TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015<br />
<br />
<br />
<br />
Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất,<br />
ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn<br />
The psychological problems of fresh students, the sectors of education,<br />
Sai Gon University<br />
<br />
ThS. Nguyễn Thị Ngọc<br />
Trường Đại học Sài Gòn<br />
<br />
M.A. Nguyen Thi Ngoc<br />
Sai Gon University<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về những khó khăn tâm lý (TL) trong học tập, giao tiếp và tình<br />
cảm của sinh viên năm thứ nhất (năm I), ngành Sư phạm, trường Đại học Sài Gòn. Những khó khăn này<br />
xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó, những yếu tố tâm lý của bản thân sinh viên là nhiều nhất.<br />
Từ khóa: khó khăn tâm lý, sinh viên năm thứ nhất, học tập, giao tiếp, tình cảm…<br />
Abstract<br />
The article described results of research on psychological problems in learning, communication and<br />
emotion of the first-year students, the sector of Education, Saigon University. These difficulties stem<br />
from many factors, in which the psychological of students themselves is the most.<br />
Keywords: the sychological problems, the firt – year students, learning, communication, emotion…<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề lập: tự sắp xếp chuyện học hành, vui chơi,<br />
Sinh viên năm I nói chung, sinh viên giải trí; tự lên kế hoạch chi tiêu tiền bạc; tự<br />
năm I ngành Sư phạm nói riêng có hầu hết quyết định kết bạn với ai,…Tất cả những<br />
là những học sinh đang thực hiện bước khác biệt trên vừa là cơ hội thử thách bản<br />
chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ lĩnh vượt khó, vượt qua chính mình của<br />
thông sang môi trường học tập ở bậc đại sinh viên đồng thời cũng tạo nên những<br />
học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội khó khăn tâm lý khiến sinh viên năm I dễ<br />
dung tri thức, phương pháp giảng dạy, hình căng thẳng, áp lực dẫn đến chán nản, bỏ bê<br />
thức học tập, kiểm tra, thi cử… B ê n việc học tập. Vì vậy, cần xác định rõ những<br />
c ạ n h đ ó , đ a p h ầ n sinh viên đại học khó khăn tâm lý mà sinh viên năm I phải<br />
xuất thân từ những vùng miền khác nhau, đối mặt nhằm có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ<br />
với môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện các em hiệu quả hơn.<br />
kinh tế khác nhau và khác biệt so với nhịp 2. Khách thể và phương pháp<br />
sống ở các thành phố lớn - nơi tập trung nghiên cứu<br />
của đa số các trường đại học. Mặt khác, Đề tài được thực hiện ở sinh viên năm<br />
sinh viên năm I cũng bắt đầu cuộc sống tự I, hệ chính quy, ngành Sư phạm (SP),<br />
<br />
37<br />
Trường Đại học Sài Gòn. Cụ thể là sinh Bảng hỏi có 5 bậc và điểm trung bình cộng<br />
viên năm I của Khoa SP Khoa học Tự được quy về 4 mức độ: từ 4,50 đến 5,0:<br />
nhiên và Khoa SP Khoa học Xã hội. Trong mức cao; từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao; từ<br />
đó, có khoảng 400 sinh viên, bao gồm 200 2,50 đến 3,49: mức trung bình và 2,49:<br />
sinh viên năm I của năm học 2013 - 2014 mức kém.<br />
(100 sinh viên bậc Cao đẳng (CĐ) và 100 3. Kết quả nghiên cứu<br />
sinh viên bậc Đại học (ĐH)), 200 sinh viên Sinh viên năm I gặp rất nhiều khó<br />
