intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

33
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tổng quan về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank và Sacombank CN Hưng Đạo; nghiên cứu thực trạng huy động vốn và những vấn đề liên quan đến huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank CN Hưng Đạo; phân tích hoạt động huy động vốn từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng Sacombank CN Hưng Đạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN- CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Châu Văn Thƣởng Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Nhƣ Thảo MSSV: 1311181554 Lớp : 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN- CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Châu Văn Thƣởng Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Nhƣ Thảo MSSV: 1311181554 Lớp : 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tp Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2017 ii
  4. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp nhiệt tình của thầy Châu Văn Thƣởng và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) - Chi nhánh Hƣng Đạo. Em xin chân thành cám ơn thầy Châu Văn Thƣởng – ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt bài luận tốt nghiệp. Em xin cám ơn quý thầy cô Khoa Kế toán- Tài chính- Ngân hàng đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm của mình để góp phần giúp em có đƣợc nền tảng kiến thức hỗ trợ cho việc thực tập tại đơn vị cũng nhƣ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin cám ơn các anh chị ở bộ phận Xử lý giao dịch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín-Chi nhánh Hƣng Đạo đã hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp chắn chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ quý thầy cô. Em xin chân thành cám ơn! Tp Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2017 iii
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.5 Kết cấu bài luận tốt nghiệp. .................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ..............................................................................................................................................3 1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM ...................................................... 3 1.1.1. Khái niệm NHTM ............................................................................................ 3 1.1.2. Chức năng NHTM ........................................................................................... 3 1.1.3. Vai trò NHTM .................................................................................................4 1.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn ....................................................... 4 1.2.1. Vốn của NHTM ............................................................................................... 4 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM ......................................................... 5 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quả huy động vốn của NHTM ............................... 7 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan ...............................................................................7 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan ...................................................................................8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO .................................................... 10 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín- CHI NHÁNH Hƣng Đạo…………… .................................................................................................................10 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ..................................10 2.1.2. Bối cảnh thành lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Hƣng Đạo .................................................................................................................... 11 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín- Chi nhánh Hƣng Đạo……………………………………………………………………………………….12 2.1.4 Các sản phẩm huy động vốn………………………………………………….14 iv
