin B2 (mg) 0,7 ± 0,3 0,9 ± 0,11 0,7± 0,5 Vitamin PP (mg) 11,1 ± 7,3 12,6 ± 11,2 10,6 ± 5,0 Vitamin C (mg) 87,5 ± 72,1 133,9 ± 51,5 70,1 ± 59,0 Nhận xét: Giá trị trung bình về thành phần chất dinh dưỡng của nhóm tuổi ≤ 60 tuổi có xu hướng tốt hơn so với nhóm > 60 tuổi. Riêng lượng muối natri tiêu thụ ở nhóm tuổi này cao hơn http://jst.tnu.edu.vn 395 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 so với nhóm tuổi > 60, tuy nhiên lượng muối natri cả hai nhóm tuổi đều nằm trong giới hạn cho phép (≤3000 mg/ngày). Cân nặng, năng lượng và protein trung bình của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 6. Bảng 6. Cân nặng, năng lượng và protein trung bình của đối tượng nghiên cứu (n =180) Chung ≤ 60 tuổi > 60 tuổi p Thành phần các chất dinh dưỡng (người/ngày) (n= 180) (SL = 131) (SL = 49) X ± SD Cân nặng 52,1 ± 8,9 52,6 ± 8,9 50,8 ± 8,9 > 0,05 Năng lượng kcal/kg trọng lượng cơ thể 21,9 ± 9,0 23,7 ± 11,8 21,2 ± 7,6 > 0,05 Protein g/kg trọng lượng cơ thể 1,07 ± 0,57 1,19 ± 0,78 1,02 ± 0,46 > 0,05 Nhận xét: So với mức trung bình khuyến nghị về năng lượng ≥35 Kcal/kg thể trọng và protein là 1,15 g/kg thể trọng, mức năng lượng của hai nhóm tuổi đều thấp hơn so với khuyến nghị, lượng protein trong khẩu phần ăn của nhóm tuổi trên 60 tuổi đạt tiêu chuẩn, còn nhóm ≤ 60 tuổi thấp hơn so với khuyến nghị. Mức đáp ứng khẩu phần ăn theo khuyến nghị của người bệnh được trình bày ở bảng 7. Bảng 7. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị với khẩu phần ăn của người bệnh Nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y Tế Khẩu phần ăn Mức đáp ứng Thành phần (2015) người bệnh Tỷ lệ (%) và Viện Dinh dưỡng (2016) Năng lượng (Kcal) 1117,4 ± 438,2 1800 62,1 Protein (g) 55,1 ± 29,2 60 91,8 (động vật và thực vật) Protein động vật (g) 34,1 ± 24,8 50 - 70% 61,9 Lipid (g) 21,5 ± 16,6 40,0 53,8 Glucid (g) 176,3 ± 61,6 280 - 314 63,0 Canxi (mg) 373,4 ± 154,0 800 Đạt so với Phospho (mg) 681,6 ± 394,8 < 1200 tiêu chuẩn Sắt (mg) 8,5 ± 1,3 24 - 28 35,4 Natri (mg) 531,3 ± 258,6 ≤ 3000 ≤ 3000 Vitamin A (µg) 116,9 ± 59,9 500 - 600 23,4 Vitamin B1 (mg) 1,4 ± 1,0 0,6 - 0,8 233,3 Vitamin B2 (mg) 0,7 ± 0,3 0,825 - 1,1 84,8 Vitamin PP (mg) 11,1 ± 7,3 9,9 - 13,2 112,1 Vitamin C (mg) 87,5 ± 72,1 85 102,9 Nhận xét: Năng lượng khẩu phần ăn của người bệnh đạt được 62,1% so với khuyến nghị. Lượng protein khẩu phần ăn đạt 91,8%, lipid khẩu phần ăn của người bệnh đạt 53,8% và lượng glucid khẩu phần ăn đạt 63,0% so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng canxi, sắt, vitamin A, vitamin B2 trong khẩu phần ăn của người bệnh đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt là sắt và vitamin A. Tuy nhiên, lượng protein động vật, phospho, vitamin B1, vitamin PP, vitamin C trong khẩu phần ăn của người bệnh đáp ứng đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng muối natri tiêu thụ trong khẩu phần đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. 3.2. Bàn luận Trong tổng số 180 người bệnh, giới nam chiếm tỷ lệ 57,2% nhiều hơn nữ giới (42,8%); người bệnh ở nhóm tuổi 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%), tiếp đến là nhóm tuổi dưới 40 và nhóm tuổi > 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (27,2%). Kết quả này tương đương với nhóm người bệnh trong nghiên cứu của Cáp Minh Đức và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Y Hải Phòng: tỷ lệ người bệnh nam cao hơn người bệnh nữ (57,95% so với 42,05%), người bệnh dưới 60 tuổi chiếm 59,1% [7]. Năng lượng khẩu phần ăn: http://jst.tnu.edu.vn 396 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lượng khẩu phần trung bình của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ là 1117,4 ± 438,2 kcal/người/ngày, năng lượng khẩu phần đạt 62,05% so với khuyến nghị. