intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dichloromethan loài Cóc kèn leo (Derris scandens (Roxb.) Benth.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dichloromethan loài Cóc kèn leo (Derris scandens (Roxb.) Benth.)” với mục tiêu phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất hóa học trong phân đoạn dichloromethan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dichloromethan loài Cóc kèn leo (Derris scandens (Roxb.) Benth.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– Lê Võ Huyền Anh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN DICHLOROMETHAN LOÀI CÓC KÈN LEO (Derris scandens (Roxb.) Benth.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– Lê Võ Huyền Anh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN DICHLOROMETHAN LOÀI CÓC KÈN LEO (Derris scandens (Roxb.) Benth.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN TÀI ThS. NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận được thực hiện tại Khoa Hóa Thực vật I – Viện Dược liệu Trung Ương; số 3B, Quang Trung, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; tháng 7 năm 2020 – tháng 6 năm 2021. Với sự trân trọng và sự biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội; các anh chị khoa Hóa Thực vật I, viện Dược liệu Trung Ương, đã chỉ bảo, giảng dạy và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn: TS. Nguyễn Văn Tài – Trưởng khoa Hóa Thực vật, Viện Dược liệu đã tin tưởng giao đề tài và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình viết khóa luận. CN. Phùng Như Hoa – Nghiên cứu viên, khoa Hóa Thực vật, Viện Dược liệu đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. Em cũng xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thúc Thu Hương – Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè, các em sinh viên tại khoa Hóa Thực vật, Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Sinh viên Lê Võ Huyền Anh
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy ) 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Hydro - Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy ) CC Sắc ký cột (Column Chromatography) DCM Dichloromethan d Doublet dd Doublet of doublet DEPT Ditortionless Enhancement by Polarization Transfer ESI-MS Phổ khối ion hóa phun mù điện tử (Electronspray Ionization Mas Spectrum ) EtOAc Ethyl acetat EtOH Ethanol HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) HPLC điều chế Sắc ký lỏng điều chế hiệu năng cao (Preparative High Performance Liquid Chromatography) IC50 Nồng độ ức chế 50% (50% inhibitory concentration) IR Tia hồng ngoại (Infrared) MeOH Methanol n-BuOH n-Butanol -6 ppm 10 (Parts per million) s Singlet t Triplet TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) UV Tia tử ngoại (Ultra violet)
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ Hình ảnh, hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 1 Cấu trúc Rotenone dùng làm thuốc trừ sâu 4 Hình 2 Các bộ phận của cây Cóc kèn leo 6 Một số sản phẩm hỗ trợ điều trị đau xương khớp Hình 3 10 từ Cóc kèn leo Cấu trúc một số isoflavonoid và coumarin được Hình 4 11 phân lập từ loài Cóc kèn leo Cấu trúc hóa học các isoflavon glycosid từ loài Hình 5 12 Cóc kèn leo Cấu trúc hóa học các isoflavonoid từ loài Cóc Hình 6 13 kèn leo Sắc ký đồ HPLC của 3 hợp chất phân lập được từ Hình 7 cao chiết DCM Cóc kèn leo 24 Sắc ký lớp mỏng đối chứng giữa hợp chất 1 và Hình 8 25 β-sitosterol Hình 9 Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 27 Sắc ký đồ TLC của hợp chất 3 (1) và Daucosterol Hình 10 đối chiếu (2) ở các hệ dung môi khai triển khác 28 nhau
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang So sánh dữ liệu phổ của hợp chất 2 và phổ của Bảng 1 30 Lupalbigenin DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Tóm tắt quy trình chiết các phân đoạn từ dược liệu Sơ đồ 1 20 cây Cóc kèn leo Quy trình phân lập 3 hợp chất tinh khiết từ phân Sơ đồ 2 đoạn DCM 22 Tóm tắt quy trình phân lập các hợp chất từ phân Sơ đồ 3 đoạn DCM 23