  6. 2.1.4.1 Tiền gửi thanh toán ...................................................................................... 14 2.1.4.2 Tiền gửi tiết kiệm ....................................................................................... 17 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hƣng Đạo từ 2013 đến 2015 .26 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – chi nhánh Hƣng Đạo ..........................................................................................................33 2.2.1. Tình hình huy động tiền gửi thanh toán giai đoạn 2013 – 2015 ................... 33 2.2.2. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2013 – 2015 ...................... 35 2.3 Nhận xét về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Hƣng Đạo ........................... 44 2.3.1. Điểm mạnh ....................................................................................................44 2.3.2. Điểm yếu........................................................................................................45 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO ...................................................................................................................................47 3.1 Định hƣớng phát triển huy động vốn tại ngân hàng ................................................47 3.1.1 Định hƣớng chung .............................................................................................. 47 3.1.2 Định hƣớng trong công tác huy động vốn ......................................................... 48 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Hƣng Đạo ................................................................................................................48 3.2.1. Đầu tƣ phát triển công nghệ, cải tiến trang thiết bị .......................................48 3.2.2. Đẩy mạnh chiến lƣợc marketing, giới thiệu sản phẩm ..................................49 3.2.3. Tăng cƣờng huy động vốn trung và dài hạn .................................................. 50 3.2.4. Tăng cƣờng huy động vốn từ doanh nghiệp .................................................. 50 3.2.5. Mở rộng thêm loại tiền gửi cho các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ...............51 3.2.6. Giảm bớt số tiền gửi tối thiểu cho một số sản phẩm tiết kiệm ...................... 51 3.2.7 Một số giải pháp khác ........................................................................................ 52 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 54 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 2 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 3 CN Chi nhánh 4 PGD Phòng giao dịch 5 GDV Giao dịch viên 6 DN Doanh nghiệp 7 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 8 KHCN Khách hàng cá nhân 9 CKH Có kỳ hạn 10 KKH Không kỳ hạn 11 TGTK Tiền gửi tiết kiệm vi
  8. DANH SÁCH CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Hệ thống PGD trực thuộc chi nhánh Hƣng Đạo 14 Bảng 2.2. So sánh sản phẩm “Tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống” 2 của Sacombank – Chi nhánh Hƣng Đạo với sản phẩm tƣơng 18 đồng của Vietcombank, Vietinbank Bảng 2.3. So sánh sản phẩm “Tiết kiệm Phù Đổng” của 3 Sacombank – Chi nhánh Hƣng Đạo với sản phẩm tƣơng đồng 22 của Vietcombank, Vietinbank Bảng 2.4. So sánh sản phẩm “Tiết kiệm tích tài” của Sacombank 4 – Chi nhánh Hƣng Đạo với sản phẩm tƣơng đồng của 24 Vietcombank, Vietinbank Bảng 2.5. Số liệu huy động vốn tại Sacombank CN Hƣng Đạo 5 27 giai đoạn 2013-2015 6 Bảng 2.6. Doanh số cho vay 2013-2015 của CN Hƣng Đạo 29 Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank- Chi 7 31 nhánh Hƣng Đạo 2013-2015 Bảng 2.8. Tiền gửi thanh toán phân theo đối tƣợng giai đoạn 8 33 2013 – 2015 Bảng 2.9. Tiền gửi tiết kiệm phân theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 9 35 2015 Bảng 2.10. Tiền gửi tiết kiệm phân theo đối tƣợng khách hàng 10 38 giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 2.11. Tiền gửi tiết kiệm phân theo loại hình sản phẩm giai 11 40 đoạn 2013 – 2015 vii
  9. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank- CN Hƣng Đạo 12 Biểu đồ 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank- Chi 2 32 nhánh Hƣng Đạo năm 2013-2015 3 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu TGTT giai đoạn 2013 – 2015 35 4 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015 37 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu TGTK theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2013 5 38 – 2015 6 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu TGTK theo sản phẩm giai đoạn 2013 – 2015 41 viii
  10. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong xu thế hiện đại hóa, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế cũng nhƣ đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao. Mọi thành phần kinh tế trong xã hội đều ra sức đầu tƣ và phát huy nguồn lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, hàng loạt công ty, nhà máy, khu công nghiệp… đƣợc thành lập. Với vai trò trung gian tài chính thì hoạt động của ngân hàng cũng diễn ra sôi nổi cùng với đó là sự canh tranh giữa các ngân hàng nội địa và sự tham gia của ngân hàng nƣớc ngoài( ANZ, HSBC, Standard Chartered…). Hòa trong xu thế phát triển, ngân hàng Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên đƣợc thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Sacombank luôn chú trọng nâng cao nguồn lực. Với mục tiêu mở rộng mạng lƣới hoạt động và hiện đại hóa các chi nhánh xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực, toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của ngân hàng Sacombank nói chung và ngân hàng Sacombank - CN Hƣng Đạo nói riêng luôn cố gắng phấn đấu và đổi mới để đem đến nhiều giá trị cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tƣ. Hiện nay hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank rất đa dạng, quan trọng hàng đầu phải nói đến là hoạt động huy động vốn. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đối với ngân hàng vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn là nguồn kinh doanh mang lại lợi nhuận bằng việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cả ngành kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng luôn cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng làm sao để có thể huy động đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ngân hàng Sacombank đã và đang cố gắng thực hiện các chiến lƣợc để có thể thu hút vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Nhận thức vai trò quan trọng của công tác huy động vốn tại ngân hàng trong thời điểm hiện nay vì vậy tôi chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - CN Hƣng Đạo” làm đề tài nghiên cứu để có thể vận dụng những kiến thức đã học từ trƣờng cũng nhƣ những kiến thức có đƣợc từ thực tiễn sau những buổi thực tập tại đơn vị. 1
  11. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu tổng quan về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank và Sacombank CN Hƣng Đạo. - Nghiên cứu thực trạng huy động vốn và những vấn đề liên quan đến huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank CN Hƣng Đạo. - Phân tích hoạt động huy động vốn từ đó đƣa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn cũng nhƣ nâng cao hiệu quả trong hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng Sacombank CN Hƣng Đạo. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín CN Hƣng Đạo. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào mảng huy động vốn từ nguồn khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu để nghiên cứu trong vòng 3 năm từ 2013-2015. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp định tính: Phƣơng pháp định tính nghiên cứu thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Sacombank CN Hƣng Đạo thông qua các biện pháp: + Thu thập thông tin, số liệu về huy động vốn qua các năm + Xử lý thông tin số liệu: thống kê, miêu tả, tổng hợp + Phân tích số liệu, đánh giá 1.5 Kết cấu bài luận tốt nghiệp.(gồm có 3 chƣơng) Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM. Chƣơng 2: Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Hƣng Đạo. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Hƣng Đạo. 2
  12. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM 1.1.1. Khái niệm NHTM Từ khi xuất hiện đã có những định nghĩa khác nhau về NHTM, tiêu biểu ở một số quốc gia: Ở Mỹ: “Ngân hàng thƣơng mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.” Ở Pháp, theo đạo luật ngân hàng(1941) định nghĩa: “Ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.” Ở Việt Nam: “Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán." Mỗi quốc gia có mỗi khái niệm riêng về NHTM, nhƣng nhìn chung các khái niệm trên đều nói đến đặc trƣng của NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệvới hoạt động chính là huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động đó. 1.1.2. Chức năng NHTM  Trung gian tín dụng: Với hoạt động chính huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, NHTM đã thực hiện chức năng của mình mang vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, không những đem lại lợi ích cho cả ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay mà còn mang về lợi nhuận trên sự chênh lệch có đƣợc từ lãi cho vay và lãi huy động. Không những vậy, hoạt động của NHTM còn góp phần phát triển nền kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng giúp quá trình hoạt động sản xuất đƣợc thực hiện liên tục, việc mở rộng quy mô cũng nhƣ sự thành lập của các công ty. Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhất cũng là yếu tố quyết định sự duy trì và phát triển của NHTM, nó là cơ sở để thực hiện chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền. 3
  13.  Trung gian thanh toán: Tham gia vào quá trình thanh toán giữa các khách hàng, NHTM với vai trò là ngƣời giữ tiền hộ cho tất cả khách hàng, thực hiện các khoản thanh toán, chi hộ cho khách hàng. Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đã thực sựu mang đến sự tiện lợi cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro, chi phí trong thanh toán đồng thời làm tăng tốc độ luân chuyển vốn trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh đƣợc liên tục góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, NHTM cũng đem về nguồn lợi ích lớn từ việc thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, nó làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện bằng số dƣ tiền gửi của khách hàng.  