của năm học 2014 - 2015 (100 sinh viên khăn khi bước vào ngôi trường mới, cuộc<br />
bậc CĐ và 100 sinh viên bậc ĐH). sống mới. Có 3 lĩnh vực mà đề tài đề cập<br />
Đề tài này chủ yếu sử dụng phương đến là học tập, giao tiếp và tình cảm. Kết<br />
pháp điều tra bằng bảng hỏi và sử dụng quả nghiên cứu được thể hiện trong các<br />
phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu. bảng sau.<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm I,<br />
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn<br />
Khó khăn tâm lý TB ĐLTC Thứ bậc<br />
1. Hiểu biết còn mơ hồ về ngành Sư phạm 4, 18 0,95 1<br />
2. Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung bài học/môn học 4, 06 0,99 2<br />
trong chương trình học<br />
3. Chưa nhận ra mối liên hệ giữa nội dung bài học/môn học 4, 06 0,97 2<br />
với ngành học của bản thân<br />
4. Tài liệu học tập còn hạn chế 3, 98 1,03 9<br />
5. GV giảng dạy dàn trải, không có trọng tâm 4, 03 1,06 7<br />
6. Chưa được hướng dẫn cách chọn môn học (môn tự chọn) 4, 05 0,95 4<br />
cho phù hợp với thời gian, nhu cầu và ngành học<br />
7. Chưa xác định được tầm quan trọng của bài học/môn học 3.92 1.04 11<br />
8. Chưa có hoặc động cơ học tập chưa rõ ràng 4, 02 0,88 8<br />
9. Chưa có kỹ năng tự học 4, 04 0,80 6<br />
10. Tổng số sinh viên trong một lớp quá đông 3,50 1,09 15<br />
11. Thiếu kỹ năng học tập hiệu quả ở trường CĐ, ĐH 3, 90 0,99 12<br />
12. Phương pháp giảng dạy của GV không thu hút, thiếu hấp dẫn 3, 93 0,98 10<br />
13. Bản thân thiếu hứng thú, đam mê trong học tập 3, 88 1,01 13<br />
14. Nhiều bạn bè xung quanh thờ ơ với việc học và chỉ học 3, 33 1,17 16<br />
để đối phó<br />
15. Khối lượng kiến thức quá nhiều 4, 05 0,93 4<br />
16. Học lý thuyết quá nhiều mà thiếu thực hành, thực tế 3, 54 1,02 14<br />
<br />
<br />
38<br />
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức học/môn học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16) và<br />
khá cao: 3,50 – 4,49; thậm chí các em vẫn. Chưa nhận ra mối<br />
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức liên hệ giữa nội dung bài học/môn học với<br />
kém: < 2,50 ngành học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16). Nói<br />
Phân tích kết quả bảng 1 cho thấy cách khác, sinh viên năm I chưa xác định<br />
sinh viên năm I, ngành Sư phạm Trường được đối tượng, mục đích, động cơ học tập<br />
ĐH Sài Gòn (từ đây sẽ gọi tắt là sinh viên nên việc học của các em không mang lại<br />
năm I) gặp khá nhiều khó khăn trong học hiệu quả như mong muốn. Điều này làm<br />
tập. Hầu hết những khó khăn nêu ra trong cho sinh viên năm I – người đang say men<br />
bảng hỏi đều được sinh viên chọn ở mức chiến thắng – dễ bị “sốc”.<br />
độ khá cao (TB > 3,5) ngoại trừ nội dung Hiểu biết mơ hồ về ngành SP (TB = 4,<br />
thứ 13 (TB = 3,33, thứ bậc 16/16). 18, thứ bậc: 1/16) được sinh viên cho là<br />
Trong những nội dung tạo ra khó khăn khó khăn lớn nhất. Bởi vì điều này đã làm<br />
tâm lý cho sinh viên ở mức độ khá cao cho sinh viên năm I thiếu cơ sở để lập kế<br />
được chia thành 4 nhóm: hoạch, chiến lược học tập phù hợp với<br />
- Khó khăn xuất phát từ bản thân ngành SP và điều này không chỉ ảnh hưởng<br />
sinh viên bao gồm: thiếu kiến thức (câu đến kết quả học tập, rèn luyện của năm thứ<br />