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 1.1 Tổng quan về chi Derris ....................................................................................... 3 1.1.1 Vị trí phân loại chi Derris ................................................................................ 3 1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Derris.................................................. 3 1.1.3 Thành phần hóa học trong chi Derris .............................................................. 4 1.1.4 Công dụng theo y học cổ truyền của một số loài thuộc chi Derris .................. 4 1.2 Tổng quan về loài Cóc kèn leo (Derris scandens) ............................................... 5 1.2.1 Đặc điểm thực vật của Cóc kèn leo .................................................................. 5 1.2.2 Tác dụng dược lý của Cóc kèn leo ................................................................... 6 1.2.3 Thành phần hóa học của Cóc kèn leo ............................................................ 10 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 15 2.1 Nguyên vật liệu .................................................................................................... 15 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 15 2.1.2 Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu............................................................. 15 2.2 Nội dung thực hiện.............................................................................................. 16 2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 16 2.3.1 Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất .............................................. 16 2.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất .............................................. 18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 22 3.1 Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất .......................................................... 19 3.1.1. Điều chế các phần chiết từ cây Cóc kèn leo ................................................. 19 3.1.2 Phân lập các chất trong phần chiết dichloromethan của cây Cóc kèn leo .... 20 3.2 Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được .................................. 25 3.2.1 Hợp chất 1 ...................................................................................................... 25
  8. 3.2.2 Hợp chất 2 ...................................................................................................... 25 3.2.3 Hợp chất 3 ...................................................................................................... 28 3.3 Bàn luận ............................................................................................................... 28 3.3.1 β-Sitosterol ..................................................................................................... 29 3.3.2 Daucosterol .................................................................................................... 29 3.3.3 Lupalbigenin ................................................................................................... 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... ...........31
  9. MỞ ĐẦU Bệnh lý về xương khớp là nhóm bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó viêm khớp đang ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh và xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Theo WHO, viêm khớp là một trong mười bệnh khó kiểm soát nhất ở các nước phát triển. Y học hiện đại đưa ra nhiều nguyên nhân như béo phì, chấn thương, lười vận động, thói quen sinh hoạt sai, tuổi tác,… Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, những nguyên nhân này tác động đến dịch khớp, mật độ xương. Nó khiến cho khớp bị suy yếu và gây bệnh. Ước tính trên toàn thế giới, 9,6% nam giới và 18,0% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng bị viêm xương khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng được trẻ hóa. 80% những người bị viêm xương khớp sẽ có