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Cáp Minh Đức và cộng sự (2021) tại Bệnh viên Y Hải Phòng: Năng lượng khẩu phần trung bình của người bệnh là 1470,54 ± 238,2 kcal/người/ngày, năng lượng khẩu phần đạt 87,99% so với khuyến nghị [7]. Kết quả này cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang và Trương Thị Thùy Dương (2022) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: Năng lượng khẩu phần ăn của người bệnh đạt được 72,2% (1318,4 kcal/người/ngày) so với nhu cầu khuyến nghị [12]. Lượng protein trong khẩu phần: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, lượng protein trung bình trong khẩu phần ăn của người bệnh là 55,1 ± 29,2 g/ngày, chỉ đạt 91,8% (theo nhu cầu khuyến nghị dành cho người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ là 1,15 g/kg cân nặng/ngày), tuy nhiên protein động vật đáp ứng đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Yến tại 2 bệnh viện ở Thái Bình (2018), lượng protein trung bình trong khẩu phần là 61,2 ± 24,2 g/người/ngày [13]. Vitamin, chất xơ và muối khoáng: Lượng canxi, sắt, vitamin A, vitamin B2, vitamin PP trong khẩu phần ăn của người bệnh đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt là sắt và vitamin A. Tuy nhiên, lượng protein động vật, phospho, vitamin B1, vitamin PP, vitamin C trong khẩu phần ăn của người bệnh đáp ứng đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng muối natri tiêu thụ trong khẩu phần đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả nghiên cứu của Cáp Minh Đức và cộng sự (2021) cho thấy: Vitamin A là 409,58 ± 447,43 µg, đạt 68,26% so với nhu cầu khuyến nghị; vitamin PP là 14,23 ± 5,44 mg, đạt 94,87% so với nhu cầu khuyến nghị; vitamin B2 là 0,78 ± 0,27 mg, đạt 65% so với nhu cầu khuyến nghị; vitamin B1 là 1,46 ± 0,61 mg và vitamin C là 90,50 ± 45,51 mg, đều đạt trên 100% so với nhu cầu khuyến nghị [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy lượng vitamin B1 và vitamin C lần lượt đạt 233,3% và 102,9% so với nhu cầu khuyến nghị. Người bệnh suy thận lọc máu có chu kỳ giảm cảm giác ngon miệng do urê máu tăng và tình trạng toan hoá giữa các cuộc lọc là một trong nguyên nhân gây giảm một số chất dinh dưỡng sinh năng lượng và một số vitamin và chất khoáng. Một khẩu phần hợp lý, cân đối giúp kiểm soát và dự phòng biến chứng, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong phòng và điều trị bệnh suy thận mạn. * Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu mới đánh giá khẩu phần ăn thực tế của người bệnh mà chưa phân tích một số yếu tố liên quan đến giảm các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người bệnh. 4. Kết luận Năng lượng khẩu phần ăn của người bệnh đạt được 62,1% so với khuyến nghị. Lượng protein khẩu phần ăn đạt 91,8%, lipid khẩu phần ăn của người bệnh đạt 53,8% và lượng glucid khẩu phần ăn đạt 63,0% so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng canxi, sắt, vitamin A, vitamin B2 trong khẩu phần ăn của người bệnh đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt là sắt