ĐẠI HỌC HUẾ<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ<br />
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
--------<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HÀI LÒNG<br />
CÔNG VIỆC VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI<br />
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG<br />
<br />
Đ<br />
<br />
PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
HỒ THỊ KIM LIÊN<br />
<br />
Khóa học 2010 - 2014<br />
<br />
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt<br />
nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và<br />
cá nhân khác nhau.<br />
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô<br />
của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo<br />
tốt nghiệp này.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
những điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn<br />
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và toàn bộ nhân viên<br />
của Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, cung cấp những<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
tư liệu và tạo điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại<br />
Ngân hàng.<br />
<br />
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến ThS. Hoàng La<br />
Phương Hiền, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn<br />
thành luận văn tốt nghiệp.<br />
<br />
Cuối cùng, xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp<br />
<br />
Đ<br />
<br />
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.<br />
Mặc dù tôi đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành luận văn tốt<br />
nghiệp này trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không<br />
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự cảm thông và tận tình<br />
chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên.<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Hồ Thị Kim Liên<br />
<br />
GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Nguồn nhân lực có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi<br />
doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố con người thì<br />
khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường<br />
hiện nay, công nghệ và con người là hai yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả sản<br />
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực của con người không chỉ mang lại<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mà còn quyết định khả năng cạnh tranh của<br />
doanh nghiệp trên thị trường. Nghĩa là tổ chức nào kích thích được lòng nhiệt tình<br />
của người lao động trong quá trình làm việc, tạo được sự gắn bó của người lao<br />
động với tổ chức thì tổ chức đó sẽ tồn tại và phát triển. Để thu hút, duy trì và phát<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
triển nguồn nhân lực thì doanh nghiệp phải có các chính sách phù hợp thúc đẩy các<br />
nhân viên của mình làm việc và cống hiến hơn.<br />
<br />
Với quan điểm quản trị nguồn nhân lực hiện đại doanh nghiệp cần nhận thức<br />
rằng con người là vốn nguồn lực quý giá nhất trong tổ chức của mình. Là nguồn nhân<br />
lực cần được đầu tư phát triển và có chiến lược duy trì nguồn nhân lực như việc duy trì<br />
bất kỳ các mối quan hệ chiến lược khác của tổ chức, vì quan hệ giữa người lao động và<br />
<br />
Đ<br />
<br />
người sử dụng lao động là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.<br />
Trong doanh nghiệp nếu nhân sự không ổn định, nhân viên thuyên chuyển công<br />
việc. Một số hệ lụy tác động trực tiếp đến doanh nghiệp như nhân sự bị thiếu hụt, tiến<br />
độ công việc hoàn thành chậm, thông tin bị rò rỉ, bị mất khách hàng, bị mất công nghệ,<br />
tăng thêm đối thủ cạnh tranh, chi phí tuyển dụng mới, chi phí đào tạo nhân lực mới,…<br />
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để nhân viên gắn bó với công ty lâu dài? Để trả lời<br />
câu hỏi đó, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài<br />
lòng công việc và sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân<br />
hàng Phát triển Thừa Thiên Huế”.<br />
<br />
SVTH: Hồ Thị Kim Liên - Lớp: K44A Thương mại<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền<br />
<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
• Mục tiêu chung<br />
Xác định các yếu tố của mức độ thỏa mãn công việc ảnh hưởng đến sự gắn kết<br />
với doanh nghiệp dài lâu của nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên<br />
Huế. Từ đó chúng ta sẽ biết được những vấn đề mà các thành viên của doanh nghiệp<br />
quan tâm để có giải pháp chiến lược nhân sự để giúp cho doanh nghiệp xây dựng được<br />
đội ngũ lực lượng nhân viên ổn định cho doanh nghiệp.<br />
• Mục tiêu cụ thể<br />
sự gắn kết của nhân viên tại Đơn vị.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về sự hài lòng trong công việc cũng như<br />
Xác định được các yếu tố của sự hài lòng trong công việc ảnh hưởng đến sự gắn<br />
kết với doanh nghiệp của nhân viên ở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế.<br />
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hài lòng trong công việc đến mức độ<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
gắn kết với doanh nghiệp của nhân viên.<br />
<br />
Đề ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng trong công việc<br />
cho nhân viên và tăng cường sự gắn kết của họ đối với Đơn vị.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố của mức độ thỏa mãn công việc ảnh hưởng đến<br />
sự gắn kết với doanh nghiệp của nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Đối tượng điều tra: nhân viên đang làm việc chính thức tại Chi nhánh Ngân hàng<br />
Phát triển Thừa Thiên Huế.<br />
Phạm vi nghiên cứu: các thông tin thứ cấp được thu thập tại Chi nhánh Ngân<br />
hàng Phát triển Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2013. Các thông tin sơ cấp liên<br />
quan đến việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân đang làm việc tại Chi nhánh Ngân<br />
hàng Phát triển Thừa Thiên Huế được thu thập và xử lí trong khoảng thời gian từ<br />
02/2014 đến 04/2014.<br />
<br />
SVTH: Hồ Thị Kim Liên - Lớp: K44A Thương mại<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền<br />
<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp<br />
Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Chi nhánh Ngân hàng Phát triển<br />
Thừa Thiên Huế như thông tin về lực lượng lao động, kết quả hoạt động kinh doanh,<br />
tài sản – nguồn vốn… từ phòng Kế toán và phòng Hành chính - Quản lí nhân sự của<br />
Đơn vị.<br />
Một số công trình nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp đại học, cao học. Tuy đó<br />
không phải là các nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu giống với các mục tiêu mà<br />
giá trị để xây dựng hướng nghiên cứu.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
nghiên cứu đang tiến hành nhưng về cơ bản đã có được nhiều thông tin tham khảo có<br />
Ngoài ra, còn thu thập được rất nhiều thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ<br />
Internet, nhưng do tính tin cậy không cao nên chủ yếu là sử dụng với mục đích tham khảo.<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp<br />
<br />
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp<br />
nhân viên của Đơn vị và được sử dụng để tiến hành các phân tích cần thiết nhằm đạt<br />
được mục tiêu nghiên cứu.<br />
<br />
4.2. Phương pháp chọn mẫu<br />
<br />
Tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể nhân viên hiện đang làm việc tại Đơn vị và số<br />
nhân viên chính thức của Chi nhánh hiện nay là 66 người. Vì vậy, lượng bảng hỏi phát<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ra sẽ là 66 bảng.<br />
<br />
4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu<br />
Bảng hỏi được xây dựng dựa bằng phương pháp định tính trên cơ sở các nghiên<br />
cứu trước đây và các tài liệu về tác động của các yếu tố thỏa mãn công việc đến mức độ<br />
gắn kết của nhân viên, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia,<br />
giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự và nhân viên của Đơn vị để<br />
điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.<br />
Khảo sát bằng phiếu điều tra và dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS. Trước tiên, các kết quả thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đưa ra các đặc<br />
điểm chung về đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu. Sau đó các biến<br />
SVTH: Hồ Thị Kim Liên - Lớp: K44A Thương mại<br />
<br />
3<br />
<br />