1,2), thiếu kỹ năng học tập (câu 9,11), I mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình học<br />
thiếu động cơ, mục đích học tập (3,7,8,13) tập về sau.<br />
(TB = 4,02) Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về bài học,<br />
- Khó khăn xuất phát từ cơ sở vật chất môn học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16) cũng<br />
phục vụ học tập (câu 4,10) (TB = 3,74) như Chưa nhận ra mối liên hệ giữa nội<br />
- Khó khăn xuất phát từ phía giảng dung bài học/môn học với ngành học (TB<br />
viên (câu 5,6,12) (TB = 4,0) = 4,06, thứ bậc 2/16) đã buộc sinh viên<br />
- Khó khăn do chương trình đào tạo năm I học tập một cách thụ động, lúng<br />
(câu 15,16) (TB = 3,8) túng, lệ thuộc... Đây là một tâm thế không<br />
Nhìn vào TB chung của các nhóm, dễ mấy dễ chịu đối với những người trẻ vừa<br />
dàng nhận ra sinh viên năm I đã biết đòi vượt qua một kỳ thi gay gắt để được đặt<br />
hỏi cao ở bản thân cũng như biết nhận ra chân vào “giảng đường đại học” - “thế giới<br />
sự hạn chế của bản thân. Đây vừa là tiền đề tri thức”. Đó cũng là một trong những<br />
tốt đẹp để sinh viên nổ lực rèn luyện đồng nguyên nhân của hiện tượng mất hứng thú<br />
thời cũng là những rào cản tâm lý thách học tập cũng như không hình thành được<br />
thức các em phải vượt qua. Bởi vì các em động cơ học tập đúng đắn ở sinh viên năm<br />
có vượt qua những hạn chế của bản thân, I. Các em luôn tự hỏi học môn đó để làm<br />
vượt qua chính mình thì các em mới có thể gì? Học môn đó như thế nào? Có thể nói,<br />
thành công ở giảng đường Đại học và trong sinh viên năm I đang bị áp lực phải “vượt<br />
cuộc đời sau này. qua chính mình” mà chưa biết “vượt qua”<br />
Trong học tập, khó khăn lớn nhất của như thế nào?<br />
sinh viên năm I là thiếu kiến thức. Do thiếu Bên cạnh những khó khăn trên, sinh<br />
kiến thức nên các em Hiểu biết mơ hồ về viên năm I còn gặp khó khăn tâm lý khi<br />
ngành SP (TB = 4, 18, thứ bậc: 1/16) và yếu về kỹ năng học tập ở bậc CĐ, ĐH, nhất<br />
Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung bài là kỹ năng tự học. Các em chưa biết cách<br />
<br />
39<br />
lập kế hoạch học tập; chưa biết cách chọn thầy cô. Thầy cô trở thành niềm hy vọng,<br />
lọc, tóm tắt, hệ thống tài liệu; chưa biết là cứu cánh và vì vậy giảng viên cần biết<br />
cách làm việc nhóm hiệu quả… Thiếu các điều này để điều chỉnh việc giảng dạy cho<br />
kỹ năng trên, sinh viên năm I lệ thuộc vào phù hợp với nhu cầu của sinh viên năm I.<br />
bài giảng, lời dặn dò, yêu cầu và hướng Nhóm yếu tố thứ 3, thứ 4 gây ra khó<br />
dẫn của giảng viên. khăn TL cho sinh viên năm I thuộc về cơ<br />
Tuy nhiên, không phải giảng viên nào sở vật chất phục vụ học tập và chương<br />
cũng mang lại sự an tâm và hứng thú học trình đào tạo. Một số vấn đề cần lưu ý<br />
tập cho sinh viên. Những khó khăn TL xuất trong nhóm gây khó khăn này là:<br />
phát từ giảng viên được sinh viên chọn ở Tổng số sinh viên trong một lớp quá<br />
mức độ TB = 4,0, cao thứ 2 sau những khó đông có TB khó khăn TL thấp nhất (TB =<br />
khăn TL xuất phát từ bản thân. Chưa được 3,50, thứ bậc 15/16), có nghĩa là việc học<br />
hướng dẫn cách chọn môn học (môn tự trong một nhóm lớn (60 sinh viên trở lên)<br />
chọn) cho phù hợp với thời gian, nhu cầu sẽ không gây nhiều trở ngại cho việc học<br />