Chức năng tạo tiền: Đây là hệ quả của chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, từ số tiền gửi tiết kiệm hay số dƣ trên tài khoản của khách hàng sau khi giữ lại số tiền dự trữ bác buộc ngân hàng sẽ đem đi đầu tƣ hay cho vay phần còn lại từ đó sẽ sẽ chuyển thành nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Món tiền này sẽ xoay vòng trong hệ thống các ngân hàng thông qua chức năng thanh toán và tín dụng. NHTM đã thực hiện chức năng tạo tiền của mình. 1.1.3. Vai trò NHTM NHTM ngày càng đƣợc mở rộng về cả số lƣợng và chất lƣợng đã đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về vốn cũng nhƣ các dịch vụ ngân hàng góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, phát triển niền kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó NHTM còn có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nƣớc bằng việc đóng thuế và lợi nhuận mỗi năm. NHTM còn là công cụ để nhà nƣớc điều tiếtvĩ mô nền kinh tế.Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lƣợng tiền trong lƣu thông. Bằng hoạt động cung cấp tín dụng, NHTM thực hiện việc điều tiết các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trƣờng một cách có hiệu quả. 1.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn 1.2.1. Vốn của NHTM Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ có đƣợc do ngân hàng tự tạo lập hay huy động đƣợc nhằm mục đích kinh doanh bằng việc cho vay, đầu tƣ. Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn ngân hàng tạo lập do các chủ sỡ hữu góp vào, nó cũng đƣợc hình thành từ kết quả kinh doanh của ngân hàng.Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh nhƣng nó là yêu cầu pháp lý khi thành lập ngân hàng, đây cũng 4
  14. chính là tài sản đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vốn chủ sỡ hữu càng lớn càng tạo lập đƣợc lòng tin từ khách hàng.Vốn huy động: là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Đó là nguồn tiền do NHTM huy động từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này và có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho khách hàng khi kết thúc kỳ hạn gửi hay khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn đi vay: là nguồn vốn có đƣợc do NHTM vay từ NHNN, các NHTM khác hay các tổ chức tín dụng nhằm mục đích bổ sung kịp thời nguồn vốn trong trƣờng hợp nguồn vốn khả dụng thiếu cho hoạt động kinh doanh. Vốn khác: + Vốn trong thanh toán: Là nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập đƣợc trong quá trình làm trung gian thanh toán. + Vốn tiếp nhận: Là số vốn ngân hàng thƣơng mại tiếp nhận từ ngân hàng nhà nƣớc do tài trợ, uỷ thác đầu tƣ, làm đại lý, để cấp phát và cho vay các công trình tập trung trọng điểm của Nhà nƣớc. 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM  Phân loại theo thời gian huy động Vốn ngắn hạn: Là hình thức ngân hàng huy động vốn không kỳ hạn và vốn có kỳ hạn từ một năm trở xuống. Vốn trung hạn: Nguồn vốn huy động trên một năm đến ba năm. Vốn trung hạn đƣợc NHTM huy động mục đích cho vay các tổ chức có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Vốn dài hạn: Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và đƣợc NHTM sử dụng vào nhiệm vụ đầu tƣ phát triển theo định hƣớng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: đầu tƣ vào các dự án phục vụ quốc tế dân sinh, các dự án đổi mới thiết bị công nghệ, xây mới các nhà máy… Lãi suất huy động vốn dài hạn thƣờng rất cao.  Phân loại theo đối tƣợng huy động Huy động từ các tổ chức kinh tế: Với vai trò trung gian thanh toán, NHTM mở tài khoản cho khách hàng, từ đó một lƣợng tiền lớn đƣợc hình thành từ các tài khoản của khách hàng phục vụ nhu cầu thanh toán, sự đan xen giữa khoản phải thu và khoản phải 5
  15. trả làm hình thành một nguồn vốn nhất định từ số dƣ tiền gửi của khách hàng. Đó là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, do đó nếu ngân hàng biết tận dụng sẽ đem đến hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, những nguồn tiền đang chờ đến thời điểm thực hiện kế hoạnh kinh doanh còn đƣợc các tổ chức tận dụng bằng việc gửi có kỳ hạn vào ngân hàng để nhận đƣợc lãi suất. Tuy nhiên vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp thƣờng không cao do tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh dẫn đến ít khi doanh nghiệp có dƣ vốn trong thời gian dài. Huy động từ tần lớp dân cƣ: mỗi gia đình, cá nhân đều có những khoản tiết kiệm, dự phòng cho tƣơng lai, khi xã hội càng phát triển, thu nhập của ngƣời dân cao lên làm cho khoản tiết kiệm cũng tăng. Ngân hàng nắm bắt đƣợc điều này và thực hiện nhiều hình thức để có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vốn vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác: Nguồn vốn có đƣợc bằng cách vay NHNN, các NHTM hay các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vay này thƣờng có lãi suất cao do đó NHTM rất hạn chế vay, chỉ vay những lúc cấp bách cần vốn trong thời gian ngắn.  Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn: là hình thức gửi tiền vào ngân hàng mà không có sự thỏa thuận trƣớc của khách hàng về thời điểm rút. Khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, do đó loại tiền này khá biến động, ngân hàng không chủ động sử dụng loại tiền này mà phải luôn dự trữ tiền để phục vụ nhu cầu rút khi khách hàng cần, đó là lý do lãi suất chi cho loại tiền gửi này rất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn: là hình thức gửi tiền vào ngân hàng mà có sự thỏa thuận trƣớc của khách hàng về thời điểm rút. Loại tiền này khá ổn định, ngân hàng có thể chủ động sử dụng loại tiền này vào mục đích kinh doanh phù hợp với kỳ hạn gửi, do đó lãi suất ngân hàng chi cho hình thức gửi có kỳ hạn khá cao.  Huy động bằng phát hành giấy tờ có giá Trái phiếu ngân hàng: Là cam kết trả nợ cả góc và lãi của ngân hàng với chủ sỡ hữu trái phiếu với mục đích huy động vốn trung và dài hạn. 6
  16. Kỳ phiếu ngân hàng: Là giấy tờ có giá có hình thức giống trái phiếu ngân hàng nhƣng là loại hình ngắn hạn nhằm phục vụ mục đích ngắn hạn của ngân hàng 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quả huy động vốn của NHTM 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan - Chính sách của nhà nƣớc: đây là nhân tố đánh thẳng đến chiến lƣợc huy động vốn của ngân hàng. Khi nhà nƣớc khuyến khích huy động vốn, ngân hàng sẽ dựa vào các văn bản pháp luật của nhà nƣớc để làm căn cứ cho việc tăng cƣờng huy động vốn, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Ngƣợc lại, khi nhà nƣớc không khuyến khích công tác huy động vốn, các chiến lƣợc huy động sẽ bị ngƣng lại buộc phải chuyển sang chiến lƣợc mới - Yếu tố chính trị: quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ tạo sự an tâm cho ngƣời dân làm ăn sinh sống, họ sẽ không có nhu cầu tích trữ nhiều tiền cho những tình huống đặc Ngƣợc lại, với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho ngƣời dân, do đó họ sẽ muốn nắm giữ tiền để phòng khi có bất trắc do đó làm mất đi một lƣợng vốn huy động từ những khách hàng này. - Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: Sự biến động của nền kinh tế ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của cá nhân, đơn vị có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tiền vào ngân hàng, mua vàng, USD tích trữ hay các tài sản có giá trị. Trong nền kinh tế lạm phát, đồng tiền bị mất giá, ngƣời nắm giữ nhiều tiền sẽ có xu hƣớng mua vàng, ngoại tệ ổn định hay các tài sản khác thây vì gửi tiền vào ngân hàng. Ngƣợc lại, với nền kinh tế phát triển ổn định mặt nhiên tỷ lệ tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên bởi họ nhận đƣợc mức lãi suất hợp lý cao hơn nhiều với mức lạm phát. - Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Lƣợng tiền tiết kiệm đƣợc phụ thuộc vào thu nhập và nhu cầu thiết yếu của họ, nếu tỷ lệ gia tăng của thu nhập cao hơn so với tỷ lệ gia tăng của nhu cầu thiết yếu thì tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng. Tuy nhiên lƣợng tiền tiết kiệm này có đƣợc gửi vào ngân hàng hay không còn tùy thuộc vào tâm lý của ngƣời dân, bởi họ có thể mua vàng, USD, hay tài sản khác để dự trữ. - Nhu cầu vốn của nền kinh tế: đất nƣớc trong quá trình hội nhập, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp, bên cạnh đó là sự thành lập của các công ty, để thực hiện các hoạt động này thì nhu cầu về vốn là không thể thiếu. Với vai trò trung gian về tiền tệ, NHTM sẽ đƣa tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu bằng cách huy động vốn để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cũng nhƣ cá nhân có nhu cầu. Do đó, vai trò 7
  17. của NHTM là không thể thiếu và còn phải phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng. - Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cƣ: mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có một nền văn hóa riêng. Những nơi có nền kinh tế phát triển, ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng, điều này làm giảm rủi ro mất cắp khi nắm giữ tiền, bên cạnh đó họ còn nhận đƣợc lãi cho việc gửi tiền; ngƣợc lại ở vùng nông thôn còn kém phát triển, ngƣời dân thích giữ tiền hoặc vàng bởi họ không biết nhiều về ngân hàng, họ sợ những thủ tục rƣờm rà, sợ rủi ro sẽ bị mất tiền.Ở những thành phố lớn, dân cƣ đông, mức thu nhập của ngƣời dân cao, lƣợng tiền tiết kiệm sẽ nhiều hơn so với vùng nông thôn- nơi có mức sống thấp, đó là lý do các ngân hàng tập trung nhiều ở các thành phố lớn. 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan  Uy tín của NHTM: Gửi tiền vào một ngân hàng lớn, có uy tín luôn là sự chựa chọn ƣu tiên của khách hàng, bởi khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi. Mặc dù lãi suất có thể thấp hơn so với các ngân hàng khác nhƣng khách hàng tin rằng tiền mình gửi sẽ tuyệt đối an toàn,có thể nhận lại đƣợc khi cần. Đó là lý do các ngân hàng luôn cố gắng tạo một hình ảnh tốt đẹp, uy tín đối với khách hàng.  Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất tiền gửi là yếu tố khách hàng rất chú ý khi gửi tiền. Với các ngân hàng cùng cấp, ngân hàng có mức lãi suất cao hơn luôn đƣợc khách hàng lựa chọn bởi mục đích của khách hàng khi gửi tiền là nhận đƣợc món tiền lãi.  