những hạn chế trong vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động chính hàng ngày của họ trong cuộc sống. Tại Việt Nam theo thống kê, bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp nói riêng luôn là bệnh được đánh giá có số người mắc cao nhất. Năm 2017, có tới trên 35% dân số mắc các vấn đề về xương khớp. Trong đó, thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống (20%), viêm khớp dạng thấp (2-5%), và còn lại là bệnh gút, lupus, đau xơ cơ và viêm khớp nhiễm trùng, các bệnh thấp khớp, viêm đa khớp… Đối với việc điều trị bệnh viêm khớp thì ngoại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là các bệnh mạn tính. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp gần như là rất khó khăn. Một trong số những phương pháp điều trị được áp dụng là sử dụng thảo dược với tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh viêm khớp. Liệu pháp này đang rất được quan tâm bởi hiệu quả điều trị và an toàn. Theo kết quả khảo sát của các Sở Y tế từ 65 tỉnh của Thái Lan, Cóc kèn leo là một trong 10 vị thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong y học cổ truyền để điều trị đau xương khớp [12]. Không chỉ vậy, tác dụng này còn được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng so sánh với một số thuốc được sử dụng trong điều trị như diclofenac, 1
  10. naproxen hay ibuprofen. Kết quả chỉ ra Cóc kèn keo cho tác dụng tương tự với các thuốc được dùng để so sánh. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp cùng với nhu cầu của thị trường, Thái Lan đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ điều trị đau xương khớp. Tuy nhiên, nghiên cứu thành phần hóa học trong cây Cóc kèn leo còn rất hạn chế ở nước ta và trên thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dichloromethan loài Cóc kèn leo (Derris scandens (Roxb.) Benth.)” với mục tiêu phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất hóa học trong phân đoạn dichloromethan. 2
  11. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chi Derris 1.1.1 Vị trí phân loại chi Derris Dựa trên hệ thống phân loại của Wildlife Information Liaison Development (WILD) Society (Hiệp hội Phát triển thông tin Động vật hoang dã), chi Derris thuộc [35]: Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae) Ngành (Division): Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp (Class): Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp (Subclass): Hoa hồng (Rosidae) Bộ (Order): Đậu (Fabales) Họ (Family): Đậu (Fabaceae) Chi (Genus): Derris 1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Derris Trên thế giới, chi Derris (họ Fabaceae) bao gồm khoảng 50 loài, trong đó có 16 loài có thể được tìm thấy ở Thái Lan. Chi Derris phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Hình dạng, kích thước, độ dày và đường viền lá là những yếu tố cơ bản để có thể nhận biết các loài thuộc chi Derris. Sắc tố lá non nhiều loài có màu hơi đỏ hoặc hơi nâu. Những sắc tố này dường như không liên quan đến cường độ ánh sáng mặt trời mà cây nhận được. Có thể được tìm thấy ở một số loài như D.trifoliata, D.scandens và P.elliptica. Hoa của các loài Derris tương đối nhỏ (dưới 1,5cm) khi so sánh với các chi khác. Cánh hoa thường có màu trắng, hơi hồng hoặc hơi tía và có mùi thơm. Đài hoa thường có màu hơi đỏ, số ít có màu xanh lục. Các cánh không cong hoặc cuộn ngược 3
  12. về phía đài hoa, ngoại trừ ở loài D.reticulata và D.tonkinensis, các cánh cong rõ rệt. [37] 1.1.3 Thành phần hóa học trong chi Derris 1.1.3.1 Rotenoids Rotenone là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loài thuộc chi Derris. Chất này được sử dụng trên toàn thế giới như một loại thuốc trừ sâu phổ rộng. Trong thú y, rotenone được sử dụng để trị ve, rận trên chó, mèo, ngựa, gà và cá loại gia cầm khác. Rotenone đã được chứng minh là độc hại đối với người, động vật và cá. [29,30] Hình 1: Cấu trúc Rotenone dùng làm thuốc trừ sâu 1.1.3.2 Isoflavones Một số loài của chi Derris được nghiên cứu có hệ thống có chứa nhiều hợp chất isoflavones như scandenon, scandinon, osajin, chandalone có trong D.scandens; các hợp chất robuston, derrubon, 5-hydroxy-7-methoxyisoflavon, robuston methyl ether, derruston,... có trong D.robusta,... [15] 1.1.3.3 3-phenyl coumarins Một số hợp chất 3-phenyl coumarins được tìm thấy trong một số loài của chi Derris như scandenin, chandalin, lonchocarpenin có trong D.scandens; robustic acid, robustin, robustic acid methyl ether, robustin methyl ether có trong D.robusta. [15] 1.1.4 Công dụng theo y học cổ truyền của một số loài thuộc chi Derris 4