và ngành học là yếu tố gây khó khăn TL tập của sinh viên.<br />
cho sinh viên ở thứ bậc 4/16. Điều này mô Khối lượng kiến thức quá nhiều có TB<br />
tả một thực tế là các em không chỉ thiếu = 4,05, thứ bậc 4/16 giúp khẳng định lại sự<br />
kiến thức về ngành SP mà còn thiếu kiến lúng túng, thiếu kỹ năng, mất phương<br />
thức về trường, về phương thức đào tạo. hướng trong chiến lược học tập của sinh<br />
Sinh viên năm I rất cần sự hướng dẫn của viên. Các em học một cách thụ động nên<br />
giảng viên (nhất là cố vấn học tập) để các khối kiến thức trở nên quá tải, tạo ra áp lực<br />
em thích ứng kịp với tốc độ hoạt động của nặng nề. Để có thể giảm tải, ngoài sự nổ<br />
trường và phương thức đào tạo. Ngoài ra, lực của bản thân, sinh viên rất cần sự giúp<br />
các em cho rằng việc Giảng viên giảng dạy sức của giảng viên.<br />
dàn trải, không có trọng tâm là khó khăn ở Kỳ vọng là thế nhưng trong chính quá<br />
thứ bậc 7/16. Vì như phân tích ở trên, các trình giao tiếp với giảng viên, sinh viên<br />
em đang trong tâm trạng hoang mang, mất năm I cũng gặp không ít khó khăn. Điều<br />
phương hướng và chỉ biết trông cậy vào này được thể hiện trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2: Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm I,<br />
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn, giai đoạn 2013 - 2015<br />
<br />
Khó khăn TL trong giao tiếp TB ĐLTC Thứ bậc<br />
Giao tiếp với giảng viên 3.42<br />
1. Thiếu tự tin ở bản thân 3, 87 1,06 1<br />
2. Lười giao tiếp 3, 20 1,21 8<br />
3. Không có thói quen giao tiếp với người lạ 3, 54 1,16 5<br />
4. E ngại bị hiểu lầm 3, 86 1,20 3<br />
5. GV khó gần, xa cách 3, 87 1,07 1<br />
<br />
40<br />
6. GV quá bận rộn, không có thời gian 3, 83 1,02 4<br />
7. GV thiếu tôn trọng sinh viên 3, 43 1,17 7<br />
8. GV thiếu thiện chí 3, 46 1,07 6<br />
9. Khác biệt về tuổi tác 2,39 1,15 10<br />
10. Địa điểm, không gian không phù hợp 2,80 1,12 9<br />
Giao tiếp với bạn bè 3,80<br />
11. Ngại giao tiếp với người lạ 3,91 0,98 2<br />
12. Thiếu tự tin 3, 81 1,05 3<br />
13. Không biết làm quen như thế nào? 3, 72 1,15 4<br />
14. Cần có thời gian tìm hiểu 3, 02 1,14 10<br />
15. Không có nhu cầu giao tiếp với người lạ 3, 24 1,13 9<br />
16. Cơ hội gặp nhau không nhiều 3, 36 1,08 6<br />
17. Thời gian tiếp xúc còn hạn chế (chủ yếu là trong 3, 34 1,02 7<br />
giờ học)<br />
18. Bạn bè thiếu thân thiện, cởi mở 3,97 0,85 1<br />
19. Bạn bè xa cách, khó gần 3, 40 1,08 5<br />
20. Khác biệt về ngôn ngữ, vùng miền 2, 99 1,16 11<br />
21. Chưa có nhiều hoạt động chung với nhau 3, 28 1,08 8<br />
<br />
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức - Khó khăn xuất phát từ giảng viên<br />
khá cao: 3,50 – 4,49; bao gồm nội dung 5, 6, 7, 8 có TB = 3,65<br />
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức - Khó khăn xuất phát từ điều kiện<br />
kém: < 2,50 khác gồm nội dung 9,10 có TB = 2,60<br />
Dựa vào bảng 3.2 cho thấy sinh viên Nhìn chung, trong giao tiếp với giảng<br />
năm I gặp khó khăn TL trong giao tiếp với viên, sinh viên gặp khó khăn TL ở mức độ<br />
giảng viên ít hơn khi giao tiếp với bạn bè. khá cao (TB > 3,5) do những yếu tố xuất<br />
Có thể phân tích những khó khăn TL như phát từ bản thân và giảng viên. Yếu tố điều<br />