và vitamin A. Tuy nhiên, lượng protein động vật, phospho, vitamin B1, vitamin PP, vitamin C trong khẩu phần ăn của người bệnh đáp ứng đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng muối natri tiêu thụ trong khẩu phần đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Khuyến nghị: Khuyến khích người bệnh suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tuân thủ chế độ hợp lý khi nằm viện và điều trị ngoại trú nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng ở người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES http://jst.tnu.edu.vn 397 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 391 - 398 [1] K. Al Saran, S. Elsayed, A. Molhem et al., "Nutritional assessment of patients on hemodialysis in a large dialysis center," Saudi J Kidney Dis Transpl, vol. 22, no. 4, pp. 675-681, 2021. [2] K. Alharbi and E. B. Enrione, "Malnutrition is prevalent among hemodialysis patients in Jeddah, Saudi Arabia," Saudi J Kidney Dis Transpl, vol. 23, no. 3, pp. 598-608, 2012. [3] G. E. Ashuntantang, H. Fouda, F. F. Kaze et al., "A practical approach to low protein diets for patients withchronic kidney disease in Cameroon," BMC Nephrol, vol. 17, no. 1, p. 126, 2016. [4] K. P. Balbino, A. P. S. Epifanio, S. M. R. Ribeiro et al., "Comparison between direct and indirect methods to diagnose malnutrition and cardiometabolic risk in haemodialisys patients," J Hum Nutr Diet, vol. 30, no. 5, pp. 646-654, 2017. [5] I. Beberashvili, A. Azar, I. Sinuani et al., "Objective Score of Nutrition on Dialysis (OSND) as an alternative for the malnutrition- inflammation score in assessment of nutritional risk of haemodialysis patients," Nephrol Dial Transplant, vol. 25, no. 8, pp. 2662-2671, 2010. [6] M. Chan et al., “Determinants of compliance behaviours among patients undergoing hemodialysis in Malaysia,” PloS one, vol. 7, no. 8, pp. 41362, 2012. [7] M. D. Cap et al., “Dietary intake of patients with kidney failure undergoing hemodialysis at Hai Phong Medical University Hospital in 2021,” Journal of Medical Research, vol. 146, no. 10, pp. 176-184, 2021. [8] M. P. Halle, P. N. Zebaze, C. M. Mbofung et al., "Nutritional status of patients on maintenance hemodialysis in urban sub-Saharan Africa: evidence from Cameroon," J Nephrol, vol. 27, no. 5, pp. 545-553, 2014. [9] Hanoi Medical University, Guidelines for nutrition practice in the community, Medical Publishing House, Hanoi, pp. 15-38, 2006. [10] Institute of Nutrition, Recommended nutritional needs for Vietnamese people, Medical Publishing House, Hanoi, 2016. [11] Ministry of Health, Guidelines for clinical nutrition treatment (Issued together with Decision No. 5517/ Decision - Ministry of Health dated December 25, 2015 of the Minister of Health), Medical Publishing House, Hanoi, pp. 148-152, 2015. [12] T. H. T. Tran and T. T. D. Truong, "Dietary intake of chronic kidney failure patients undergoing dialysis at Thai Nguyen Central Hospital in 2021," Journal of Medical Research, vol. 517, no. 1, pp. 42-47, 2022. [13] T. Y. Tran, "Features of diet and some nutritional disorders in chronic kidney failure patients undergoing dialysis at two hospitals in Thai Binh province in 2017," Master's thesis in specialized fields Nutrition, Thai Binh University of Medicine and Pharmacy, 2018. http://jst.tnu.edu.vn 398 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0