  13. Một số loài của chi Derris được nuôi trồng và sử dụng rễ, lá của chúng như một loại thuốc trừ sâu hoặc chất độc. Một số loài, ví dụ D.scandens (Roxb.) Benth., D.alborubra Hemsl., D.reticulata Craib. và D.thorelii (Gagnep.) Craib. được sử dụng làm thuốc địa phương ở Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác. D.elliptica được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á trong điều trị bệnh phong và ngứa, như một chất khử trùng và cũng được áp dụng cho áp xe. Nó cũng được sử dụng làm thuốc phá thai, rễ được dùng làm thuốc an thai và thân cây làm thuốc bổ máu ở Thái Lan. [1] Thân cây D.scandens khô được sử dụng trong y học cổ truyền Thái Lan như một loại thuốc long đờm, chống ho, lợi tiểu, chống kiết lỵ và điều trị đối với đau cơ xương khớp. [19] 1.2 Tổng quan về loài Cóc kèn leo (Derris scandens) Tên Việt Nam: Cóc kèn leo Tên khoa học: Derris scandens (Roxb.) Benth. Tên khác: Dalbergia scandens Roxb. [18] 1.2.1 Đặc điểm thực vật của Cóc kèn leo Cóc kèn leo thuộc họ Fabaceae, có tên khoa học là Derris scandens, một số tên khác như Dalbergia scandens (Roxb.), Derris timoriencis (DC), Dalbergia timorienses (DC) hay Millettia littoralis Dunn. Ở Thái Lan loài này được gọi là Jewel Vine hay Tao-WanPriang. Cây dây leo, lá kép, thường có 3-5 (ít khi 7) lá chét xoan dài 5-10cm, rộng 2-4cm, chóp nhọn, gốc tròn, không lông. Hoa mọc thành chùm đứng ở nách lá. Hoa trắng, ửng hồng, dài 12mm, đài hoa có màu trắng. Quả tròn 3-4cm, xám vàng, chứa 1 hạt màu vàng hung. Cóc kèn leo được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Australia [28]. Ở Việt Nam, loài này được phân bố ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. [3] 5
  14. Hình 2: Các bộ phận của cây Cóc kèn leo 1.2.2 Tác dụng dược lý của Cóc kèn leo Cóc kèn leo (Derris scandens (Roxb.) Benth.) thường được sử dụng trong y học cổ truyền Thái Lan như một loại thuốc long đờm, chống ho, lợi tiểu, chống kiết lỵ và điều trị đối với đau cơ xương khớp [19]. Việc nghiên cứu một cách khoa học và đầy đủ về hoạt tính sinh học của cây Cóc kèn leo đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy tiềm năng dược lý khác nhau của loài thực vật này trên cả hai mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo. Y học hiện đại đã chỉ ra một số tác dụng dược lý của D.scandens như: tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; tác dụng chống oxy hóa; cải thiện tình trạng lão hóa và tổn thương da; tác dụng chống viêm, giảm đau cơ xương khớp; độc tính với một số tế bào ung thư...[28]. Tuy nhiên, tác dụng được quan tâm là tác dụng trong điều trị bệnh cơ xương khớp: tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp. 1.2.2.1 Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm 6
  15. Năm 2015, H.Hussain và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của rễ và thân loài Cóc kèn leo. Kết quả tổng thể của nghiên cứu này cho kết luận các chất chiết xuất khác nhau của D.scandens có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống vi khuẩn đáng kể. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy scandenin cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh và các đặc tính chống nấm và chống rong kinh thuyết phục. [17] 1.2.2.2 Tác dụng điều hòa miễn dịch Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Chuthaputti A và Chavalittamrong P. đánh giá tác dụng điều hòa miễn dịch của cao chiết ethanol 50% phần thân Cóc kèn leo trên chuột. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp trục đánh giá độ an toàn trên chuột sau sáu tháng sử dụng cao chiết này. Kết quả chỉ ra rằng, cao chiết ethanol 50% phần thân D.scandens ở các liều được đưa ra không tạo ra bất kỳ độc tính nào ở chuột. [12,27] Thử nghiệm lâm sàng đánh giá độ an toàn của việc sử dụng Derris scandens được thực hiện ở 47 tình nguyện viên khỏe mạnh. Đồng thời có thể đánh giá sơ bộ tác dụng của nó đối với hệ thống miễn dịch. Kết quả cho thấy rằng chiết xuất ethanol D.scandens với liều 400mg/ngày cho những người tình nguyện bình thường trong hai tháng là an toàn và có thể tạo kích thích tiết ra các cytokin giúp điều hòa miễn dịch. [8] 1.2.2.3 Tác dụng hạ đường huyết Năm 2019, Md. Mahbubur và cộng sự nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất từ lá Derris scandens và Thunbergia erecta ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Nghiên cứu này cho thấy rằng cả MEDS và METE đều có hiệu lực hạ đường huyết trên mô hình động vật. Do đó, lá của Derris scandens và Thunbergia erecta có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường. [24] 1.2.2.4 Tác dụng chống oxy hóa Năm 2019, nhóm nghiên cứu của R.Nooin đã tiến hành đánh giá khả năng chống oxy hóa, chống peroxy hóa và tính an toàn in vitro của dịch chiết cây Cóc kèn leo ở miền Nam Thái Lan. Kết luận được D.scandens được trồng ở miền Nam Thái 7
  16. Lan có đặc tính chống oxy hóa, gây độc cho tế bào Caco-2 và không độc cho tế bào bình thường. Cần thực hiện thêm các mô hình đánh giá an toàn bao gồm cả động vật và con người để tìm ra liều lượng an toàn của D.scandens. [25] 1.2.2.5 Tác dụng chống viêm Năm 2003, P. Laupattarakasem và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao chiết nước (chiết hồi lưu) và cao chiết ethanol 96% (chiết ngâm) phần thân loài D.scandens. Kết quả cao chiết nước liều 500 µg/ml cho tác dụng chống oxy hóa đáng kể (23%). Tác dụng chống oxy hóa của genistein và dẫn xuất isoprenyl tương đương với các chất chống oxy hóa tiêu chuẩn. Như vậy, tác dụng chống viêm của cao chiết nước có thể một phần là do isoflavonoid gây ra [21]. Không chỉ phần thân mà ngay cả phần lá và phần rễ D.scandens cũng đều thể hiện tác dụng chống viêm. Tổng phần trăm ức chế phù trong thời gian sáu giờ của cao chiết lá, cao chiết rễ D.scandens, ovaliflavanon, lupinifolin và indomethacin lần lượt là 47,02 ± 0,69, 35,79 ± 1,02, 24,42 ± 1,40, 11,95 ± 0,84, 38,99 ± 1,45. Cao chiết từ lá và rễ D.scandens thể hiện tác dụng tốt ở mức 400 mg/kg. Hai flavonoid là ovaliflavon và lupinifolin ở liều lựa chọn cho tác dụng ức chế thấp hơn. [14] 1.2.2.6 Tác dụng giảm đau cơ xương khớp Thái Lan với mục tiêu phát triển sản phẩm từ D.scandens, đã tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng và độ an toàn của cao chiết ethanol 50% từ thân loài D.scandens trong điều trị đau xương khớp. Năm 2011, một thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng và độ an toàn của cao chiết ethanol 50% từ thân loài D.scandens so sánh với naproxen trên 107 bệnh nhân viêm xương khớp gối (OA) qua 4 tuần. Kết quả cho thấy việc sử dụng D.scandens có hiệu quả và đảm bảo an toàn trong điều trị viêm khớp gối. [19] Năm 2016, một nghiên cứu lâm sàng khác so sánh hiệu quả và tác dụng phụ giữa cao chiết ethanol 50% từ thân loài D.scandens và diclofenac (NSAID) trong điều trị đau thắt lưng đã được thực hiện. Kết quả cho thấy ở cả hai nhóm đều thấp hơn đáng kể 8
  17. vào ngày thứ 3 và thứ 7; kết quả giảm đau không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm điều trị. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích của việc điều trị trên bệnh nhân đau thắt lưng với cao chiết 50% ethanol của D.scandens với liều 600 mg/ngày và với diclofenac với liều 75 mg/ngày trong bảy ngày là tương đương. [36] Điều trị kết hợp là một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị đau, trong đó việc giảm liều có thể làm giảm tác dụng phụ và vẫn đạt được hiệu quả giảm đau tối ưu. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp cao chiết ethanol 50% từ thân loài D.scandens và diclofenac đã được nghiên cứu trên mô hình chuột bị gây co thắt bụng bởi acid acetic ở các liều khác nhau. Kết quả chỉ ra, tác dụng của giảm đau của cao chiết ethanol 50% và diclofenac phụ thuộc vào liều. Khi sử dụng kết hợp cho thấy hiệu ứng cộng hợp với chỉ số tương tác là 0.89. Từ đó, gợi ý việc sử dụng kết hợp cao chiết ethanol 50% và diclofenac trong điều trị giảm đau. [33] Một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có kiểm soát được tiến hành tại Bệnh viện Loengnoktha Crown Prince ở tỉnh Yasothon, Thái Lan trên 178 bệnh nhân ngoại trú bị viêm khớp gối nguyên phát. Kết quả chỉ ra không có sự khác biệt về hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm xương khớp gối giữa việc sử dụng cao D.scandens và ibuprofen trong điều trị viêm khớp gối qua bảy ngày liên tiếp. [6] Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp cùng với nhu cầu của thị trường, Thái Lan đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ điều trị đau xương khớp: Thao Wan Priang Ouay Un Brand Herbs (100 viên x 200 mg) (1), Thao Wan Priang Herbs Khaolaor Brand (100 viên x 600 mg) (2), Thaowan Prieng Derris Scandens 108 mg (100 viên x 108 mg) (3), Thao Wan Priang Capsules (70 viên x 400 mg) (4), Derris scandens Benth. Capsule and Drinks (dạng viên nang và dịch uống) (5).... 9
  18. Hình 3: Một số sản phẩm hỗ trợ điều trị đau xương khớp từ Cóc kèn leo 1.2.3 Thành phần hóa học của Cóc kèn leo Các nghiên cứu trước đó về thành phần hóa học của loài này đã chỉ ra một số nhóm chất là dẫn xuất của benzyl, coumarin, flavonoid bao gồm flavon, isoflavon, isoflavon glycosid cùng với steroid và terpen. [28] Tatipaka Hari Babu tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là toàn bộ cây. Từ cao chiết soxhlet n-Hexan, 10 isoflavonoid đã phân lập được là: 4'-O-methyl osajin (1), osajin (2), 4'-O-methyl scandinon (3), derrisisoflavon (4), 4', 5,7-trihydroxy isoflavon (5), scandenon (6), scandinon (7), 4,4'-di-O-methyl scandenin (8), derrisisoflavon D (9), 4'-O-methyl senegalensein (10), scandinon A (11) và scandenin B (12). [5] 1: R1= H, R2= CH3 2: R1= H, R2= H 3: R1= CH3, R2= CH3 7: R1= CH3, R2= H 4: R= CH3 5: R= H 10
  19. 8 6 9 11 10 12 Hình 4: Cấu trúc một số isoflavonoid và coumarin được phân lập từ loài Cóc kèn leo Năm 2002, Vatcharin Rukachaisirikul đã phân lập và xác định cấu trúc của 13 hợp chất từ phân đoạn n-BuOH của dịch chiết nước phần thân D.scandens [31]:  Năm isoflavon glycosid sau khi phân lập và xác định cấu trúc đặt tên là derriscandenosides A, E (1, 5)  derriscanoside A (6) và derriscanoside B (7)  formononetin 7-O-β-glucopyranoside (8)  8-hydroxy-4’,7-dimethoxyisoflavon 8-O-β-glucopyranoside (9)  7- hydroxy-4’,8-dimethoxyisoflavon 7-O-β-glucopyranoside (10)  diadzein 7-O-[α-rhamnopyranosyl-(1→6)]-β-glucopyranoside (11)  formononetin 7-O-[α-rhamnopyranosyl- (1→6)]-β-glucopyranoside (12)  genistein 7-O-[α-rhamnopyranosyl-(1→6)]-β-glucopyranoside (13) 11
  20. 8: R = H 10: R = OCH3 1: R = H 9: R = CH3 2: R1 = OH, R2 = R3 = H, R4 = OCH3 4: R1 = R3 = H, R2 = R4 = OCH3 5: R1 = H, R2 = R4 = OCH3, R3 = OH 3 6: R1 = R2 = R3 = H, R4 = OCH3 7: R1 = R4 = OCH3, R2 = R3 = H 11: R1 = R2 = R3 = H, R4 = OH 12: R1 = R2 = R3 = H, R4 = OCH3 13: R1 = R2 = H, R3 = R4 = OH Hình 5: Cấu trúc hóa học các isoflavon glycosid từ loài Cóc kèn leo Năm 2004, nhóm nghiên cứu của W. Mahabusarakam cũng nghiên cứu thành phần hóa học phần thân D.scandens. Phần thân được chiết lần lượt với aceton và methanol để thu được cao tương ứng. Cao methanol được phân đoạn với EtOAc và nước. Phân đoạn EtOAc được chiết lại bằng dicloromethan cho phần tan và phần cắn không tan. Từ phần tan phân lập được 7 hợp chất là: scandion (1), scandenal (2), scanderon (3), flemichapparin B (4), lupalbigenin (5), flemichapparin C (6), isorobuston (7). Từ phần cắn phân lập được 9 hợp chất là: 5-hydroxy-2’’,2’’- dimethylchromeno [6,7: 5’’,6’’]-2’’’,2’’’ dimethylchromeno - [3’,4’:5’’’,6’’’]isoflavon (8), 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1