sau: kiện, phương tiện hỗ trợ giao tiếp chỉ gây<br />
Trong giao tiếp với giảng viên, sinh ra khó khăn TL ở của mức độ trung bình<br />
viên năm I có 3 nhóm khó khăn TL: (TB = 2,6). Có vẻ như tính chủ động của<br />
- Khó khăn xuất phát từ bản thân sinh viên còn thấp, các em mong chờ giảng<br />
sinh viên bao gồm nội dung 1, 2, 3, 4 có viên phát tín hiệu các em mới dám tiếp cận<br />
TB = 3,61 và vì vậy nội dung GV khó gần, xa cách đã<br />
<br />
41<br />
gây khó khăn TL ở thứ bậc cao nhất (1/10). - Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ<br />
Điều này cũng dễ hiểu đối với sinh viên bạn bè bao gồm nội dung 18, 19 có TB = 3,68<br />
năm I. Các em còn ngỡ ngàng khi đặt chân - Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ<br />
vào nơi mình mơ ước, mọi thứ đều còn lạ những điều kiện, phương tiện giao tiếp bao<br />
lẫm thì khó có thể chủ động giao tiếp với gồm nội dung 14, 16, 17, 20, 21 có TB =<br />
giảng viên. Bên cạnh đó, một số GV quá 3,20<br />
bận rộn, không có thời gian. Sinh viên năm Nhìn vào các TB, dễ dàng nhận ra sinh<br />
I chỉ có thể giao tiếp với sinh viên trong viên năm I rất “biết người biết ta”. Các em<br />
giờ học và bằng nội dung bài học. Các em dám thừa nhận những hạn chế của mình và<br />
ít có cơ hội tâm tình, chia sẻ để được thầy nhận thức được ảnh hưởng của nó đến quá<br />
cô hướng dẫn, định hướng và có lẽ cũng vì trình giao tiếp với bạn bè. Đến lượt nhìn<br />
không có nhiều cơ hội gặp gỡ để hiểu nhau nhận bạn bè cũng vậy. Bạn bè của sinh<br />
nên sinh viên năm I cho rằng GV thiếu viên năm I chủ yếu cũng là sinh viên năm<br />
thiện chí, thiếu tôn trọng sinh viên. Nhận I, cũng có những nhu cầu, ước muốn,<br />
định này làm cho sinh viên càng trở nên e những lạ lẫm và lúng túng… Do đó, sinh<br />
ngại khi giao tiếp với GV. viên năm I thừa nhận những khó khăn TL<br />
Bên cạnh những khó khăn TL xuất nảy sinh từ chính bản thân mình cũng<br />
phát từ đối tượng, sinh viên năm I còn gặp tương đương với mức độ của khó khăn TL<br />
khó khăn TL do chính những yếu tố nằm do bạn bè tạo ra.<br />
trong bản thân. Yếu tố đầu tiên gây trở ngại Trong thực tế, những người cùng hoàn<br />
lớn nhất trong giao tiếp chính là Thiếu tự cảnh dễ thông cảm, đồng cảm và từ đó dễ<br />
tin. Sinh viên năm I thiếu tự tin trước giảng kết thân với nhau. Tuy nhiên, điều này<br />
viên, trước bạn bè là điều hết sức bình không đơn giản đối với sinh viên năm I.<br />
thường. Bởi vì mọi thứ đối với các em đều Bản thân các em Ngại giao tiếp với người<br />
mới mẻ và xa lạ. Các em vừa thiếu kỹ lạ và Thiếu tự tin, trong khi Bạn bè thiếu<br />
năng, thiếu kinh nghiệm, vừa e ngại bị hiểu thân thiện, cởi mở, thì bằng cách nào các<br />
lầm, vừa sợ làm phiền thầy cô… Một điều em xích lại gần nhau? Mặt khác, một số<br />
đáng mừng ở đây là hiện tượng Lười giao nội dung như Không biết làm quen như thế<br />
tiếp (thứ bậc 8/10) không gây ra nhiều khó nào? Khác biệt về ngôn ngữ, vùng miền,<br />
khăn TL cho sinh viên. Nói một cách khác, Cơ hội gặp nhau không nhiều…đã làm cho<br />
sinh viên năm I vẫn có động lực, vẫn mong khoảng cách giữa các em càng xa. Các em<br />
muốn được giao tiếp với giảng viên nhưng trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa trường, lớp học<br />
do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách đông người.<br />