Chính sách sản phẩm và mạng lƣới hoạt động: Tiền tiết kiệm đƣợc dự trữ cho các nhu cầu trong tƣơng lai, bởi thế ngân hàng cần mở rộng các hình thức sản phẩm, các kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm tiền gửi phụ hợp với nhu cầu của mình. Bên cạnh đó mạng lƣới rộng khắp cũng là yếu tố đƣợc khách hàng quan tâm bởi sự thuận tiện khi thực hiện gửi tiền một nơi gần nhất.  Chính sách quảng cáo: Để khách hàng biết đến ngân hàng thì công tác quảng cáo là không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng tiên tiến, qua các hình thức của phƣơng tiện thông tin đại chúng, ngân hàng có thể giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng. Từ đó khách hàng biết đến, tìm hiểu và lựa chọn đƣợc sản phẩm phù hợp với nhu cầu gửi tiền của mình.  Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị mới, vận hành tốt, các giao dịch của khách hàng đƣợc thực hiện nhanh chống thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch. 8
  18.  Chính sách khác(chính sách khách hàng, dịch vụ ngân hàng…): Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp luôn đƣợc khách hàng đánh giá cao, tạo sự hài lòng cho khách hàng khi thực hiện giao dịch. Do đó để thu hút khách hàng thì hoạt động của nhân viên ngân hàng là rất quan trọng ảnh hƣởng đến việc khách hàng có tiếp tục đến giao dịch ở ngân hàng nữa hay không. Không ngừng thu hút nguồn khách hàng mới nhƣng cũng không thể không quan tâm đến khách hàng cũ, làm sao để giữ khách hàng lại là điều rất quan trọng. Bỡi lẽ đó ngân hàng luôn có những chính sách ƣu đãi dành cho khách hàng thân thiết. 9
  19. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HƢNG ĐẠO 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín- CHI NHÁNH Hƣng Đạo 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín  Logo:  Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN.  Tên tiếng Anh: SAIGON THUONG TIN COMMERICAL JOINT STOCK BANK.  Tên viết tắt: SACOMBANK.  Địa chỉ trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3, TP.HCM.  Website: www.sacombank.com.vn.  Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng (viết bằng chữ: Mƣời hai tỉ bốn trăm hai mƣơi lăm triệu một trăm mƣời lăm ngàn chín trăm đồng) tại thời điểm 06/01/2015. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) thành lập vào ngày 05/12/1991 tại thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia và chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Năm 1996, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu và cũng là ngân hàng TMCP tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE (Sở giao dịch chứng khoán TPHCM) với mã chứng khoán STB. Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) vào năm 2005 và cộng đồng ngƣời Hoa (Chi nhánh Hoa Việt) vào năm 2007. Bên cạnh đó, Sacombank còn tiên phong mở rộng mạng lƣới hoạt động đến vùng sâu vùng xa và ra cả ngoài biên giới, nhƣ thành lập chi nhánh tại Lào và Ngân hàng con tại Campuchia 10
  20. Kể từ sau khi sáp nhập ngân hàng TMCP Phƣơng Nam vào ngày 01/10/2015, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, chỉ sau 4 Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc, với tổng tài sản đạt 297.184 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng, mạng lƣới hoạt động lên đến 564 điểm giao dịch trên toàn quốc, Lào và Campuchia với tổng số cán bộ nhân viên là 16.007 nhân viên. 2.1.2. Bối cảnh thành lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Hƣng Đạo Chi nhánh Hƣng Đạo là một trong những đơn vị đƣợc thành lập sớm nhất trong hệ thống Sacombank (22/01/1992). Chi nhánh Hƣng Đạo tiền thân là hợp tác xã tín dụng Thành Công, tên gọi đầu tiên là chi nhánh Thành Công đặt tại số 56/3 Âu Cơ, phƣờng 9, quận Tân Bình. Nhân sự khi đó chƣa đến 20 nhân viên cùng với máy móc, phƣơng tiện làm việc thô sơ, phần lớn là ghi chép, cập nhật chứng từ sổ sách bằng tay, các nghiệp vụ ngân hàng trong giai đoạn này cũng khá đơn giản. Ngày 25/08/2003 chi nhánh Hƣng Đạo dời trụ sở về số 99A Nguyễn Văn Cừ, phƣờng 2, quận 5 và hoạt động cho đến ngày hôm nay. Số dƣ huy động đạt 3.600 tỷ, dƣ nợ cho vay đạt trên 5.500 tỷ, với số lƣợng nhân sự lên đến 183 nhân viên. Trải qua 24 năm hình thành và phát triển, Sacombank – Chi nhánh Hƣng Đạo đã khẳng định đƣợc vị trí của mình đối với khách hàng và thƣơng hiệu Sacombank tại địa bàn. Với sức trẻ và nhiệt huyết, toàn bộ cán bộ nhân viên sống và làm việc với phƣơng châm “Luôn đổi mới, luôn sáng tạo” để “Phải thành công, mãi thành công”.Các hoạt động chính:  Nhận tiền gửi: không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu để huy động vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc.  Cấp tín dụng dƣới các hình thức: - Cho vay - Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác - Bảo lãnh Ngân hàng - Phát hành thẻ tín dụng 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2