quan khác mà việc giao tiếp diễn ra chưa Giao tiếp với thầy cô, bạn bè không<br />
thuận lợi, chưa thỏa đáng. thuận lợi nên hầu như sinh viên năm I rất<br />
Trong giao tiếp với bạn bè, sinh viên thích về nhà khi được nghỉ học. Tình cảm<br />
năm I có 3 nhóm khó khăn sau: gia đình, bạn bè cũ giúp các em an tâm.<br />
- Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ Tuy nhiên, vẫn có một số khó khăn nảy<br />
bản thân sinh viên bao gồm nội dung 11, sinh trong dời sống tình cảm của các em.<br />
12, 13, 15 có TB = 3,67 Vấn đề này được thể hiện trong bảng 3.<br />
<br />
<br />
<br />
42<br />
Bảng 3. Thực trạng khó khăn tâm lý trong tình cảm của sinh viên năm I,<br />
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn<br />
<br />
Nội dung khó khăn tâm lý TB ĐLTC Thứ bậc<br />
Tình cảm gia đình 3.50<br />
1. Nhớ nhà 4,33 1,01 1<br />
2. Lo lắng cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình 3,03 1,38 5<br />
3. Không biết cách nuôi dưỡng tình cảm gia đình 3,30 1,41 3<br />
4. Gia đình thiếu tin tưởng, hay nghi ngờ 4,20 1,12 2<br />
5. Gia đình kiểm soát gay gắt, khắc khe 2,99 1,27 6<br />
6. Gia đình không quan tâm, lo lắng 3,17 1,45 4<br />
Trong tình bạn 3.83<br />
7. Lo sợ tình bạn mới thiếu chân thành 3,92 1,25 4<br />
8. Lo sợ bị lừa gạt, lợi dụng 4,20 1,09 2<br />
9. Lo sợ bị cô lập ở môi trường mới 4,13 1,09 3<br />
10. Không biết cách thiết lập tình bạn mới 4,27 1,04 1<br />
11. Lo sợ tình bạn thân bị phai nhạt 2,65 1,49 5<br />
Trong tình yêu đôi lứa 3,76<br />
12. Khó phân biệt tình bạn với tình yêu 4,14 1,09 4<br />
13. Chưa biết cách nuôi dưỡng tình yêu 4,26 1,00 1<br />
14. Chưa biết cách giữ cho tình yêu trong sáng, lành mạnh 4,19 1,06 3<br />
15. Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ rơi 4,26 1,01 1<br />
16. Chưa biết cách vượt qua nổi buồn 2,70 1,51 6<br />
17. Lo sợ tình yêu ảnh hưởng đến kết quả học tập 3,70 1,27 5<br />
<br />
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức tình cảm.<br />
khá cao: 3,50 – 4,49; Xét theo thứ bậc, sinh viên năm I gặp<br />
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức khó khăn TL nhiều nhất trong tình bạn (TB<br />
kém: < 2,50 = 3,83), tình yêu (TB = 3,76) rồi mới đến<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy: tình cảm gia đình (TB = 3,50). Lĩnh vực<br />
Ở cả 3 lĩnh vực tình cảm cá nhân: tình tình cảm gia đình ít khó khăn nhất đối với<br />
cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, sinh viên sinh viên năm I là điều dễ hiểu vì các em<br />
năm I gặp khó khăn TL ở mức độ khá cao vẫn còn được gia đình quan tâm, chăm sóc,<br />
(TB từ 3,50 trở lên), có nghĩa là sinh viên chu cấp cũng như nhu cầu hướng về gia<br />
năm I gặp khá nhiều khó khăn TL trong đình của các em vẫn lớn hơn so với sinh<br />
<br />
43<br />
viên năm 2, 3, 4. Hơn nữa, đây là lần đầu là khó khăn TL không dễ vượt qua.<br />
xa gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Gia Trong tình yêu đôi lứa khó khăn TL<br />
đình có phần chiều chuộng, tạo điều kiện lớn nhất của sinh viên năm I là Chưa biết<br />
thuận lợi nhiều hơn là yêu cầu cao. cách nuôi dưỡng tình yêu (thứ bậc 1/6) và<br />
Sinh viên năm nhất gặp khó khăn TL Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ rơi (thứ bậc 1/6).<br />
trong tình yêu ít hơn tình bạn có thể vì các Như vậy, có vẻ như giả thuyết sinh viên<br />
em có nhiều kiến thức, kỹ năng trong tình năm I chưa quan tâm đến tình yêu đôi lứa<br />
yêu, đồng thời cũng có thể các em ít quan không phải là giả thuyết đúng. Số liệu bảng<br />
tâm đến điều này trong khi còn bận giải 3 cho thấy sinh viên năm I đang tìm kiếm<br />
quyết khó khăn TL trong học tập, giao tiếp kỹ năng bảo vệ tình yêu trước sự “lợi<br />
với thầy cô, bạn bè và nuôi dưỡng những dụng” hay không thật lòng, không nghiêm<br />
tình bạn mới. Để xác định giả thuyết nào túc. Điều này không chỉ cho thấy sinh viên<br />
hợp lý, cần phân tích những khó khăn TL năm I đã có một quan niệm đúng về tình<br />
trong từng lĩnh vực tình cảm trên. yêu đôi lứa mà còn thể hiện nhu cầu, ước<br />
Trong tình cảm bạn bè, yếu tố tạo mơ về một tình yêu đẹp, trong sáng, lành<br />
nên khó khăn TL lớn nhất là Không biết mạnh. Chính vì vậy, sinh viên năm I thừa<br />
cách thiết lập tình bạn mới và lo sợ bị lừa nhận khó khăn khi Chưa biết cách giữ cho<br />
gạt, lợi dụng. Trong phần giao tiếp với bạn tình yêu trong sáng, lành mạnh (thứ bậc<br />
bè, sinh viên năm I gặp khó khăn rất nhiều 3/6) và “Lo sợ tình yêu ảnh hưởng đến kết<br />
về kỹ năng làm quen (khởi đầu cuộc giao quả học tập”. Đây là một tín hiệu đáng<br />
tiếp), thiếu tự tin cho nên, cơ sở ban đầu để mừng, đáng trân trọng của sinh viên năm I,<br />
hình thành mối quan hệ mới rất hạn chế. ngành Sư phạm, trường Đại học Sài Gòn,<br />
Sinh viên năm I trở nên khó hiểu, mâu giai đoạn 2013 – 2015.<br />
thuẫn khi vừa muốn kết bạn, vừa tránh xa Trong tình cảm gia đình, khó khăn lớn<br />
bạn, vừa muốn gần gũi, thân tình với bạn, nhất của sinh viên năm I là “nhớ nhà”. Một<br />
vừa e dè, giữ khoảng cách với bạn. Nói khó khăn rất chính đáng và dễ thương vì đây<br />
một cách khác, sinh viên năm I vừa thiếu là lần đầu tiên xa nhà lâu nhất và có thể đây<br />
kỹ năng kết bạn vừa thiếu niềm tin ở bạn là lần đầu tiên sinh viên biết nhớ nhà là như<br />
và cả chính mình. Có lẽ đây là rào cản lớn thế nào. Mà đã là lần đầu tiên thì e rằng chưa<br />
nhất mà sinh viên năm nhất phải vượt qua có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm chưa<br />
mới hy vọng tìm được những tình bạn đẹp. nhiều nên khá vất vả để vượt qua.<br />
Ngoài khó khăn lớn nhất đó, sinh viên năm Nỗi lo sợ thứ 2 của sinh viên là Gia<br />
I còn hạn chế ở kỹ năng nuôi dưỡng tình đình thiếu tin tưởng, hay nghi ngờ. Tuổi trẻ<br />
bạn nên Lo sợ tình bạn thân nhạt phai, tức với nhiều khát vọng và ước mơ. Tự do, tự<br />
là sinh viên năm I lo sợ hiện tượng “có mới lập là bầu trời xanh bao la mà các em muốn<br />
nới cũ” trong tình cảm. tung cánh và thử sức. Tuy nhiên, hành<br />
Tìm được tình bạn đẹp đã khó, giữ trang vào đời của các cô cậu học trò phổ<br />
được tình bạn đẹp còn khó hơn. Sinh viên thông rất đơn giản nên ba mẹ dặn dò, dạy<br />
năm I có khát vọng về cả 2: vừa tìm được bảo rất kỹ làm họ có cảm giác “không được<br />
tình bạn mới tốt đẹp, vừa giữ được tình bạn tin cậy” ‘bị nghi ngờ”. Có thể khát vọng,<br />
thân trong khi kỹ năng, hiểu biết về lòng ước mơ của sinh viên năm I cao quá, xa<br />
người, về tình bạn còn hạn chế. Đây chính quá nên gia đình cho rằng đấy là “ảo<br />
<br />
44<br />
vọng”, là thiếu thực tế thậm chí bắt buộc Gòn gặp khó khăn nhiều nhất trong lĩnh<br />
các em phải thực hiện theo yêu cầu của gia vực học tập, kế đến là giao tiếp và cuối<br />
đình. Sinh viên năm I có cảm giác Gia đình cùng là tình cảm. Trên cả 3 lĩnh vực, khó<br />
kiểm soát gay gắt, khắc khe dù chỉ ở mức khăn lớn nhất mà các em luôn phải đối mặt<br />
độ thấp (thứ bậc 6/6). Bên cạnh đó, các em là những khó khăn do chính bản thân các<br />
còn lo lắng “không biết cách nuôi dưỡng em tạo ra. Chính vì vậy, sinh viên năm I rất<br />
tình cảm gia đình” (thứ bậc 3/6). Có thể cần sự hỗ trợ từ phía thầy cô, cố vấn học<br />
các em lo sợ cuộc sống mới, bạn bè, trường tập, chuyên viên tham vấn tâm lý để các<br />
lớp mới, những vấn đề hấp dẫn mới sẽ làm em có thể nâng cao năng lực ứng phó với<br />
cho các em ít có thời gian quan tâm đến khó khăn để có thể học tập và rèn luyện tốt<br />
các thành viên trong gia đình dẫn đến nhạt trong ngôi trường Cao đẳng, Đại học.<br />
phai tình cảm gia đình. Cũng có thể các em<br />
lo sợ khoảng cách quá xa, gia đình không TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
đủ tin tưởng làm nảy sinh những hiểu lầm,<br />
xung đột... Dù cho nguyên nhân khách 1. Nguyễn An (1999), Nhập môn Giáo dục học,<br />
Nxb Đại học Sư phạm TP. HCM.<br />
quan hay chủ quan thì những lo lắng này<br />
2. Nguyễn Việt Bắc (2006), Nhu cầu tư vấn tâm<br />
cho thấy sinh viên năm I vẫn hướng nhiều lý và giáo dục từ góc nhìn của sinh viên Cao<br />
về tình cảm gia đình. Điều này tạo nên mâu đẳng sư phạm TP. HCM, Hội thảo khoa học<br />
thuẫn giữa nhu cầu được tự do, tự lập với quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận,<br />
sự lệ thuộc gia đình của sinh viên năm I. thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM.<br />
Trong đời sống tình cảm, sinh viên 3. Chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV của Bộ<br />
năm I gặp khó khăn TL nhiều nhất trong Giáo dục và Đào tạo, về việc “Triển khai công<br />
tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ngày<br />
tình bạn, kế đến là tình yêu đôi lứa và ít<br />
28.10.2005<br />
gặp khó khăn nhất là trong tình cảm gia 4. Ngô Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga<br />
đình. Trong tình bạn, khó khăn lớn nhất là (2009), Xây dựng mô hình tham vấn học<br />
Không biết cách thiết lập tình bạn mới và đường – Một tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh<br />
Lo sợ bị lừa gạt, lợi dụng. Trong tình yêu viên lập nghiệp, Tạp chí Tâm lý học (11), tr.<br />
đôi lứa, các em lo lắng Chưa biết cách nuôi 15-22.<br />
dưỡng tình yêu và Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ 5. Phan Thị Mai Hương (Cb) (2007), Cách ứng<br />
phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó<br />
rơi. Trong gia đình, khó khăn lớn nhất mà<br />
khăn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
các em phải đối mặt là Nhớ nhà.<br />
6. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm<br />
4. Kết luận lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm<br />
Xét trong từng lĩnh vực, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Luận<br />
I, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài văn thạc sĩ, Trường ĐH Sư phạm TP. HCM.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/7/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
45<br />